Ktetaichinh’s Blog

December 31, 2009

Dân số Việt Nam đã lên đến 85,8 triệu người

Filed under: Uncategorized — ktetaichinh @ 11:48 pm
Tags: ,
Tính đến 0h ngày 1/4/2009, dân số của Việt Nam là 85.789.573 người, tăng 9,47 triệu người so với năm 1999 (với sai số thuần là 0,3%).  Với dân số này, Việt Nam là nước đông dân thứ 3 ở ASEAN và thứ 13 trên thế giới.
Tỷ lệ tăng dân số bình quân năm trong giai đoạn 1999-2009 là 1,2%/năm, giảm 0,5%/năm so với 10 năm trước và là tỷ lệ tăng thấp nhất trong vòng 50 năm qua.
Kết quả Tổng điều tra cho thấy: dân số ở thành thị chiếm 29,6% tổng dân số cả nước, tăng bình quân 3,4%/năm; trong khi tỷ lệ tăng dân số ở khu vực nông thôn chỉ là 0,4%/năm.

Năm tỉnh, thành phố có dân số đông nhất cả nước là: thành phố Hồ Chí Minh đông dân nhất cả nước với 7.123.340, tiếp đến là Hà Nội với 6.448.837, Thanh Hóa với 3.400.239, Nghệ An với 2.913.055 và Đồng Nai 2.483.211. Bắc Kạn là tỉnh có dân số thấp nhất cả nước với 294.660 người.

Dân số Việt Nam phân bố không đều và có sự khác biệt lớn theo vùng: hai vùng đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long có tới 43% dân số của cả nước sinh sống. Hai vùng trung du, miền núi phía Bắc và vùng Tây Nguyên chỉ có 19% dân số cả nước sinh sống.

Đặc biệt, với sự kiên trì của công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình, tỷ số giới tính đã dịch chuyển về thế cân bằng hơn và đạt mức 98,1 nam/100 nữ, tăng 1,4 nam/100 nữ so với năm 1999.

December 30, 2009

Chính thức quy định tập đoàn, tổng công ty bán lại ngoại tệ

Filed under: Uncategorized — ktetaichinh @ 11:10 pm
Tags: ,

Ngân hàng Nhà nước chính thức ban hành thông tư quy định về việc mua – bán ngoại tệ của một số tập đoàn, tổng công ty nhà nước.

Hôm nay (30/12), Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ký ban hành Thông tư số 26/2009/TT-NHNN quy định việc mua – bán ngoại tệ của một số tập đoàn, tổng công ty nhà nước theo quy định tại văn bản số 2578/TTg-KTTH ngày 23/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ.

Nội dung của thông tư này tập trung ở 8 quy định cụ thể:

Thứ nhất, Thông tư quy định phạm vi điều chỉnh là bao gồm 7 tập đoàn, tổng công ty nhà nước, bao gồm cả các doanh nghiệp thành viên có vốn nhà nước trên 50% theo quy định tại Luật Doanh nghiệp năm 2005 và không phải là tổ chức tín dụng (gọi chung là tổ chức) thực hiện nghĩa vụ bán ngoại tệ cho tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối và được quyền mua lại ngoại tệ trong phạm vi số ngoại tệ đã bán từ tổ chức tín dụng để phục vụ nhu cầu sử dụng ngoại tệ hợp lý.

Thứ hai, quy định về các nguồn ngoại tệ các tổ chức trên phải bán cho tổ chức tín dụng là ngoại tệ trên tài khoản tiền gửi ngoại tệ có kỳ hạn và không kỳ hạn của tổ chức gửi tại tổ chức tín dụng tại thời điểm ngày 31/12/2009; ngoại tệ thu được từ nguồn thu vãng lai từ ngày 1/1/2010.

Thứ ba, quy định về các nguyên tắc, thủ tục, quy trình thực hiện việc mua ngoại tệ giữa tổ chức tín dụng và các tổ chức trên, được phân chia theo từng đối tượng cụ thể như mua ngoại tệ trên số dư tài khoản tiền gửi ngoại tệ có kỳ hạn; mua ngoại tệ trên số dư tiền gửi ngoại tệ không kỳ hạn; và mua ngoại tệ từ các nguồn thu vãng lai từ 1/1/2010.

Thứ tư, Thông tư quy định về vai trò của Ngân hàng Nhà nước trong việc xử lý mua – bán ngoại tệ của tổ chức tín dụng với các tổ chức, kể cả các trường hợp tổ chức tín dụng mua – bán với Ngân hàng Nhà nước số ngoại tệ đã mua của các tổ chức trên.

Thứ năm, quy định về các nguyên tắc, thủ tục tổ chức mua lại ngoại tệ từ tổ chức tín dụng trong phạm vi số ngoại tệ đã bán cho tổ chức tín dụng để phục vụ nhu cầu sử dụng ngoại tệ hợp lý của mình.

Thứ sáu, quy định về trách nhiệm của các tổ chức, tổ chức tín dụng trong việc thực hiện mua – bán ngoại tệ vơi tổ chức đặc biệt về việc xuất trình, kiểm tra, lưu giữ hồ sơ, tài liệu, chứng từ có liên quan đến việc mua bán ngoại tệ của tổ chức đó và tổ chức tín dụng.

Thứ bảy, quy định về cơ chế báo cáo áp dụng với các tổ chức tín dụng thực hiện mua – bán ngoại tệ với các tổ chức trên.

Thứ tám là các quy định về công tác kiểm tra, xử lý vi phạm và tổ chức thực hiện Thông tư.

