Ktetaichinh’s Blog

April 6, 2009

Chính phủ họp phiên thường kỳ tháng 11/2008: Chủ động, nỗ lực ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng, bảo đảm an sinh xã hội

Filed under: chính sách,chính trị,kinh tế — ktetaichinh @ 8:48 pm
Tags: , ,
02/12/2008-05:45:00 PM) In bản tin, bài viết này
(Chinhphu.vn) – Chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 11/2008, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp tục nhấn mạnh, trước tác động của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới, các cấp, các ngành, địa phương, doanh nghiệp phải chủ động, tập trung mọi nỗ lực để ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tốc độ tăng trưởng và bảo đảm an sinh xã hội.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng: Chủ động, tập trung mọi nỗ lực ngăn chặn sự suy giảm của nền kinh tế – Ảnh: Chinhphu.vn

Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 11 diễn ra trong 2 ngày (từ 1-2/12) dưới sự chủ trì của Thủ tướng và các Phó Thủ tướng Chính Phủ. Chính phủ đã nghe báo cáo, thảo luận về tình hình kinh tế-xã hội tháng 11 và 11 tháng đầu năm 2008, đề ra các giải pháp kịp thời ngăn chặn sự đình trệ của sản xuất kinh doanh, đảm bảo duy trì tăng trưởng kinh tế; thảo luận, cho ý kiến về một số vấn đề cụ thể: Cơ chế chỉ định thầu đối với các dự án xây dựng thuộc Đề án kiên cố hoá trường học, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên giai đoạn 2008-2012; Tờ trình dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện ảnh; Tờ trình về phê chuẩn Công ước của Liên Hợp Quốc về phòng, chống tham nhũng; Báo cáo về tình hình thực hiện công tác cải cách hành chính tháng 11 năm 2008.

Kế hoạch ứng phó suy thoái kinh tế toàn cầu bước đầu phát huy tác dụng

Thảo luận về tình hình kinh tế-xã hội tháng 11 và 11 tháng đầu năm 2008, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và các thành viên Chính phủ nhận định: Khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, thiên tai lũ lụt ở trong nước đã có tác động nhất định tới nền kinh tế của nước ta.

Giá trị sản xuất công nghiệp chỉ tăng 15% so với cùng kỳ năm 2007 (tháng 11/2007 so với cùng kỳ năm trước tăng 17,4%), tháng 11 là tháng thứ 5 liên tiếp (kể từ tháng 7) tốc độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp bị giảm sút. Giá trị gia tăng ngành xây dựng 9 tháng đầu năm 2009 giảm 0,33% so với cùng kỳ năm trước.

Kim ngạch xuất khẩu, đầu tư, thu ngân sách, thị trường chứng khoán, du lịch, vận tải, dịch vụ và sức mua đều giảm sút so với những tháng gần đây. Thiên tai lũ lụt trong nước làm mất trắng hơn 200 nghìn ha vụ Đông, gây thiệt hại lớn ở miền Bắc và miền Trung.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng và các Phó Thủ tướng Chính phủ chủ trì Phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 11 – Ảnh: Chinhphu.vn

Trước nhiều khó khăn thách thức, các thành viên Chính phủ có chung nhận định: Dưới sự lãnh đạo của Đảng, điều hành quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, sự cố gắng của của các cấp, các ngành, các tầng lớp nhân dân và doanh nghiệp, nền kinh tế vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng và phát triển ổn định; lạm phát được kiềm chế; đầu tư trực tiếp của nước ngoài tiếp tục tăng (11 tháng đầu năm 2008 tăng 44,2% so với cùng kỳ năm 2007), chỉ số giá tiêu dùng tháng 11 giảm 0,76% so với tháng 10, lãi suất tín dụng giảm nhanh tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tiếp cận các nguồn vốn vay; chính sách an sinh xã hội được bảo đảm, riêng trợ cấp xã hội trong 11 tháng qua là gần 20 nghìn tỉ đồng (năm 2007 gần 5 ngàn tỉ đồng), ước tăng trưởng GDP năm 2008 đạt mức 6,7%.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng, những khó khăn trên bắt nguồn từ các nguyên nhân cộng hưởng bởi sự suy thoái của nền kinh tế thế giới cùng với những khó khăn trong nước, nhưng cũng đã được dự báo và nằm trong kế hoạch ứng phó từ các tháng trước.

Phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 11 – Ảnh: Chinhphu.vn

5 giải pháp trọng tâm ngăn chặn sự suy giảm kinh tế

Sau khi nghe báo cáo, thảo luận của các thành viên Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng kết luận, trong tháng 12 và thời gian tới, các cấp, các ngành cần tập trung mọi nỗ lực, chủ động thực hiện đồng bộ các giải pháp để đạt mục tiêu ngăn chặn sự suy giảm kinh tế, duy trì tốc độ tăng trưởng, bảo đảm an sinh xã hội.

Trong đó, Thủ tướng lưu ý 5 nhóm giải pháp trọng tâm:

Thứ nhất: Thúc đẩy sản xuất kinh doanh và đẩy mạnh xuất khẩu, trong đó, có chính sách tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, cho những người trực tiếp sản xuất, nhất là đối tượng nông dân, người nghèo, về chính sách thuế, vay vốn ngân hàng, hoãn nợ, giãn nợ ngân hàng, hỗ trợ về cây, con giống…  Tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường xuất khẩu, đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng có thế mạnh, có khả năng tăng cao, kim ngạch lớn và nhiều cơ hội tiêu thụ ở cả trong và ngoài nước. “Làm tốt công tác phát triển sản xuất, kinh doanh cũng chính là làm tốt công tác an sinh xã hội”, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh.

Thứ hai: Đẩy mạnh, kích cầu đầu tư và tiêu dùng, kích cầu đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước về xây dựng cơ bản tập trung hàng năm, nguồn trái phiếu Chính phủ và nguồn vốn ODA. Trong  kích cầu đầu tư, cần khuyến khích các thành phần kinh tế, doanh nghiệp tham gia, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đầu tư vào các lĩnh vực như xây dựng cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải, điện, xi măng… Đối với tiêu dùng, thực hiện các biện pháp phát triển mạng lưới phân phối, hệ thống bán lẻ đặc biệt là ở khu vực vùng sâu, vùng xa để cung cấp các mặt hàng vật tư tiêu dùng thiết yếu. Dự kiến, Chính phủ sẽ dành khoảng 1 tỷ USD để kích cầu đầu tư và tiêu dùng.

Thứ ba: Thực hiện chính sách tài chính tiền tệ linh hoạt hiệu quả nhằm thúc đẩy sản xuất-kinh doanh, xuất khẩu, kích cầu đầu tư tiêu dùng, đảm bảo an sinh xã hội. Ngân hàng nhà nước xác định tỉ giá, lãi suất phù hợp; thực hiện các biện pháp để tăng cường khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng cho các doanh nghiệp nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ; coi việc điều chỉnh linh hoạt về chính sách lãi suất, chia sẻ, hỗ trợ khó khăn đối với doanh nghiệp là nhiệm vụ chính trị của ngân hàng thương mại nhà nước. Bộ Tài chính nhanh chóng đề xuất các loại thuế có thể được miễn, giảm, giãn để tạo điều kiện hơn nữa cho các doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh.

Thứ tư: Tiếp tục thực hiện sâu rộng chính sách an sinh xã hội. Ngay từ đầu năm 2009 cần khẩn trương rà soát, xây dựng, và thực hiện các chính sách hỗ trợ, đầu tư cho 61 huyện nghèo nhất nước; triển khai bảo hiểm thất nghiệp; không để tình trạng thiếu đói ở những vùng bị ảnh hưởng của thiên tai. Thủ tướng cũng yêu cầu không để nhân dân thiếu đói và chỉ đạo Bộ Tài chính mua trên 150.000 tấn gạo, nhu yếu phẩm dự trữ, đề phòng trường hợp cấp bách.

Thứ năm: Quyết liệt, linh hoạt, kịp thời và hiệu quả trong tổ chức chỉ đạo, điều hành cho phù hợp với tình hình mới. Trong đó, tập trung vào việc chủ động về công tác dự báo, phân tích; đặt nhiệm vụ dự báo là việc làm thường xuyên, liên tục của các ngành, các cấp, các tổ chức nghiên cứu khoa học… Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính liên quan đến đầu tư, xây dựng, giải phóng mặt bằng, nộp thuế, thủ tục hải quan… Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước nhất là các Tập đoàn kinh tế, các Tổng Công ty… kiên trì xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần song kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo.

“Quyết liệt hơn nữa việc cải cách các thủ tục hành chính, nhất là các thủ tục liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản để giải phóng nhanh nguồn vốn cho xây dựng”, Thủ tướng yêu cầu.

Tại Phiên họp, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và các thành viên Chính phủ đã nhất trí chủ trương tăng thẩm quyền quyết định đầu tư trong việc thực thi quyền chỉ định thầu, hoặc đấu thầu đối với từng loại công trình như ban hành cơ chế được chỉ định thầu đối với công trình (giáo dục, y tế) từ 5 tỷ đồng trở xuống.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng yêu cầu, các Bộ, ngành, địa phương làm tốt công tác chủ động thông tin tuyên truyền, đảm bảo thông tin chính xác, kịp thời; thông tin tuyên truyền để thấy được những mặt đã làm được, những mặt chưa làm được, những thuận lợi và cả khó khăn về tình hình kinh tế-xã hội để các cấp, các ngành và toàn dân đồng sức đồng lòng vượt qua những khó khăn, thực hiện thắng lợi các mục tiêu đã đề ra.

Thủ tướng cũng nhắc nhở các cơ quan chức năng tăng cường các biện pháp quản lý thị trường, giá cả, chống hàng giả, hàng kém chất lượng, chống đầu cơ nâng giá; bảo đảm cung cấp đủ lượng hàng hoá trên thị trường, chống đốt pháo, đảm bảo an toàn giao thông trong dịp Tết Nguyên đán 2009 ./.

Nguyễn Hoàng

April 4, 2009

Ứng xử biển Đông: Nghiên cứu kỹ lưỡng, cân nhắc lợi ích 032809

Filed under: chính sách,chính trị,thông tin — ktetaichinh @ 12:22 am
Tags: , ,
Thời điểm đăng kí đường ranh giới ngoài của thềm lục đang tới gần. Việc điều chỉnh của Việt Nam là cần, nhưng phải trên cơ sở nghiên cứu kĩ lưỡng, để điều chỉnh có hiệu lực cao hơn, các nước tôn trọng nhiều hơn, dựa trên lợi ích chính đáng của Việt Nam, không chạy đua theo thời gian. – Nguyên Trưởng ban biên giới Chính phủ Trần Công Trục nói.

Tiến sĩ Trần Công Trục đã có thời gian dài là Trưởng ban Biên giới của Chính phủ. Ông từng tham gia nhiều phiên đàm phán giữa Việt Nam – Trung Quốc về phân định biên giới trên đất liền và trên biển. Ông cũng tham gia biên dịch sang tiếng Việt bản Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật biển năm 1982.

Đụng độ Trung – Mỹ: Việt Nam cần xem xét cẩn trọng

Nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ Trần Công Trục. Ảnh: Cao Nhật.

Gần đây, vấn đề Biển Đông thu hút sự quan tâm của dư luận trong nước và quốc tế, nhất là với căng thẳng Mỹ – Trung do sự xuất hiện của tàu Impeccable ở khu vực Trung Quốc tuyên bố là vùng đặc quyền kinh tế của mình và Tổng thống Philippines thông qua dự luật về đường cơ sở mới. Bình luận của ông về những diễn tiến gần đây?

