Ktetaichinh’s Blog

November 27, 2009

Vietnam’s Devaluation Alarms Rival Exporters

Filed under: Uncategorized — ktetaichinh @ 3:40 am
Tags:

By JAMES HOOKWAY in Hanoi and ALEX FRANGOS in Hong Kong

Vietnam’s decision to devalue its currency raises tensions across Asia as the region’s export-driven economies jostle for an edge amid a slow recovery in orders from the U.S. and Europe.

Vietnam shaved 5% off the value of its currency, the dong, on Wednesday, its third devaluation since June 2008. It also increased interest rates by one percentage point, to 8%. The moves were driven primarily by domestic concerns, including a need to combat speculative pressure that has weighed on Vietnam’s economy for more than a year.

Agence France-Presse/Getty ImagesA factory worker in the northern Vietnamese province of Vinh Phuc helps assemble a motor scooter. Vietnam’s currency devaluation this week gives it an edge over other Asian exporters.

vietnam

vietnam

The devaluation makes Vietnam’s manufactured goods cheaper than those of many other Asian countries, improving its relative position in global trade. That puts Vietnam in the same camp as China, another country that has kept its currency weak compared with its neighbors, sparking complaints from manufacturers and leaders in the region who want China to let its currency, the yuan, rise.

Thai Finance Minister Korn Chatikavanij, whose country has spent at least $15 billion this year to slow the appreciation of its currency and keep it competitive with the yuan, said in a phone interview Wednesday that Thailand could see some “marginal impact” in low-margin export industries such as textiles after Vietnam’s devaluation, but that he was hopeful the broader Thai economy wouldn’t be buffeted too much.

Industry leaders, however, are worried. “The Thai baht is rising too quickly in comparison with some of our competitors, and we in the private sector are telling the government that it is rising too quickly — but it seems they aren’t doing anything,” said Thamrong Tritiprasert, chairman of the footwear section of the Federation of Thai Industries, a trade association.

[vietnam currency]

He said it wasn’t just Thailand’s shoe industry that would suffer because of Vietnam’s devaluation, but potentially all industries. The two countries compete for markets for agricultural products such as rice.

Economists say Vietnam’s move is unlikely to trigger copycat devaluations elsewhere. Vietnam’s economy is relatively small, and most Asian countries are more concerned with currency policies in China — a much bigger rival than Vietnam.

But Vietnam’s actions matter a great deal in some industries, including textiles and agriculture, and could accelerate a longer-term shift of manufacturing to the country, which already has the advantage of a large and low-cost labor force. Vietnam’s exports grew faster in percentage terms than other Asian economies’ in recent years, and the country attracted more foreign direct investment in 2007 than its much-larger rival Thailand. It is among the world’s top exporters of rice, coffee and shrimp.

Vietnam has economic problems, though, many of which contributed to the decision to devalue. In sharp contrast to many other emerging markets, whose currencies have gained value against the dollar this year, Vietnam continues to face severe downward pressure on its currency, in part because it is one of Asia’s only economies with both a fiscal budget deficit and a current-account deficit.

Vietnam’s problems stem from years of rapid expansion from 2000 to 2007, when gross domestic product grew an average of 7.5% a year, making the country a darling of global investors. Policy makers were unable to manage the massive inflows of capital, and inflation began, reaching a peak of 28% in August 2008 and threatening an economic crisis.

The global credit crunch helped to ease inflation by depressing oil and food prices. But it also knocked out much of the foreign direct investment on which Vietnam had come to depend, and exports slumped. The trade deficit ballooned, reaching $10.2 billion in the first 11 months of the year, while dollar sales aimed at stabilizing the dong shrunk foreign reserves. All that — coupled with billions of dollars in spending on economic stimulus — added to the pressure on the dong.

Wednesday’s devaluation, in which the central bank lowered the midpoint of the dong’s daily trading range 5.16%, was an attempt to help stabilize the situation. The accompanying one-percentage-point rise in interest rates, in effect Dec. 1, was designed to make sure there will be no further depreciation.

“This time our solution is to strongly intervene,” State Bank of Vietnam Governor Nguyen Van Giau said.

Many economists say they are skeptical that will be enough to halt the downward pressure on the dong. “The authorities are buying themselves some time with this move,” says Tim Condon, head of Asian research at ING in Singapore. But Vietnam needs the global recovery to pick up steam to boost exports and reduce the country’s trade and balance-of-payments deficits before the situation can be remedied, he and others say.

Growth is still relatively strong in Vietnam, though, and the lower currency values could give a further shot to exporters. The World Bank expects Vietnam’s GDP to climb 5.5% this year, compared with 6.2% in 2008.

Write to James Hookway at james.hookway@wsj.com and Alex Frangos at alex.frangos@wsj.com

November 26, 2009

Việt Hoàng – Tỉ giá USD/VNĐ bao nhiêu là hợp lý?

Filed under: Uncategorized — ktetaichinh @ 2:18 pm
Tags:

Việt Hoàng
“…Điều quan trọng nhất là nhà nước cần tuyên truyền cho người dân hiểu rõ những tác động tích cực của việc giảm giá đồng tiền Việt Nam và khi thực hiện cần phải có lộ trình minh bạch, rõ ràng…”

Sau khi hạ nhiệt được một tuần sau ngày lập kỷ lục (11/11/2009) thì giá vàng và đô la lại quay lại mốc cũ với vàng là gần 29 triệu đồng/lượng và đô la chạm ngưỡng 20.000VNĐ. Có lẽ lần này giá đô la sẽ nằm luôn ở tỉ giá mới. Một câu hỏi khiến nhiều người quan tâm đó là tỉ giá giữa đồng đô la và đồng Việt Nam bao nhiêu là hợp lý?

Tôi sẽ đưa ra vài nhận định chủ quan của mình trên cái nhìn của một doanh nhân chứ không phải là cái nhìn của người làm chính trị.

Điều đầu tiên mà chúng ta phải đồng ý với nhau là bất cứ một chính sách nào của nhà nước đều có hai mặt: tích cực và tiêu cực, nhiều người có lợi và sẽ có người thiệt thòi. Tiêu chí để cho ra đời và thực thi một chính sách đó là quyền lợi của đất nước, của đa số người dân. Nếu chúng ta không đồng tình với quan điểm này thì có cãi nhau cả ngày cũng không đi đến đâu.

Hiện nay trong hoạt động của thị trường ngoại tệ tồn tại song song hai tỉ giá giữa đồng đô la và đồng Việt Nam, một tỉ giá mang nặng tính hình thức của Ngân Hàng Nhà Nước và một tỉ giá thực sự để trao đổi do thị trường “chợ đen” ấn định. Chuyện này diễn ra đã lâu đến nỗi nhiều người đã quen với chuyện đó. Thế nhưng chuyện hai tỉ giá này là hoàn toàn không bình thường, nó gây khó khăn cho các doanh nghiệp như thế nào và hạ uy tín của Ngân hàng nhà nước, chính phủ ra sao thì báo chí đã nói nhiều rồi.

Nhiều chuyên gia (trong và ngoài nước) đã tính toán rằng đồng Việt Nam đang mất giá so với đồng đô la, các tính toán này dựa hoàn toàn vào thực tế chứ không hề mang động cơ chính trị. Thế nhưng cho đến bây giờ ông Nguyễn Tấn Dũng và ông Nguyễn Văn Giàu vẫn khăng khăng rằng sẽ không phá giá đồng Việt Nam. Theo ông Nguyễn Văn Giàu giải thích thì nếu hạ giá đồng tiền Việt Nam thì tiền nợ mà chính phủ và các doanh nghiệp đã vay của nước ngoài (bằng đô la) sẽ tăng lên. Giải thích này nếu của các nhóm lợi ích thì ta không nói làm gì nhưng nếu là lập trường của chính phủ Việt Nam thì rõ ràng là không ổn.