Trước đó, ngày 23/12, Thủ tướng Chính phủ có văn bản số 2578/TTg-KTTH yêu cầu 7 tập đoàn, tổng công ty nhà nước bán ngay số ngoại tệ dưới dạng tiền gửi và các nguồn thu vãng lai cho các tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối.

7 tập đoàn, tổng công ty này bao gồm: Tập đoàn Dầu khí Quốc gia, Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam, Tổng công ty Lương thực miền Nam, Tổng công ty Lương thực miền Bắc, Tổng công ty Lắp máy Việt Nam, Tổng công ty Cảng hàng không miền Nam và Tổng công ty Hóa chất Việt Nam.

Quản trị rủi ro thanh khoản ngân hàng

Filed under: Uncategorized — ktetaichinh @ 9:13 pm
Tags: ,

.NGUYỄN HOÀI
09:46 (GMT+7) – Thứ Ba, 29/12/2009

Theo các chuyên gia, trong 36 loại rủi ro hoạt động tài chính ngân hàng thì rủi ro thanh khoản được coi là nguy hiểm nhất

Theo các chuyên gia, trong 36 loại rủi ro hoạt động tài chính ngân hàng thì rủi ro thanh khoản được coi là nguy hiểm nhất.

Kinh doanh lĩnh vực này, chẳng ai quên bài học “vỡ lòng” đó nhưng lâu nay, không ít trường hợp vì lòng tham, vì “ăn xổi” đã tự đẩy mình vào thế “giật gấu vá vai”.

Thanh khoản luôn là nỗi ám ảnh

Những bài học nhãn tiền ở nước Mỹ, châu Âu mới đây và liên hệ với thực tiễn Việt Nam trong những ngày qua thì vấn đề quản trị rủi ro, đặc biệt là rủi ro thanh khoản và rủi ro đạo đức trở nên rất đáng lưu tâm.

Tiến sĩ Nguyễn Đức Hưởng, Tổng giám đốc LienVietBank cho rằng, rủi ro thanh khoản xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau như: tập trung tín dụng trung dài hạn vào một số khách hàng lớn; tập trung nguồn vốn huy động không kỳ hạn vào một số khách hàng lớn và khi họ rút bất ngờ, có thể dẫn đến mất thanh khoản; phát triển nóng cả nguồn vốn lẫn tín dụng cũng liên quan đến rủi ro thanh khoản.

Trong hoạt động kinh tế, đặc biệt là hoạt động ngân hàng, ai cũng muốn tránh xa thứ rủi ro này, bởi chúng tiêu tốn lợi nhuận, làm kiệt quệ năng lực tài chính và thậm chí là đứt khả năng nghĩa vụ chi trả hay cam kết tài chính với đối tác.

Đồng tình với ý kiến này, tiến sĩ Lê Xuân Nghĩa, Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia chia sẻ: căng thẳng thanh khoản cuối năm trong hệ thống ngân hàng Việt Nam phải loại bỏ một lý do quan trọng nhất là khủng hoảng tài chính. Bởi trong đó không có khủng hoảng nợ, tỷ lệ nợ xấu (theo chuẩn kế toán Việt Nam) tương đối thấp, danh mục tài sản nhìn chung là lành mạnh, không có sản phẩm dịch vụ độc hại như thị trường tài chính Mỹ hay ở một số quốc gia phát triển.

Và như vậy, cội nguồn câu chuyện trên là do yếu tố quản lý ở các ngân hàng thương mại và Ngân hàng Nhà nước. Thực tế, hầu hết các ngân hàng thương mại nhỏ đều không có hoặc có nhưng rất ít trái phiếu Chính phủ trong danh mục tài sản của mình.

“Lý do đơn giản là họ rất tham lam vì cho rằng duy trì trái phiếu Chính phủ thì lợi nhuận thấp, trong khi sử dụng đồng vốn đó cho vay thì lợi nhuận cao hơn”, ông Nghĩa nói.

Hơn nữa, không ít cổ đông phất lên từ buôn bán bất động sản, xe máy, ôtô, sắt thép… nhờ tích lũy được nguồn vốn nên khi nhảy sang kinh doanh ngân hàng cũng với quan niệm “kinh doanh ngân hàng cũng thế cả” nên đã đòi hỏi lợi nhuận quá mức đối với ban điều hành, ngược lại ban điều hành cũng muốn lấy thành tích với cổ đông, nên cố bằng mọi cách đẩy lợi nhuận lên cao.

Từ đó, họ chọn những danh mục đầu tư rủi ro cao nhưng đem lại tỷ suất sinh lời cao và ngược lại, những tài sản lợi nhuận bền vững nhưng rủi ro thấp thì bị bỏ qua.

Dường như họ quan tâm quá nhiều đến lợi ích ngắn hạn mà không nghĩ rằng, trái phiếu Chính phủ, ngoài việc đem lại lợi nhuận, thì chúng còn trở thành vật cầm cố nơi Ngân hàng Nhà nước để bù đắp thanh khoản khi cần thiết.

Trăm cái họa đều từ lòng tham

Một thực tế, các ngân hàng thương mại lớn như BIDV, Vietinbank, VietcomBank, ACB hay mới xuất hiện trên thị trường như LienVietBank nắm giữ khá nhiều lượng trái phiếu Chính phủ nên tính thanh khoản rất tốt.