Biển Đông vốn là vấn đề phức tạp với tranh chấp chủ quyền trên các đảo, quần đảo, tranh chấp vùng biển và nhiều vùng chồng lấn, liên quan tới nhiều nước.

Bây giờ, cùng với nhu cầu khai thác lợi ích kinh tế như dầu khí, tài nguyên và đường hàng hải.., biển Đông càng thu hút được sự quan tâm cũng là dễ hiểu.

Về sự kiện tàu Impeccable, đây không phải là căng thẳng đầu tiên giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ ở vùng biển này. Việt Nam cần xem xét cẩn thận Luật Biển quốc tế, căn cứ vào vụ việc cụ thể để có tiếng nói.

Không tạo tiền lệ xấu

– Vậy theo ông, Việt Nam nên ứng xử như thế nào trước vụ việc này?

Theo Công ước Luật biển thì tàu thuyền nước ngoài có quyền tự do hàng hải, nghĩa là tàu thuyền các nước được phép tự do hoạt động nhưng trên cơ sở tôn trọng quyền thuộc chủ quyền và quyền tài phán của các quốc gia ven biển. Điều đó có nghĩa là không được gây tổn hại đến các hoạt động kinh tế của quốc gia ven biển.

Việt Nam cũng từng nhiều lần thực hiện quyền tài phán của mình ở vùng đặc quyền kinh tế.

Ví dụ, Công ty Cable and Wireless Hồng Kông có nhu cầu đặt ống cáp ngầm qua vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Họ cho rằng họ được quyền thực hiện quyền này mà không cần phải xin phép và chịu sự giám sát của Việt Nam.

Quan điểm của Việt Nam cho rằng công ty này có quyền lắp đường ống cáp ngầm nhưng việc đặt hệ thống cáp ngầm qua vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam đang có nhiều hoạt động thăm dò khai thác có thể gây tổn hại đến các hoạt động đó, vì thế họ phải xin phép Chính phủ Việt Nam theo đúng thủ tục và phải chịu sự giám sát của phía Việt Nam.

Sau đàm phán, công ty của Hồng Kông đã chấp nhận vô điều kiện. Không những thế, họ còn có nghĩa vụ ưu tiên cho VN trong việc tham gia khai thác hệ thống cáp ngầm này.

Các tuyến hàng hải quan trọng đều đi qua biển Đông. Ảnh: uscc.gov

Nói cách khác, quyền tài phán và quyền thuộc chủ quyền ở vùng đặc quyền kinh tế là những quyền cần được tôn trọng và được bảo vệ hoàn toàn, đầy đủ. Và quyền tự do hàng hải của tàu thuyền nước ngoài ở khu vực này hoàn toàn khác với ở khu vực biển cả (high sea).

Quay trở lại với việc tàu Impeccable của Mỹ, theo các nguồn tin chính thức từ phía Hoa Kỳ thì đây là tàu nghiên cứu biển của hải quân Koa Kỳ, đang làm nhiệm vụ nghiên cứu biển để phục vụ cho hải quân. Tàu này xuất hiện trong khu vực biển cách bờ biển ven bờ lục địa Việt Nam và các bờ biển đảo Hải Nam – Trung Quốc dưới 200 hải lý. Như vậy, tàu Impeccable của hải quân Hoa Kỳ đã tiến hành thăm dò nghiên cứu biển phục vụ cho mục đích quân sự trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và Trung Quốc.

Theo Công ước Luật Biển LHQ, đây là hành vi sai trái, vi phạm quyền chủ quyền và quyền tài phán của các quốc gia ven biển có liên quan ở vùng đặc quyền kinh tế.

Tại Mục 3, Điều 246 Công ước Luật biển 1982 đã quy đinh rất rõ nội dung này:  “Trong việc thi hành quyền tài phán của mình, các quốc gia ven biển có quyền qui định cho phép và tiến hành các công tác nghiên cứu khoa học biển trong vùng đặc quyền kinh tế và trên thềm lục địa của mình theo đúng các qui định tương ứng của Công ước.” Và, “trong những trường hợp bình thường, các quốc gia ven biển thoả thuận cho thực hiện các dự án nghiên cứu khoa học biển mà các quốc gia khác hay các tổ chức quốc tế có thẩm quyền dự định tiến hành trong vùng đặc quyền kinh tế hay trên thềm lục địa của mình theo đúng Công ước nhằm vào mục đích hoàn toàn hòa bình và để tăng thêm kiến thức khoa học về môi trường biển, vì lợi ích của toàn thể loài người…”.

– Nhưng có một số ý kiến cho rằng, Việt Nam không có lợi gì trong việc ủng hộ quan điểm của Trung Quốc mà ủng hộ tiền lệ quốc tế về hoạt động của tàu quân sự và tàu phục vụ mục đích quân sự ở vùng đặc quyền? (Xem thêm bài: Vùng đặc quyền kinh tế hay vùng đặc quyền quân sự?)

Hoa Kỳ vẫn thường khẳng định quyền đi lại tự do trên biển, thực chất là muốn mở rộng phạm vi triển khai lực lượng quân sự của mình trên khắp các châu lục trên bộ lẫn trên biển mà không cần tuân thủ bất kỳ một luật lệ nào, dù đó là Luật Biển của LHQ.

Nhiều cuộc họp bàn về Luật Biển đã diễn ra ở Mỹ, Mỹ cũng đã kí Công ước Luật Biển 1982 nhưng chưa phê chuẩn là cách để Mỹ để ngỏ quyền hoạt động của mình trên các vùng biển.

Tuyên bố chủ quyền của các bên liên quan trong tranh chấp biển Đông.

Với vai trò siêu cường và sức mạnh Mỹ, Mỹ có thể cho mình cái thế để gây sức ép lên các nước nhỏ. Các quốc gia, nhất là nước nhỏ đang phát triển, ngược lại muốn chống lại quyền hoạt động hải quân của các cường quốc hải quân.

– Nhưng vấn đề ở chỗ, các ý kiến ủng hộ thông lệ hoạt động quân sự trong vùng đặc quyền kinh tế vì lo ngại rằng, với tham vọng về đường lưỡi bò trên biển Đông, một ngày nào đó, Trung Quốc cũng sẽ biến vùng đặc quyền kinh tế thành đặc quyền quân sự của mình. Và điều đó chỉ bất lợi cho Việt Nam?

Hiện nay, Việt Nam và Trung Quốc đang đàm phán để phân định ranh giới khu vực đặc quyền kinh tế chồng lấn có liên quan.

Trong vụ tàu Impeccable, Trung Quốc đã phải đứng ở thế của người tự vệ khi xem xét vùng đặc quyền kinh tế trong vụ việc có liên quan tới cường quốc có quan hệ nhạy cảm.

Việt Nam có thể ghi nhớ và sử dụng những luận điểm tranh luận của Trung Quốc khi tuyên bố về vùng đặc quyền kinh tế. Nếu một cuộc đụng độ tương tự xảy ra trong tương lai giữa Trung Quốc và Việt Nam, Việt Nam có thể trích dẫn những lời của Trung Quốc cho chính Trung Quốc. – Gs. Brantly Womack.

Vì thế, khu vực này không phải đã là khu vực biển hoàn toàn thuộc về Trung Quốc. Việc Trung Quốc đơn phương thực hiện quyền của mình với tư cách là nước hoàn toàn có quyền chủ quyền và quyền tài phán ở vùng biển này là không tôn trọng các quyền và lợi ích của Việt Nam, vi phạm các cam kết của hai bên khi đang tiến hành đàm phán phân định ranh giới biển. Việt Nam cần có ý kiến phản đối hành vi sai trái này của Trung Quốc theo đúng các quy định của luật pháp và thực tiễn quốc tế.

Ngoài ra, tàu quân sự và phục vụ mục đích quân sự ở vùng này không chỉ là tàu của Mỹ, vì không phải một mình Mỹ là cường quốc quân sự. Hiện nay, Trung Quốc cũng đầu tư rất nhiều cho việc nâng cấp lực lượng quân sự của mình.

Nếu các quốc gia ven biển làm ngơ, sẽ tạo tiền lệ xấu, các cường quốc hải quân có thể lợi dụng để hoạt động bất cứ khi nào, ở đâu nếu muốn.

Các nước ven biển nên thực hiện quyền tài phán của mình trên vùng đặc quyền kinh tế, chính là nhằm đảm bảo tôn trọng nội dung Công ước 1982, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình, bảo vệ thành quả đấu tranh không mệt mỏi và kiên trì trong suốt gần một thế kỷ để có được một bộ luật về biển đồ sộ và công bằng cho mọi quốc gia, dân tộc có biển và không có biển.

Điều chỉnh đường cơ sở mới: Cân nhắc trên lợi ích

– Ông nghĩ sao về việc Philippines đưa ra đạo luật về đường cơ sở của mình?

Việc pháp điển hóa lợi ích và quyền của các nước trên các vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia là rất cần thiết và chính đáng. Việt Nam cũng cần phải làm như vậy.

Tuy nhiên, đối với các qui định có ảnh hưởng đến chủ quyền và lợi ích của mình thì nhất thiết phải có ý kiến bảo lưu, nếu không thì coi như đã mặc nhiên thừa nhận, bất lợi về pháp lý, nhất là ở các khu vực có tranh chấp.

Về nguyên tắc, nếu Việt Nam không có tuyên bố chính thức, đồng nghĩa với việc Việt Nam mặc nhiên thừa nhận quyền của nước khác.

Tuy nhiên, việc phản ứng như thế nào của Việt Nam phải trên cơ sở nghiên cứu, phân tích khách quan, cả về nội dung, hình thức và thời điểm đưa ra ý kiến đó sao cho có lợi nhất, tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của quốc tế…

– Thời điểm hạn chót cho việc các nước đăng kí đường ranh giới ngoài của thềm lục địa ngày 13/5/2009 đang đến gần. Theo ông, Việt Nam cần làm gì?

Theo tôi biết, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam đang xem xét, nhưng để có sự thay đổi, điều chỉnh nào thì không dễ. Bởi thay đổi phải để có hiệu lực cao hơn, các nước tôn trọng nhiều hơn, dựa trên lợi ích chính đáng của Việt Nam. Đó phải là sản phẩm của sự nghiên cứu kĩ lưỡng.

Việt Nam không nhất định chạy đua với thời gian. Việt Nam phải đặt lợi ích, vị trí của mình trong khu vực và quốc tế để cân nhắc đã nên điều chỉnh hay chưa vào lúc này.

Giữ vững vùng  biên cương của Tổ quốc.
Ảnh: Blog Hồ Trung Nghĩa.

Theo tôi được biết còn có nhiều nước chưa thay đổi đường cơ sở dù vô lý. Mình thay đổi là cần, nhưng theo tôi, Việt Nam nên cân nhắc kỹ tất cả các yếu tố có liên quan, nhất là thời điểm.

Thiếu chỉ đạo thống nhất, nghiên cứu có thể sai lệch

Nghiên cứu biển đảo của Việt Nam vẫn đang còn là vấn đề lớn?

Việc nghiên cứu thiếu bài bản và vẫn còn khiếm khuyết. Gần đây, chúng ta đã khuấy động lên nhưng còn ở mức tập hợp lực lượng trong và ngoài nước nghiên cứu hơn là có một đề án cụ thể. Các nghiên cứu phần nhiều là tự phát, dù có nhiều người tâm huyết.

Ngay cả tư duy, bản lĩnh của người nghiên cứu cũng chưa chín, phần nhiều còn cảm tính và theo xu hướng chính trị chứ chưa dựa trên kiến thức vững vàng, khoa học và khách quan.

