Ktetaichinh’s Blog

June 22, 2010

Châu Âu và nỗi ám ảnh “siêu sạch”

Filed under: Uncategorized — ktetaichinh @ 8:51 pm
Tags: , ,


“Bảo vệ gia đình bạn suốt 24 giờ”, “diệt sạch vi trùng, tẩy mọi vết bẩn”, “tấn công vi khuẩn trực tiếp”, “diệt khuẩn nhanh và hữu hiệu nhất”…

Người ta đã dùng những lời lẽ đó để đánh vào tâm lý “ăn sạch ở sạch” của các bà nội trợ mà kiếm bộn tiền. Chưa bao giờ châu Âu lại tỏ ra sợ vi khuẩn và virut đến thế và cũng chưa bao giờ nhu cầu tẩy rửa lại bùng nổ đến thế.

Các bà nội trợ châu Âu đang trong tình trạng kỹ lưỡng không thể tưởng tượng được.

Sản phẩm siêu sạch lên ngôi

Nếu có dịp khảo sát tất cả các siêu thị lớn nhỏ ở Pháp, Anh, Đức… bạn sẽ không khó để nhận ra rằng, nơi thu hút đông đảo khách hàng nhất không phải là khu vực bày bán lương thực thực phẩm mà là khu vực dành cho các sản phẩm tẩy rửa. Kể từ khi bệnh bò điên, sự cố dioxine và hàng trăm scandal khác về vi khuẩn, virut bùng nổ thì gian hàng này bỗng nhiên được các bà nội trợ châu Âu đặc biệt lưu ý.

Theo các nhà thống kê thì ở cựu lục địa, hiện đang có 5 hãng đa quốc gia với những sản phẩm như nước rửa bát, chất cọ rửa và xà phòng được người tiêu dùng đặc biệt tin cậy, đó là Colgate, Henkel, Lever, Procter và Reckitt&Colman. Sản phẩm tẩy rửa và làm sạch của các hãng này tràn ngập các siêu thị và tiệm bách hóa.
Điều đáng nói là với bất kỳ sản phẩm siêu sạch mới nào ra đời và trình làng, các công ty đều trúng quả. Các loại mút xốp kỳ cọ có tẩm thuốc diệt khuẩn của Lever và Peocter vừa ra đời đã tức khắc hớp hồn các bà nội trợ và chiếm ngay 6% thị trường “kỳ cọ” ở Pháp chỉ trong vòng ba tháng với doanh số tương đương 400 triệu USD/năm. Các loại kem đánh răng thế hệ mới với lời quảng cáo “siêu diệt khuẩn” cũng tạo được một bước nhảy thần kỳ khi tăng tới 48% lượng hàng bán ra ở Pháp và 67% trên toàn châu Âu…
Thị trường các chất diệt khuẩn mang danh “thế hệ mới” nhanh chóng “làm gỏi” cả châu Âu và sau đó lan sang Bắc Mỹ. Giờ đây các quốc gia này đang chứng kiến một sự “kỹ lưỡng không thể tưởng tượng được” của các bà nội trợ. Theo ông Gerad Caron, Chủ tịch Công ty tư vấn tiêu dùng Scopes (Pháp) thì “Các bà nội trợ Pháp đã biết đòi hỏi một sự sạch sẽ tuyệt đối trong tiêu dùng”.
Từ lâu, Pháp bị các nước châu Âu khác xem là ăn ở mất vệ sinh nhất, vì lượng bàn chải đánh răng bán ra ở đây chỉ là 0,7 cái/người/năm! Nhưng bây giờ thì 50% các bà nội trợ ở xứ sở tháp Eiffel tuyên bố là họ sẽ “bảo vệ gia đình và tiêu diệt vi khuẩn bằng mọi giá”.

Chiêu câu khách của nhà sản xuất?

Khiến cho cả châu Âu bị ám ảnh về sự sạch sẽ như ngày nay, công đầu phải thuộc về những chiêu quảng cáo mà các hãng sản xuất tung ra. Nước Pháp vốn trọng văn hóa quý tộc và thanh khiết giờ đây cũng sẵn sàng gây sốc trong quảng cáo các sản phẩm diệt khuẩn. Đó là những hình ảnh máu me, các loại vi khuẩn gớm ghiếc bò lúc nhúc, gây những cảm giác đau đớn và tệ hại nhất.
Các quảng cáo này đã góp phần làm cho nhu cầu sạch sẽ bùng lên trong dân chúng. Nhiều video clip quảng cáo được ống kính máy quay và máy tính hỗ trợ đắc lực đã tác động lớn đến người tiêu dùng. Chẳng hạn, để quảng cáo nước rửa bát Mir Supra, hãng đã cho phát trên truyền hình hình ảnh những con vi khuẩn được vẽ bằng máy tính đang bám nhung nhúc ở đáy xong nồi.
Có lẽ thấy như thế chưa đủ “ép-phê” người ta còn chiếu cả một cái chân gián phóng to, từ đó tản ra vô số vi khuẩn lông lá. Mir Dupra lập tức lên ngôi. Các hãng khác cũng tìm cách mua sóng truyền hình để cạnh tranh. Colgate-Palmolive mỗi năm bỏ ra tới 7 triệu đô-la để đưa vi khuẩn lên màn ảnh nhỏ. Cũng có hãng tấn công qua báo chí, chẳng hạn Lever, hãng này làm mưa làm gió trên các tạp chí phụ nữ, thậm chí còn in cả triệu bản thông tin về vi khuẩn và bỏ vào thùng thư của mọi người.

Việc kiểm chứng cũng được tung ra hàng loạt và đều ghi rõ trên bao bì để nhằm chiếm lòng tin của khách hàng. Thí dụ, Sanytol có ghi rõ là “Đã được kiểm nghiệm bởi Trung tâm y sinh học của viện Pasteur”. Nhiều sản phẩm khác cũng “ăn theo” cách làm này và nảy sinh hiện tượng “chuyền bóng”. Ai kiểm nghiệm, kiểm nghiệm như thế nào và vào khi nào? Theo ước tính của các chuyên gia kinh tế, châu Âu hiện có đến 58% sản phẩm diệt khuẩn chỉ ghi mỗi một dòng chữ vô cùng tắc trách: “đã được kiểm nghiệm”!

Các loại chất tẩy rửa luôn được phụ nữ châu Âu ưa dùng.

Giới khoa học nói gì?

Trong lúc các hãng sản xuất chất tẩy rửa tiêu dùng làm ăn phát đạt thì các nhà xã hội học ở Bỉ, Đức cay đắng thừa nhận: “Chúng ta đã đẩy người tiêu dùng vào một nỗi sợ khủng khiếp”; còn Hiệp hội người tiêu dùng ở Pháp có vẻ khôi hài hơn khi nói rằng: “Trước đây khoa học thống kê được nhiều loại sợ như sợ độ cao, sợ nhện, sợ đám đông… Bây giờ lại có thêm cả khái niệm sợ vi khuẩn”.