Vì thế, trong những thời điểm khó khăn của 2008 hay nửa tháng gần đây, không những họ luôn ổn định thanh khoản mà còn trở thành “thượng đế” rất đắt khách trên thị trường liên ngân hàng, trong khi một số ngân hàng khác phải đôn đáo xoay xở nguồn và chấp nhận trở thành kẻ đi “ăn đong”.

“Những ngân hàng nhỏ gặp khó khăn thanh khoản thì lỗi đầu tiên là do yếu kém và ăn xổi ở thì trong quản lý danh mục tài sản, mặc dù ông nào cũng có hẳn một bộ máy quản lý tài sản nợ, tài sản có rất oách!”, Giám đốc một ngân hàng thường xuyên cho vay trên thị trường liên ngân hàng nói.

Tất nhiên, sẽ chẳng có một chuẩn mực hay tỷ lệ mang tính “khuôn vàng thước ngọc” trong mối tương quan giữa tài sản “nhiều rủi ro” và “ít rủi ro” nhưng theo ông Nghĩa, chỉ nên duy trì “tài sản có rủi ro” dưới 85% và tỷ lệ tài sản còn lại là tiền mặt, trái phiếu Chính phủ, “bất động sản ở vị trí đắc địa” là… ổn! Tuy nhiên, ở Việt Nam rất ít ngân hàng thương mại duy trì được tỷ lệ này.

Một vấn đề khác, cùng với trách nhiệm của ngân hàng thương mại thì quản lý rủi ro thanh khoản còn có một phần trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước với tư cách là người mua bán cuối cùng trên thị trường ngân hàng, nhằm ổn định tính thanh khoản cho cả hệ thống, điều mà lâu nay, cơ quan này vẫn làm khá tròn bổn phận.

Tuy nhiên, vấn đề hỗ trợ thanh khoản của Ngân hàng Nhà nước cũng tồn tại một câu chuyện “chỉ có ở Việt Nam” đó là: chiết khấu trên bộ hồ sơ tín dụng! Bởi vì những ngân hàng nhỏ khi gặp khó khăn vốn nhưng không có trái phiếu Chính phủ nên Ngân hàng Nhà nước không thể thực hiện công cụ tái chiết khấu; cho vay trên nghiệp vụ thị trường mở thì các ngân hàng này cũng không có tài sản đủ tiêu chuẩn để cầm cố.

Vì thế, chỉ còn một cách là tái cấp vốn trên bộ hồ sơ tín dụng. Cụ thể, ngân hàng thương mại sẽ mang bộ hồ sơ tín dụng đã cam kết giải ngân cho khách hàng lên Ngân hàng Nhà nước cầm cố hồ sơ, lấy tiền về cho khách hàng vay.

Đây là loại “nghiệp vụ” mà trên thế giới chưa có bao giờ. Bởi ở các nước đó, nếu rơi vào tình cảnh này, ngân hàng trung ương các nước có thể cho phá sản ngay lập tức.

Còn ở Việt Nam, vì phải giữ an toàn cho cả hệ thống nên lắm khi, Ngân hàng Nhà nước trở thành cơ quan “bảo hiểm tiền gửi” toàn diện cho ngân hàng thương mại một cách bất đắc dĩ.

Filed under: Uncategorized — ktetaichinh @ 8:12 pm
Tags: , ,

HANOI, Dec 28 (Reuters) – Lending rates in the Vietnamese dong rose on Monday to catch up with higher year-end demand while several banks faced shortages of funds, bankers and an industry official said.
Overnight rates on dong loans edged up to 10.29 percent on Monday from 10.25 percent last Friday and 9.93 percent a week ago, Reuters data showed.
Vietnam's cash-driven economy often faces higher funding demand in the last quarter, including for debt clearance, disbursement of funds committed for the year and corporate clearance of stockpiled goods. Increased demand has been pushing dong rates up in recent weeks.
Companies now withdrawing their own cash ahead of the end of the government's short-term interest rate subsidy scheme on Dec. 31 added to the fund shortages for banks, said Duong Thu Huong, general secretary of the Vietnam Banks Association.
"Several commercial banks face constraints in funding sources, but not at a level where they lose their liquidity," Huong told the Vietnam Economic Times daily in an interview published on Monday.
She said the central bank had provided funds to help the banks in difficulty maintain liquidity, but gave no value of the financial support.
Vietnam is aiming to limit credit growth next year to around 25 percent from 38 percent in 2009, the central bank said last Wednesday, stepping up vigilance against rising inflation pressures.
To help cool banks' soaring credit growth, the central bank said last week it will keep the base rate on dong loans unchanged at 8 percent for January.
It raised the base rate on Dec. 1 from 7 percent, where it had stood since April 10, as part of measures to prevent a return of high inflation next year.
On the dollar front, the central bank has been keeping the official exchange rate at 17,941 dong per dollar unchanged since Dec. 10.
State-run Vietnam television said on Monday that several export businesses have stopped hoarding dollars because the government has allowed them to borrow dollars from banks.
The government has ordered seven major state-run companies to sell dollars they have been keeping to help ease a dollar shortage that has been a problem for the economy almost all year.

(Reporting by Ho Binh Minh; Editing by Tomasz Janowski)

Vietnam to Boost Liquidity by Easing Trading Rules (Update1)

Filed under: Uncategorized — ktetaichinh @ 5:17 pm
Tags:

By Nguyen Kieu Giang

Dec. 30 (Bloomberg) — Vietnam plans to boost stocks liquidity by loosening restrictions on the sale of equities next month, said Vu Bang, chairman of the State Securities Commission.