Hơn nữa, thiếu chỉ đạo, nghiên cứu có thể sai lệch đi.

– Theo ông, Việt Nam phải gỡ từ đâu?

Từ nhận thức của các cơ quan quản lý cấp cao, phải có quyết tâm tạo chuyển biến trong nhận thức và chỉ đạo thống nhất. Người lãnh đạo giỏi cần có cố vấn tin cậy, tâm huyết. Công tác thông tin, truyền thông phải đẩy mạnh với nhiều kênh thông tin.

Hiện nay, công tác biển đảo tập trung vào một đầu mối là Cục Quản lý Biển của Bộ Tài nguyên – Môi trường và Biển, liệu có làm nổi một chương trình mang tính tổng hợp?

Việt Nam cần có người có tầm chiến lược vĩ mô trong hình huống nhạy cảm, đặt vấn đề đúng tầm nhu cầu, có tiếng nói thống nhất, xử lý nhanh, nhạy. Muốn vậy phải có nghiên cứu tốt, sâu. Luật pháp không thể hiểu lơ mơ.

Nhiều dự án lớn trong ngành xây dựng: Đa số nhà thầu ngoại trúng thầu- Hàng vạn công nhân Trung Quốc đã vào Việt Nam 032809

TT(Hà Nội)- Ngày 27-3, Tổng hội Xây dựng VN tổ chức buổi tọa đàm về kích cầu trong xây dựng. Thực trạng lớn nhất được đưa ra tại buổi tọa đàm là rất nhiều dự án lớn đã triển khai nhưng hàng hóa VN không thể tiêu thụ được vì trúng thầu là các nhà thầu ngoại, chủ yếu là Trung Quốc…

Chủ trương kích cầu xây dựng là đúng, nhưng ông Trần Ngọc Hùng – chủ tịch Tổng hội Xây dựng VN – khẳng định các nhà thầu VN đang rất lo vì thực tế cho thấy các dự án lớn khi đem ra đấu thầu hầu như đều rơi vào tay các nhà thầu nước ngoài. Ông Hùng cho biết các nhà thầu Trung Quốc đang thắng thầu rất nhiều công trình trọng điểm về điện, ximăng, hóa chất… “Đáng quan tâm là các nhà thầu Trung Quốc thường đem theo hàng ngàn công nhân và đem cả thiết bị của họ sang, trong khi những thiết bị đó VN hoàn toàn có thể sản xuất được”…

Vừa đi cùng Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải đến thăm một công trình xây dựng nhiệt điện ở Quảng Ninh, ông Nguyễn Công Lục – vụ trưởng Vụ Kinh tế ngành, Văn phòng Chính phủ – công nhận “một công trình nhưng công nhân Trung Quốc sang tới hơn 2.000 người”. Trong khi đó, ông Trần Văn Huynh – chủ tịch Hội Vật liệu xây dựng VN – cho biết không chỉ một mà hơn 10 công trình xây dựng nhà máy ximăng, nhiều dự án nhà máy điện lớn ở VN đều đang được các nhà thầu Trung Quốc làm.

Đặc trưng của nhà thầu Trung Quốc, theo ông Huynh, là họ không thuê nhân công VN mà đem người sang, có thể bằng cả đường du lịch rồi ở lại. “Một số loại vật liệu Trung Quốc được đem qua Thái Lan rồi vòng vào VN. Máy móc thiết bị không nhập riêng được thì họ lắp sẵn rồi đem cả sang. Tôi có thăm một nhà máy ximăng do nhà thầu Trung Quốc làm, đến cái bệ xổm toilet họ cũng không dùng hàng VN mà mua hàng Trung Quốc” – ông Huynh nói.

Ông Trần Hồng Mai – viện phó Viện Kinh tế xây dựng – góp thêm một thực trạng khi cho biết có thể các nhà thầu Trung Quốc nhận được nhiều hỗ trợ từ phía nước họ, kể cả chính sách thuế, nên giảm mạnh giá bỏ thầu. Vì vậy, họ thường nắm phần thắng khi đấu thầu. Nên các công trình lớn như Đạm Cà Mau, nhà máy điện ở Hải Phòng, khi xây dựng lúc nào cũng có hàng ngàn công nhân Trung Quốc…

Cùng lo ngại như ông Trần Văn Huynh “nếu các công trình lớn đều vào các nhà thầu ngoại sẽ dần triệt tiêu nội lực”, nhiều chuyên gia đề nghị nên có chính sách cụ thể để giúp các doanh nghiệp xây dựng trong nước. Ông Huynh phân tích: “Giá thầu rẻ nhưng chất lượng không cao chưa chắc đã là rẻ, không nên tư duy cứ giá thấp là trúng thầu”. Ông Trần Hồng Mai viện dẫn Luật đấu thầu đã quy định phải ưu tiên doanh nghiệp VN nhưng nhiều chủ đầu tư VN lại “quên” điều này. Ông Mai cho rằng Nhà nước cần có chính sách để “nhắc” các chủ đầu tư.

Ngành xây dựng cảnh báo về nhà thầu ngoại

Báo Tuổi Trẻ vừa có bài tường thuật tọa đàm hôm 27/03 của Tổng hội Xây dựng Việt Nam, trong có đưa ra cảnh báo về thực trạng ‘lấn sân’ của nhà thầu Trung Quốc.

Báo này cho hay vấn đề lớn được bàn luận tại hội thảo của các chuyên gia và giới chức ngành xây dựng là việc “rất nhiều dự án lớn đã triển khai nhưng hàng hóa VN không thể tiêu thụ được vì trúng thầu là các nhà thầu ngoại, chủ yếu là Trung Quốc”.

Báo Tuổi Trẻ vừa có tổng biên tập mới, ông Phạm Đức Hải, từ ngày 26/03.

Ông Trần Ngọc Hùng, chủ tịch Tổng hội Xây dựng VN, được trích lời nói tại cuộc tọa đàm về kích cầu trong xây dựng rằng nhiều công trình trọng điểm về điện, xi măng, hóa chất… đều về tay nhà thầu Trung Quốc.

Hơn mười công trình xây dựng nhà máy xi măng, nhiều công trình xây dựng nhà máy điện lớn, đều đang do công ty Trung Quốc thực hiện.

Ông Hùng cho hay: “Nhà thầu Trung Quốc thường đem theo hàng ngàn công nhân và đem cả thiết bị của họ sang, trong khi những thiết bị đó VN hoàn toàn có thể sản xuất được.”

Một quan chức có mặt tại tọa đàm đã xác nhận mỗi công trình, “công nhân TQ sang đến 2.000 người”.

Được biết doanh nghiệp TQ được hỗ trợ của nhà nước về nhiều mặt, như giảm thuế, nên giá bỏ thầu thường thấp hơn hẳn các công ty nước ngoài khác. Do vậy, khả năng trúng thầu của họ cao hơn.

Tuy nhiên, giới xây dựng VN cảnh báo tình trạng nhà thầu ngoại chỉ dùng công nhân và nguyên vật liệu của nước họ dẫn tới việc “triệt tiêu nội lực”.

Giải quyết thất nghiệp

Việc Trung Quốc đưa công nhân vào Việt Nam đã từng được đề cập tới trong bức thư của Đại tướng Võ Nguyên Giáp gửi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hồi đầu năm.

Nhà thầu Trung Quốc thường đem theo hàng ngàn công nhân và đem cả thiết bị của họ sang, trong khi những thiết bị đó VN hoàn toàn có thể sản xuất được.

Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam Trần Ngọc Hùng

Trong bức thư yêu cầu dừng dự án bauxite Tây Nguyên, Tướng Giáp viết: “Trong tháng 12/2008 đã có hàng trăm công nhân Trung Quốc đầu tiên có mặt trên công trường (dự kiến cao điểm sẽ lên tới vài nghìn tại một dự án)”.

Thực ra, chủ trương đưa người lao động ra các nước ngoài đã được Trung Quốc thực hiện một vài năm nay như một biện pháp giúp giải quyết công ăn việc làm và kích cầu kinh tế cho bản thân nước này.

Trong riêng năm 2007, có tới 750.000 công nhân Trung Quốc đã theo các dự án của Trung Quốc sang châu Phi, hoạt động chủ yếu trong các lĩnh vực xây dựng, nông nghiệp và khai khoáng, vốn cần nhân công.

Tình trạng thất nghiệp đang đe dọa xã hội Trung Quốc, với ước tính mười triệu người mất việc vì kinh tế khó khăn.

Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc Trần Đức Minh từng nói với BBC hồi tháng Hai 2009 rằng thất nghiệp là “thách thức lớn nhất mà Trung Quốc đang đối diện”.

“Kinh tế sụt giảm cũng là khi nguy cơ bất ổn xã hội gia tăng.”

Tuy nhiên Việt Nam cũng đang phải đối phó với tỷ lệ thất nghiệp ngày càng cao, dù chưa có cơ chế để thống kê con số thực tế. Bộ Lao động – Thương binh – Xã hội trong một báo cáo ước tính có tới 400.000 người mất việc trong năm nay.

April 3, 2009

China’s Great Wall at sea – March 27, 2009 Friday

Filed under: chính trị — ktetaichinh @ 11:51 pm
Tags: , ,

William Choong, Senior Writer- The Straits Times (Singapore)

The South China Sea has hogged global headlines recently. Earlier this month, five Chinese vessels harassed the USNS Impeccable, an unarmed ocean surveillance ship, near Hainan Island. The United States subsequently said that it would send a destroyer to escort its surveillance ships in the area. China said it would send its largest fishery patrol ship, the Yuzheng 311, to waters around the Paracels.

According to some analysts, the recent Sino-American spats in the South China Sea belie China’s new – and moderate – approach to the highly disputed area, a strategic and reportedly oil-rich body of water linking East Asia to the Indian Ocean. The last major military incident in the area occurred eight years ago in 2001, when China detained an American EP-3 spy plane and its crew. Before that, China and the Philippines clashed over Mischief Reef in 1995. China also had a major clash with Vietnam over the Spratlys in 1988 and the Paracels in 1974.

Dr Li Mingjiang, an assistant professor at the S. Rajaratnam School of International Studies, says Beijing has shown more moderation in its South China Sea policy in recent years. The Yuzheng, he pointed out, is a fisheries administration vessel. It was sent to the Paracels, which are under effective and tight Chinese control. ‘If the vessel was sent to the Spratlys, it would make a huge difference. I think China has continued its previous policy in the South China Sea: calculated moderation,‘ says Dr Li.

In the past decade, China has also sent all the right signals to the countries that have staked competing claims on various island groups in the South China Sea. It has signed the Declaration on the Conduct of Parties in the South China Sea and acceded to the Asean Treaty of Amity and Cooperation. Recently, it also inked a deal with the Philippines and Vietnam to jointly explore energy resources in the South China Sea.

The rationale for all this is straightforward: Given an increasingly globalised Chinese economy, Beijing cannot afford to engage in armed hostilities in the South China Sea. Fiery nationalist rhetoric and the inclusive language of globalisation just do not mix.

‘While the situation in the South China Sea is the best known and problematic of the maritime jurisdictional problems in East Asia, it is also the situation where the most progress is being made in establishing effective functional cooperation,’ write Sam Bateman and Ralf Emmers, the editors of Security And International Politics In The South China Sea: Towards A Cooperative Management Regime.

Sceptics, however, argue that there is a jarring dissonance between China’s words and deeds: It continues to offer the world the language of ‘peaceful rise’, but its military build-up in the South China Sea suggests quite the opposite. According to Dr Bruce Elleman, a naval historian at the US Naval War College, People’s Liberation Army (PLA) forces have been stationed on many disputed islands and atolls in the South China Sea. These bases are linked by elaborate signal stations and radar units, supported by a slew of air, maritime and land forces based on Hainan Island and the mainland.