Thực ra con người đã biết sợ vi khuẩn và virut từ lâu nhưng sợ đến độ mù quáng như ngày nay thì mới diễn ra. Tâm lý sạch sẽ và cẩn trọng trước mọi sự tấn công của vi khuẩn, virut đã trở thành một phong trào xã hội và buộc các đảng phái chính trị cũng như giới khoa học phải lưu tâm. Các nhà khoa học liên tục cảnh báo rằng, quảng cáo muôn đời vẫn chỉ là quảng cáo.
Các bà nội trợ đừng vì những lời chắc như đinh đóng cột của quảng cáo mà quẳng tiền vô tội vạ. Sự thật là chẳng có bà nội trợ nào đủ kiên nhẫn và đủ dụng cụ để kiểm tra về sự qua đời của các loại vi khuẩn. Tất cả các kỹ sư và nhà vi trùng học đều khẳng định rằng không bao giờ có thể tẩy sạch nổi các loại vi khuẩn, virut trong nhà vệ sinh hay trong nhà bếp.
Trung tâm nghiên cứu khoa học quốc gia Pháp gọi đó là “điều không tưởng”. Còn phòng thí nghiệm sinh hóa quốc gia ở Liverpool (Anh) thẳng thừng khẳng định đó là “sự lừa bịp trâng tráo”. Bà Andree Cremieux, giáo sư hóa học tại Đại học Marseille (Pháp) cho biết: “hiệu quả của các loại thuốc tẩy rửa chỉ kéo dài được vài giờ, các loại virut, vi khuẩn sẽ trở lại rất nhanh, chẳng bao giờ có chuyện bảo vệ gia đình bạn suốt 24 giờ hay hơn nữa”. Tuy nhiên, các hãng sản xuất vẫn cãi chày cãi cối rằng “dù có thế nào thì cũng không thể không cần đến những sản phẩm diệt khuẩn”.

Thật ra, chẳng ai công kích họ về nhiệm vụ diệt khuẩn, mà chỉ bất đồng với họ về lời lẽ quảng cáo theo kiểu “nói quá” và “tung hỏa mù” như vậy. Đáng tiếc là chẳng có mấy người chú ý đến những lời cảnh báo của giới khoa học. Bởi nỗi sợ hãi vi khuẩn có lẽ đã quá lớn nên người ta vẫn cứ sẵn sàng bỏ tiền ra để làm giàu cho các nhà sản xuất nhiều mánh lới!

January 4, 2010

Kinh tế châu Âu: Khó khăn còn chưa chấm dứt

Filed under: Uncategorized — ktetaichinh @ 12:43 am
Tags: , ,
Chưa bao giờ liên minh tiền tệ châu Âu lại tỏ ra mong manh như lúc này.

Nỗi lo sợ về nguy cơ vỡ nợ cấp quốc gia của Hy Lạp hay bất kỳ một nền kinh tế suy yếu nào đó trong khối đang ngày càng gia tăng, buộc các quốc gia châu Âu giàu có hơn phải ra tay cứu trợ. Một lựa chọn khác là họ sẽ phải khai trừ một hoặc một vài thành viên yếu kém nhất ra khỏi khu vực sử dụng đồng euro.

Mặc dù nhiều nhà kinh tế châu Âu cho rằng khó có khả năng xảy ra sự đổ vỡ như vậy, nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc lục địa già đã thoát ra khỏi khủng hoảng một cách an toàn.

Ngược lại, họ sẽ phải đối mặt với thách thức khôi phục mức tín nhiệm tài chính của ít nhất một nửa số quốc gia sử dụng đồng euro. Các nhà phân tích cho rằng khó khăn thực sự đối với liên minh tiền tệ lớn nhất thế giới này chỉ đến khi Ngân hàng trung ương châu Âu bắt đầu nâng mức lãi suất lên cùng với sự phục hồi kinh tế ở Đức, Pháp và các nước Bắc Âu. Liệu họ có thể vượt qua được sự căng thẳng về kinh tế, chính trị và xã hội lúc đó hay không!

Những quốc gia trì trệ nằm ở rìa lục địa trong khối như Bồ Đào Nha, Ai len, Italia, Hy Lạp hay Tây Ban Nha (còn được gọi tắt là nhóm Piigs) thậm chí còn phải đối mặt với những lựa chọn nghiệt ngã hơn để ứng phó với viễn cảnh nền kinh tế u ám, thất nghiệp cao và thâm hụt ngân sách phình ra trong vài năm nữa.

Nhà kinh tế học người Tây Ban Nha Jordi Galí, được biết đến với các nghiên cứu về chu kỳ kinh doanh, đồng thời là người đứng đầu Trung tâm nghiên cứu kinh tế học quốc tế tại Barcelona, cho rằng: “Nếu lạm phát ở Pháp và Đức gia tăng thì những nền kinh tế nhỏ hơn sẽ lâm vào tình trạng trì trệ và giảm phát.” – “Sự phục hồi không cân xứng như vậy rất có khả năng xảy ra, và nếu ECB tăng lãi suất thì tình trạng đó sẽ còn tồi tệ hơn nữa.”

Giống như nhiều nhà kinh tế khác ở châu Âu, Galí nhìn nhận trên quan điểm khả năng phục hồi của khu vực đồng euro đã bị đánh giá thấp. Ông cho rằng những biến động gần đây là hậu quả của việc các tổ chức đánh giá tín nhiệm “hiếu chiến”, với ý đồ sửa chữa thất bại trong việc tiên đoán cuộc khủng hoảng nợ dưới chuẩn, đã hạ thấp mức điểm đưa ra do nợ quốc gia lớn của Hy Lạp cũng như các nước khác,.

Tuy vậy, ông vẫn nhận định rằng không có một giải pháp nào cho tình trạng khoảng cách về tốc độ tăng trưởng giữa các nước đang ngày càng rộng thêm. Galí cũng chỉ ra nhiệm vụ của ECB là đảm bảo sự ổn định về giá cả trong toàn khối liên minh chứ không phải là vì lợi ích của một số quốc gia riêng lẻ.

Pháp và Đức đã thành công thoát khỏi suy thoái. Tuần trước, chỉ số niềm tin của giới kinh doanh tại Đức – nền kinh tế lớn nhất châu Âu – đạt mức cao nhất trong 17 tháng qua.

Trong khi đó, tại các quốc gia “vùng rìa”, hậu quả dai dẳng của cuộc bùng nổ tín dụng kéo dài hơn 5 năm vẫn chưa có dấu hiệu giảm bớt.

Ai-len, nền kinh tế đầu tiên bị vấp ngã, đã phải thực hiện những động thái quyết liệt về tài chính, cắt giảm mạnh mẽ tiền lương ở khu vực nhà nước. Chính phủ mới của Hy Lap hứng chịu sự bạc đãi của giới đầu tư trái phiếu đã hết kiên nhẫn với những lời hứa cải cách suông, và giờ họ chỉ còn biết cam kết giảm mạnh chi tiêu. Tuy nhiên điều này chưa chắc đã được giới chính trị Hy Lạp đồng thuận.

Và Tây Ban Nha, đứng trước sự thất vọng của rất nhiều chủ nợ lớn, dường như đang cố trì hoãn những vướng mắc về tài chính với hy vọng nền kinh tế trong nước sẽ sớm hồi phục.