The regulator will reduce by one day the minimum period in which buyers have to hold onto shares before selling them, the regulator said in an interview in Hanoi today. Currently, buyers need to wait three days for the purchases to clear before they’re able to sell the shares.

“Investors will be able to trade at a much quicker pace because of the shorter time period,” said Le Van Minh, director of the Ho Chi Minh City branch of Agribank Securities Joint- Stock Co. “This is a really good measure for investors.”

The regulator is trying to increase trading volume in the VN Index, Asia’s worst-performing benchmark index this quarter, after the government tightened bank lending to combat quickening inflation.

“It will increase liquidity in the market,” Bang said. “Although there are still some difficulties facing the economy next year, such as the high trade deficit, the risks of inflation or tighter credit growth, generally speaking, the outlook for the stock market will be more positive.”

The government is also considering allowing investors to buy and sell stocks in the same trading session, according to Bang. He declined to indicate any timeframe for that change.

Second Monthly Drop

Vietnam stocks are heading for a second monthly decline after State Bank of Vietnam Governor Nguyen Van Giau on Nov. 25 said he would raise interest rates for the first time since June 2008. The measure has dropped 21 percent from a 19-month high of 624.10 on Oct. 22. It rose 2.3 percent to 495.36 today, the highest since Dec. 7.

The government raised about 30 trillion dong ($1.62 billion) by selling securities through the stock market this year, slightly higher than 29 trillion dong in 2008, Bang estimated.

Consumer prices gained 6.52 percent this month, the quickest gain since April, as food prices rose and domestic demand picked up. Inflation has accelerated for four straight months after the government kept interest rates unchanged from January to meet its gross domestic product growth target.

“The target of reaching GDP growth of 6.5 percent next year is reasonable and reachable as the global economy is recovering and those factors will definitely support the local stock market,” Bang said.

The VN Index is still heading for its biggest yearly gain since 2006, advancing 57 percent, as the government subsidized loans and deferred tax payments to stimulate the economy, encouraging companies to invest.

Vietnam aims to slow credit growth to 25 percent next year from more than 37.7 percent this year, according to a statement released by the central bank on Dec. 23.

–With assistance from Nguyen Dieu Tu Uyen in Hanoi. Editors: Beth Thomas, Linus Chua

To contact the reporter on this story: Nguyen Kieu Giang in Hanoi at +84-4-3936-6725 or giang1@bloomberg.net

To contact the editor responsible for this story: Linus Chua at +65-6212-1530 or lchua@bloomberg.net

Nguyễn Trung – “Lời nguyền tài nguyên” và nguy cơ của một nước làm thuê

Filed under: Uncategorized — ktetaichinh @ 4:22 pm
Tags: ,

25 năm vận hành nền kinh tế theo mô hình tăng trưởng theo chiều rộng, chúng ta đang đứng trước nguy cơ trở thành một nước đi làm thuê và đất nước cho thuê với cả nghĩa đen và nghĩa bóng…

Không để bị ru ngủ mãi

Sau 25 năm công nghiệp hóa, nước ta có một nền kinh tế còn nhiều đặc tính manh mún, bóc ngắn cắn dài, tranh thủ được cái gì thì làm cái nấy, và nhìn chung là ngày càng có những mất cân đối lớn, ngày càng đi sâu vào một cơ cấu kinh tế lạc hậu và ô nhiễm môi trường nặng nề! Hơn nữa tính mất cân đối, tính lạc hậu này và tình trạng ô nhiễm môi trường đã tới ranh giới chịu đựng cuối cùng.

Xin đơn cử một vài ví dụ:

o Xuất khẩu than, dầu, gạo và nhiều sản phẩm khác đã tới đỉnh của khả năng cho phép, không thể vượt qua được, thậm chí tiếp tục duy trì những cái “đỉnh” này có thể dẫn tới thảm họa.

o Ô nhiễm môi trường và sử dụng đất đai lãng phí đã tới mức nguy hiểm, trong khi dân số tiếp tục tăng, ruộng đất ngày càng khan hiếm.

o Cơ cấu kinh tế lạc hậu và nhiều chính sách kinh tế – xã hội hiện nay chẳng những có thể lọai bỏ cơ may mà “cơ cấu dân số vàng” của chúng ta (tỷ lệ người trong tuổi lao động chiếm quá nửa hoặc gần gấp đôi số người sống phụ thuộc) có thể đem lại cho đất nước. Thậm chí “cơ cấu dân số vàng” này có thể biến thành mối đe dọa lớn vì nạn thất nghiệp và sự xuống cấp của xã hội đang trở nên nghiêm trọng.

o Hiện nay vì những yếu kém về nhiều mặt trong thu hút FDI, nước ta hàng năm phải tìm cách xuất khẩu một lượng lao động lớn, đang trở thành địa điểm cho nước ngoài thuê để làm ra các sản phẩm tiêu hao nhiều tài nguyên, năng lượng và gây ô nhiễm moi trường. Nói gắn gọn, nước ta về nhiều mặt thực chất đang là nước đi làm thuê và là đất nước cho thuê.

o Nhập siêu và thâm hụt ngân sách cứ tiếp tục như hiện này sẽ hứa hẹn những đổ vỡ lớn trong tầm tay.

o Càng nhiều đô thị hiện đại mọc lên do đầu tư nước ngoài, nhưng sự phát triển những mặt khác nếu không phát triển đồng bộ (nhất là luật pháp, năng lực hành chính, các chính sách kinh tế, các ngành dịch vụ, nguồn nhân lực, các ngành cung ứng…) thì sẽ hoặc là thất bại lớn, hoặc biến thành các dự án treo, thành đầu cơ đất đai và tạo ra nhiều nguy cơ khác nữa.