‘These naval assets may one day assist China in obtaining its long-range strategic goal of controlling all of the South China Sea,‘ writes Dr Elleman, adding that China had in 2007 designated a new ‘city’ on Hainan Island that will administer the disputed Paracels, Spratlys and Macclesfield Bank islands.

Dr Elleman’s analysis overlooks China’s increased cooperation with other countries that have staked claims in the South China Sea. But he is not alone. Mr John Pike, the director of GlobalSecurity.org, argues that the PLA Navy (PLAN) ‘has an incredible capability to grab everything down there (in the South China Sea). If I was in PLAN, that’s a no-brainer,‘ he is quoted as saying in the Washington Times.

Essentially, there are two perspectives on China’s approach to the South China Sea. The first sees China as a responsible stakeholder willing to cooperate with other countries in the joint development of the islands in the sea. The second is more nuanced: It acknowledges China’s desire to be a responsible stakeholder, but sees it playing a two-track game: diplomatic initiatives are pursued for joint development; but if they were to fail, force might be used.

The latter perspective does not say that China will use force any time soon. But it wisely sees that amid China’s declarations about its ‘peaceful rise’, there have also been signs that it wishes to control maritime territories necessary for economic development.

In 1984, for example, Admiral Liu Huaqing, the head of the Chinese navy, called for a stronger navy to secure China’s rich maritime resources. In the mid-1990s, General Mi Zhenyu, a former vice-commandant at the PLA’s Academy of Military Science, said that ‘China must develop a strong sea power to protect and not yield a single cm of its three million sq km of ocean territory’.

As Bernard Cole, author of The Great Wall At Sea: China’s Navy Enters The 21st Century, notes, China’s offers of diplomatic discussions and economic cooperation come with an important proviso: that China has ‘indisputable sovereignty over the Nansha (Spratly) Islands and their adjacent waters’.

williamc@sph.com.sg

March 31, 2009

Bauxite

Filed under: chính trị,kinh tế — ktetaichinh @ 10:13 pm
Tags:

Ngày 13/1/2009, PCN Văn Trọng Lý ký Thông báo số 17/TB-VPCP, thông báo kết luận của TTg Nguyễn Tấn Dũng về thăm dò, khai thác bauxít, sản xuất alumin và luyện nhôm
Ngày 5/1/2009, tại VPCP, TTg Nguyễn Tấn Dũng đã chủ trì cuộc họp về thăm dò, khai thác bauxit, sản xuất alumin và luyện nhôm. Tham dự có các PTTg: Nguyễn Sinh Hùng, Trương Vĩnh Trọng, Hoàng Trung Hải và Nguyễn
Thiện Nhân, lãnh đạo các Bộ: Công thương, TN&MT, KH&ĐT, NN&PTNT, KH&CN, GTVT, Văn Hóa, Thể Thao và Du Lịch; Uỷ ban nhân dân các tỉnh: Đắk Nông, Lâm Đồng, Gia Lai; VPCP và Tập đoàn Công nghiệp Than và Khoáng sản Việt Nam.
Sau khi nghe Bộ Công thương báo cáo, ý kiến của lãnh đạo các Bộ, Uỷ ban nhân dân tỉnh Đắk Nông và Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam, TTg Nguyễn Tấn Dũng đã có ý kiến kết luận như sau:
1. Việc khai thác bauxit, sản xuất alumin và luyện nhôm tại Tây Nguyên là phù hợp với chủ trương của Đảng và Quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng bauxit giai đoạn 2007 – 2015, có xét đến 2025 đã được TTg CP phê duyệt tại QĐ số 167/2007/QĐ-TTg ngày 01/11/2007.
Các Bộ, ngành, địa phương, Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam, Tổng công ty Hóa chất Việt Nam và các cơ quan liên quan có trách nhiệm triển khai thực hiện Quy hoạch đã được duyệt.
2. Giao Bộ Công thương chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan chuẩn bị báo cáo để Chính phủ trình, xin ý kiến Bộ Chính trị cho tiếp tục thực hiện việc thăm dò, khai thác bauxit, sản xuất alumin và luyện nhôm. Báo cáo cần tập trung nêu rõ các nội dung sau:
– Các chủ trương của Bộ Chính trị và Chính phủ về phát triển công nghiệp khai thác bauxit, sản xuất alumin và luyện nhôm.
– Nội dung chủ yếu của Quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng bauxit giai đoạn 2007 – 2015, có xét đến 2025.
– Các dự án đầu tư thăm dò, khai thác bauxit, sản xuất alumin và luyện nhôm đang triển khai và hình thức thực hiện; các dự án dự kiến hợp tác với phía đối tác nước ngoài để triển khai.
– Ảnh hưởng môi trường trong khai thác, tuyển rửa quặng bauxit, sản xuất alumin và luyện nhôm và các giải pháp khắc phục.
– Chương trình đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng cho trước mắt và lâu dài phát triển ngành công nghiệp khai thác bauxit, sản xuất alumin và luyện nhôm.
– Kiến nghị Bộ Chính trị cho phép tiếp tục triển khai các dự án theo Quy hoạch được duyệt.
3. Giao PTTg Hoàng Trung Hải chủ trì, tổ chức Hội thảo khoa học về việc thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng bauxit và ảnh hưởng môi trường trong khai thác, tuyển rửa quặng bauxit, sản xuất alumin và luyện nhôm tại các tỉnh Tây Nguyên, các giải pháp khắc phục ô nhiễm môi trường với thành phần tham gia, gồm đại diện lãnh đạo các Bộ, ngành, địa
phương liên quan; các nhà khoa học và hoạt động xã hội; các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
4. Trong thời gian chưa hoàn thành việc tổ chức Hội thảo khoa học, Bộ Thông tin và Tuyền thông chỉ đạo các phương tiện thông tin đại chúng không đưa tin về ảnh hưởng môi trường trong khai thác, tuyển rửa quặng bauxit, sản xuất alumin và luyện nhôm tại các tỉnh Tây Nguyên.
VPCP xin thông báo để các Bộ, cơ quan liên quan biết, thực hiện./.

March 26, 2009

Vùng đặc quyền kinh tế hay đặc quyền quân sự? 032909

Filed under: chính sách,chính trị — ktetaichinh @ 3:04 pm
Tags: , ,

(TuanVietNam) – Sự kiện Mỹ – Trung đụng độ trên biển không đơn giản chỉ là chuyện nắn gân giữa hai cường quốc mà còn là do sự khác biệt cơ bản trong quan niệm về quy chế vùng đặc quyền kinh tế giữa một bên là Mỹ – một cường quốc đã thống lĩnh đại dương từ lâu, và bên kia là Trung Quốc – một cường quốc đang bắt đầu thách thức sự thống lĩnh đó.

Bài cùng chủ đề:
Đụng độ Mỹ – Trung và lựa chọn ứng xử cho ASEAN
Ba góc nhìn về xung đột Mỹ – Trung
Đụng độ Mỹ – Trung và ý nghĩa với tranh chấp biển ĐNA

Ngày 08/03/2009, cách đảo Hải Nam 75 hải lý về phía Nam, 5 tàu Trung Quốc bao vây một tàu do thám không vũ trang của hải quân Mỹ, tiến tới cách tàu này 8 mét, cản đường tàu này và tìm cách phá hoại những thiết bị thuỷ âm mà tàu này đang kéo trên biển.

Cường quốc đang lên Trung Quốc bắt đầu “thách thức” vị trí thống lĩnh của Mỹ ở ngoài khơi.

Vùng biển nơi sự kiện xảy ra nằm ngoài vùng lãnh hải 12 hải lý từ đảo Hải Nam của Trung Quốc, ngoài vùng 12 hải lý từ đất liền Việt Nam và từ các đảo Hoàng Sa của Việt Nam mà Trung Quốc đang chiếm đóng. Tọa độ chính xác chưa được công bố nhưng theo Trung Quốc thì vùng này nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Trung Quốc.

Sau đó, Mỹ cáo buộc Trung Quốc vi phạm luật biển quốc tế. Trung Quốc cáo buộc ngược lại là Mỹ vi phạm luật quốc tế và luật Trung Quốc trong vùng đặc quyền kinh tế của họ.

Sự kiện này không đơn giản chỉ là chuyện nắn gân giữa hai cường quốc mà còn là do sự khác biệt cơ bản trong quan niệm về quy chế vùng đặc quyền kinh tế giữa một bên là Mỹ – một cường quốc đã thống lĩnh đại dương từ lâu, và bên kia là Trung Quốc – một cường quốc đang bắt đầu thách thức sự thống lĩnh đó.
1 Vùng đặc quyền kinh tế theo UNCLOS

Theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS), trên nguyên tắc nước ven biển có quyền có 5 vùng biển sau: Nội thủy; Lãnh hải; Vùng tiếp giáp lãnh hải; Vùng đặc quyền kinh tế; và Thềm lục địa.

Xét về tính chất pháp lý, 5 vùng biển mà nước ven biển có quyền đòi hỏi theo UNCLOS có thể được chia thành 2 nhóm khác nhau:

Các vùng biển thuộc chủ quyền của nước ven biển, bao gồm:

– Nội thủy: vùng biển nằm phía bên trong đường cơ sở.

– Lãnh hải: vùng biển rộng 12 hải lý phía ngoài đường cơ sở.

Các vùng biển này có quy chế pháp lý như lãnh thổ trên đất liền, tức quốc gia ven biển có quyền thực thi chủ quyền của mình tại vùng biển này như đối với lãnh thổ đất liền. Tuy nhiên, có một điều khác với lãnh thổ trên bộ, tàu thuyền hay máy bay nước ngoài được quyền đi qua vô hại trong lãnh hải.

Các vùng biển mà nước ven biển có quyền chủ quyền và quyền tài phán, bao gồm:

– Vùng tiếp giáp lãnh hải: vùng biển nằm phía ngoài và tiếp liền lãnh hải và rộng 24 hải lý tính từ đường cơ sở.

– Vùng đặc quyền kinh tế: vùng biển nằm phía ngoài và tiếp liền với lãnh hải, rộng 200 hải lý tính từ đường cơ sở.

– Thềm lục địa: bao gồm đáy biển và lòng đất dưới đáy biển phía bên ngoài của lãnh hải trên phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền của quốc gia ven biển cho đến bờ ngoài của rìa lục địa hoặc đến khoảng cách 200 hải lý tính từ đường cơ sở.

Tại các vùng biển này, quốc gia ven biển được thực hiện một số quyền mang tính chất chủ quyền và chỉ có quyền tài phán trong một số lĩnh vực nhất định.

Riêng đối với vùng đặc quyền kinh tế, nước ven biển có những quyền chủ quyền về việc khảo sát, khai thác, bảo tồn, quản lý và nghiên cứu các tài nguyên thiên nhiên, sinh vật hoặc không sinh vật, của vùng nước bên trên đáy biển, của đáy biển và lòng đất dưới đáy biển, cũng như có những quyền chủ quyền về những hoạt động khác vì mục đích kinh tế. Ngoài ra, trong vùng biển này, quốc gia ven biển cũng có quyền tài phán theo đúng những quy định thích hợp của Công ước và các quyền khác do Công ước này quy định.

Xét về mặt lịch sử, tập quán và luật pháp quốc tế trước khi UNCLOS ra đời không có quy chế về vùng đặc quyền kinh tế. Vùng biển này là sáng kiến của UNCLOS và đặt vùng này nằm giữa vùng lãnh hải và biển cả. Nó nhằm mục đích cho quốc gia ven biển được hưởng những quyền lợi về kinh tế trên những khu vực ngoài 12 hải lý mà không cần phải mở rộng chiều rộng của lãnh hải; đồng thời vẫn đảm bảo những quyền lợi phi kinh tế của những quốc gia khác ngoài vùng lãnh hải 12 hải lý của quốc gia ven biển.