Không hiểu ông Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xem việc phát triển kinh tế của đất nước với việc trả nợ nước ngoài thì cái nào quan trọng hơn? Nếu chính phủ Việt Nam lo việc trả nợ hơn là lo làm việc thì sẽ rơi vào vòng luẩn quẩn và sẽ không có cái đối sách thích hợp.

Tôi xin đi vào cụ thể, đầu tiên là các mặt tích cực của việc giảm giá đồng Việt Nam:

1. Khuyến khích xuất khẩu

Việt Nam là nước đang phát triển vì vậy trong thời gian trước mắt việc xuất khẩu sẽ là ưu tiên quan trọng của chính phủ. Việc đồng tiền Việt Nam (VNĐ) rẻ sẽ khiến hàng hóa Việt Nam rẻ và xuất khẩu sẽ gia tăng. Điều này cứ nhìn vào Trung Quốc là thấy rõ. Dù bị Hoa Kỳ và Châu Âu chỉ trích nhưng chính quyền Trung Quốc vẫn không chịu tăng giá đồng nhân dân tệ mà cứ để nó rẻ hơn so với thực tế cần thiết.Và mục đích là để hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc chiếm lĩnh hầu hết thị phần trên thế giới kể cả trong giai đoạn khủng hoảng vừa qua.

2. Khuyến khích phát triển sản xuất trong nước

Đặc biệt là ngành công nghiệp phụ trợ. Khi VNĐ hạ giá thì hàng nhập khẩu sẽ tăng giá và đương nhiên là hàng hóa sản xuất trong nước sẽ tăng theo. Lợi nhuận tốt sẽ kích thích sản xuất, kích thích người dân bỏ vốn sản xuất thay vì đầu tư vào đất đai hay chứng khoán hoặc găm giữ đô la, vàng…

Việc VNĐ vẫn cao như hiện nay khiến hàng nhập khẩu rẻ đã góp phần bóp chết sản xuất trong nước.

Việc giảm giá VNĐ cũng làm xì hơi bong bóng bất động sản cũng như chứng khoán. Việc giá bất động sản của Việt Nam bị thổi giá lên từ 30-50 lần theo lời một vị Đại biểu quốc hội là chuyện không bình thường và gây bất lợi cho sự phát triển kinh tế đất nước.

3. Giảm nhập siêu

Việt Nam là nước xuất khẩu nhưng năm nào cũng bị thâm thủng mậu dịch do nhập siêu quá lớn. Cộng với tham nhũng và buôn lậu hoàng hành nên hàng nhập khẩu ngày càng rẻ khiến nhập siêu càng tăng cao. Việt Nam đã tham gia vào WTO nên không thể bảo hộ mậu dịch bằng cách tăng thuế được vì sẽ đi ngược lại với các cam kết quốc tế. Việc VNĐ giảm giá sẽ tạo ra một hàng rào thuế quan vô hình làm cho hàng nhập khẩu trở nên đắt hơn và như vậy sẽ làm giảm nhập siêu.

4. Thoả mãn kỳ vọng của dân chúng

Cho dù nhà nước ra sức trấn an nhưng dân chúng Việt Nam vẫn kỳ vọng vào việc giảm giá VNĐ vì thế họ vẫn cố găm giữ đô la khiến cho thị trường ngoại tệ trở nên căng thẳng. Việc giảm giá đồng đô la có lộ trình và dứt khoát sẽ làm bình thường thị trường ngoại tệ sau khi thoả mãn kỳ vọng của dân chúng. Một tích cực nữa là khi hàng nhập khẩu đắt thì người dân sẽ quay sang dùng hàng sản xuất trong nước do giá rẻ hơn và như thế là phù hợp với khẩu hiệu “Người Việt dùng hàng Việt” của Bộ chính trị.

* * *

Bên cạnh các mặt tích cực thì việc giảm giá VNĐ cũng sẽ có nhiều tiêu cực:

1. Các nhà nhập khẩu sẽ bị ảnh hưởng

Các nhóm lợi ích này chắc chắn sẽ phản đối việc giá VNĐ giảm vì hàng nhập khẩu sẽ trở nên đắt đỏ và như vậy tiêu thụ sẽ kém đi. Thế nhưng về lâu về dài, khi kinh tế đất nước phát triển, thu nhập người dân tăng lên thì sức tiêu thụ sẽ tăng lên. Vì vậy các nhóm nhập khẩu cần chịu thiệt trước mắt để có lợi cho tương lai và đồng thời các doanh nghiệp nhập khẩu cũng cần lựa chọn các mặt hàng mà người dân thực sự cần thiết chứ không thể nhập “thượng vàng hạ cám” như hiện tại được.

2. Nợ của nhà nước vay mượn nước ngoài (bằng đô la) sẽ tăng lên

Và lấy đâu ra tiền để tăng lương cho cán bộ công nhân viên chức nhà nước?

Đây là cơ hội tốt để thực hiện việc cải cách hành chính, tinh giảm bộ máy biên chế quá cồng kềnh của chính phủ. Có cơ quan gồm 13 cấp phó, giảm bớt hai phần ba số người đó để dồn lương cho những người còn lại. Việc này không dễ làm nhưng sẽ thực hiện được nếu chính phủ có quyết tâm. Thực hiện bằng cách công khai lựa chọn như bỏ phiếu kín chẳng hạn…

Những người không ăn lương nhà nước thì hãy để thị trường tự điều chỉnh.

Còn nợ nước ngoài tăng lên vài phần trăm không đáng ngại khi kinh tế đất nước phát triển. Dám làm mới có tiền để trả nợ. Sản xuất phát triển thì thuế sẽ thu nhiều hơn và sẽ có tiền để trả nợ.

3. Ảnh hưởng đến các ngân hàng thương mại, các doanh nghiệp vay nợ nước ngoài và người dân gửi tiết kiệm bằng VNĐ

Đây là các thành phần cần được nhà nước hỗ trợ để họ tránh thiệt thòi, nhất là người dân gửi tiền tiết kiệm. VNĐ mất giá bao nhiêu phần trăm thì nên bù cho người dân bấy nhiêu phần trăm. Các nguồn cho vay của ngân hàng dành cho các doanh nghiệp sản xuất thì nên được nhà nước bù lỗ hoàn toàn còn các nguồn cho vay để đầu tư bất động sản và chứng khoán thì nhà nước dứt khoát không bù lỗ. Ngân hàng phải có trách nhiệm cho vay tiền để thúc đẩy phát triển sản xuất chứ không phải tạo bong bóng bất động sản và chứng khoán.

Như vậy tôi là người ủng hộ khuynh hướng giảm giá đồng Việt Nam.

* * *

Bây giờ câu hỏi tiếp theo là VNĐ và USD nên nằm ở tỉ giá nào thì hợp lý?

Nhiều chuyên gia đã đưa ra con số là 20.000-22.000VNĐ/1USD. Hiện tại, theo tôi, nên duy trì tỉ giá 20.000VNĐ và sẽ tiếp tục giảm từ từ đến 22.000VNĐ/1USD. Chính phủ cần có thái độ rõ ràng và dứt khoát cũng như lộ trình giảm giá VNĐ một cách công khai và minh bạch để người dân không hoang mang và thì trường không hỗn loạn như đợt tăng giá ngày 11/11 vừa rồi.

Ngân hàng nhà nước cần ấn định tỉ giá VNĐ/USD theo đúng tỉ giá cần thiết chứ không thể chạy theo thị trường chợ đen. Một tỉ giá VNĐ/USD ổn định là lý tưởng nhất để nền kinh tế phát triển ổn định và bền vững. Việc giảm giá VNĐ là việc làm bắt buộc do tình hình chung của nền kinh tế Việt Nam và thế giới.