Xin đừng để những lời khen vàng ngọc của nước ngoài về “tính năng động”, về “triển vọng tốt đẹp” của kinh tế Việt Nam, về “khả năng hấp dẫn” của thị trường Việt Nam, “Việt Nam là nền kinh tế đang lên”, về vân vân… ru ngủ chúng ta.

Cứ cho những lời khen ấy là thực bụng, thì cũng đừng quên họ nhìn Việt Nam về nhiều mặt đang là thị trường tốt nhất để đưa tới những thứ họ đang muốn loại bỏ ở nước họ hoặc những thứ các nơi đang thừa ế và muốn tống khứ. Các dự án đóng tàu, dự án thép và xi-măng khổng lồ là những ví dụ tiêu biểu, chưa nói đến hàng trăm sân golf…

Càng phát triển, càng ách tắc

Tóm lại, tình hình phát triển kinh tế 25 năm qua cho thấy mô hình phát triển kinh tế theo chiều rộng đã đi trọn vòng đời của nó. Điều này thể hiện tập trung nhất ở chỉ số lạm phát và chỉ số ICOR của nền kinh tế nước ta trong những năm gần đây liên tục tăng cao và thuộc loại cao nhất ở châu Á, đồng thời lạm phát vượt xa mức tăng trưởng.

Nói nôm na đấy là hiện tượng: Tiền của công sức bỏ ra ngày càng nhiều, hiệu quả kinh tế thu được có tỷ lệ ngày càng thấp. Kéo dài tình trạng này sẽ kiệt sức.

Năm Tăng trưởng GDP Tỷ lệ lạm phát Chỉ số ICOR
2006 8,17% 7,7% 5,0
2007 8,48 12,6 5,2
2008 6,23 19,89 (22,97)* 6,9
2009** 5,2/td> 9,4

Nguồn: Tổng cục Thống kê
* IMF & EIU, ** Dự báo

Càng phát triển, nền kinh tế càng tích tụ nhiều ách tắc hay mất cân đối mới. Những hiện tượng ách tắc này được đặt dưới cái tên gọi chung là những thắt cổ chai. Đó là những mất cân đối ngày càng gay gắt:

* giữa khả năng đáp ứng của kết cấu hạ tầng và đòi hỏi phát triển của nền kinh tế; giữa sự phát triển yếu kém nguồn nhân lực và đòi hỏi của phát triển kinh tế – xã hội;

* giữa khả năng quản trị quốc gia và đòi hỏi phát triển của đất nước trong quá trình công nghiệp hóa và hội nhập, tình trạng quan liêu và nạn tham nhũng, khả năng yếu kém trong thực thi pháp luật…;

* đặc biệt là tình trạng nhập siêu và tình trạng thâm hụt ngân sách nghiêm trọng: Nhập siêu từ năm 2000 ngày càng lớn và được coi là ở mức báo động. Kể từ năm 1995 đến 2005, nhập siêu của Việt Nam luôn ở mức dưới 5 tỷ USD và ước khoảng 10% GDP; song đã tăng vọt lên trên 12 tỷ USD vào năm 2007 (gấp 2,4 lần so với năm 2006) và đến hết tháng 9/2008, tổng mức nhập siêu đã lên tới con số 15,8 tỷ USD (ước khoảng trên 20% GDP/năm)… Nếu phân tích các quốc gia ta nhập siêu, sẽ thấy bức tranh trầm trọng hơn (chủ yếu từ Trung Quốc và các nước châu Á – là các quốc gia có công nghệ thấp). Thâm hụt ngân sách từ năm 2000 trung bình là 5-6% GDP/năm, riêng năm 2009 dự kiến là 8% GDP/năm.

* giữa một bên là năng lực và chất lượng trong việc hoạch định chính sách, chiến lược, quy hoạch phát triển.., và một bên là đòi hỏi phát triển mọi mặt đất nước.

Hệ quả lớn nhất của tình trạng càng phát triển càng tích tụ ngày càng nhiều ách tắc và mất cân đối lớn là hầu như cản trở mọi chiến lược hay chủ trương phát triển có tính dài hạn.

Say buôn chứng khoán, quên cả chồng con

Filed under: Uncategorized — ktetaichinh @ 4:20 pm
Tags: ,

Ngồi chỗ nào có… lộc

Minh vốn là cô chủ trẻ của một cửa hàng vật liệu xây dựng khá bề thế trên đường Hoàng Quốc Việt, Hà Nội. Nhanh nhạy với thị trường, ham mê kiếm tiền, từ 3 năm nay, cô gần như giao hẳn cửa hàng cho anh chồng trông coi, để chuyên tâm với chợ chứng khoán.

Không làm hành chính nhưng giờ giấc của Minh khít như giới nhân viên văn phòng. 8h sáng dắt xe ra khỏi nhà, 8h20 có mặt tại sàn FPTS. “Buôn có bạn, bán có phường”, hội của Minh là khách VIP của 2-3 công ty chứng khoán (CTCK), không giao dịch nhiều tại FPTS nhưng thích ngồi ở sàn này vì duy tâm từ ngày ngồi đây “có lộc”.