Nhiều chuyên gia cho rằng những chính phủ yếu kém tại các quốc gia “vùng rìa” đang phải đối mặt với tình trạng thất nghiệp cao và sự giận dữ của cử tri, vì thế họ không thể giảm những khoản tiền lương, trợ cấp hưu trí và chi tiêu công được nữa.

“Liệu những người này có thực sự nghiêm túc khi nhắc đến cải cách hay không, hay là họ chỉ đang nói những điều người dân muốn nghe?” Edward Hugh nêu lên nghi vấn – ông là một nhà kinh tế học vĩ mô được đào tạo tại Anh, đang sống ở Barcelona, cũng là người từng chỉ trích sự thiếu kiên quyết của chính phủ Tây Ban Nha trong việc đưa ra các quyết sách khó khăn về kinh tế.

Tuy nhiên, sự rối loạn trong hệ thống quản lý hai cấp ở châu Âu có thể dẫn đến cơ hội tốt nhất cho phục hồi kinh tế khi nó làm cho đồng euro mất giá so với USD.

Trên thực tế, euro đã giảm 5% giá trị so với USD trong tháng vừa rồi. Nhiều nhà kinh tế học dự đoán nó sẽ còn tiếp tục suy yếu hơn nữa khi khoảng cách về tăng trưởng giữa các quốc gia chủ chốt và những nước “vùng rìa” tạo thành thế mất cân bằng nghiệm trọng hơn.

Sau đó, sự phục hồi nhờ xuất khẩu gia tăng – như đã diễn ra ở Mỹ, và có thể là ở Anh sắp tới – sẽ dần đưa các nền kinh tế châu Âu vào lại xu hướng hội tụ.

Paul De Grauwe, kinh tế gia tại Brussels hiện đang làm cố vấn cho chủ tịch Ủy ban châu Âu José Manuel Barroso, nói: ”Nếu như có những lo ngại rằng sự chia rẽ trong liên minh tiền tệ châu Âu sẽ làm suy yếu đồng euro thì đó là một tin tốt. Vì vậy, chúng ta nên cổ vũ để Hy Lạp kéo liên minh ra khỏi tình trạng đồng euro cao bất bình thường này.”

Tuy nhiên, kiểu phục hồi kinh tế như vậy không thể diễn ra mau chóng. Ở Ai-len, nơi mặt bằng giá cả đã giảm tới 5%, việc tái cấu trúc để nền kinh tế khỏi dựa dẫm quá nhiều vào ngành xây dựng và bất động sản sẽ phải mất nhiều năm. Và chính phủ không được lòng dân ở Ai-len hiện nay, cũng như tại các quốc gia “vùng rìa” khác, sẽ có một quãng thời gian khó khăn để giải thích với những cử tri bị ảnh hưởng nặng nề của suy thoái rằng tại sao họ phải chấp nhận quyết định tăng lãi suất của ngân hàng trung ương – một động thái nhằm bảo vệ người gửi tiết kiệm tại Pháp và Đức khỏi thiệt hại vì lạm phát nhưng lại gây khó khăn cho hàng triệu người đang thất nghiệp.

Song quyết định khó khăn mang tính lịch sử này của Ai-len sẽ mở ra một tia hy vọng mới – theo lời của Philip Lane, giáo sư kinh tế học vĩ mô quốc tế trường Trinity College Dublin, người phụ trách trang blog nổi tiếng Irish Economy.

Ông nêu ra những dấu hiệu tiền lương ở các ngành dịch vụ bị thiệt hại nặng, lĩnh vực bất động sản và khu vực nhà nước dần ít biến động hơn như là bằng chứng cho thấy quá trình hồi phục, tuy có thể còn lâu nữa mới diễn ra, phải bắt đầu từ bên trong eurozone chứ không phải từ bên ngoài.

Ông Lane nói: “Cuộc khủng hoảng đã cho chúng ta một bài học. Có thể chăng nó đã làm thay đổi cách ứng xử của các quốc gia và khiến cho sự hợp tác trong nội bộ liên minh tiền tệ châu Âu được cải thiện?”, và nhấn mạnh: “Nếu một thứ không thể giết chết bạn thì nó sẽ làm cho bạn mạnh mẽ hơn.”

Theo Hoàng Sơn

December 30, 2009

Shoemakers shoot themselves in the foot- VNBusinessNews

Filed under: Uncategorized — ktetaichinh @ 3:30 pm
Tags: , ,

VNBusinessNews.com – Vietnamese footwear exporters may have harmed themselves by not cooperating with EU inspectors, Alain Cany, chairman of the European Chamber of Commerce in Vietnam, tells Thanh Nien Weekly.

With a majority of the European Union’s member states approving a proposal by the European Commission to extend antidumping duties on footwear imported from Vietnam and China last week, the bloc formalized the proposal into law on December 22.

What is your opinion about the EU decision? Is it fair on Vietnamese shoe exporters?

We are against the measure. I believe it is a wrong decision by the European governments and the commission. The measure is not good for Vietnamese footwear exporters and workers who are suffering and facing difficulties caused by the global economic crisis. I cannot imagine how some countries like Germany, Austria and Malta changed their minds to abstain. They used to be against it. (But) I fully respect their decision. They probably did it because they had some cooperation with other European countries, Eastern Europe and there was pressure from these partners. They don’t want to do something against Vietnam, so they tried a neutral position.

It (the decision) is not neutral. We are in free trade and we have no reason to take protective measures. However, we have hundreds of thousands of people, mostly women working in Europe making shoes. In Europe, we have a high unemployment rate of 10 percent. I can imagine that some countries supported the proposal as they thought Vietnam was doing something wrong in providing some subsidies to footwear industry. We do not accept (subsidies in the EU) as it is unfair.

What do you think the extension will affect Vietnamese exporters and European consumers?

Even if we do not support the measure we believe the extension would not impact much on Vietnamese footwear and European consumers. When you can buy a pair of shoes in Vietnam you pay US$5 FOB (freight on board) before duties. The price of leather shoes is about $7 for export. It is very cheap. But, it is likely the same shoes are sold at 30 to 40 euros at retail prices or $50 in the European market. The 10 percent tax means 70 cents added to the retail price. If you compare the export and retail prices, the 70 cents is a small sum. Furthermore, the European currency has appreciated against the dollar and even more against the dong. I think there is more room for importers and intermediaries to absorb the tax. This is due to market situation for last year and for a year or two years more. The market is in a good situation, the euro remains strong against the dollar. I believe it will be not difficult for each sector to absorb the 10 percent tax. This situation also holds true for Vietnam’s main competitor for exporting footwear to Europe, China, which is suffering 16.5 percent anti-dumping duty. Retail prices are going down in Europe due to the crisis. In principle, the tax has affected the prices. But due to the crisis, a strong euro and a weak dollar and dong, the prices of shoes were not high in 2009. So, European consumers have not suffered much due to the additional tax.