Quy chế lãnh hải

Thật vậy, từ thế kỷ 18, nước Anh và một số nước trên thế giới bắt đầu công nhận một vùng lãnh hải rộng khoảng 3 hải lý thuộc chủ quyền nước ven biển, và công nhận là không nước nào có chủ quyền đối với vùng biển, gọi là biển cả, bên ngoài vùng lãnh hải này. Từ thế kỷ 19 cho tới giữa thế kỷ 20, khái niệm “lãnh hải – biển cả” này trở thành tập quán ngoại giao, ban đầu là cho các nước Âu Mỹ và sau đó là cho cộng đồng quốc tế.

Công ước 1958 về Lãnh hải và Vùng Tiếp giáp[1] (Công ước 1958) nới chiều rộng của lãnh hải ra thành 12 hải lý. Trong lãnh hải, nước ven biển có chủ quyền, nhưng các nước khác có quyền đi qua vô hại[2].

Theo Công ước 1958, việc bảo đảm nền hoà bình, trật tự và an ninh của nước ven biển là những mục đích của quy chế lãnh hải 12 hải lý.

Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS) kế thừa tinh thần trên của Công ước 1958. Điều 19 của UNCLOS quy định cụ thể về “phương hại tới hoà bình” như sau[3]:

2. Việc đi qua của một tàu thuyền nước ngoài bị coi như phương hại đến hòa bình, trật tự hay an ninh của quốc gia ven biển, nếu như ở trong lãnh hải, tàu thuyền này tiến hành một trong bất kỳ hoạt động nào sau đây:

a) Đe dọa hoặc dùng vũ lực chống lại chính quyền, toàn vẹn lãnh thổ hoặc độc lập chính trị của quốc gia ven biển hay dùng mọi cách khác trái với các nguyên tắc của pháp luật quốc tế đã được nêu trong Hiến chương Liên hợp quốc;

b) Luyện tập hoặc diễn tập với bất kỳ kiểu loại vũ khí nào;

c) Thu thập tình báo gây thiệt hại cho quốc phòng hay an ninh của quốc gia ven biển;

d) Phóng đi, tiếp nhận hay xếp lên tàu các phương tiện bay;

e) Phóng đi, tiếp nhận hay xếp lên tàu các phương tiện quân sự;

f) Tuyên truyền nhằm làm hại đến quốc phòng hay an ninh của quốc gia ven biển;

g) Xếp hoặc dỡ hàng hóa, tiền bạc hay đưa người lên xuống tàu trái với các luật và quy định về hải quan, thuế khóa, y tế hoặc nhập cư của quốc gia ven biển;

h) Gây ô nhiễm cố ý và nghiêm trọng, vi phạm Công ước;

i) Đánh bắt hải sản;

j) Nghiên cứu hay đo đạc;

k) Làm rối loạn hoạt động của mọi hệ thống giao thông liên lạc hoặc mọi trang thiết bị hay công trình khác của quốc gia ven biển;

l) Mọi hoạt động khác không trực tiếp quan hệ đến việc đi qua.

Quy chế biển cả

Ngược lại, khác với trong vùng lãnh hải, tinh thần đối với của biển cả là các nước trên thế giới có tự do hàng hải, hàng không và tự do sử dụng biển cả.

Tuy có quy định rằng biển cả là để cho các mục đích hoà bình và quy định rằng các nước phải tuân thủ luật quốc tế và Điều 2, khoản 4 của Hiến chương Liên Hiệp Quốc, UNCLOS không cấm đo đạc hay những hoạt động quân sự như từ Điểm b đến Điểm f, Khoản 2 Điều 19 UNCLOS như đã cấm trong vùng lãnh hải. Như vậy, tinh thần tự do hoạt động quân sự trên biển cả có từ lâu đời và được UNCLOS bảo lưu.

Quy chế vùng đặc quyền kinh tế

Trong bài viết về lịch sử của quy chế vùng đặc quyền kinh tế, S.N. Nandan, Đại diện Đặc biệt của Tổng Thư ký về Luật Biển của Liên Hiệp Quốc cho là mục đích của sự ra đời của quy chế vùng đặc quyền kinh tế trong UNCLOS là cho phép các nước ven biển bảo đảm quyền lợi kinh tế của mình mà không cần phải nới quy chế của lãnh hải rộng ra 200 hải lý[4].

Trong khi tinh thần của lãnh hải là bảo đảm nền hoà bình, trật tự và an ninh của nước ven biển thì tinh thần của vùng đặc quyền kinh tế là bảo đảm quyền lợi kinh tế của nước ven biển. Ngoài việc bảo đảm quyền lợi kinh tế và những quyền tài phán hạn chế, tinh thần của quy chế vùng đặc quyền kinh tế gần giống tinh thần của quy chế biển cả.

Thật vậy, trong khi Điều 19 của UNCLOS cấm đo đạc và hoạt động quân sự, bao gồm thu thập thông tin tình báo trong lãnh hải, không có một điều cấm tương tự trong biển cả hay vùng đặc quyền kinh tế.

Điều 58 của UNCLOS nói rằng trong vùng đặc quyền kinh tế các nước có tự do hàng hải, hàng không được quy định tại điều 87 dành cho biển cả.

UNCLOS có quy định rằng các hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế phải hoà bình và quy định rằng các nước phải tuân thủ luật quốc tế và Điều 2, khoản 4 của Hiến chương Liên Hiệp Quốc, nhưng điều này không khác với biển cả.

Như vậy, đối với tự do hàng hải, hàng không và đối với hoạt động quân sự, tinh thần của quy chế vùng đặc quyền kinh tế gần với tinh thần của quy chế biển cả, và rất khác với tinh thần của quy chế lãnh hải.

Trên thực tế, phần lớn các nước trên thế giới công nhận là quyền hoạt động quân sự trong vùng đặc quyền kinh tế giống như trong biển cả, ngoại trừ hoạt động quân sự không được gây thiệt hại cho kinh tế của nước ven biển và không gây thiệt hại đáng kể cho tài nguyên[5]. Trên thế giới chỉ có vài nước, bao gồm Bangladesh, Brazil, Cape Verde, Malaysia, Pakistan, và Uruguay, tuyên bố là các nước khác phải xin phép trước khi thi hành hoạt động quân sự trong vùng đặc quyền kinh tế của nước ven biển[6].
2 Hoạt động quân sự trong vùng đặc quyền kinh tế

Xét về khía cạnh pháp lý, câu hỏi là những hành động do thám và khảo sát thủy văn quân sự của Mỹ trong vùng đặc quyền kinh tế của Trung Quốc có vi phạm UNCLOS hay không?

Dựa trên những lý do sau, có thể cho là những hành động đó không vi phạm UNCLOS:

– Tinh thần của quy chế vùng đặc quyền kinh tế như đã nêu trên.

– Điều 19 của UNCLOS cấm đo đạc và thu thập tình báo trong lãnh hải nhưng không tồn tại điều tương đương cấm những việc này trong vùng đặc quyền kinh tế hay biển cả.

– Điều 58 của UNCLOS nói rằng trong vùng đặc quyền kinh tế các nước có những tự do hàng hải, hàng không của điều 87 trong quy chế biển cả.

– Những quy định của UNCLOS về sử dụng biển một cách hoà bình trong vùng đặc quyền kinh tế không khác với trong biển cả.

– Tập quán quốc tế là công nhận quyền đo đạc, do thám và hoạt động quân sự trong vùng đặc quyền kinh tế.

Ngược lại, Trung Quốc cho là những hành động đó vi phạm UNCLOS vì những lý do sau.

Trung Quốc cho rằng khảo sát thuỷ văn, đo đạc hay do thám là những hành động để “sửa soạn chiến trường”, vì vậy là một sự đe doạ cho Trung Quốc, và vì vậy vi phạm luật quốc tế, cụ thể là Điều 2, đoạn 4 của Hiến chương Liên Hiệp Quốc[7]. Trong quan điểm này, Trung Quốc dùng từ “đe doạ” với nghĩa một nguy hiểm tiềm tàng, khác với ý nghĩa của thuật ngữ “đe dọa dùng vũ lực” trong Hiến chương Liên Hiệp Quốc có nghĩa như doạ nạt, cảnh cáo và với ý là có thể hành động tức thời. Vì vậy lập luận này của Trung Quốc là không đúng.

Trung Quốc cũng cho rằng những hành động đó xâm phạm an ninh của Trung Quốc, vì vậy không “tính đến các quyền và các nghĩa vụ của nước ven biển” như điều 58 của UNCLOS đòi hỏi[8]. Tuy nhiên, quy định của UNCLOS về an ninh trong vùng đặc quyền kinh tế không khác với trong biển cả. Ngoài việc không cản trở các hoạt động kinh tế và không gây thiệt hại đáng kể cho tài nguyên, không có quan niệm chung thế nào là “tính đến các quyền và các nghĩa vụ của nước ven biển” trong vùng đặc quyền kinh tế[9]. Vì vậy quan điểm này của Trung Quốc không phải là quan điểm cụ thể tồn tại trong UNCLOS.

Lý do thứ ba của Trung Quốc là đo đạc, khảo sát thuỷ văn và do thám là nghiên cứu khoa học biển cho nên UNCLOS đòi hỏi là phải xin phép Trung Quốc, và những hành động đó không phải là những hành động hoà bình cho nên UNCLOS không đòi hỏi là Trung Quốc phải cho phép. Ngược lại, Mỹ cho là những hành động đó không phải là nghiên cứu khoa học biển mà là đo đạc và những hoạt động quân sự mà UNCLOS không cấm trong vùng đặc quyền kinh tế của nước ven biển.
3 Biến vùng đặc quyền kinh tế thành vùng đặc quyền quân sự

Ngày nay, nỗ lực lớn nhất để thay đổi tập quán quốc tế về vùng đặc quyền kinh tế là từ Trung Quốc.

Năm 2002, Trung Quốc ban hành một đạo luật dựa trên luật 1998 của nước này về vùng đặc quyền kinh tế, cấm các nước khác khảo sát, đo đạc trong vùng đặc quyền kinh tế của Trung Quốc.

Mục đích của Trung Quốc là biến vùng đặc quyền kinh tế của nước này thành vùng đặc quyền quân sự. Trong tình hình hải quân Trung Quốc chưa mạnh bằng hải quân Mỹ nhưng mạnh hơn hải quân của các nước Á Đông, có thể ngoại trừ hải quân Nhật, vùng đặc quyền quân sự đó sẽ thuận tiện cho chiến lược biển của Trung Quốc nói chung và chủ trương của Trung Quốc đối với Biển Đông nói riêng.

Có vẻ như là Trung Quốc muốn sử dụng những quy định trong UNCLOS về tài nguyên và kinh tế cho mục đích ngăn cấm những hoạt động đi lại, do thám có tính quân sự của các nước khác trong vùng đặc quyền kinh tế của nước này.