Bắt đầu từ khi sàn mở cửa vào 8h30, cô nàng cùng bạn chơi tíu tít nhận tin nhắn cập nhật tin tức từ tình hình các thị trường chứng khoán (TTCK) châu Á, thông tin doanh nghiệp, tin đồn trên mạng qua điện thoại, qua rỉ tai và qua cả nhân viên môi giới của CTCK. Quyết định mua “con” (mã CK) này, bán con kia, giá trị có khi tới 700-800 triệu đồng mỗi phiên. 10h30 hết giờ giao dịch sàn TP.HCM, nhưng sàn Hà Nội kéo dài đến 11h, vì thế mãi gần 11h30 cả hội mới vào sổ, tính toán xong xuôi và kéo nhau đi ăn.

Hiện nay các “bóng hồng” xuất hiện khá đông đảo trên các sàn giao dịch và chị em cũng chẳng chịu thua kém đàn ông (Ảnh minh họa)

Thức cùng Dow Jones

Buổi chiều tùy từng thời điểm nhưng khi thị trường sôi động, nhóm của Minh lại kéo lên chợ MB (Trụ sở Ngân hàn Quân Đội tại Liễu Giai) buôn cổ phiếu MB. Nói là chợ cho oai nhưng thực chất chợ họp trong căn phòng rộng hơn 30m2 vốn là phòng quản lý cổ đông của Ngân hàng Quân đội. Nơi đây thường xuyên tập hợp vài chục môi giới, mua đi bán lại, đánh khống, mua khống với những từ chuyên môn chỉ dân trong nghề mới biết như “kèo trên, kèo dưới”.

Hên thì có ngày Minh kiếm 10-20 triệu đồng, rủi cũng có khi mất từng ấy nhưng khi thị trường khởi sắc phần được nhiều hơn mất. Ngoài ra cô cũng khá có duyên với chợ này nên Minh cũng ham. Lắm ngày 6-7h tối cô mới thu tiền, chốt sổ trên chợ MB. Về đến nhà, người giúp việc đã chăm lo cho đứa con nhỏ đâu vào đấy, hai vợ chồng cô 8h tối mới ăn cơm, 10-12h đêm lại thức cùng Dow Jones, nhìn thị trường Mỹ để đoán diễn biến phiên mai mua hay bán, đánh lên hay đánh xuống.

Qua thời mớ rau con cá

Đã qua rồi cái thời, các bà nội trợ đi chợ chứng khoán, mua cổ phiếu như mua mớ rau, con cá ngoài chợ. Giờ những bà, những chị coi chứng khoán là nghề như Minh không hiếm. Thị trường ngày càng khắc nghiệt khiến họ phải tự trang bị cho mình kiến thức tài chính nhất định.

Đọc “báo cáo tài chính” vanh vách, không chỉ ngó mỗi doanh thu và lợi nhuận, những nhà đầu tư này còn biết phân tích cả dòng tiền, nhìn nhận khả năng tài chính doanh nghiệp dựa vào con số nợ ngắn hạn, dài hạn….

Được “phím” mua con nào, họ không ào vào mua ngay một cách phong trào mà cũng mở đồ thị xem diễn biến giá trong thời gian gần nhất, tìm kiếm thông tin về các số tài chính của doanh nghiệp… rồi mới quyết định mua hay không.

Tất nhiên, khi thị trường nóng không loại trừ có những thời điểm nguồn tin đáng tin cậy thì chỉ cần được thông báo, cả nhóm ào vào mua tới vài chục nghìn cổ phiếu không lỡ cơ hội. Mua nhanh, bán nhanh, lãi nhiều nhưng lỗ cũng không ít. Trong nửa đầu tháng 10, với số vốn gần 2 tỷ đồng, không dùng đòn bẩy tài chính. Minh lãi được gần 400 triệu đồng, nhưng “say sóng” không tỉnh táo rút hết hàng khi thị trường đảo chiều giảm điểm đống lãi của Minh đến giữa tháng 11 chỉ còn chưa đầy một nửa. “Thua keo này, bày keo khác”, cô không vì thế mà rút tiền khỏi thị trường, chấp nhận cuộc thua mà vẫn bền bỉ chờ cơ hội gỡ lại.

Stress và bỏ bê việc gia đình

Câu chuyện của Minh chỉ là một trong vô vàn tình huống chị em chơi chứng khoán. Có những chị là dân văn phòng, nhân viên ngân hàng, mê chứng khoán đến nỗi trong giờ làm việc vẫn dấm dúi mở bảng điện tử (bảng giá giao dịch chứng khoán trực tuyến) ngó trộm. Phân tán đầu óc, chỉ đến khi hết giờ giao dịch những nhà đầu tư say sưa này mới tập trung trở lại cho công việc.

Đó là những người có điều kiện, cơ quan không khắt khe về giờ giấc, công việc, với một bộ phận chị em bận bịu công việc, không thường xuyên ngó sàn theo dõi bảng điện tử thì môn “lướt sóng” (mua bán ngắn hạn) xem ra không thích hợp, đầu tư dài hạn, mua vào để đó vài ba tháng, có lãi thì bán được xem là cách đầu tư có khôn ngoan và phù hợp hơn cả. Nhưng nói gì thì nói, “đồng tiền đi liền khúc ruột”, vốn là tay hòm chìa khóa trong nhà, vì thế đã chơi chứng khoán ngoài tiền bạc, chị em còn phải đầu tư thời gian, sức lực và tâm trí không ít.

Có thời gian, Minh rơi vào trạng thái stress nặng, đầu cô lúc nào cũng căng như dây đàn, ăn không ngon, ngủ không yên vì chứng khoán. Quá căng thẳng, từ 3-4 tháng nay Minh đã nghỉ đi chợ MB, chỉ chuyên tâm mua bán cổ phiếu trên sàn niêm yết. Chồng cô vốn là người hiền lành, hết mực chiều vợ, cũng vui vẻ hào hứng khi tiền lãi chứng khoán đủ mua cả căn nhà bề thế tại Mỹ Đình nhưng lắm phen cũng phải lắc đầu ngao ngán.