There are some facts for sure if you look at statistics provided by Vietnam’s General Statistic Office. Vietnam’s leather and footwear exports to the EU are increasing every year. It is a fantastic job done by Vietnamese footwear sector despite the global economic crisis and the anti-dumping measure. It means Vietnamese footwear businesses are very good in fixing their problems when they can manage flexibly and do better. I am very pleased to read that the total footwear industry has grown by almost 17 percent over the same period last year.

Do you think Vietnamese footwear firms were really dumping their products?

I had opportunities to join European investigations into Vietnamese businesses. Unfortunately some Vietnamese businesses have not provided information for European investigators about prices that were said to be subsidized by the government. I believe that they had miscalculated their prices. They did not cooperate enough with European officers. There is evidence that there is some lack of price transparency in Vietnam. Some businesses have done a good job (in cooperating) with the European officials. Vietnam should have done more lobbying among large states in Europe to protect its footwear exporters.

As chairman of Eurocham in Vietnam, what would you advise Vietnamese businesses and government to do so as to avoid such punitive measures in the future?

As a representative of Eurocham in Vietnam, we have written to the government and also European Commission that we are not supporting the tax as the measure is against the rules of the World Trade Organization. We will continue trying our best to convince the commission to remove the tax and ask them to come back to Vietnam to re-investigate the situation. Vietnamese footwear exporters should cooperate with European officers and demonstrate they are not dumping. The commission will review this case by case and remove the tax for the exporters. Another 15 months are not so long if Vietnamese businesses and government do their jobs well. Two years has gone by fast. I want to say sorry for the tax again. Let us understand what went wrong and correct them. I think Vietnamese businesses are victims as they were footwear subcontractors. However, it is not late for Vietnamese government and businesses to demonstrate (their willingness to cooperate with EU officials). The government should give transparent support and encourage local businesses, in particular state-owned enterprises, to be more transparent in their business activities.

December 25, 2009

EU áp thuế chống bán phá giá giày da Việt Nam: bất công và vô lý

Filed under: Uncategorized — ktetaichinh @ 12:26 am
Tags: , , ,

TT – “Bất bình”, “phẫn nộ”, “không công bằng”… là những gì giới ủng hộ thương mại tự do trong nước và quốc tế lên tiếng trước quyết định chính thức của Liên minh châu Âu (EU) kéo dài thêm 15 tháng thời hạn áp thuế chống bán phá giá đối với giày mũ da nhập khẩu của VN. Quyết định này bắt đầu có hiệu lực từ ngày 3-1-2010.

Sản xuất giày xuất khẩu tại Công ty giày Liên Phát (Bình Dương). Bị áp thuế chống bán phá giá, đời sống nữ công nhân ở VN sẽ khốn khó hơn – Ảnh: T.V.Nghi

>> Gia hạn áp thuế chống phá giá giầy VN và Trung Quốc
>> EuroCham phản đối EC gia hạn thuế chống phá giá giày da VN
>> EC gia hạn thuế chống phá giá giày da Việt Nam

VN không bán phá giá

Gặp gỡ báo chí chiều 23-12, Thứ trưởng Bộ Công thương Lê Danh Vĩnh cho hay vì đa số doanh nghiệp của VN có quy mô vừa và nhỏ, thị phần của hàng hóa VN trong tổng mức nhập khẩu của EU chỉ ở mức trên dưới 10% nên không có khả năng bán phá giá để cạnh tranh hay đe dọa việc sản xuất, kinh doanh của các nhà sản xuất trong EU thông qua bán phá giá.

Phương pháp tính toán biên độ bán phá giá của Ủy ban châu Âu cũng có vấn đề khi sử dụng Brazil làm nước so sánh trong quá trình điều tra, trong khi Brazil có điều kiện hoàn toàn khác biệt so với VN. Ủy ban châu Âu từng thừa nhận những yếu tố khác biệt này nhưng vẫn sử dụng Brazil làm nước thay thế trong việc tính toán biên độ phá giá cho VN mặc dù hoàn toàn có thể lựa chọn Indonesia, Thái Lan… có các điều kiện tương đồng với VN.

Tỉ lệ 14/13

Có 10 nước bỏ phiếu ủng hộ việc áp thuế lần này gồm Pháp, Ý, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Ba Lan, Bulgaria, Romania, Hungary, Hi Lạp và Slovenia. Bốn nước bỏ phiếu trắng cũng được tính như ủng hộ gồm Đức, Áo, Malta và Latvia.

13 nước bỏ phiếu chống là Anh, Ireland, Bỉ, Luxembourg, Hà Lan, Thụy Điển, Phần Lan, Đan Mạch, Thụy Sĩ, Cộng hòa Czech, Slovakia, Lithuania và Estonia.

Cùng với VN, Trung Quốc cũng tiếp tục bị áp thuế này ở mức 16,5%.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao VN Nguyễn Phương Nga lên tiếng: “VN rất bất bình trước quyết định này.” Cả bà Nga và ông Vĩnh đều khẳng định quyết định này không công bằng, không hợp lý, không phản ánh đúng thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh mặt hàng này tại VN. Còn Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng cho biết quyết định này ảnh hưởng không nhỏ đến thu nhập, việc làm của lao động VN, phần lớn là phụ nữ.

Trong chín tháng đầu năm 2009, số liệu của Bộ Công thương cho thấy tổng kim ngạch giày dép xuất khẩu của VN sang EU chỉ đạt khoảng 1,6 tỉ USD, giảm 11,2% so với cùng kỳ năm 2008.

Có tính chính trị

Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cho biết quyết định trên được thúc đẩy bởi lợi ích cục bộ và một vài nhóm nhà sản xuất trong EU. “Nó đi ngược lại các cam kết quốc tế trong việc mở rộng và tạo điều kiện thương mại quốc tế phát triển thuận lợi” – bộ trưởng nói bên lề hội nghị tổng kết công tác hội nhập kinh tế quốc tế ngày 23-12. Trong buổi họp báo chiều cùng ngày về vụ việc bán phá giá này, ông Bạch Văn Mừng – cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công thương) – phân tích: “Đây là quyết định mang tính chính trị, không gắn với bản chất kỹ thuật của vụ việc có hay không có bán phá giá”.

Đại sứ Anh Mark Kent cho biết Anh đã cố gắng đạt đủ số phiếu để chống lại quyết định đó nhưng không thành công và Anh rất thất vọng trước quyết định trên. “Chúng tôi tin rằng cách thoát khỏi suy thoái toàn cầu hiện nay là thông qua thương mại tự do chứ không phải bảo hộ. Tương tự VN, Anh là nước phụ thuộc vào dòng chảy thương mại tự do để tiếp tục phát triển đất nước. Chúng tôi tin rằng thương mại tự do và công bằng là phần quan trọng nhằm đảm bảo thành công phát triển của VN, thậm chí về dài hạn còn quan trọng hơn ODA” – ông phân tích.

