Ktetaichinh’s Blog

March 5, 2010

The Tet effect- Worries about renewed overheating

Filed under: Uncategorized — ktetaichinh @ 4:10 am
Tags: , ,

Mar 4th 2010 | HANOI | From The Economist print edition

DURING Tet, the lunar new year holiday, money is everywhere in Vietnam. It is dished out to children, gambled in roadside card-games, and splurged on gifts, feasts, and trips to home villages. This leads to an annual bump in inflation. And this year’s spike in the consumer-price index, which rose by 2% in February, seemed bearable at a time of rapid growth. GDP grew by 5.3% last year. It came, however, among some more worrying signs.

On February 10th, just before Tet, the central bank devalued the currency, the dong, by 3.4%, following a devaluation of 5.4% in November. The aim was to entice holders of dollars to buy dong. A dollar shortage has been starving Vietnam’s exporters of the currency they need to purchase imported parts and materials.

The government blamed the shortage on dollar hoarding, but the prime cause was its own stimulus spending. That juicy growth-rate came at a price. It is believed to have spent over $1 billion in 2009 (over 1% of GDP) to prop up the economy, mainly by subsidising banks’ loans to businesses. As a result, the credit supply expanded by 37%, driving up the black-market price of dollars.

Meanwhile, the exchange rate was artificially high, leading to a sharp rise in the trade deficit. Foreign-exchange reserves have shrunk. The government has reluctantly raised state-controlled commodity prices: petrol, electricity and coal are all to be more expensive. All of this has observers wondering whether inflation might be about to take off again, as it did in early 2008.

Some analysts saw it coming. In April last year Jonathan Pincus, an economist who has long followed Vietnam, wrote a paper arguing that Vietnam’s options for responding to the global financial crisis were limited. With a small, open economy, it cannot maintain an overvalued exchange rate and pour in stimulus spending without seeing much of the money leak away into trade deficits. At the time Mr Pincus argued it should depreciate its currency to boost exports, and focus investment on labour-intensive small businesses rather than inefficient state-owned enterprises (SOEs). The government did the opposite. The loan-subsidy programme largely benefited well-connected SOEs, and the currency has been kept artificially strong.

Independent Vietnamese economists have criticised the timing of the government’s devaluations and price rises. If investors expect devaluations every three months, they argue, they will buy dollars and wait for the next one. Foreign businesses, meanwhile, are worried about how the government might respond if inflation does take off. The finance ministry has been circulating a draft decree that would allow the government to impose price controls on a wide range of essential goods. The European Chamber of Commerce has warned that such measures may well lead to nothing but “shortages” and “hoarding”. So March’s inflation data will be closely watched, for evidence of whether February’s were simply a seasonally exuberant blip, or something more dangerous.

March 4, 2010

Thỏa thuận lãi suất: Ngân hàng “cười”, DN “mếu”!

Filed under: Uncategorized — ktetaichinh @ 4:45 am
Tags: , , , , ,

Nhiều doanh nghiệp nhận định, trước đây, trường hợp khách hàng vay trung, dài hạn để đầu tư sản xuất kinh doanh, ngân hàng phải áp lãi suất không quá 150% so với lãi suất cơ bản 8% một năm (tức là 12%/năm). Tuy nhiên, trên thực tế do thiếu vốn và phải huy động với chi phí cao, các ngân hàng đều tìm cách lách luật, cộng thêm phí, đẩy lãi suất doanh nghiệp thực trả cao hơn nhiều so với trần 12% một năm. Nhiều doanh nghiệp bị ám ảnh bởi chuyện ngay cả khi được vay theo lãi suất trần vẫn phải bấm bụng chi thêm nhiều thứ phí không rõ ràng khác.

Giờ, với cơ chế “thỏa thuận” mới, nhiều doanh nghiệp lại càng lo lắng hơn khi chi phí vốn bị đẩy lên cao, cộng thêm việc giá điện, giá xăng tăng… cũng sẽ khiến giá thành sản xuất tiếp tục bị đội lên, khó khăn lại càng chồng chất!

Ông Nguyễn Văn Minh, Giám đốc Công ty Hải Vân (chuyên kinh doanh ống nước) cho biết, với mức lãi suất cho vay 16-17%/năm, doanh nghiệp khó mà chịu đựng nổi, nhất là đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Áp lực lãi suất vay cao đang đẩy về phía các doanh nghiệp.

Trước tình hình đó, thậm chí một số doanh nghiệp đang có kế hoạch chuyển sang vay USD với lãi suất khoảng 5%/năm, bởi theo tính toán vẫn có lợi hơn vay VND.

Thỏa thuận có thực theo thị trường?

Theo một số ngân hàng, việc áp dụng lãi suất cho vay thỏa thuận là phù hợp với quy luật thị trường. Nhờ đó, các ngân hàng sẽ có sự cạnh tranh về lãi suất cho vay, chất lượng phục vụ. Ngân hàng nào có giá vốn thấp sẽ cho vay với lãi suất thấp. Và khi đó, khách hàng nào càng có hệ số tín nhiệm cao (trả nợ đúng hạn, quan hệ lâu dài…) sẽ được hưởng mức lãi suất thấp hơn.