Con nhỏ 3 tuổi phó mặc cho bà ngoại và người giúp việc, có thời điểm chỉ đến cuối tuần may ra Minh mới có thời gian cho chồng cho cho con. Khuyên bảo không xong, anh phải lớn tiếng và đến khi sức khỏe bị ảnh hưởng, Minh mới chịu giảm tải.

Sau những ngày tăng vùn vụt, chứng khoán những ngày đầu tháng 11 này đang “đỏ lửa”, song không vì thế mà sàn chứng khoán vắng vẻ bóng hồng. Các bà, các chị coi chứng khoán là niềm vui, đam mê và kênh kiếm tiền hiệu quả vẫn ngày đêm bền bỉ gắn bó và chờ cơ hội trở lại với thị trường.

Thống kê của UBCK cho thấy số tài khoản chứng khoán hiện có hơn 600.000, trong số đó tỷ lệ chủ nhân là nữ giới chiếm tỷ lệ gần một phần hai. Với loại hình đầu tư được xếp hàng thượng thừa trong lĩnh vực tài chính này, bóng hồng xuất hiện khá đông đảo trên các sàn giao dịch và chị em cũng chẳng chịu thua kém cánh đàn ông

Eight notable insurance events in 2009

Filed under: Uncategorized — ktetaichinh @ 3:46 pm
Tags:

VNBusinessNews.com – The year 2009, Vietnam’s insurance sector has overcome various challenges of the global economic recessions with high growth. The following are eight notable events of the insurance sector of Vietnam in 2009.

1. Overcoming challenges of the global economic recessions

Total estimated insurance premiums

of the entire 2009 is about 24.646 trillion dong, rising by 8.18 percent against 2008, of which non-life insurance premium is around 13.5 trillion dong, a year-on-year increase of 23 percent. The life insurance premium is around 11.146 trillion dong, up by 7.8 percent against last year.

Revenue from investment activities is estimated at 6.016 trillion dong, of which revenue from non-life insurance reached 1.35 trillion dong, revenue from life insurance 4.666 trillion dong, rising by 17 percent against 2008. Total insurance arranged via brokers is estimated at 1.581 trillion dong in 2009, or 85 percent of total premiums arranged for the entire 2008.

Total commissions that insurance brokers receive totalled 221 billion dong. The main insurance operations that are arranged via brokers include assets and damage insurance (31.9 percent), health and personal accident insurance (28.73 percent), common liability insurance (12.24 percent).

In 2009, the insurance sector re-invested into the economy some 69 trillion dong, up over 10 trillion dong from 2008. The year 2009 is also a booming year of new insurance products with 100 non-life insurance products and 50 life-insurance products.

2. Issuing Decree 41

The state management issued Decree 41 dated 5 May 2009 regulating administrative fines in insurance trading, Circular 86/BTC dated 28 April 2009, the amended circular for Circular 155/BTC and Circular 156/BTC. The insurance management and supervision department is determined to manage healthy competition in the non-life insurance market.

3. Tightening the training system for insurance agents

The finance ministry tightened the training system for insurance agents in order to ensure quality agents. As of 1 July 2009, Circular 86/2009/TT-BTC of the finance ministry, the insurance management and supervision department officially held exams for agents based on questions provided by insurance companies and collected fees for agent licences instead that insurance companies previously prepared training documents submitted to the finance ministry for approval and took initiatives in training and examining insurance agents.

4. Robustly developing Bancassurance

In 2009, distributing insurance products via banks (Bancassurance) in Vietnam develops more robustly and deeply. Up to date, many banks have become agents, sales representatives or insurance brokers for insurance companies.

5. Increasing procedures for establishing insurance businesses

Licensing establishment of insurance companies is relatively strict and follows two steps instead of only one step as previously. Step 1 is licensing in principle and step 2 is offering official licences after companies have sufficient capital, human resource, meet all requirements on management, infrastructure.

With such strict licensing procedures, only two or three insurance businesses are licensed each year.

Currently, the market has 49 insurance businesses including 27 non-life insurance businesses, 11 life insurance businesses, 10 insurance brokers and one re-insurance business.

6. Being the economic shield

The insurance sector is now the economic shield for individuals and organisations with compensation of up to more than 500 billion dong in order to settle aftermaths of the storms No.9 and No.11 in the central region.

Also, insurance businesses finance over 10 billion dong to settle traffic accident black points in Ha Trung – Thanh Hoa, Tam Diep-Ninh Binh, Gia Nghia – Dak Nong, Kon Tum City, An Khe – Gia Lai, Bac Can City in order to minimise, prevent traffic accidents.

7. Promoting utilities

Vietnam Insurance Association has issued the construction – installation insurance form for insurance companies, project contractors.

The association also issued the sample life insurance rules, clauses in order to ensure consistency of insurance terms between insurance companies and clients.

8. Issuing the insurance and life newsletters

The association issued the insurance and life newsletters from January and improved quality of the website avi.org.vn to serve widespread propaganda about insurance business, insurance product, insurance companies and insurance knowledge.

Stock brokers live life in the fast lane

Filed under: Uncategorized — ktetaichinh @ 3:44 pm
Tags: ,
The power of brokers on the stock market is greater than people imagine, market insiders say

Thao, a fresh graduate from the Economics University, thinks she is very lucky to make more money than any of her friends by working as a stockbroker.