Đại sứ cho rằng hiện nay khi lợi thế tương đối của VN là lao động giá rẻ và sản xuất chi phí thấp nên nếu VN có thể sản xuất giày rẻ hơn và hiệu quả hơn châu Âu thì châu Âu nên mua giày VN. Ông nói: “Trên thực tế, các công ty giày dép châu Âu, kể cả của Anh, đã xây dựng cơ sở sản xuất của họ ở VN chính vì lý do ấy. Giờ họ sẽ bị tác động tiêu cực. Châu Âu không nên bảo vệ các ngành công nghiệp thiếu hiệu quả và thất bại khi họ không còn lợi thế tương đối. Thay vì vậy, họ nên chuyển công nhân từ những ngành ấy sang các lĩnh vực có lợi thế tương đối hơn”.

Phần Lan, một trong 13 nước bỏ phiếu chống gia hạn, cũng khẳng định quan điểm coi tự do hóa thương mại là cách tốt nhất để tiến hành giao thương và đem lại lợi ích cho người tiêu dùng thông qua nhiều lựa chọn về sản phẩm. “Trong tình huống chống bán phá giá, không có ai là người thật sự thắng cuộc” – đại sứ Phần Lan tại VN Pekka Hyvönen giải thích. Ông cho hay việc tăng cường minh bạch về thủ tục và cơ chế là cách hữu hiệu nhằm tránh hiểu lầm và nhận thức sai.

HƯƠNG GIANG

Trung Quốc trả đũa lập tức với EU

Ngày 23-12, Bộ Thương mại Trung Quốc thông báo áp thuế chống bán phá giá tạm thời đối với một số sản phẩm bulông, ốc vít nhập từ EU. Quyết định đưa ra chỉ một ngày sau khi EU gia hạn thuế chống bán phá giá đối với sản phẩm giày mũ da nhập của Trung Quốc và VN.

Trong một tuyên bố được đăng tải trên trang web, Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết một báo cáo điều tra cho thấy ngành sản xuất chốt khóa bằng thép cacbon của Trung Quốc bị ảnh hưởng nặng nề do các công ty của EU bán phá giá. Do đó, Trung Quốc sẽ áp đặt các loại thuế chống bán phá giá từ 16,8-24,6% đối với một số sản phẩm của EU, bắt đầu từ ngày 28-12.

December 13, 2009

Nhắc lại chuyện Bá Linh sau 20 năm – TCPT số 28

Filed under: Uncategorized — ktetaichinh @ 2:03 am
Tags: , ,

Nguyễn thị Cỏ May

Bức tường Bá Linh sụp đổ là một bất ngờ lớn cho cả thế giới nhưng thực tế, nó đã chôn vùi dưới những đống đá vụn của nó cả khối cộng sản Liên Xô và Đông Âu.

Nhưng ảnh hưởng của biến cố này phải nghĩ không thể tách rời sự thành công của Công Đoàn Đoàn Kết Ba Lan trước đó đã thay đổi Ba Lan từ một nước cộng sản độc tài thuộc Liên-xô trờ thành một nước dân chủ tự do, gia nhập sớm Liên Hiệp Âu châu .

Sau 20 năm, nay nhà làm phim nổi tiếng của Đức, ông Wim Winders, 64 tuổi, thuật lại những kỷ niệm về Bá Linh, quê hương thứ 2 của ông vì ông sanh ra tại thành phố Dusseldorf, đặc biệt trong giai đoạn đổi đời . Và đồng thời, cả Âu châu sẽ rầm rộ tổ chức kỷ niệm biến cố lịch sử trọng đại này đã làm thay đổi thế giới ngày nay vào thượng tuần tháng 11 tới đây .

Từ chia cắt đến bức tường sụp đổ

Năm 1945, thống chế Joukov và Koniev qua sông Oder liền xua quân đội Xô Viết tấn công thủ đô của III Reich. Sau 2 tuần đánh nhau quyết liệt, quân Xô Viết cắm cờ trên nóc nhà quốc hội Đức. 2 ngày trước đó, Hitler tự tử trong pháo đài của ông giữa một thành phố đổ nát. Qua ngày 8/5, quân đội Đức Quốc xã đầu hàng. Nước Đức chiến bại bị chia làm 4 khu vực và quân đội chiến thắng Anh, Mỹ, Pháp và Xô Viết chia nhau chiếm giữ.

Bá Linh nằm trong phần đất của nước Đức bị Xô Viết chiếm và trở thành cộng sản nên sớm biến thành điểm căng thẳng giữa Liên Xô và phe đồng minh. Năm 1948, khủng hoảng đầu tiên và nghiêm trọng bùng nổ sau khi khu vực theo tây phương của Bá Linh chọn đồng mark làm đơn vị tiền tệ, mà không chọn đồng tiền của phía dưới quyền kiểm soát của Liên Xô. Mạc-Tư-Khoa quyết định phong tỏa các khu vực Bá Linh theo Tây phương. Phe đồng Minh phản ứng bằng cách lập cầu không vận và chiếc phi cơ đầu tiên hạ cánh ở phi trường Tempelohf để tiếp tế lương thực cho dân Bá Linh là phi cơ của Hoa Kỳ. Như thế từ nay, cầu không vận tiếp tế dân Bá Linh thuốc men, nhu yếu phẩm, kéo dài hơn 1 năm, đến giữa năm 1949. Chiếc phi cơ đầu tiên của Hoa Kỳ tiếp tế lúc đó ngày nay vẫn còn được trưng bày ở phi trường Tempelohf để nhắc nhở cho thế giới chính sách đối ngoại của Liên Xô.

Năm 1953, tại đông Bá Linh, thợ thuyền công trường xây dựng Stalinallee khổng lồ đình công phản đối những điều kiện mới của Nhà nước quy định tăng tốc độ và thời lượng làm việc của công nhân lao động mà lương không thay đổi phù hợp. Liền đó, thợ thuyền biểu tình đưa ra khẩu hiệu chống lại đất nước bị Liên Xô chiếm đóng, không có dân chủ, lãnh thổ bị chia cắt. Phong trào lan rộng ra khắp nước Đức, chiến sa Liên Xô và Stasi, cảnh sát bảo vệ chánh trị của đảng cộng sản đông đức, tiến đến đàn áp thợ thuyền đẫm máu. Chỉ trong 2 ngày công nhân bị đàn áp có hơn 100 người chết.

Năm 1955, Cộng hòa Liên bang Đức, tức Tây Đức gia nhập Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương. Tiếp theo Đông Đức gia nhập khối Varsovie.

Năm 1961, để ngăn chặn dân Đông Đức vượt thoát hàng loạt qua phía tây, nhà cầm quyền Đông Đức quyết định cho xây bức tường Bá Linh.

Năm 1985, ông Gorbatchev lên nắm quyền ở Liên Xô trong chức vụ Tổng Bí thư đảng cộng sản.

Ngày 11/9/1989, biên giới Áo-Hung mở ra cho dân Đông Đức chạy qua Hung Gia Lợi để đi Tây Đức. Gần 8000 người trong số ấy đến được Tây Đức bằng “chuyến xe lửa tự do” đầu tiên.

Ngày 4/11/1989, một triệu dân Đông Đức biểu tình trên đại lộ Alexander. Ngày 9/11, vào giữa đêm khuya bức tường Bá Linh sụp đổ.