Mặt khác, cơ chế thỏa thuận cũng tạo cơ hội cho các doanh nghiệp rộng đường tìm các ngân hàng giá rẻ nhất, ngân hàng cũng dễ tiếp cận được các doanh nghiệp, tạo sự cạnh tranh theo cơ chế thị trường trên thị trường vốn tín dụng.

Phó Tổng Giám đốc một ngân hàng cổ phần cho hay: Công ty con của ngân hàng vẫn thực hiện thu phí đối với các khoản vay nhưng vừa làm vừa “run” vì nếu bị “tố” thì thanh tra ngân hàng sẽ vào cuộc. Vì vậy, việc được thỏa thuận lãi suất cho vay sẽ giúp ngân hàng có thể thực hiện tất cả các việc trên một cách công khai!

Đứng ở góc độ khác, một chuyên gia kinh tế nhìn nhận, ngân hàng chỉ chờ quy chế thỏa thuận này để tăng lãi suất và họ không có lý do gì để không thực hiện ngay trong những ngày tới, khi ngân hàng đang nắm tiền còn doanh nghiệp thì đói vốn.

Nhiều ý kiến còn lo ngại một cuộc đua lãi suất mới sẽ nóng ngay trong những ngày tới đây và lần này có thể còn căng thẳng hơn năm 2008 vì được “thỏa thuận”. Ngân hàng sẽ mặc nhiên “mặc cả” với doanh nghiệp, trong khi doanh nghiệp thì phải “ngậm bồ hòn” vì nếu ngoảnh mặt với ngân hàng, đồng nghĩa với việc họ tự đặt dấu chấm hết cho công việc kinh doanh của mình!

Chính vì vậy, chuyên gia ngân hàng, tiến sĩ Nguyễn Đại Lai cho rằng ngân cần phải đề phòng tình trạng một số ngân hàng có thể liên kết độc quyền, nâng giá lên làm cho người đi vay bị thiệt hoặc dùng vốn trung và dài hạn biến tướng ra thành đầu cơ tài chính.

Đồng tình với quan điểm này, ông Cao Sỹ Kiêm, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng cho hay, các ngân hàng thương mại phải nâng cao một bước hiệu quả quản lý, kiểm soát dòng vốn. Bởi với cơ chế mới, chi phí vốn tăng làm giá thành hàng hóa, dịch vụ tăng, mặt bằng giá cả nâng lên, tạo thêm áp lực kiểm soát lạm phát. Càng đáng ngại hơn nếu dòng vốn lại đổ vào những dự án kém hiệu quả, cung tiền tăng lên nhưng hàng hóa không tăng tương ứng, ngân hàng cũng khó thu hồi nợ.

Ông Kiêm nhấn mạnh: “Mặc dù được thỏa thuân, nhưng mặt bằng lãi suất cho vay cũng chỉ nên tối đa là 16%/năm, nếu vọt lên tới 18%-20% mỗi năm thì sẽ rất khó khăn cho doanh nghiệp và nền kinh tế”./.

Theo Minh Thúy (Vietnam+)

February 22, 2010

CPI tháng 3 sẽ quyết định xu thế cả năm

Filed under: Uncategorized — ktetaichinh @ 11:24 pm
Tags: , ,

TBKTSG Online) – Từ ngày 21-2, các công ty xăng dầu đã quyết định tăng giá xăng thêm 590 đồng/lít, việc này sẽ ảnh hưởng đến chỉ số giá tiêu dùng tháng 3 và cả năm 2010 như thế nào, liệu Việt Nam có thể kềm chế lạm phát ở mức một con số trong năm nay không? Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online đã có cuộc trao đổi với tiến sĩ Vũ Đình Ánh, Phó viện trưởng Viện nghiên cứu khoa học thị trường giá cả của Bộ Tài chính, về vấn đề này.

TBKTSG Online: Thưa ông, việc điều chỉnh tăng giá xăng ngày 21-2 liệu ảnh hưởng như thế nào đến chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của tháng 2 và tháng 3?

TS. Vũ Đình Ánh: Theo tôi, việc tăng giá xăng thời điểm này là khá bất ngờ vì trong một thời gian dài giá dầu giảm mà giá xăng chỉ giảm rất ít gọi là khuyến mãi cho năm mới, trong khi lại tăng mạnh đến gần 600 đồng/lít.

Chỉ số CPI tháng 2 sẽ không bị ảnh hưởng vì thông thường người ta đi lấy giá từ ngày 15-2, năm nay rơi vào ngày mùng 2 tết nên có thể dời đến ngày mùng 6 tết (19-2). Như vậy, CPI tháng 2 sẽ không bị ảnh hưởng nhưng chắc chắn việc tăng giá xăng sẽ có tác động đến CPI của tháng 3, vốn được xem là tháng quyết định xu hướng giá cả của cả năm. Đây là tháng rất nhạy cảm.

Vì sao, thưa ông?