Khác với Trung Quốc, nhu cầu của Mỹ từ xưa tới nay luôn luôn là tự do hàng hải trên biển. Một trong những nhiệm vụ của hải quân Mỹ là bảo đảm tự do hàng hải cho Mỹ, cho đồng minh của Mỹ và cho những hoạt động kinh tế quan trọng với Mỹ một cách trực tiếp hay gián tiếp. Mặt kia của vấn đề, tự do hàng hải là điều cần thiết cho hoạt động của hải quân Mỹ. Vì vậy, Mỹ luôn luôn chống những chính sách của những nước khác có khả năng làm giảm tự do hàng hải.
4 Lựa chọn cho Việt Nam về hoạt động quân sự trong vùng đặc quyền kinh tế

Câu hỏi cho Việt Nam là nên ủng hộ tập quán quốc tế là các nước trên thế giới có quyền hoạt động quân sự trong vùng đặc quyền kinh tế của nước ven biển, hay ủng hộ quan điểm của Trung Quốc và một số ít các nước khác?

Hiện nay dù Việt Nam có quyền thì cũng không có nhiều khả năng hay nhu cầu để hoạt động quân sự bên trong vùng đặc quyền kinh tế của các nước khác, nhất là bên ngoài Biển Đông.

Ngược lại, nhiều nước trên thế giới có khả năng hoạt động quân sự bên trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Thoạt nhìn thì có vẻ như là quan điểm như của Trung Quốc sẽ cản trở những nước này hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, và như vậy tốt cho quyền lợi của Việt Nam.

Tuy nhiên, trên thực tế thì không hẳn như vậy vì những lý do sau.

Thứ nhất, giả sử Việt Nam có ủng hộ quan điểm không cho các nước khác quyền hoạt động quân sự, khảo sát, đo đạc, do thám trong vùng đặc quyền kinh tế của mình đi nữa thì trên thực tế điều đó cũng không đem lại nhiều lợi ích cho Việt Nam. Lý do là ranh giới lưỡi bò của Trung Quốc lấn sâu vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, Trung Quốc sẽ không công nhận vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam mà sẽ cho rằng phần lớn vùng biển đó là của Trung Quốc, và Trung Quốc vẫn sẽ có hoạt động quân sự trong phần lớn vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

Như vậy, ủng hộ quan điểm của Trung Quốc sẽ không có nhiều ích lợi cho Việt Nam mà có ích cho Trung Quốc nhiều hơn. Giả sử Trung Quốc công nhận vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý từ lãnh thổ không bị tranh chấp của Việt Nam thì Việt Nam còn có thể ủng hộ quan điểm của Trung Quốc về quy chế vùng đặc quyền kinh tế.

Thứ nhì, nếu Trung Quốc thành công trong việc biến vùng đặc quyền kinh tế của họ thành vùng đặc quyền quân sự của họ thì điều đó sẽ tăng khả năng cho việc họ đòi hỏi là vùng biển bên trong ranh giới lưỡi bò cũng là vùng đặc quyền quân sự của họ, và tăng khả năng họ thành công trong đòi hỏi đó.

Thứ ba, không có nước nào bên ngoài Biển Đông (mà chỉ có những nước bao quanh Biển Đông) đe doạ trực tiếp và hiện hữu cho sự vẹn toàn lãnh thổ và chủ quyền của Việt Nam. Ngay cả những nước Đông Nam Á trong tranh chấp Biển Đông cũng không có yêu sách trong vùng đặc quyền kinh tế tính từ lãnh thổ không bị tranh chấp của Việt Nam. Vì vậy, nếu những nước này có hoạt động quân sự trong vùng đặc quyền kinh tế này mà không gây thiệt hại cho kinh tế và tài nguyên, như UNCLOS đòi hỏi, thì điều đó không là thiệt hại cho Việt Nam.

Vì những lý do trên, Việt Nam tuyệt đối không nên ủng hộ quan điểm của Trung Quốc mà nên ủng hộ việc duy trì tập quán quốc tế. Tuy nhiên, với thực trạng quan hệ với Trung Quốc, Việt Nam cần phải ủng hộ việc duy trì tập quán quốc tế một cách khéo léo để tăng tối đa lợi ích cho mình và giảm tối thiểu những hệ quả có hại cho mình.
5 Lựa chọn cho Việt Nam về phạm vi vùng đặc quyền kinh tế của mình

Dù nước ven biển không có độc quyền quân sự trong vùng đặc quyền kinh tế, vùng này vẫn hết sức quan trọng.

Thế nhưng Việt Nam chưa bao giờ công bố bản đồ hay phạm vi cụ thể nào cho vùng đặc quyền kinh tế của mình. Trên nguyên tắc, đó là một điều bất lợi cơ bản cho việc bảo vệ quyền chủ quyền trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Trên thực tế, với thực trạng Trung Quốc có chủ trương và hành động cụ thể để chiếm 75- 80% diện tích trên Biển Đông, xâm phạm nghiêm trọng vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, sự chưa công bố này lại càng gây bất lợi nghiêm trọng hơn.

Vì các đảo Hoàng Sa, Trường Sa đang trong tình trạng tranh chấp, vì hiệu lực để tính vùng đặc quyền kinh tế cho các đảo này chưa được xác định và chưa được các nước trong khu vực công nhận, vì vùng đặc quyền kinh tế cho các đảo này sẽ nằm chồng lấn lên vùng đặc quyền kinh tế từ lãnh thổ không bị tranh chấp của các nước khác, Việt Nam có thể tuyên bố là sẽ công bố phạm vi vùng đặc quyền kinh tế cho các đảo này sau. Như vậy sẽ phù hợp với tinh thần của Tuyên bố 2002 của ASEAN và Trung Quốc về quy tắc ứng xử về Biển Đông.

Nhưng Việt Nam cần phải yêu sách phạm vi cụ thể cho vùng đặc quyền kinh tế từ lãnh thổ không bị tranh chấp của mình càng sớm càng tốt. Trong việc này, Việt Nam phải lựa chọn giữa 2 phương cách.

Phương cách thứ nhất là yêu sách phạm vi cụ thể cho vùng đặc quyền kinh tế tính bằng khoảng cách 200 hải lý từ đường cơ sở 1982 của Việt Nam.

Tuy nhiên, đường cơ sở 1982 của Việt Nam không phù hợp với UNCLOS ở một số điều quan trọng và nằm xa bờ một cách đáng kể so với một đường cơ sở phù hợp với UNCLOS. Trong vòng 2 năm từ khi Việt Nam công bố đường sơ sở 1982, Mỹ, Trung Quốc, Pháp, Cộng hoà Liên bang Đức, Thái Lan phản đối đường sơ sở này[10].

Một số khuyết điểm của đường cơ sở 1982 của Việt Nam tương đương với một số khuyết điểm của dự luật HB 3216 của Philippines về đường cơ sở của nước này[11]. Philippines đã bác bỏ dự luật này.

Khả năng là một vùng đặc quyền kinh tế tính bằng khoảng cách 200 hải lý từ đường cơ sở 1982 sẽ không được nhiều nước chấp nhận, thậm chí có thể sẽ bị nhiều nước phản đối.

Nếu yêu sách của Việt Nam đối với vùng đặc quyền kinh tế không được nhiều nước chấp nhận, hay bị nhiều nước phản đối, thì yêu sách đó khó có thể đóng góp cho việc bảo vệ quyền chủ quyền của nước ta.

Bản đồ SEQ Bản_đồ \* ARABIC 1: Đường cơ sở 1982 của Việt Nam.
(Click vào bản đồ để xem hình lớn hơn)

Phương cách thứ nhì là yêu sách phạm vi cụ thể cho vùng đặc quyền kinh tế tính bằng khoảng cách 200 hải lý từ những đường ad hoc (những đường biên trong sự việc này) phù hợp với các quy định của UNCLOS về đường cơ sở. Các đường ad hoc (đường biên trong sự việc) này có thể là ngấn thuỷ triều thấp của đất liền, của các đảo ven bờ, và của các đảo trong các nhóm Côn Đảo, Phú Quý, đơn giản hoá một cách phù hợp với quy chế đường cơ sở thẳng bình thường của UNCLOS[12]. Phương cách này cho phép Việt Nam yêu sách phạm vi cụ thể cho vùng đặc quyền kinh tế ngay cả khi đường cơ sở 1982 chưa được chỉnh sửa, vì phạm vi đó sẽ không cách đường cơ sở 1982 hơn 200 hải lý.

Bản đồ SEQ Bản_đồ \* ARABIC 2: Vùng đặc quyền kinh tế của các vùng lãnh thổ không bị tranh chấp, tính từ ngấn thủy triều thấp. Ranh giới lưỡi bò xân phạm phần lớn vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, Philippines, Brunei và Malaysia.

Vùng đặc quyền kinh tế tính bằng phương cách này sẽ phù hợp với UNCLOS, sẽ không gây ra hay chỉ gây ra ít tranh chấp với các nước ASEAN do chồng lấn, và, quan trọng nhất, sẽ công bằng.

Như vậy, phạm vi vùng đặc quyền kinh tế đó sẽ được nhiều nước công nhận và sẽ góp phần quan trọng cho việc bảo vệ quyền chủ quyền của Việt Nam trong vùng đặc quyền kinh tế hợp pháp và công bằng của nước ta. Cụ thể là Việt Nam sẽ có một ranh giới công bằng, hợp pháp và được nhiều nước chấp nhận cho vùng đặc quyền kinh tế của mình để góp phần đối trọng với những yêu sách không thể chấp nhận được của Trung Quốc dựa trên ranh giới lưỡi bò – một ranh giới mập mờ, không công bằng, không phù hợp với luật pháp và không thể chấp nhận được.

Các tác giả xin cảm ơn Hoàng Việt về một số góp ý

* Dương Danh Huy, Lê Minh Phiếu, Phạm Thu Xuân (Quỹ Nghiên cứu Biển Đông)
[1] Xem đường link

[2] Công ước về lãnh hải 1958, Điều 14

[3] UNCLOS, Điều 21. Để đọc toàn văn Công ước, này, vui lòng click tại đây http://tuanvietnam.net/vn/tulieusuyngam/6032/index.aspx

[4] The Exclusive Economic Zone: A historical perspective, S.N. Nandan, Under Secretary-General, Special Representative of the Secretary-General for the Law of the Sea, FAO Corporate Document Repository, http://www.fao.org/docrep/s5280T/s5280t0p.htm

[5] Military and intelligence gathering activities in the EEZ: definition of key terms, Moritaka Hayashi, School of Law, Waseda University, Japan, 2004, http://www.southchinasea.org/docs/ScienceDirect%20-%20Marine%20Policy%20%20Military%20and%20intelligence%20gat.htm

[6] Military and intelligence gathering activities in the EEZ

[7] Military and intelligence gathering activities in the EEZ

[8] Military and intelligence gathering activities in the EEZ

[9] Military and intelligence gathering activities in the EEZ

[10] Straight baselines of Vietnam, Johan Henrik Nossum, Dissertations & Theses Nọ 12/2000, Department of Public and International Law, University of Oslo, 2000

[11] http://tuanvietnam.net/vn/tulieusuyngam//6082/index.aspx

[12] UNCLOS, Điều 7

Uy tín của chính khách 032109

Filed under: chính sách,chính trị — ktetaichinh @ 2:53 pm
Tags: , ,

(TuanVietNam)- Theo dõi các phiên chất vấn, ngoài việc nắm bắt thông tin, cử tri còn dõi theo năng lực, bản lĩnh cũng như tinh thần dám làm, dám chịu của các tư lệnh ngành.

Chưa đầy đủ

Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Ngân. Ảnh Tuổi Trẻ

Đó là cụm từ Bộ trưởng Lao động Thương binh và Xã hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhắc đến nhiều lần trong phiên trả lời chất vấn trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội sáng qua, 20/3.

Không hài lòng với báo cáo chung chung của Bộ trưởng, đại biểu Nguyễn Minh Thuyết, Lạng Sơn muốn biết chính xác bao nhiêu địa phương trong số 63 tỉnh, thành có sai phạm khi triển khai chính sách hỗ trợ người nghèo ăn Tết, việc xử lý tới đâu?