Không thể tiên đoán sự sụp đổ

Vào cuối năm 1986, nhà làm phim Wim Winders đang thực hiện ước mơ của ông về một biến cố lớn cho xứ sở của ông bởi không ai, theo ông, có thể sống an lành với một đất nước chia đôi. Ông đang quay cuốn phim “Những đôi cánh ham muốn”. Nhưng phim cũng chỉ ghi lại những hình ảnh sống của Bá Linh chia đôi lúc bấy giờ. Phim không được viết thành truyện trước. Nhà làm phim tập hợp những bức ảnh ghi lại nhiều nơi khác nhau của Bá Linh mà ông muốn đưa lên, những con người Bá Linh mà ông muốn dựng lên làm nhân chứng của thành phố. Mỗi hình ảnh chứa đựng nhiều gợi ý về những câu chuyện của đời sống Bá Linh. Dĩ nhiên lúc bấy giờ ông Wim Winders không từ khước quay hình ảnh của phía đông Bá Linh. Nhưng đối với một nhà điện ảnh của Tây Đức như ông, việc qua được Đông Bá Linh để làm phim không phải là chuyện đơn giản.

Tuy nhiên ông Wim Winders vẫn xin qua đông Bá Linh gặp nhà hữu trách về điện ảnh. Năm trước đó, 1985, Paris và Texas đã có đại diện điện ảnh không chánh thức tại đông Bá Linh thì tại sao ông không đi được ? Thế là nhà cầm quyền Đông Bá Linh mở cửa cho ông.

Ngồi trong văn phòng rộng mênh mông, vị Bộ trưởng Thông tin Văn hóa của Đông Đức tò mò nhìn ông như muốn biết ông cần gì ở đây. Bất lợi cho ông Winders không có sẵn chuyện phim để trình cho ông Bộ trưởng trước để ông Bộ trưởng biết qua nội dung của dự án nên không tránh khỏi bị ông Bộ trưởng ngờ vực.

Ông Winders muốn kể chuyện gì về Bá Linh ? Một loại phim tài liệu ? Không, ông Winders muốn làm một bộ phim kể chuyện về những vị thiên thần hộ mạng đang sống tại Bá Linh.

Ông Bộ trưởng kinh ngạc: “ Vậy đó là những người vô hình, phải không ? Nói khác hơn, đó là những người muốn đi đâu trong thành phố này cũng được ? Và có thể vượt qua bức tường không khó khăn ?”

Hỏi xong, ông Bộ trưởng phát lên cười sặc sụa. Và sau cùng, ông nói với giọng nghiêm chỉnh : “Không có vấn đề người làm phim muốn đi đâu quay phim ở đây cũng được. Tôi sẽ không để cho những thiên thần vô hình của ông vượt qua bức tường.”

Bị từ chối, ông Winders vẫn thực hiện được hình ảnh của Đông Bá Linh nhờ “quay lậu” dưới sự giúp đỡ của hệ thống tham nhũng trong đảng cộng sản Đông Đức. Ông đặt máy quay phim giấu trong một chiếc xe Volkswagen cũ.

Nên nhớ trong cách suy nghĩ của nhà cầm quyền đông Bá Linh, mọi người lạ đến đây đều là mối hăm dọa nền an ninh xã hội chủ nghĩa. Trong lúc nước Đức chia đôi, điện ảnh, văn hóa phẩm của Đông Đức hoàn toàn xa lạ hơn cũng chính những thứ đó đến từ bất kỳ một nơi nào khác trên thế giới tự do.

Mùa thu 1989

Vào mùa thu 1989, ông Winders đang ở tại một vùng xa xôi, hẻo lánh của Úc châu, cách Turkey Creek cả 10 giờ đường sa mạc, nơi không có nền văn minh của loài người hiện diện.

Mỗi tuần một lần, có người trở về Turkey Creek lấy lương thực. Một hôm, chiếc Land Cruiser mang đến cho ông Winders một cuộn giấy fax gởi cho ông, những đoạn giấy đen ngòm như mực tàu. Nhưng cố gắng nhìn kỹ, người ta có thể hình dung như trong đó có nhiều người đang nhảy múa trên đầu một bức tường hay trên mái nhà, và có cả một bản văn nhưng không thể đọc được.

Thật khó đoán những trang giấy ấy muốn nói điều gì đây? Bức tường sụp đổ chăng ? Và từ bao lâu rồi ? Sự thật hay chỉ là ảo giác ?

Sáng sớm hôm sau, ông Winders lấy chiếc Land Cruiser đi liền tới Turkey Creek . Sau nhiều giờ trên đường cát sa mạc, ông đến được một cửa hàng và ở đây nhận được thông tin từ Bá Linh. Đường dây xấu, nhưng ông vẫn biết rõ là bức tường Bá Linh đã sụp đổ.

Ở sa mạc, thường ngày không ai uống rượu. Nhưng hôm ấy, ông Winders mang về mấy chai rượu chát, vài thùng bia và nhiều nước đá.

Sau đó, ông Winders trở về Bá Linh trước Giáng Sinh. Trước mắt ông, Bá Linh hiện ra như một thành phố của những người điên. Người ta có thể đi qua lại đông-tây Bá Linh dễ dàng, nhưng phải xuất trình giấy tờ. Và dọc suốt chiều dài bức tường, ở đâu người ta cũng nghe đinh tai tiếng búa tài sồ, tiếng xẻng đập phá vỡ bức tường.

Những bức tường khác xuất hiện

Biến cố xảy ra quá nhanh và hoàn toàn bất ngờ nên phải cần thời gian để mọi người có thể tiêu hóa được. Khi bức tường sụp đổ, người dân phía đông như vừa tỉnh giấc chiêm bao, mà thời gian của giấc chiêm bao và thực tế cách nhau quá xa. Thế mà, thoáng một cái, họ phải đuổi theo 40 năm tư bản và xã hội tiêu thụ.

Sau những tình cảm vui mừng theo bức tường sụp đổ, những lời càu nhàu bất mãn vang lên đây đó. Qua năm sau, người ta trách nhau, ganh ghét nhau, sự cư xử với nhau trở thành thờ ơ, lạnh nhạt.

Thời gian “người nhận họ, kẻ nhận hàng” lui dần vào quá khứ. Những người “đi bộ tới và đội hàng về” nay phải đi bộ và về không.

Thế là nhiều bức tường khác xuất hiện trong tâm lý người dân đông tây của cùng một nước Đức.

Nhưng may mắn, thời gian này lại qua nhanh. Ngày nay, chỉ còn một Bá Linh của nước Đức thống nhất, tân kỳ, quyến rũ hơn bao giờ hết!

Một sự hiểu lầm lịch sử

Ngày nay người ta nhắc lại biến cố bức tường Bá Linh sụp đổ chỉ vì một sự hiểu lầm của dân chúng do một cuộc họp báo kéo dài được truyền trên tivi. Một giới chức tuyên truyền của Bộ Chánh trị Đông Đức loan báo một quy định mới sẽ cho phép những ai muốn rời khỏi xứ sở đều có thể thực hiện. Lập tức dân Bá Linh kéo nhau tới các trạm gác biên giới để xem có chuyện gì xảy ra không. Công an biên phòng không phản đối ngăn chặn thô bạo như trước. Thế là bức màn sắt tự dưng không còn nữa. Người dân Đức hân hoan chào mứng, ôm nhau nhảy múa như ngày hội lớn.