Như đã nói ở trên, bất cứ chính sách nào cũng có hai mặt tiêu cực và tích cực. Điều đáng lo ngại nhất khi giảm giá đồng Việt Nam là việc tăng giá các mặt hàng thiết yếu như lương thực phẩm. Thế nhưng Việt Nam vẫn có thể thực hiện được việc giảm giá VNĐ do các mặt hàng chiến lược (như xăng dầu, điện, nước…) đều nằm trong tay các Doanh nghiệp nhà nước nắm giữ. Nếu các doanh nghiệp lợi dụng việc giảm giá VNĐ để thu lợi bất chính thì nhà nước cần có các biện pháp chế tài thật mạnh để răn đe.

Điều quan trọng nhất là nhà nước cần tuyên truyền cho người dân hiểu rõ những tác động tích cực của việc giảm giá đồng tiền Việt Nam và khi thực hiện cần phải có lộ trình minh bạch, rõ ràng.

Việt Hoàng

(Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên)

Nhiều cơ hội cho giá vàng tăng cao

Filed under: Uncategorized — ktetaichinh @ 4:13 am
Tags:
Chưa bao gờ thị trường vàng lại trở nên hấp dẫn như hiện nay. Tâm lý mua vào đang chiếm ưu thế trên khắp toàn cầu bởi hầu hết nhà đầu tư lớn nhỏ đều kiếm được ít nhất một lý do để nhận định dự trữ vàng không bao giờ thừa.

Vốn được xem là “vịnh tránh bão” hàng đầu dành cho giới đầu tư mỗi khi có những nỗi lo lắng đeo đẳng thị trường, giá vàng thế giới thời gian qua liên tục leo thang trước sự suy yếu của đồng USD, thâm hụt ngân sách phình to ở Mỹ, châu Âu và chính sách lãi suất thấp. Giới phân tích nhận định lo ngại một bong bóng tài sản mới sẽ hình thành và rốt cục sẽ vỡ tung, giới đầu tư quốc tế đang ồ ạt tìm đến với vàng bởi loại tài sản này được xem là có độ an toàn cao.

Giá vàng liên tục lập đỉnh mới.

Trong 5 phiên giao dịch tuần trước, giá vàng có tới bốn ngày tăng giá, điều quan trọng đó là mỗi ngày giá vàng đều lập được một kỷ lục mới. Chưa dừng lại ở đó, giá vàng phiên giao dịch đầu tuần còn thiết lập mức cao $1.174 USD một ounce. Tuy sau đó có quay đầu giảm đôi chút nhưng kết thúc phiên giao dịch giao dịch hôm qua, giá vàng vẫn chốt ở mức rất cao là 1.169,50 USD một ounce. Trong phiên giao dịch ngày hôm nay, giá vàng lại bất ngờ bật mạnh và tiến sát mốc cao kỷ lục mới là $1179/oz.

Nhiều dự đoán tích cực từ các chuyên gia

Các nhà kinh tế nhận định, vàng sẽ còn được mua vào nhiều hơn nữa và đà tăng giá hiện nay có thể kéo dài thêm một thời gian. Tính từ đầu năm đến nay, giá kim loại quý này tăng khoảng 32%.

Do vậy, các cơ quan dự đoán gần đây liên tục điều chỉnh tăng mức dự đoán của họ đối với giá vàng. JP Morgan dự báo giá vàng trung bình là $1.106 vào năm sau; Deutsche Bank cho rằng giá vàng sẽ tăng 30% vào năm 2010, lên mức $1.150; Barclays tin rằng xu hướng giá vàng là $1.500/oz vào năm sau.

Trong báo hàng quý về hàng hóa gần đây nhất, Standard Chartered dự đoán giá vàng sẽ hoạt động tốt nhất là trong quý 4 của năm tới vì ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tiếp tục kéo nền kinh tế toàn cầu đi xuống. Ông Helen Henton, trưởng phòng nghiên cứu hàng hóa của ngân hàng này cho biết “Nguồn cung vàng quặng tăng lên khi giá tiến tới mức kỉ lục mới có thể đẩy giá vàng lên $1,300/oz trong Q4 2010 một khi đôla tiếp tục suy yếu.” Một khi thanh khoản còn đang dồi dào, giá hàng hóa dù có giảm cũng sẽ không giảm sâu.”

Blake Robben, thuộc Lind-Waldock cũng có ý kiến tương tự “Món nợ khổng lồ của Mỹ có khả năng giữ đôla dưới áp lực, điều này ủng hộ cho vàng. Chưa có dấu hiệu nào cho thấy giá vàng sẽ ngừng tăng nếu Fed còn tiếp tục chính sách tiền tệ thời khủng hoảng.”

Đặc biệt là. Jim Roger, người được nổi danh là nhà đầu tư hàng hóa toàn cầu cũng cho rằng, ông đang nghiêng vào đầu tư vàng vì vàng mới là tài sản thực. Ông cũng dự đoán vàng sẽ có một bước đột phá kinh ngạc $2.000/oz trong vòng một thập kỷ tới. Ngân hàng đầu tư Goldman Sachs cũng nhất trí với mức giá dự đoán này.

Chính phủ các nước đang đẩy mạnh hoạt động thu mua vàng.

Theo ông Bridges, vàng đang lôi cuốn cả những ngân hàng và Chính phủ các nước. Nhiều quốc gia muốn tăng tỷ lệ vàng trong kho dự trữ, bởi vậy họ sốt sắng thu mua kim loại quý này. Mở màn cho làn sóng đầu tư “cấp nhà nước” này là Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ. Ngân hàng này quyết định mua 200 tấn vàng của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) khi thị trường lên mức cao nhất. Thương vụ này đưa Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ tăng thêm 10 cấp trong bảng xếp các ngân hàng dự trữ vàng lớn trên thế giới. Tiếp đó, ngân hàng Trung ương Mauritius cũng mua hai tấn vàng của IMF trị giá 71,7 triệu USD.

Ngay sau đó, Trung Quốc đánh tiếng muốn mua một phần hoặc toàn bộ số vàng mà IMF dự định bán ra. Bắc Kinh không che giấu rằng đến cuối năm, Trung Quốc sẽ tăng gấp đôi lượng dự trữ vàng. Kể từ năm 2003, nước này đã không ngừng tăng lượng dự trữ vàng lên 76% tính đến tháng 4. Hiện nay, Trung Quốc là nước dự trữ vàng lớn thứ 5 thế giới với 1.054 tấn.

Ngoài ra, cuộc khảo sát mới đây của Standard Chartered của Anh cũng cho thấy, đầu tư vàng đang trở nên hấp dẫn các ngân hàng ở London và có sự thay đổi trong đầu tư giữa các khách hàng nhỏ lẻ, họ đã chuyển sang đầu tư vàng vì lợi nhuận cao hơn với sự biến động mạnh của thị trường.

Giới đầu tư cũng đặc biệt quan tâm đến nguồn dự trữ vàng khi Nga, một trong những nước lớn nhất về sản xuất kim loại quý, quyết định không bán vàng ra thị trường nước ngoài mà chỉ chuyển dự trữ “từ túi này sang túi khác”. Dự trữ vàng của NHTW Nga đã tăng 0.5 triệu oz(15.6 tấn) tương đương 2.6% trong tháng 10 lên 19.5 tỉ oz (606.5 tấn). Nguồn tin cũng cho biết giá trị trữ lượng vàng của NHTW này đã tăng lên $20.4 tỉ hôm 1/11. Vàng chiếm 4.7% trong tổng lượng dự trữ vàng và ngoại hối của nước này-nước có trữ lượng dự trữ vàng lớn thứ ba thế giới đứng ở mức $434.43 tỉ đầu tháng 11. Bộ Trưởng tài chính Nga Alexei Kudrin tuần trước cho biết Gokhran-một cơ quan thuộc bộ sẽ bán 30 tấn vàng cho NHTW trong năm nay.