“Về danh sách mà đại biểu Thuyết yêu cầu chúng tôi có hết, nhưng nếu để kể ra tỉnh nào, xã nào thì rất mất thời gian, thực ra bây giờ thống kê chưa đầy đủ. Còn việc xử lý cán bộ có sai phạm, chúng tôi nhận được báo cáo chưa đầy đủ”, Bộ trưởng nhỏ nhẹ đáp lời.

Dự báo, khoảng 300.000- 400.000 lao động mất việc làm trong năm 2009. Con số này khi công bố trên báo chí đã gây tranh luận. Nhiều tổ chức quốc tế tại Việt Nam cho rằng thực tế sẽ cao hơn rất nhiều. Chính Bộ trưởng Ngân cũng thừa nhận, “ta không quản lý được lao động tự do, nhất là lao động ở khu vực hợp tác xã, làng nghề”.

Con số, dữ liệu ở cả quá khứ và hiện tại là “nguyên liệu” để chế thành món ăn có tên “dự báo”. Chúng ta đã có không ít bài học xương máu vì những yếu kém trong công tác dự báo. Việc hiện nay chúng ta chỉ nêu ra được chính sách hỗ trợ cho lao động trong doanh nghiệp, vì không có được con số lao động tự do là một ví dụ cho thấy, có những con số nếu không thống kê được sẽ ảnh hưởng tới việc xây dựng chính sách, từ đó, ảnh hưởng trực tiếp tới người dân.

Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Ngân nhã nhặn, sắp tới sẽ có số liệu thống kê về lao động, việc làm để báo cáo với Quốc hội. Chính phủ cũng đã cho phép Bộ lập trung tâm dự báo thị trường lao động.

Dẫu thế, chừng nào còn phụ thuộc và chờ đợi kiểu “nếu như từng xã làm việc nghiêm túc, từng huyện làm nghiêm túc, từng tỉnh có báo cáo chúng ta có thể có một con số khá là yên tâm” như Bộ trưởng nói, và không có chế tài kiểm tra, đôn đốc đi cùng, thì điều này không dễ thành hiện thực.

Cũng phải nói thêm rằng, việc làm là một chính sách lớn trong Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội quốc gia, vậy một Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội có thể quyết được không? Cũng như nhiều quốc gia trên thế giới, Chính phủ đang rốt ráo chống đỡ cơn bão suy thoái, vì nó mà hàng vạn người bị thất nghiệp. Liệu những quyết sách đang nhắm đến có góp phần giúp các doanh nghiệp trong nước trở nên cạnh tranh hơn hay không? và tác động của chính sách này có tạo thêm việc làm mới không?

Né tránh

Bộ trưởng Võ Hồng Phúc

Dạn dày kinh nghiệm chính trường, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Võ Hồng Phúc luôn nổi trội và ấn tượng trong các phiên chất vấn và trả lời chất vấn.

Có lẽ cái nổi trội đáng nể là Bộ trưởng luôn trả lời linh hoạt hầu hết các câu hỏi của đại biểu, không ít câu sắc sảo, trực diện và rất xoáy.

Liên quan đến gói kích cầu 17.000 tỷ đồng (tương đương 1 tỷ USD) đại biểu Ngô Văn Minh (Quảng Nam) băn khoăn không biết khoản tiền này nằm ở đâu trong ngân sách Nhà nước. “1 tỷ USD này tôi không hiểu nằm như thế nào ở trong ngân sách và Chính phủ có thẩm quyền quyết định hay phải chờ Quốc hội”, ông Minh xoáy.

Tư lệnh ngành Kế hoạch – Đầu tư gần như ngay lập tức biện giải: “Tôi cho rằng việc này cần xử lý khẩn cấp nên Chính phủ làm như vậy, tôi cho là rất đúng quy trình, việc này sẽ báo cáo Quốc hội ở kỳ họp sau.

Lưu loát. Tự tin. Nhưng gần suốt hai giờ đồng hồ, Bộ trưởng Kế hoạch – Đầu tư đã “quên” không trả lời câu hỏi về những giải pháp cụ thể để đảm bảo chống thất thoát, tham nhũng trong sử dụng số tiền ngân sách lớn như vậy, cũng như câu hỏi về trách nhiệm.

Trước câu hỏi của đại biểu Nguyễn Minh Thuyết: “Tôi đề nghị Bộ trưởng nói rõ hơn khi thực hiện gói kích cầu lớn như thế này thì chúng ta có thực hiện biện pháp gì đặc biệt hơn không để đảm bảo không thất thoát, đảm bảo chống tham nhũng”; ông bảo việc này Thống đốc Ngân hàng Nhà nước được giao trách nhiệm và sẽ có giải pháp.

Đối với câu hỏi Chủ nhiệm Ủy ban tài chính Ngân sách Phùng Quốc Hiến về những nguyên nhân nào dẫn đến giải ngân trái phiếu chính phủ chậm và có nguyên nhân nào thuộc về trách nhiệm của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hay không? Quả bóng trách nhiệm cũng được chuyền đi nhịp nhàng: “Chúng ta có những vấn đề thuộc về thẩm quyền của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, của Chính phủ thì Chính phủ đã cố gắng làm hết sức để cởi, nhưng có những vấn đề đụng đến luật thì chúng ta phải sửa luật”.

Quyết tâm, nhưng…

Bộ trưởng Hoàng Anh Tuấn

Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh có 7 phút nói về thực trạng di tích văn hóa bị xâm phạm trước khi trả lời chất vấn trực tiếp.

Có phần hơi dài dòng, nhưng người đứng đầu ngành văn hóa đã nhìn ra những thiếu sót của ngành, cả những bức xúc mà ngành văn hóa chưa thể giải quyết: “Văn hóa nói chung là mặt trận, xây dựng và phát triển văn hóa là sự nghiệp cách mạng lâu dài, bền bỉ, gian khổ, những vấn đề này ra chúng tôi đều thấy cả, thấy hết và chúng tôi cũng có quyết tâm nhưng đòi hỏi phải có thời gian”.

Có lẽ bộ trưởng quên rằng, thời gian không chờ đợi ai cả. Sau tháng, sau năm, thậm có thể chỉ là đơn vị ngày, những di tích cứ dần bị phá hỏng bởi vô vàn lý do… Liệu các di tích văn hóa có “đợi” được đến ngày cơ quan quản lý cảm thấy là đã đủ thời gian hay không?

Bộ trưởng “nhức nhối lắm” việc một số nhà xuất bản cho phát hành truyện tranh của thiếu nhi có ảnh khỏa thân. Nhưng cái nhức nhối ấy có thể là lực đẩy, bệ phóng để xử lý vấn đề này? Không đại biểu nào hỏi câu đó.

Nhưng cái cách Bộ trưởng nhìn nhận về trách nhiệm của bộ trong việc này lại là một câu trả lời hoàn hảo: “Theo luật và theo các văn bản quy định thì trách nhiệm chính là thuộc các cơ quan chủ quản… Vừa rồi những nơi nào làm sai đến mức nào thì có xử lý đến mức đó, nhưng ở đây chúng tôi cũng muốn tăng cường hơn nữa vai trò của các cơ quan chủ quản. Ví dụ các nhà xuất bản của các địa phương hoặc các nhà xuất bản của các bộ, ngành thì trách nhiệm là của các bộ, ngành, các địa phương. Còn Bộ Thông tin và Truyền thông với vai trò quản lý Nhà nước, chúng tôi đề ra một số tiêu chí để cấp phép cho các nhà xuất bản còn nội dung cụ thể thì trách nhiệm đã phân rất rõ đối với các bộ chủ quản và địa phương”.

Cho nên cảm giác “vẫn còn bộn bề lắm” của Chủ tịch Nguyễn Phú Trọng cũng là cảm giác của không ít người khi nghe Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh trả lời chất vấn.

*
Hồng Hà

March 25, 2009

Interview of Ms. Ton Nu Thi Ninh, Vice Chairwoman of the Foreign Affairs Committee

Filed under: chính trị,thông tin — ktetaichinh @ 11:58 pm
Tags: ,

Question 1: Viet Nam has recently turned down US Representative Loretta Sanchez’s visa application to visit Viet Nam. Why?
Answer:
In the past years, Viet Nam – US relations have witnessed encouraging advances in many fields and through different channels, including that between the US Congress and the Vietnamese National Assembly, as demonstrated by the increasing number of US Congressmen who visit Viet Nam and vice-versa. For the sake of promoting relations of cooperation based on an equal footing, mutual benefit and mutual respect, Viet Nam’s National Assembly extends consistent support to US – Viet Nam exchanges and dialogue conducted in an open spirit and with good will. In that spirit, Viet Nam has welcomed many US Congressional and staff delegations. Regrettably however, Ms. Loretta Sanchez altogether lacks objectivity and good will toward Viet Nam. The Vietnamese National Assembly and Vietnamese public opinion share the view that a visit to Viet Nam by Ms. Loretta Sanchez would not serve Viet Nam – US relations.
Question 2: Would it not help Representative Loretta Sanchez gain a better understanding of Viet Nam and its policies if she were allowed to visit Viet Nam?
Answer:
Ms. Loretta Sanchez has already had two opportunities to visit Viet Nam in 1999 and 2000. Differences of views on specific issues are a normal thing between nations and states and we have had frank and constructive discussions with US Congressional delegations, including some who in fact disagreed with us. However, Ms. Loretta Sanchez has never shown any constructive objectivity or any real interest in moving the bilateral relations forward both during those two visits and in her subsequent deeds and statements. Regrettably, we cannot but conclude that thus far, such a visit would not serve any useful purpose either for Viet Nam or for Viet Nam – US relations.
Question 3: Are you not worried that the decision not to grant an entry visa to Representative Loretta Sanchez might send a negative message about Viet Nam’s openness?
Answer:
I believe that most Americans wish to set the past aside and to develop relations with Southeast Asian nations including Viet Nam. That a handful of people keep trying to oppose such relations cannot and should not be allowed to undermine the broad interest of strengthening the equal and mutually beneficial bilateral cooperation. I am travelling in the US in December and would be prepared to meet with Representative Loretta Sanchez if she deemed it might help narrow down differences and find common ground.
VNA’s Interview with Madame Ton Nu Thi Ninh, Vice-chair, Foreign Affairs Committee, National Assembly of Vietnam on US Congresswoman Loretta Sanchez’s remarks with the press in Hanoi (6 April, 2007)
Question: What do you have to say about Congresswoman Loretta Sanchez’s harsh criticisms about democracy and human rights in Vietnam?
Answer: First, that Ms Loretta Sanchez has never come to Vietnam with an open and objective mind, seriously looking at the whole picture. She does not come to observe and discuss but to follow a set activist agenda, dictated by an extremist minority of her constituents in California, who are mired in the past. It is regrettable that instead of responding to the forward looking but less vocal majority of her constituents, she chooses to remain hostage to the backward looking minority. Her gloomy, alarmist pronouncements on the situation in Vietnam were to be expected.
On the other hand, Congresswoman Loretta Sanchez turns a blind eye to Vietnam’s own concerns in the area of human rights. She turned down or ignored requests by the Vietnam Veterans Association and the Association of Victims of Agent Orange/dioxin to meet with her on the latter issue or to visit the Friendship Village where victims of Agent Orange are taken care of.
Moreover, while in Vietnam her misplaced behaviour amounts to blatant interference in our internal affairs under the pretext of “bringing democracy” to Vietnam from outside. She is doing a disservice to US-Vietnam relations. We believe only in homegrown democracy, and the times are long past when developing nations supposedly needed to be enlightened and saved by developed nations. It is puzzling to us that elected officials like Ms Loretta Sanchez focus so much attention and devote such energy on human rights in Vietnam, i.e. abroad. Perhaps some of that attention and energy could be more constructively and appropriately directed closer to home, for example towards Guantanamo.
Question: Is the US Congressional delegation’s visit therefore unproductive?
Answer: I don’t think so. The delegation includes three other members of Congress from the Armed Services Committee, two of whom belong to the US-Vietnam Caucus in the House of Representatives. We had constructive discussions on the many aspects of the overall bilateral relationship, including on security and MIA cooperation as well as economic and trade ties. We welcome this first delegation from the new Congress, especially because it is the first delegation from the Armed Services Committee which we consider as a practical step to implement the joint undertaking adopted a year ago by the Speakers of the two countries to foster contacts and interaction between American and Vietnamese lawmakers in the interest of the expanding and deepening US-Vietnam relationship./.