Ngày 27/11, thủ tướng Kohl của Tây Đức đưa ra chương trình 10 điểm để đưa nước Đức hội nhập vào Âu Châu

Ngày 1/7/1990, Đông và Tây Đức thống nhất về kinh tế, đến ngày 15/7 tổng bí thư Gorbatchev chấp thuận cho nước Đức thống nhất gia nhập vào Hiệp ước Bắc đại tây dương

Ngày 3/10/1990, nước Đức thống nhất thực sự và Bá Linh trở thành thủ đô của nước Đức ngày nay.

Bức tường Bá Linh sụp đổ xảy ra như một bất ngờ quá lớn đối với mọi người vì trước đó chỉ ít ngày, cả thế giới không ai nghĩ tới. Chủ tịch Đông Đức Honecker, lúc dân chúng biểu tình, ồ ạt kéo qua Tây Đức, vẫn không nghĩ chế độ của ông sẽ sụp đổ, ông không phản ứng mà chờ phản ứng của Liên Xô như trước đây. Đến lúc tình hình quá khẩn trương, ông ra lệnh cho liên lạc cầu cứu Liên Xô thì mới được biết Liên Xô không can thiệp đưa xe tăng qua giải tán biểu tình nữa.

Thế là không còn Đông Đức ! Ông Honecker bị công lý dân chủ xét xử về những tội chống nhân loại.

Nếu ai đó cho rằng một chính quyền dùng cả bạo quyền lẫn dối trá, vừa cương vừa nhu, để kìm kẹp dân chúng là một chính sách đúng đắn để giữ lấy độc quyền lãnh đạo, thì lý thuyết đó ngày nay không còn giá trị nữa.

Cỏ May tin rằng không một chính thể độc tài nào có thể đi ra ngoài quy luật tự nhiên ấy. Mọi bức tường Bá Linh cuối cùng sẽ sụp đổ. Nhưng lúc nào?

Đó cũng là một bất ngờ lớn !

Nguyn th C May

Nền Kinh Tế CHDC Đức Xƣa Đang Hồi Phục Nhƣng Vẫn Chịu Thiệt Thòi

Filed under: Uncategorized — ktetaichinh @ 1:44 am
Tags: , ,

Thất nghiệp, thiếu vắng các trung tâm kinh tế, và dân số già cỗi là những gánh nặng lớn của những «Länder mới» này.
Mairie de Vergès
Ngày thống nhất nước Đức, Thủ tướng Helmut Kohl đă hứa về một «viễn cảnh tƣơi sáng» cho những người đồng bào Đông Đức. Nhưng người ta cũng tiên đoán những viễn cảnh mờ mịt khác cho họ – như số phận của Mezzogiorno, phần phía nam Italia, chìm ngập trong khó khăn kinh tế triền miên. Hai mươi năm sau, nước Đông Đức cũ ra sao? Bản phân tích nổi lên những sắc màu đối lập. «Không ra trắng, cũng không ra đen» theo lời bà Thủ tướng Angela Merkel.
Mảng màu tối nhất bức tranh, nạn thất nghiệp. Những «Liên bang mới» đă phải trả giá đắt để tái cơ cấu lại nền kinh tế, để rồi lại bị nhận chìm trong nạn thất nghiệp, điều mà thời kỳ CHDC Đức cũ không bao giờ gặp phải. Ngay cả khi con số thất nghiệp giảm dần những năm gần đây, tỷ lệ người không có việc làm vẫn luôn hai lần cao hơn so với phía Tây (11,8% so với 6,6% vào tháng 10 vừa rồi).
Điều trớ trêu là thị trường lao động dù đầy rẫy người không việc làm, lại vẫn cháy lao động có trình độ cao. Kể từ năm 1990, 1,8 triệu người đă rời bỏ nước CHDC Đức cũ để tìm kiếm cơ hội tại Tây Đức. Và cuộc di dời vĩ đại vẫn tiếp tục diễn ra, đặc biệt là với những thanh niên vừa có bằng cấp. Trung bình, cứ muời phút lại có một người Đông Đức ra đi lập nghiệp ở nơi khác.
Đương nhiên sẽ là sai lầm nếu chúng ta chỉ dừng lại trên những con số này. Khoảng cách với nước CHLB Đức cũ vẫn còn nhưng đă giảm đi rất nhiều 20 năm qua. «Chúng ta không nên so sánh theo cách trông chờ những điều không tưởng», giám đốc học viện IW – gần với liên đoàn chủ doanh nghiệp, ông Michael Hünther nói. Theo ông, «Quá trình phát triển kinh tế các bang phía Đông không chậm như người ta thường nghĩ». Một nghiên cứu của IW đă chỉ ra mức sống đo bằng GDP đầu người tại Đông Đức cũ đă đạt 70% so với Tây Đức, trong khi vào năm 1991 tỷ lệ này mới chỉ là 30%.
Dưới sự hòa nhập của dòng chảy tài chính kể từ ngày thống nhất, nước
Bản đồ tương quan hai nước Đức cũ: Tăng Trưởng và Thất nghiệp . Nguồn : Bundest Deustche Bank (chuyển ngữ tiếng Việt bởi người dịch)
CHDC Đức xưa được tái thiết và hiện đại hóa hoàn toàn. Công nghiệp đă chiếm lại ưu thế và năng suất lao động đă tăng gần như gấp đôi. Một số vùng tỏa sáng vì thu hút được các lĩnh vực công nghệ cao: công nghiệp điện mặt trời tại Saxe-Alhalt, công nghiệp vi điện tử tại Saxe, công nghệ quang học tại Thuringe. «Tương lai của những liên bang mới nằm tại đó, công nghệ phải là động lực phát triển của họ,» Udo Ludwig từ học viện dự báo Halle (IWH) khẳng định.
«Riêng về kinh tế, các vùng phía Đông sẽ bắt kịp mức trung bình tại các vùng phía Tây vào năm 2019» Bộ trưởng Bộ Nội vụ mới, chịu trách nhiệm về việc tái kiến thiết phía Đông, ông Thomas de Maizière ước tính. Viễn cảnh này xem ra quá lạc quan. Phần lớn các chuyên gia đều cho rằng giả thiết hai nước Đức cũ bắt kịp nhau hoàn toàn là không tưởng. Một số khác lại cho rằng đã đến lúc phải chấm dứt việc so sánh Đông – Tây như hai khối đối lập: việc so sánh này không thể hiện tầm liên bang của một nước Đức thống nhất. Khoảng mười năm nữa, những bang mới năng động nhất của Đông Đức cũ sẽ bắt kịp những vùng chậm tiến nhất của Tây Đức, như Schleswig-Holstein hay Rhénanie-Palatinat.
Vào thời điểm hiện tại, theo ông Lud-wig, phía Đông là một không gian chung sống của «những cảnh quan rực rỡ, và la liệt những khu vực buồn tẻ». Ông nói «Có những điểm mạnh, những cũng có những điểm yếu dai dẳng.» Nước CHDC Đức cũ không có những trung tâm kinh tế lớn và những doanh nghiệp lớn. Không có doanh nghiệp nào trong DAX – chỉ số của thị trường chứng khoán Francfort–chịu đặt trụ sở tại Đông Đức. Nền kinh tế phía Đông bao gồm hầu hết các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đa phần còn tồn tại từ thời Đông Đức cũ. Các doanh nghiệp này còn xa mới có thể có năng lực cạnh tranh lớn như các doanh nghiệp cùng cỡ ở phía Tây, cũng như có thể tham gia xuất khẩu tương tự.
Những yếu kém hệ thống đă giúp kinh tế phía Đông bớt chịu thiệt thòi những tháng vừa qua. Sự sụp đổ của các thị trường thế giới đă làm cho phía Tây không còn quá áp đảo khi người ta so sánh với phía Đông. Tuy nhiên một khi được hồi phục, «lợi thế» tạm thời này sẽ lại kéo tụt phía Đông xuống. Đặt biệt là trên lĩnh vực thương mại quốc tế, khi mà động lực phát triển của nước Đức hiện tại là xuất khẩu.
Theo các chuyên gia, các bang phía Đông sẽ phải đối mặt với vô số thách thức trong những thập kỷ tới nếu họ muốn đuổi kịp phía Tây. Trước hết, phải học để tồn tại mà không cần các chương trình trợ cấp chính phủ liên bang : chương trình trợ cấp vì thống nhất, và các chương trình trợ cấp hoàn cảnh khác sẽ chấm dứt vào cuối năm 2019. Tiếp đó, phải chinh phục các thị trường mới bằng việc phát triển các sản phẩm sáng tạo. Cuối cùng, phải tìm được câu trả lời cho thị trường lao động bất cân đối bởi dân số đang già đi và tình trạng di dời về phía Tây vẫn tiếp diễn.
Các nhà kinh tế mong muốn cải thiện việc đào tạo, và trao nhiều cơ hội hơn cho những thanh niên mới tốt nghiệp, đặc biệt là về tiền lương, để chặn nạn «chảy thoát chất xám». Mức lương trung bình tại phía Đông được ước tính chỉ bằng 81% mức ở phía Tây. Trong một nghiên cứu được công bố vào tháng 9, ngân hàng Liên bang Đức Deutsche Bank đã cảnh báo sự không hài lòng của người dân về chênh lệch mức sống. Báo cáo này ghi rằng «Quá trình phát triển kinh tế là không cùng nhịp, và công dân Đức bực mình.»
Dịch từ báo Le Monde 10/11/2009
Đông A