Lực mua vào của các quỹ đầu tư

Yếu tố đầu cơ và mua vào của các quỹ đầu tư vàng là nguyên nhân chính nữa khiến vàng tăng giá. Nhìn lại thời kỳ dầu thô tăng lên 147 USD một thùng trong năm 2008, các chuyên gia phân tích thị trường giải thích cho việc giá dầu tăng vọt này là do một loạt yếu tố cơ cấu. Nó tương tự như sự hình thành bong bóng đầu cơ trên thị trường vàng. Chuyên gia tiền tệ Hart cho rằng, ETF bị coi là thủ phạm của việc tăng giá dầu và cũng đang đóng vai trò thao túng trên thị trường vàng. ETF tích cực tung tiền ra mua vàng vào đầu năm 2009, các hợp đồng giao dịch kỳ hạn và khối lượng vàng giao dịch tại Ủy ban giao dịch hàng hóa kỳ hạn (CFTC) đã tăng lên mức kỷ lục. Đáng chú ý là, trong đêm hôm qua và hôm kia, Quỹ đầu tư vàng lớn nhất thế giới SPDR đã liên tiếp mua vào, hiện lượng nắm giữ của quỹ này đang là 1,122.37 tấn.

Với nhiều lý do như vậy, thị trường vàng hoàn toàn có lý do để khẳng định vị thế độc tôn trong bối cảnh hiện nay. Nói cách khác, nhiều nhà đầu tư có thể an tâm dốc hầu bao để đầu tư vào kim loại quý này.
Theo giavang.net

Bất cập chính sách tỷ giá

Filed under: Uncategorized — ktetaichinh @ 4:10 am
Tags:
Dù Ngân hàng Nhà nước liên tục điều chỉnh tỷ giá liên ngân hàng, nhưng khoảng cách giữa tỷ giá thị trường tự do và chính thức đến nay ngày càng xa hơn.

Dù Ngân hàng Nhà nước liên tục điều chỉnh tỷ giá liên ngân hàng, nhưng khoảng cách giữa tỷ giá thị trường tự do và chính thức đến nay ngày càng xa hơn. Trên thị trường tự do, tỷ giá vừa vọt lên 20.000đ/USD. Theo nguồn tin của SGTT, sắp tới Ngân hàng Nhà nước có hướng kết hối ngoại tệ.

Sẽ kết hối?

Cho đến cuối tuần qua, để mua được một USD trong hệ thống ngân hàng thương mại, doanh nghiệp phải bỏ ra 19.450 đồng (với các thủ thuật lách qui định), phó tổng giám đốc một ngân hàng cho biết. Trong khi đó, tính đến nay, giá cả đồng ngoại tệ này ngoài thị trường tự do đang “nhảy nhót” ở mức 20.000đ/USD.

Chính vàng là nguyên nhân gây ra cuộc đột biến về tỷ giá USD/VND mới đây. Việc Ngân hàng Nhà nước cho nhập vàng trấn an thị trường, theo phó tổng giám đốc trên, nhiều doanh nghiệp cũng không thể có tiền (USD) để nhập.

Cầu ngoại tệ căng thẳng, ngoài nguyên nhân chính là cán cân thanh toán chung, một phần còn từ hoạt động đầu tư vàng và USD của nhiều người dân. Chỉ trong vòng một tuần qua, quyết định thu gom USD của người dân có thể lãi 5% – 6%, một tỷ lệ hấp dẫn và lôi kéo nhiều người chạy theo món lợi này hơn.

Và chính vì USD hấp dẫn và bị đầu cơ càng đẩy cầu ngoại tệ chính thức trở nên căng thẳng. Nhiều người không gửi ngoại tệ ở ngân hàng mà tìm lợi nhuận trên thị trường tự do. Trong khi đó, tỷ giá chính thức niêm yết của các ngân hàng thương mại vẫn thấp hơn nhiều so với thị trường tự do, mua vào bán ra ở mức 18.882 đồng/USD (ngày 24.11).

Chính vì vậy, theo nguồn tin của SGTT, vì khó nới biên độ tỷ giá lên cao hơn nữa, Ngân hàng Nhà nước một lần nữa đang gỡ bài toán khó bằng phương án kết hối ngoại tệ (doanh nghiệp có ngoại tệ phải bán ngay một phần hoặc toàn bộ cho ngân hàng). Theo đó, Ngân hàng Nhà nước sẽ yêu cầu một vài tổng công ty lớn bán ngoại tệ cho ngân hàng. Dự tính, khoảng 5 – 6 tỉ USD sẽ được bán ra trong thời gian tới, sẽ làm dịu đi cơn “khát” USD và “dập tắt” cơn sốt trên thị trường tự do. Tuy nhiên, chưa rõ tỷ lệ và thời gian kết hối là bao nhiêu và bao lâu.

Những rủi ro

Theo ông Huỳnh Bửu Sơn, chuyên gia kinh tế, một lượng ngoại tệ không nhỏ bị tỷ giá cao trên thị trường tự do lôi kéo và nằm ngoài hệ thống ngân hàng. Một hệ lụy khác là các nhà nhập khẩu phải điều chỉnh giá bán hàng hóa, nguyên liệu, thiết bị nhập về ra thị trường để cân đối theo tỷ giá, mà nơi đến là người tiêu dùng cuối cùng.

Theo các chuyên gia kinh tế, thực tế đang phản ánh cung cầu về ngoại hối gặp vấn đề, xuất phát chính từ cán cân thanh toán chung. Theo T.S Nguyễn Minh Phong, trong bài viết “Tỷ giá và ổn định kinh tế” ngày 27.2.2009, khả năng cạnh tranh của xuất khẩu, trạng thái cán cân thương mại và thanh toán, dự trữ quốc gia, biến động cơ cấu sản xuất, niềm tin vào tiền đồng, vào chính phủ, vào tương lai phụ thuộc lớn vào tỷ giá hối đoái chính thức.

Theo TS. Vũ Thành Tự Anh, chính sách tỷ giá hiện nay tác động lớn đến nền kinh tế. Theo đó, xét về mặt vĩ mô, có rủi ro về tỷ giá và rủi ro về dự trữ ngoại hối.

Theo đó, khi tỷ giá chính thức thấp hơn tỷ giá ngoài thị trường tự do, đến một lúc lượng cầu lớn hơn lượng cung có trên thị trường, thì luôn có sức ép đẩy tỉ giá tới tỷ giá thật. Khi thị trường ngoại hối căng thẳng, Ngân hàng Nhà nước “bơm” ngoại tệ ra, và “bơm” ra bao nhiêu thị trường lại “hút” hết bấy nhiêu. Việc này làm cho dự trữ ngoại hối giảm, nhưng lại không làm bớt căng thẳng thị trường ngọai hối. “Vì vậy, can thiệp thì việc Ngân hàng Nhà nước phải làm, nhưng lại chưa thiết lập được cân bằng thị trường”, ông Tự Anh nói. Theo ông, nếu tình trạng kéo dài, có thể khiến nhiều người vì lo ngại sự mất giá của tiền đồng mà chuyển sang nắm giữ đồng USD.

Rủi ro kế tiếp là ở doanh nghiệp. Phần lớn hoạt động sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp liên quan hoạt động xuất nhập khẩu. Trong chuỗi các giá trị đó, khi tỷ giá bấp bênh, người xuất khẩu không bán USD, người nhập khẩu không mua được USD, thì không nhất thiết thị trường mất cân bằng cũng đưa đến sự căng thẳng.

Một rủi ro nữa là rủi ro về tỷ giá hiện nay là lớn, trong khi phần lớn doanh nghiệp không phòng vệ được, đưa đến sản xuất hoạt động kinh doanh bị hạn chế một phần

Về quyết định phá giá VND 5.44%

Filed under: Uncategorized — ktetaichinh @ 4:05 am
Tags:

Trưa 25/11, thống đốc NHNN đã có một quyết định dũng cảm, dù hơi muộn, là phá giá VND ở mức 5.44% đồng thời nâng lãi suất cơ bản lên 8%.