Vietnam ambivalent on Le Duan’s legacy

Filed under: chính trị,thông tin — ktetaichinh @ 11:57 pm
Tags: ,

By Quynh Le
BBC Vietnamese Service

Le Duan led the Communist Party for 26 years
Le Duan, who died 20 years ago this month, was arguably the second most powerful Vietnamese leader in the 20th century, although less known to the West than Ho Chi Minh or Vo Nguyen Giap.
As general secretary of the Vietnamese Communist Party for nearly three decades, he was one of the principal architects of the communist victory in the Vietnam War.
His post-war spell in power was characterised by crisis on the economic front, a strong pro-Soviet shift in foreign policy, and diplomatic isolation following Vietnam’s occupation of Cambodia.
His death in July 1986 opened the door for the enactment of doi moi (renovation) policy, which signalled the country’s departure from the old Stalinist-Maoist model.
Twenty years on, the memory of this enigmatic figure still creates ambivalence among the wider population.
Revolutionary
Born in 1907 in Quang Tri province, Le Duan was a founding member of the Indochinese Communist Party (ICP) in 1930.
His formative years were spent in colonial jails, which served to shape him into a determined and implacable revolutionary. Released in 1945 when Vietnam regained formal independence, Le Duan quickly rose through the party ranks.
In 1960 he was elected general secretary of the Communist Party, the post he would hold until his death.
From the outset, Le Duan believed that a policy of armed struggle in the South was the only way to achieve national unification.
Initially the party leadership refused to agree a shift to a militant policy. However, the anti-communist campaign in the South intensified, bringing heavy consequences for the revolutionary movement there.
As a result, Hanoi endorsed the policy of more aggressive action, agreeing to send troops and supplies to the South.
The decision – which was passed against the wishes of many in the party who thought the move was premature – reflected the prevailing pressures of southern revolutionary leaders, including Le Duan, who felt it was their duty to defeat the US and its South Vietnamese allies.
It was Le Duan’s first major victory within the party, and it would not be his last.
Pushed aside
Within the first few years of his role as general secretary, Le Duan became the most powerful figure in Hanoi, enlisting support from many allies.

Some felt Ho Chi Minh was marginalised by Le Duan
According to the biographer William Duiker, from the late 1950s Ho Chi Minh’s role was largely ceremonial, with him increasingly delegating authority to his senior colleagues in the party and the government.
Although Ho’s international prestige and experience meant that he became Hanoi’s chief diplomat, real power at home rested with Le Duan and his trusted deputies.
Other veterans of the revolution were pushed aside as well.
Pham Van Dong, prime minister for more than 30 years, is said to have remarked that he was probably the longest-serving prime minister in the world, but also the most powerless. Vo Nguyen Giap, the architect of the Dien Bien Phu victory over the French, was also sidelined.
By the late 1960s, Le Duan and his allies were able to establish ultimate authority in the party.
Ambivalence
There are different assessments of how that power was put to use.

After Le Duan’s death, the doi moi policy brought economic growth
The official rhetoric about Le Duan as “a bright example in revolutionary virtues for everyone to follow” does not satisfy those who blamed his clique’s disastrous policies for severe post-war conditions and the flight of hundreds of thousands of “boat people”.
Even the communist leaders did not find it easy to deal with the memory of Le Duan.
In the 1990s, a memoir written by Tran Quynh, former secretary for Le Duan and later vice-prime minister, was circulated underground in Hanoi.
In it, the author said that after Le Duan’s death, “many of the country’s leaders, who had applauded the general secretary and never dared to criticise him, now turn a blind eye to the smear campaign against Le Duan”.
There is a reason for such a level of ambivalence. Le Duan’s ambitious programmes intensified divisions within the leadership and alienated segments of the population.
During his tenure, Le Duan found enemies almost everywhere and power became centred in his hands and among few of his confidants.
The general feeling was that political power should have been more evenly shared.
It is no coincidence that since 1986, the country’s top three posts have been divided among the North, Central and South regions – although last month, for the first time since unification, two southerners were chosen to lead the country.
Despite, or perhaps because of, this ambivalence, Vietnam has not seen a critical reassessment of Le Duan and of the pre-reform decades.
The state, in seeking to maintain political stability, does not encourage it. Nor does it seem that at the moment there is strong social demand to bring the past into public debate.
At school, students are not taught about some uncomfortable episodes in the country’s recent history. But sooner or later, Vietnam will have to come to terms with the past by re-examining the enduring effects of Le Duan’s regime.

Ho Chi Minh under TIME magazine

Filed under: chính trị,thông tin — ktetaichinh @ 11:57 pm
Tags: ,

Ho Chi Minh under TIME magazine
Born May 19, 1890 in Nghe An province
1930 Founds the Communist Party of Vietnam
1941 Starts Viet Minh independence movement
1954 Viet Minh defeat French at Dien Bien Phu; country divided after Geneva Accords, with Ho as President of the North
1956 War with South begins; U.S. sends troops in 1965 to fight Viet Cong insurgents
1969 Dies Sept. 2 in Hanoi, six years before North wins the war

Vietnam’s independence leader was a hero to his countrymen, a wise uncle to friends and a monster to enemies
By BUI TIN

Ho Chi Minh was a friend of my father’s. They lived side-by-side in the jungle during the resistance struggle. Over the years, they exchanged poems. I recall vividly the poem Ho dedicated to my father in 1948:

The mountain birds sing at my windows

The spring flowers flutter down on my inkwell

The panting horses bring news of victories

And my thoughts go to you with this poem

Isn’t it touching that Ho should write this in the jungle in the midst of the resistance? And when my father died in April 1955, it was Ho who came to console my family. He arranged the funeral and granted my father’s wish that he be buried not in the official cemetery, as befitting a former president of the National Assembly, but in our village. That’s the way Uncle Ho was.

Communist propaganda elevates Ho to the status of sage, national hero, saint. He has become the Strategist, the Theoretician, the Thinker, the Statesman, the Man of Culture, the Diplomat, the Poet, the Philosopher. All these names are accompanied with adjectives like “legendary” and “unparalleled.” He has become Ho the Luminary, Ho the Visionary. Peasants in the South build shrines to him. In the North old women bow before his altar, asking miracles for their suffering children.

Others–boat people, anti-communist fanatics, those who suffered in the re-education camps–see him in a negative light. They label him the enemy of the nation, the traitor who sold out Vietnam, the source of all misery.

What is the truth? It is difficult to know because Ho’s life is shrouded in shadows and ambiguities. Even the date of his birth has been obscured by the authorities, who believe this uncertainty will somehow add to his mystique. The official date is May 19, 1890, but archives in Paris and Moscow show six different dates from 1890 to 1904.

Similarly, Ho’s official biography says that he left Saigon in 1911 on a French boat in order to rescue the revolutionary cause, which had stalled. But recent scholarship indicates that his motivations may have been quite different. We now discover that Ho’s father, a mandarin in Binh Dinh province, had been cashiered by the French after beating a peasant to death while drunk. Shamed, he fled to the South to eke out a miserable living practicing traditional medicine. Ho was so shocked by this that he left school early to petition, in vain, to have his father reinstated. Ultimately Ho went abroad, where he worked as a cook, a street cleaner, a photographer. And only in Europe, in 1918, did he begin his political education, when he was welcomed into French socialist circles.

There is more ambiguity–more shadows and fog–in the official biographies regarding the period from 1934 to 1938. Recently opened archives in Moscow show that Ho was subjected to Stalinist discipline there. He was required to undergo re-education for failing to display the proper class spirit and identify with the international proletariat.

Ho himself aided in the creation of his myth. A booklet written in 1948 under the name of Tran Dan Tien describes President Ho as a modest man of the people who was nonetheless the father of the nation and a hero greater than Le Loi and other luminaries of Vietnamese history. When in 1990 I pointed out that Tran Dan Tien was a pseudonym used by Ho and thus Ho was praising himself, I was called a traitor and berated for attempting to tarnish the image of Uncle Ho.

Perhaps the most serious charge facing Ho is that he was responsible for starting a brutal and fratricidal war. The truth is that he did all he could to avoid war. The responsibility for the war falls to the French and to Charles de Gaulle, who wanted to re-establish the French Empire after World War II. Even the French communists rallied to support this policy. And what about the Americans? Truman abandoned Roosevelt’s anti-colonial policy and supported French imperial aspirations. And who undermined the 1954 Geneva Accords and prevented the general elections in 1956? U.S. officials, who also ignored letters from Ho pleading for support.

The policies of the Western democracies pushed Ho and his people into the open arms of the Soviet Union and China. He took their tanks, ships, airplanes and missiles, but he refused to allow foreign combat troops on Vietnamese soil. And he declined Russian and Chinese advice on how to conduct the war. The Russians did not want him to fight for the liberation of South Vietnam because they feared an escalation of the war with the U.S. might lead to international catastrophe. And the Chinese favored a long, patient guerrilla war. But Ho and his crowd decided to follow their independent course on the war and thus bear some responsibility for it.

Ho made other mistakes. It was he who wholeheartedly adopted a Stalinist political and economic model for Vietnam. Thus, there was the development of heavy industry, hasty collectivization, the elimination of the bourgeoisie, the starting of concentration camps and the mistreatment of intellectuals. All those policies led to disaster. Ho later took responsibility for them.

Had Ho lived to see the fall of Saigon and the liberation of the South, would things have worked out differently? Would the re-education camps have been avoided? Or the exodus of the boat people? Or the occupation of Cambodia and the war with China? Would Vietnam have suffered economic isolation during the 1980s? I think Ho would have avoided these disasters. He always cautioned people not to lose their heads after a victory. Had there been proper leadership, victory could have been managed more smoothly and the country more readily accepted into the international community.

In Hanoi these days the leadership is using Ho’s name to justify its policies, as if he were still alive. What would Ho have thought of doi moi, Hanoi’s half-baked economic reform plan? Would he have seen it as a forced marriage between socialism without soul and capitalism without backbone? Perhaps. The government should not use Uncle Ho, cold in his tomb, as a defense against the opposition forming around such people as the mathematician Phan Dinh Dieu or the physicist Nguyen Thanh Giang.

In times like these I have a great desire to approach Ho–our luminous Uncle Ho–to ask him to clarify his famous slogan: “Nothing is more precious than independence and freedom.” Does this mean the collective freedom of the kind being fostered by the regime’s intellectuals at the Marx-Lenin Institute in Hanoi and not individual and civic freedoms? If so, the heroic people of Vietnam are two centuries behind the times. Poor Vietnam! Poor old Uncle Ho!

Translated by Phuong Nga and Barry Hillenbrand. Bui Tin, a refugee living in France, is a former North Vietnamese colonel and deputy chief editor of Nhan Dan, the Communist Party newspaper

Next Page »

Create a free website or blog at WordPress.com.