Những dòng chảy tài chính khổng lồ kể từ 1991
Theo một nghiên cứu của học viện kinh tế Halles (IWH), tổng dòng chảy tài chính giữa hai phía Đông và Tây nước Đức đă đặt 1300 tỷ Đôla tính từ năm 1991. Đặc biệt, những dòng chuyển tiền lớn nhất đều nằm trong 10 năm vừa qua. Nước «CHDC Đức» cũ sẽ buộc phải ngừng nhận các khoản Hỗ trợ tài chính vào cuối năm 2019, khi Chương trình Hỗ trợ của chính quyền Liên bang nhằm phục vụ xây dựng cơ sở hạ tầng cho nước Đức thống nhất, bắt đầu năm 1991, ngừng hoạt động. Trước những kết quả chậm trễ của quá trình tái thiết, một chương trình thứ II đă được thông qua và đi vào hoạt động từ năm 2005. Quỹ của Chương trình này được xây dựng từ một danh mục Thuế Hỗ trợ cộng đồng, đánh trên tiền lương của người dân cả hai bên Đông Tây. Dòng tiền này đă gây nên những cuộc tranh luận nóng bỏng. Theo IWH, hai phần ba tiền của Quỹ đều nhằm mục đích hỗ trợ xã hội, thay vì phục vụ đầu tư kinh tế tại phía Đông

December 12, 2009

Luật IUU – “Cơn sóng thần của các thủ tục”

Filed under: Uncategorized — ktetaichinh @ 7:07 pm
Tags: , ,
Luật chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU) của Hội đồng Châu Âu (EC) nhằm kiểm soát hoạt động nhập khẩu thủy sản khai thác bất hợp pháp vào EU ban hành ngày 1/1/2010 có thể sẽ phát sinh nhiều giấy tờ phức hợp cho ngành thủy sản.

Giám đốc Liên đoàn các nhà chế biến thủy sản Đức, ông Matthias Keller cho rằng, ngày càng thấy rõ một thực tế là khó có thể thực hiện các quy định cấp và xử lý chứng nhận khai thác cho tất cả  thuỷ sản khai thác tự nhiên. Ngày 30/11/2009, ông đã tham dự cuộc họp tại Bộ Thủy sản Đức cùng với các đại điện từ hải quan, chính phủ, các ngành nhập khẩu, chế biến và bán buôn để thảo luận về “gánh nặng hành chính” mới của quy định 1005/2008 và 1010/2009.

Ông Keller cùng với ông Jurgen Meinert, Giám đốc Hiệp hội Thủy sản Na Uy (NSL) đã ước tính số lượng giấy chứng nhận khai thác cần thiết cho lô hàng nhập khẩu. Chẳng hạn như, 1 khách hàng của Đức nhập khẩu 1 lô hàng 5 tấn thủy sản tươi từ Na Uy, trong đó gồm nhiều loài cá khác nhau như cá bơn, cá tuyết, cá vây chân, cá hồi đỏ và cá tuyết chấm đen. Và 5 tấn thủy sản này lại được thu gom từ 5 nhà nhập khẩu khác nhau thì cần phải có 1.875 giấy chứng nhận khai thác do Hiệp hội Chứng nhận khai thác SA tại Bergen cấp. Sau đó, nhà xuất khẩu Na Uy sẽ phải gửi 1.875 giấy chứng nhận này bằng thư điện tử cho các nhà nhập khẩu ở Đức.

Các nhà nhập khẩu phải in 1.875 giấy chứng nhận khai thác, ghi ngày nhận, ký tên và đóng dấu vào từng giấy chứng nhận. Sau đó, những giấy chứng nhận này phải được kiểm tra cẩn thận và gửi qua bưu điện đúng thời gian cho các cơ quan chức năng có thẩm quyền tại Đức để ký và đóng dấu phê duyệt.

Qua ví dụ đơn giản này, các nhà xuất khẩu, chế biến và nhập khẩu cũng như những đại diện của hải quan và chính phủ nhận thấy hệ thống thực thi trên giấy tờ sẽ không khả thi và Hội đồng EU cần phải điều chỉnh ngay. Bên cạnh đó, Na Uy và EU cần hợp tác với nhau trong từng lĩnh vực cụ thể để tìm ra 1 hệ thống có hiệu quả mà lại không cản trở các nhà nhập khẩu thủy sản hợp pháp

Blog at WordPress.com.