Như thế, chính phủ đã chính thức xác nhận VND mất giá (ít nhất) là 5% và vì mất giá vậy nên đương nhiên là lãi suất cơ bản (giá sử dụng VND) cũng tăng lên 1%. Vậy, ngay trong tháng tới, lạm phát sẽ phải cộng thêm ít nhất là 5% (chưa tính đến hiệu ứng tâm lý). Kéo theo là:

Vàng: giá vàng cơ bản sẽ biến động theo giá thế giới do chúng ta tạm thời mở cửa, sẽ không có biến động lớn do tác động của quyết định phá giá VND này do hiện nay giá vàng luôn dc tính theo tỷ giá chợ đen. Tuy nhiên nếu ta lại hạn chế NK vàng như trc, vàng sẽ lại tăng vọt như cơn điên 11/11 vừa qua do tâm lý bất an, cần găm giữ tài sản có giá trị trong dân.

USD: Với việc điều chỉnh tăng vọt ~900VND/USD (chứ không phải nhỏ giọt một vài VND mỗi lần như trc) thì phản ứng tâm lý trong dân sẽ rất mạnh. Nếu cộng cả biên độ +3% thì cao nhất tỷ giá sẽ là 18500, theo nghĩa thông thường tức là nhà nước sẽ dùng mọi biện pháp để đảm bảo tỷ giá neo ở mức này (sử dụng dự trữ ngoại hối, các biện pháp hành chính như kết hối, siết chặt quản lý thị trường tự do). Phản ứng tức thời là tỷ giá chợ đen sẽ giảm đôi chút, nhưng trong 1 vài ngày tới, sẽ không ngạc nhiên nếu tỷ giá vượt 20k/USD.

Bất động sản: đặc biệt tại HN sẽ tạm thời trầm lắng trong thời gian ngắn do các tài phiệt tay to đánh hơi thấy cơ hội mới trong đầu cơ ngoại tệ và vàng.

Chứng khoán: phá giá VND, tăng lãi suất cơ bản tức là tăng chi phí sản xuất, tức là các doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn, tức là chứng khoán sẽ suy giảm. Rõ ràng là hôm nay chứng khoán đã phản ứng cực nhanh, với việc giảm gần hết biên độ xuống sát 500 điểm. Cộng với hàng loạt chính sách thắt chặt cho vay, chấn chỉnh T+ thì cả nhà đầu tư nhỏ lẽ lẫn tổ chức sẽ phải thận trọng. Nếu tâm lý bi quan bị thổi phồng quá đáng, chứng khoán sẽ xuống rất mạnh, thử thách sắp tới sẽ là ngưỡng 450, nếu nó bị vượt qua thì tình hình sẽ trở nên đáng báo động. Phán quyết sẽ thấy ngay trong tuần.

Đầu tư nước ngoài: theo lý thuyết thì đầu tư nước ngoài vào quốc gia phá giá tiền sẽ giảm do lo sợ khả năng trả nợ quốc gia suy giảm. Tuy nhiên đây là vấn đề dài hạn và chưa thực sự đáng lo.

Chia sẻ một số suy nghĩ thoáng qua sau khi hay tin quyết định của thống đốc.

November 22, 2009

Sự được mất trong chính sách tỉ giá ngoại tệ VNĐ/USD

Filed under: Uncategorized — ktetaichinh @ 6:52 pm
Tags: , ,

(ATPvietnam.com) -Cứ như thông lệ, tỉ giá VNĐ/USD về cuối năm lại tăng cao. Không được công nhận và không được khuyến khích nhưng giá USD thị trường tự do từ lâu đã trở thành một tỉ giá thứ hai, tồn tại song song với tỉ giá chính thức được ngân hàng nhà nước (NHNN) qui định.

Vậy trong thị trường USD Việt Nam có 2 loại giá áp dụng cho giao dịch mua bán, nhưng chỉ có một mặt hàng, với cùng một chất lượng, kiểu dáng, qui cách… Chỉ khác nhau ở cách định giá giữa một kênh chính thức (NHNN) và kênh phi chính thức (thị trường tự do).

Rất nhiều doanh nghiệp (DN) đã lên tiếng than phiền với “cơ chế 2 tỉ giá” này. Để mua được USD trên thị trường tư do DN phải trả chi phí theo hóa đơn tính theo tỉ giá của kênh chính thức , cộng thêm khoản phí chênh lệch giữa tỉ giá thị trường tự do và tỉ giá NHNN, phí này ngoài hóa đơn.

Được mất của cơ chế 2 tỉ giá này là ở chỗ:

Nhà nước sẽ mất một khoản thu thuế do sự chênh lệch tiền mua bán ngoài hóa đơn này. DN mua USD bị thiệt do chỉ được xuất hóa đơn với tỉ giá thấp hơn thực tế phải trả. Cái thiệt lớn nhất là sự mất cân đối trong cung cấu ngọai tệ của nền kinh tế, vô tình cổ vũ cho thị trường USD tự do mặt sức tung hòanh. Trong cơ chế hai tỉ giá này ai dám chắc không phát sinh tình trạng ưu tiên, cửa quyền của một số quan chức tham nhũng trục lợi từ sự chênh lệch tỉ giá này. Sự khan hiếm USD vô tình được thổi phồng quá mức, mà trước hết là do sự chênh lệch quá lớn giữa tỉ giá USD giữa hai thị trường.

Vô hình chung chúng ta đang cổ vũ cho cơ sốt USD giả tạo, trong một thế giới mà USD hầu như đang tràng ngập. Cứ nhìn ra bên ngòai sẽ rõ, USD rớt giá liên tục so với các đồng tiền mạnh khác thì điều đó lại diễn ra theo chiều ngược lại ở Việt Nam. Vâng, VNĐ không phải là đồng tiền mạnh; vâng, chúng ta đang thực hiện chính sách tỉ giá có lợi cho xuất khẩu.. Nhưng tất cả những điều ấy chưa giải thích thõa đáng sự nóng dần lên từng ngày của giá USD.

Cái được trước mắt của việc tồn tại thực trạng hai tỉ giá này là ở chổ, nó cho chúng ta thấy “cái nên” và “cái không nên” làm trong chính sách khuyến khích hay không khuyến khích của nhà nước ta. Những ngành nghề, doanh nghiệp được ưu tiên khuyến khích phát triển sẽ mua được USD với giá thị trường chính thức, những ngành, doanh nghiệp không được khuyến khích hay cần hạn chế thì phải mua USD với giá cao. Điều này tạo áp lực cho DN phải tìm nguồn hàng thay thế trong nước, hay hạn chế nhập khẩu đến mức thấp nhất. Áp lực lên nhập siêu sẽ được giảm bớt trên lý thuyết và dưới cách nhìn này.

Thực tế thì nhà nước vẫn thấy, vẫn quản lý tỉ giá USD thị trường tự do, nhưng USD nhìn chung vẫn là một món hàng, sự chênh lệch giá sẽ phát sinh thị trường chợ đen, điều không thể tránh khỏi trong cơ chế thị trường. DN đứng trên góc nhìn vi mô, còn ngừơi làm chính sách buộc phải đứng trên cách nhìn vĩ mô tổng thể. Họ có thể tính tới việc chấp nhận khiếm khuyết trong cơ chế tỉ giá này để đánh đổi, để đạt được cái lớn hơn là hạn chế nhập siêu và khuyến khích DN tăng cường nhập khẩu hàng trong nước phục vụ cho nhu cầu sản xuất.

Nếu nói nhà nước ta không quan tâm đến sự tồ tại hay những khó khăn của DN đến từ sự nóng dần lên từng ngày của USD là không đúng. Sự quan tâm đó đã thể hiện trong chính sách hỗ trợ lãi suất trong thời gian vừa qua và sẽ tiếp tục trong thời gian tới. Chỉ có điều những ngành nghề, những DN nào cần phải quan tâm, khuyến khích phát triển, những ngành nghề nào không cần. Không thể cào bằng, nếu cào bằng sự quan tâm ấy thì thay cho chính sách hỗ trợ lãi suất trong thời gian qua có thể đã là chính sách hạ mức lãi suất cơ bản xuống dưới 7% để tất cả đều hưởng lợi.