But her monthly income of VND32 million (US$1,730) is still a pittance compared with what some experienced brokers at her company make, she said.

It’s normal for them to make VND100 million ($5,400), she revealed.

A survey by Thanh Nien confirmed what Thao said: At some brokerages, the average monthly income of brokers is VND150-200 million.

Trung, another Ho Chi Minh City-based broker, said of the clients he is currently handling, six of the largest have a combined trading volume of more than VND100 billion ($5.4 million) a month, equivalent to a commission of VND110 million from the brokerage.

Clients pay a commission of 0.3 percent of which a broker gets 35 percent.

If his clients make a killing, Trung gets a bonus on top.

Despite the potential to earn such large sums, the requirements for stock brokers are not too high. Though they are required to have an official certification from the State Securities Commission, most brokers do not have them.

To become brokers, candidates, mostly graduates from business colleges, need to have just one qualification – the ability to sign up enough clients for the brokerage.

Hien remembered when he was recruited, he was asked to find 10 new investors every month. As a fresher, he had no choice but to convince his friends and relatives to open accounts at the brokerage.

“It’s like an insurance agent looking for clients,” Hien said.

“At first it helps expand the brokerage’s market share. But it’s not a good strategy in the long run because when brokers have no more personal connections to fall back on, there will be no more new clients.

“Besides, many accounts are opened but without any transactions being done.”

A brokerage manager, who wished to be unnamed, said the bar cannot be set too high for new brokers since it would make recruitment difficult. “Brokers will be judged on how well they deal with their clients and find new investors.”

Powerful voice

The power of brokers on the stock market is greater than people imagine, with sometimes investors depending on their brokers and not the other way around.

Truc, another broker based in HCMC, said as the funds for lending and the number of stocks are limited, brokers decide which of their clients would be given loans first to leverage their investment and how much.

“As brokers are responsible for collecting the loans later, most of the time they only offer loans to VIP clients,” she said, noting that so-called VIP investors can trade stocks worth up to VND20 billion with just the guarantee of their brokers.

Hien said sometimes when his brokerage has no more loans to give, he introduces his clients to a broker at a different brokerage. It would be a win-win situation for everyone if the investor makes profits, he said.

Truc said brokers from different securities companies also share information. If she hears from another broker that investors are buying into a certain company, she would disclose the information to her clients.

Most of the time, the investors would follow the trend and drive the stock further up, she said.

But a cautious broker should not manage too many accounts at the same time, she said. “If investors lose money they will simply choose another brokerage or broker.”

The Securities Law stipulates that brokers must not advise their clients on what stocks to buy or sell. But no broker has ever been penalized for violating this provision.

Le Dat Chi of the HCMC University of Economics said brokers rarely understand the market as thoroughly as analysts.

“Investors sometimes care only about profits that they forget to check the information provided by others.”

Reported by Mai Phuong

No smoking in public places from next year

Filed under: Uncategorized — ktetaichinh @ 3:37 pm
Tags: ,

The Ministry of Health has launched a nationwide campaign to promote a smoking ban in indoor public places that will take effect in 2010.

The launching ceremony for the mass media campaign called “Cigarettes Are Eating You Alive” was jointly held by the ministry, the World Health Organization and the World Lung Foundation (WLF).

The campaign will inform millions of Vietnamese smokers about the serious health effects of tobacco and secondhand smoke on adults and children by broadcasting two ads about the issue on nationwide television channels.

“Cigarettes Are Eating You Alive” visually depicts how smoking damages vital organs of the body and can cause serious health problems, even death, in children who are exposed to cigarette smoke.

The campaign was originally created and used effectively as part of a comprehensive tobacco control program in New York City, according to a WLF press release posted on its website on December 18.

The ads were rigorously tested in several countries, including Vietnam, and were found to motivate smokers to try to quit. The campaign has already aired in Ukraine, Lebanon, Poland and Australia, but Vietnam is the first country in Asia to launch these ads.

The first ad shows in graphic detail how cigarettes damage the lungs, heart and brain by causing strokes. A second ad shows that children exposed to cigarette smoke suffer more respiratory infections, ear infections, asthma and worse still, sudden infant death.

Deputy Minister of Health Nguyen Thi Xuyen said more young people have become addicted to smoking and new addictions were increasingly seen among younger ones.

This was an “alarming” issue that would increase the incidence of and deaths due to tobacco-related diseases, she said.

In August, Prime Minister Nguyen Tan Dung signed a decision to ban smoking in indoor public places, starting on January 1, 2010.

The places will include classrooms, healthcare facilities, libraries, theaters, cultural centers, public vehicles and indoor workplaces.

Violators will be warned and can be fined between VND50,000 (US$2.7) and VND100,000 ($5.4). Inspectors from concerned agencies will be assigned to enforce the decision.

Under the plan, higher taxes will be imposed on making cigarettes more expensive from now to 2010. Only authorized retail outlets would be allowed to sell the products after 2010.

Vietnam will continue to ban tobacco sales to people under 18 as well as sales via the Internet, telephone and automatic vending machines.

Tobacco use is responsible for more than five million deaths each year and one in ten preventable deaths worldwide, according to WLF.

In Vietnam, it kills almost 40,000 people each year. Half of Vietnamese adult men are smokers, and about two-thirds of children and women are frequently exposed to secondhand smoke at home and in public places, it says.

Source:  Thanh Nien, Agencies

Next Page »

Create a free website or blog at WordPress.com.