Trong khi nguồn lực hạn chế, chúng ta buộc phải chọn bước đi thích hợp. USD sẽ dần hạ nhiệt khi nền kinh tế lại lại sự thăng bằng sau ảnh hưởng của suy thóai kinh tế thế giới.

Tiền – Vàng – Đô La tiếp tục gây bối rối

Filed under: Uncategorized — ktetaichinh @ 10:46 am
Tags: , , , ,
Nam Nguyên, phóng viên đài RFA
2009-11-21

Đồng tiền Việt Nam trên thực tế đã mất giá 5,18% so với đô la Mỹ từ cuối năm 2008 tới nay, tỷ giá bình quân liên ngân hàng ngày 20/11 là 17.025 đồng, còn các ngân hàng thương mại niêm yết giá mua 1 USD là 17.876 đồng.

Trong khi đó giá USD tự do đã tăng 1.200 đồng trong vòng chỉ có một tháng, đô la thị trường ngoài hiện nay quanh mức 19.000 đồng/USD. Giữa bối cảnh như thế, cả doanh nghiệp lẫn người dân đều không muốn giữ tiền đồng mà đổ vào vàng hay đô la. Tiền Việt Nam đang thực tế trượt giá, chính thức công bố phá giá hay không chỉ là về mặt quan niệm.

Ngày 12/11 trả lời Nam Nguyên, TS Lê Xuân Nghĩa Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia đưa ra nhận định:

“Tôi được biết Ngân Hàng Nhà Nước đã có phương án về chính sách hối đoái trong giai đoạn tới đây. Theo tôi thì phải bảo đảm nguyên tắc thị trường và Nhà nước chỉ can thiệp ít thôi, để cho thị trường tự điều tiết và tự thiết lập cân bằng cung cầu thì sẽ ổn định hơn. Chính sách tỷ giá hối đoái theo tôi phải bảo đảm nguyên tắc thị trường và phải linh hoạt. Như vậy sẽ tránh được những cú sốc kiểu như thế này, tỷ giá hối đoái cố định khiến cho dân chúng luôn kỳ vọng là sẽ tăng lên trong tương lai.Vì vậy những nhà xuất khẩu có ngoại tệ, người ta cố giữ lại, theo qui định của Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam họ được quyền giữ lại 1 tháng. Người ta giữ lại để chờ tỷ giá lên, trong khi các nhà nhập khẩu không có ngoại tệ buộc phải đi mua ngoài thị trường chợ đen. Như vậy tạo ra một thị trường gọi là ‘distortion’(méo mó) bởi chính sách tỷ giá.”

Tiền VN đang mất giá kép

Tiền – Vàng – Đô La “ba cái lăng nhăng nó quấy ta” như lời một nhà báo nói đùa. Theo nhận định của các chuyên gia thì Nhà nước đang bối rối với chính sách tỷ giá. Do tình trạng đô la hóa, kinh tế tài chánh Việt Nam từ lâu lệ thuộc đô la Mỹ và cũng khó thay đổi, trên thực tế tiền Việt Nam đang chịu tình trạng mất giá kép, đô la Mỹ mất giá so với các ngoại tệ khác, đồng thời tiền đồng Việt Nam lại mất giá đối với đồng tiền Mỹ.

Trên báo Lao Động điện tử, ông Cao Sỹ Kiêm đại biểu quốc hội nguyên Thống đốc Ngân Hàng Nhà Nước phân tích rằng cơn sốt vàng vừa qua là do lo ngại tiền Việt Nam mất giá. Song hành với giá vàng thế giới tăng cao vì mối lo sợ sự mất giá của đô la Mỹ, giá vàng ở Việt Nam không những tăng mà tăng cao hơn hẳn giá thế giới.

Theo Vn Express, ngày 16/11 trong buổi chất vấn tại Quốc Hội, Thống đốc Ngân Hàng Nhà Nước Nguyễn Văn Giàu sau khi không thể né tránh đã tuyên bố: “Trong các tháng tới, chưa thắt chặt mà nới lỏng chính sách tiền tệ một cách thận trọng.” Thống đốc Giàu cho biết chủ trương vừa nói được thực hiện trong bối cảnh diễn biến kinh tế ổn định. Nhưng khi có dấu hiệu biến động lạm phát, biện pháp đầu tiên mà Ngân hàng Nhà nước phải làm là nâng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, tức lượng tiền bắt buộc mà các ngân hàng thương mại phải gửi ở Ngân Hàng Nhà Nước sau khi huy động từ dân cư, nhằm bảo đảm an toàn hệ thống, biện pháp tiếp theo là tăng lãi suất. Thống đốc Giàu nói đó là công thức kinh điển, khi tình hình ổn định thì chính sách ổn định.

Trước đó, đại biểu Phạm Thị Loan, vốn là lãnh đạo của một tập đoàn kinh tế tư nhân, bày tỏ sự lo ngại vế vấn đề có thể xảy ra một cú sốc tiền tệ nữa. Đại biểu Phạm Thị Loan nhắc lại năm 2007, tín dụng tăng trưởng nóng lên tới hơn 50% trong khi mục tiêu đề ra chỉ khoảng 25%. Đến cuối 2007 đầu 2008, chính sách tiền tệ bị thắt chặt đột ngột, lãi suất tăng cao, doanh nghiệp khó tiếp cận vốn ngân hàng. Vẫn theo VnExpress Đại biểu Phạm Thị Loan nhấn mạnh, cú sốc tiền tệ khiến nhiều doanh nghiệp chết lâm sàng hoặc thoi thóp chờ thời. Nay tín dụng cũng tăng trưởng cao, dự đoán cả năm phải ở mức 40% trong khi mục tiêu ngành ngân hàng đặt ra là 30%. Theo lời bà Loan, Vấn đề lo ngại ở đây không phải là con số bao nhiêu phần trăm, mà là không kiểm soát được tăng trưởng tín dụng. Bà Loan cho rằng Ngân Hàng Nhà Nước đang giải quyết bằng biện pháp hành chính. Liệu có giải pháp nào hữu hiệu hơn vừa tránh ảnh hưởng tới sản xuất kinh doanh vừa không tạo tăng trưởng nóng? Liệu có xảy ra cú sốc tiền tệ nữa hay không?

Vẫn theo VnExpress Thống đốc Nguyễn Văn Giàu đã giải bày với Quốc Hội về sự quá khó khăn trong điều hành tỷ giá, để ổn định thì nhanh nhất là thắt chặt chính sách tiền tệ, tín dụng không tăng, chính sách tài khóa cũng thắt chặt khiến nhập khẩu không tăng. Nhưng làm như thế sẽ không bảo đảm tăng trưởng, Thống đốc Giàu đầy ưu tư “đây là bài toán lớn” thật là khó khi vừa phải bảo đảm mục tiêu tăng trưởng, vừa phải lo ổn định kinh tế vĩ mô, trong đó có vấn đề ổn định tỷ giá.

Gánh nặng nợ nước ngoài

Đúng ra để giải quyết sự căng thẳng trên thị trường tiền tệ, Việt Nam nên phá giá đồng tiền quốc gia, để tỷ giá hối đoái phản ánh chân thực cung cầu hơn. Tuy nhiên theo Vn Express, Thống đốc Nguyễn Văn Giàu cho rằng không thể thực hiện được, một phần nguyên nhân là nợ nước ngoài của Việt Nam hiện rất lớn. Ông không tiết lộ cụ thể con số, mà chỉ đề cập tới phần doanh nghiệp trong nước nợ bằng ngoại tệ đã lên tới 17 tỷ USD, nếu phá giá gánh nặng nợ nần sẽ thêm chồng chất. Ông Giàu xác định năm 2008 Việt Nam nhập siêu 18 tỷ USD, 10 tháng đầu năm 2009 nhập siêu gần 9 tỷ USD. Trong bối cảnh suy giảm kinh tế, cả 4 nguồn cung cấp ngoại tệ quan trọng cho đất nước cùng lúc đều suy giảm. Các nguồn cung cấp đó là xuất khẩu, kiều hối, vốn đầu tư nước ngoài và du lịch, tất cả đều giảm mạnh.

Ngày 18/11 trả lời Thanh Trúc Đài ACTD, chuyên gia tài chánh Bùi Kiến Thành cho rằng cần chấn chỉnh lòng tin đối với đồng tiền Việt Nam. Chuyên gia Việt Kiều này cho rằng, chính phủ VN chưa thực sự giao cho những người có trách nhiệm đủ quyền lực để thực hiện chính sách tiền tệ, đó là chưa nói tới vấn đề năng lực quản lý của các giới chức chuyên môn. Ông Bùi Kiến Thành tiếp lời:

Những vấn đề đó cho thấy Việt Nam như một con tàu mất hướng, không có thuyền trưởng hay thuyền trưởng không biết lái, thì làm sao cộng đồng quốc tế có thể tin tưởng đánh giá cao chính sách tiền tệ tài chính, từ đó có thể phục hồi sức khỏe của đồng tiền được.”

Trong sự kiện liên quan VnExpress và Diễn Đàn Doanh Nghiệp trích nhận định một số chuyên gia đưa ra một giải pháp mà họ cho là có thể chấm dứt căng thẳng ngoại tệ. Theo đó được hỗ trợ lãi suất, doanh nghiệp xuất khẩu sẽ giữ đô la để hưởng lợi, khi gói hỗ trợ lãi suất ngắn hạn không còn nữa, các khoản vay bằng đồng VN của các doanh nghiệp xuất khẩu trở về mức lãi suất thông thường, dự báo hiện tượng găm giữ đô la của các doanh nghiệp xuất khẩu sẽ giảm. Các chuyên gia đưa ra thí dụ, nếu doanh nghiệp giữ đô la và gửi vào tài khoản có kỳ hạn, lợi nhuận trung bình họ thu được tương đương 5,5% và sẽ đạt mức cao hơn nếu USD tiếp tục tăng giá . Bên cạnh đó, nguồn ngoại tệ này có thể làm tài sản đảm bảo để doanh nghiệp vay đồng VN để thực hiện sản xuất kinh doanh với lãi suất ưu đãi khoảng 5% tới 5.5% một năm. Với các động tác đó, lợi ích về kinh tế của các doanh nghiệp không thay đổi, trong khi đồng tiền họ nắm giữ có giá trị bảo đảm hơn.

http://www.rfa.org/vietnamese/programs/ReviewOnlineDomesticPress/Dong-gold-and-dollar-continue-to-cause-trouble-nnguyen-11212009081025.html

November 17, 2009

Vietnam acknowledges growing foreign debt

Filed under: Uncategorized — ktetaichinh @ 3:55 pm
Tags: , ,

VNBusinessNews.com – The governor of Vietnam’s Central Bank acknowledged Tuesday that the country’s foreign debt had risen dramatically this year.

Addressing the country’s National Assembly, Central Bank Governor Nguyen Van Giau did not specify the country’s total foreign debt but said it had risen dramatically compared with recent years.

Earlier this month, the National Assembly’s Committee for Budget and Finance put the total government debt at 44.6 per cent of the country’s gross domestic product (GDP). Vietnam’s GDP was about 89 billion dollars in 2008.

The International Monetary Fund puts Vietnam’s foreign debt at one-third of the country’s GDP.

Giau said the Central Bank would not further devalue the Vietnamese dong, despite suggestions from deputies that this would be a good way to close the gap between the official and black-market exchange rates.

‘If Vietnam devalued the dong, it would exacerbate the foreign debt,’ Giau said.

Since last year, Vietnam has devalued the dong over 5 per cent against the dollar.

Senior Vietnamese economist Le Dang Doanh said devaluing the dong would harm some companies, but help others.

Doanh pointed out that devaluing the dong would raise Vietnam’s revenues in domestic currency from exports of crude oil, coal and other natural resources. (DPA)

August 2, 2009

Nên tăng lượng cung USD ra thị trường

Filed under: Uncategorized — ktetaichinh @ 9:10 am
Tags: , ,

Thursday, 30. July 2009, 07:46:30

KINH TẾ VIỆT NAM
Theo ông Nguyễn Đức Thành, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu kinh tế và chính sách, để giải quyết việc khan hiếm đồng USD tận gốc thì phải có lượng tăng cung ra thị trường.
Sau khi thực hiện một loạt chính sách như nới rộng biên độ tỷ giá giữa VND với USD, điều chỉnh giảm lãi suất đồng USD… một vài tuần qua, các doanh nghiệp (DN) lại phản ánh rằng không mua được USD.
Trong khi đó, Ngân hàng nhà nước Việt Nam đã bán một lượng ngoại tệ đồng USD cho một số ngân hàng thương mại. Điều này cho thấy thị trường ngoại hối lại tiếp tục căng thẳng.
Chỉ có ngân hàng khan hiếm USD
Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, chuyên gia kinh tế, nhận định tình hình khan hiếm USD trên thị trường ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các DN, nhất là các DN nhập khẩu.
Đơn cử như Hiệp hội Thép Việt Nam vừa gửi đơn lên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng kêu cứu về nguy cơ đình hoãn sản xuất do không mở được thư tín dụng (L/C). Nguyên nhân là do thép phế liệu (nguyên liệu chủ yếu của các nhà máy sản xuất phôi) bị ngân hàng từ chối ưu tiên đảm bảo ngoại tệ.
Cũng theo ông Doanh, việc Ngân hàng nhà nước có bán đồng USD cho một số ngân hàng thương mại lớn cho thấy các ngân hàng thương mại cũng đang khan hiếm ngoại tệ này chứ không phải chỉ có DN thiếu.
Điều đó chỉ ra rằng có một lượng ngoại tệ rất lớn đang được găm giữ. Đồng USD không được bán ra mà găm giữ lại cũng là điều rất dễ hiểu bởi tỷ giá đồng USD đang chịu áp lực rất lớn của nhập siêu do cán cân thanh toán tăng.
“Tôi cho rằng hiện nay thị trường không khan hiếm đồng USD. Bởi lẽ hiện DN không mua được ngoại tệ với tỷ giá do nhà nước quy định. Còn tại các chợ đen, DN chắc chắn mua được ngoại tệ này với tỷ giá trên 18.000 đồng/USD. Do vậy, tôi kiến nghị: Ngân hàng nhà nước cần xem xét nới rộng biên độ tỷ giá trên mức +/-5% để giá đồng USD ở chợ đen xích lại gần với tỷ giá ở liên ngân hàng. Khi đó sẽ ít ai tính đến việc cất giữ USD và thị trường sẽ bình ổn trở lại” – tiến sĩ Lê Đăng Doanh nói.
Nên tăng lượng cung ra thị trường
Chiều 28/7, ông Nguyễn Đức Thành, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu kinh tế và chính sách (ĐH Kinh tế thuộc ĐH Quốc gia Hà Nội), cho biết nguyên tắc của thị trường là cung phải đáp ứng cầu thì mới đảm bảo được bình ổn thị trường, không xảy ra tình trạng khan hiếm mặc dù cung và cầu phụ thuộc rất nhiều vào kỳ vọng của người cung và người cầu USD.
Theo ông Thành, ngân hàng và DN găm giữ USD là điều không có gì đáng trách cả vì họ phải lo cho kế hoạch của mình. Từ nay đến cuối năm, nhu cầu nhập khẩu của DN như thế nào thì chỉ DN mới biết được thôi.
Do vậy, trong bối cảnh hiện nay, nếu có việc DN găm giữ USD cũng là điều dễ hiểu. Chừng nào DN còn nghĩ là USD vẫn còn khan hiếm, giá còn tăng thì họ còn giữ USD như một tài sản.
Ông Thành cũng nhận định để giải quyết việc khan hiếm đồng USD tận gốc thì phải có lượng tăng cung ra thị trường. Tuy nhiên, lượng USD bơm ra phải được tính toán là lượng đang thiếu, như ước tính của nhiều chuyên gia kinh tế là khoảng 2,5 tỷ USD đến 3,5 tỷ USD.
“Để đáp ứng việc thiếu hụt USD trên thị trường, có thể Chính phủ nên tăng vay nợ ở nước ngoài. Tuy nhiên, với góc độ nhà khoa học, tôi cho rằng rất khó cưỡng được việc đi vay thêm USD ở nước ngoài để cải thiện tình hình cung USD trên thị trường hiện nay cũng như lâu dài. Lúc đó, việc giữ USD có thể sẽ là rủi ro bởi lượng cung đang được găm giữ sẽ đổ ra thị trường ồ ạt và giá sẽ hạ.
Mặt khác, Chính phủ cũng có thể cung ứng USD ra từ nguồn dự trữ ngoại hối. Về bản chất, chính sách này hoàn toàn giống nhau, đều làm tăng cung trên thị trường” – ông Thành nhận định.
Tuy nhiên, ông Thành cũng cho biết kết hợp với việc bơm USD ra thị trường, ngân hàng thương mại cần thực hiện đồng bộ các chính sách khác như tuyên truyền chính sách điều hành thị trường ngoại hối, công khai nguồn cung tại thị trường.
Ví dụ: Việc Ngân hàng nhà nước công bố từ nay đến cuối năm sẽ có khoảng hai tỷ USD được cung ứng ra thị trường. Tín hiệu này sẽ được các đối tượng trên thị trường là các DN, ngân hàng thương mại tính toán đến việc giá USD sẽ giảm và hiện tượng găm giữ sẽ giảm mạnh. Như thế cùng với việc USD được bơm ra, số USD đang nằm tại các DN, ngân hàng thương mại… cũng sẽ được tung ra.
Khi đó thị trường chắc chắn sẽ không có chuyện khan hiếm nữa. Tất nhiên, nếu công bố là sẽ tung ra hai tỷ USD nhưng khi cung ra khoảng một tỷ USD mà thị trường đã bình ổn thì có thể tạm ngưng, chưa bơm tiếp số ngoại tệ còn lại. Ngân hàng nhà nước sẽ biết phải có nhiệm vụ điều tiết, cân đối cung cầu trên thị trường, đảm bảo việc các DN không thiếu USD để nhập nguyên liệu, hàng hóa.
Lê Thanh – Báo Pháp Luật TPHCM

April 18, 2009

Vì sao doanh nghiệp khó vay USD từ ngân hàng?

Filed under: ngân hàng — ktetaichinh @ 1:16 am
Tags: , ,
Theo ông Nguyễn Văn Dũng, Trưởng phòng Tổng hợp Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM, hiện các ngân hàng đang thừa ngoại tệ để cho vay nhưng lại thiếu ngoại tệ để bán.

Gửi chứ không bán!

Ngoài việc khát vốn, tỷ giá VND/USD đang ở mức cao cũng làm không ít DN đau đầu. Tuy giá USD đang có xu hướng leo thang, song thực trạng khan hiếm ngoại tệ tại ngân hàng khiến không ít DN phải mua USD ngoài chợ đen với giá khá cao (trên 18.000 VND/USD).

Chính vì điều này khiến DN thích gửi ngoại tệ hơn bán, dẫn đến vốn huy động bằng ngoại tệ tại các ngân hàng tăng lên khá cao. Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước, vốn huy động trên địa bàn TP.HCM tăng 4,4%, trong đó tiền gởi bằng ngoại tệ có xu hướng tăng, trong khi tiền gởi bằng VND lại giảm mạnh.

Theo anh Nguyễn Văn Thành, Giám đốc một DN chuyên nhập khẩu, tái chế bao bì nhựa tại TP.HCM, mặc dù đã sử dụng những công cụ bảo hiểm tỷ giá khi vay USD, tuy nhiên DN vẫn thiệt hại hàng chục ngàn USD mỗi khi tỷ giá biến động.

“Tỷ giá VND/USD đang có xu hướng tăng cao. Bán USD trong thời điểm này có lợi, nhưng liệu có mua được khi cần nhập nguyện vật liệu?” – anh Thành nói.

Ông Dũng cho rằng, hiện số ngoại tệ của các DN trên địa bàn TP.HCM ước tính khoảng 9 tỷ USD. Tuy nhiên, hầu hết DN đều có suy nghĩ, bán ngoại tệ cho ngân hàng thì dễ nhưng mua lại thì rất khó.

Do đó, rất ít DN bán ngoại tệ cho ngân hàng. “Nếu DN không bán số ngoại tệ này mà chỉ gửi thì ngân hàng lấy đâu ra ngoại tệ để bán lại cho DN” – ông Dũng nói.

Vay USD hay VND?

Hiện, lãi suất cho vay VND tối đa là 10,5%/năm, trong khi đó lãi suất của USD chỉ có 6,5%/năm, song DN vẫn không muốn vay USD?

Anh Trần Thành Công, Giám đốc Công ty TNHH Triều Đại – DN chuyên nhập khẩu, lắp ráp các sản phẩm điện tử dân dụng, cho rằng, với lãi suất 6,5%/năm và tỷ giá gần 18.000 VND/USD như hiện nay, có vẻ như vay USD, DN sẽ rất có lợi.

Tuy nhiên, đến thời điểm trả nợ, chẳng may tỷ giá tăng mạnh như những tháng đầu năm 2009, lên mức 18.500 hay 19.000 VND/USD, DN sẽ bị lỗ 500 – 1.000 VND/USD từ chênh lệch tỷ giá. Ngoài ra, nếu cộng lãi suất, chi phí cho đồng nợ của DN lên đến 11,5%. “Lãi suất vay VND hiện ở mức tối đa 10,5%/năm, rõ ràng vay USD không có lợi” – anh Công cho biết.

Nếu tỷ giá đi xuống khi trả nợ, DN sẽ lợi được một khoản. Tuy nhiên, với xu hướng biến động tỷ giá thời gian qua, chủ yếu là tăng thì trường hợp trên khó xảy ra.

Tỷ giá VND/USD từ cuối năm 2008 đến nay liên tục tăng nóng từ 16.000 lên đến ngưỡng 19.000 VND/USD, với mức chênh lệch khoảng 3.000 đồng cho một USD đã làm nhiều DN điêu đứng, thậm chí thua lỗ chỉ qua một đợt biến động tỷ giá. Chính vì thế, để hạn chế rủi ro này, nhiều DN đã chọn VND như một nơi “trú ẩn” an toàn.

Tuy nhiên, theo bà Phạm Thanh Tuyền, Công ty Bao bì giấy nhôm New Toyo thì lựa chọn vay VND cũng chưa hẳn là phương án khả thi đối với tất cả các DN. Bởi lẽ, nhiều đơn hàng nhập khẩu bắt buộc phải thanh toán bằng USD, trong khi đó mỗi lần sốt USD, DN không dễ gì mua được vài trăm nghìn USD trong thời gian ngắn.

Theo ông Nguyễn Ngọc Thắng, Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM, nhu cầu vay vốn đầu tư nói chung và vay USD nói riêng của nhiều DN đã giảm mạnh trong quý I/2009. Trong đó, xu hướng chuyển đổi các khoản vay bằng ngoại tệ (chủ yếu bằng USD) sang VND để hạn chế rủi ro khi tỷ giá USD/VND tăng nhanh và mạnh trong thời gian qua.

Ông Thắng cho rằng, tình kinh tế khó khăn chung khiến nhiều DN sản xuất cầm chừng để giữ khách hàng, giữ công nhân chứ không có lợi nhuận. Do vậy, thời điểm này DN phải thận trọng, tính toán rủi ro ở mức thấp nhất hãy quyết định vay vốn.

Next Page »

Blog at WordPress.com.