Vì theo thông lệ các năm, chúng ta chấp nhận sự tăng giá trong tháng 1, tháng 2 như một điều bình thường vì nó rơi vào dịp Tết Nguyên đán, nhưng tháng 3 là điểm chốt để quyết định xu thế cho cả năm. Nếu bình thường chỉ số giá tháng 3 giảm hoặc tăng thấp dưới 0,5% thì cả năm lạm phát có thể duy trì ở mức một con số. Còn nếu CPI tháng 3 tăng hơn 0,5% đến xấp xỉ 1% thì có khả năng lạm phát của cả năm sẽ tăng ở mức hai con số.

Theo quy luật của các năm trước thì CPI tháng 3 luôn luôn quyết định xu thế của cả năm, và là người đi phân tích các chỉ số giá, tôi rất quan tâm đến chỉ số giá của tháng 3.

Thêm một điều đặc biệt trong năm nay là sự tác động của chính sách nới lỏng tiền tệ năm 2009 sẽ biểu hiện rõ vào tháng 4, tháng 5 theo đánh giá của nhiều chuyên gia. Cộng với việc chỉ số giá tháng 3 có khả năng tăng cao thì việc kiểm soát giá cả của cả năm 2010 sẽ là rất khó.

Như vậy, chính sách quản lý giá cần phải như thế nào?

Theo tôi, các chính sách quản lý giá của các mặt hàng mang tính chiến lược cần phải lưu ý đến tính chất nhạy cảm của chỉ số giá tháng 3 đối với xu hướng giá cả năm.

Thông thường, chỉ số giá tháng 3 sẽ âm do giá cả đã tăng cao vào tháng 2, nhưng việc tăng giá xăng vào cuối tháng 2 này chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến giá cả các loại hàng hóa khác, đặc biệt là giá lương thực thực phẩm. Sự ảnh hưởng này cũng tương tự như ảnh hưởng của đề xuất xin tăng giá điện từ ngày 1-3. Chúng ta cần đặc biệt lưu ý về tính thời điểm của việc tăng giá trong tháng 3 cũng như việc tăng giá trong tháng này sẽ tạo ra tâm lý tăng giá trong cả năm.

Giá cả trong năm nay sẽ phụ thuộc rất nhiều vào chính sách điều hành và cần khẳng định một lần nữa về tính thời điểm để đưa ra các quyết sách là rất quan trọng. Và tháng 3 là một tháng rất nhạy cảm. Nếu CPI tháng 3 giảm hoặc tăng thấp thì chúng ta có thể an tâm về giá trong cả năm, nhưng với những động thái như hiện nay thì tình hình giá cả của tháng 3 sẽ khó đoán định được.

Lạm phát gia tăng liệu có ảnh hưởng gì đến tỷ giá giữa đồng Việt Nam và đô la Mỹ?

Hiện nay thì sức ép giảm giá đồng nội tệ của chúng ta vẫn có do thâm hụt của ta lớn. Việc mất giá của đồng Việt Nam thông qua lạm phát cộng hưởng với áp lực về việc cân đối cung cầu ngoại tệ chắc chắn sẽ có tác động mạnh lên tỷ giá hối đoái và như vậy khả năng kềm giữ tỷ giá hối đoái sẽ rất khó khăn.

January 7, 2010

Chứng khoán đang trong xu thế tăng giá

Filed under: Uncategorized — ktetaichinh @ 7:53 pm
Tags: , ,
Sau một vài lần điều chỉnh, chỉ số VN-Index có thể sẽ lên mức 580-600 điểm trong quý này.

Sau vài phiên tăng bùng nổ, phiên giao dịch ngày 6/1/2010 sàn chứng khoán TP.HCM đã chùng lại, trong khi sàn Hà Nội quay đầu giảm khá mạnh. Ông có đánh giá thế nào về diễn biến này?

TS. Nguyễn Trọng Nghĩa: Giao dịch ngày 6/1 khá tích cực. Khối lượng giao dịch vài phiên gần đây tăng mạnh. Thị trường đã tăng hơn 30% so với đáy hồi giữa tháng 12/2009 do vậy hiện tượng chốt lãi là một điều rất bình thường. Thị trường điều chỉnh giảm là hợp lý.

Với tình hình hiện nay, nhiều khả năng thị trường sẽ điều chỉnh nhẹ thêm 1-2 phiên nữa rồi quay đầu tăng trở lại.

Áp lực chốt lời và kỳ vọng vĩ mô tốt cũng như kết quả kinh doanh khả quan của các doanh nghiệp niêm yết, cùng với dòng tiền lớn sẽ khiến khối lượng giao dịch tiếp tục đứng ở mức cao.

Đợt điều chỉnh giảm lần này có thể là cơ hội để cho những nhà đầu tư bảo thủ hơn – những người chưa tham gia vào đợt sóng vừa rồi sẽ vào thị trường.

Hiện tại, các tổ chức phần lớn đang quan sát và đẩy mạnh mua vào mỗi khi thị trường giảm.

Phân tích kỹ thuật cũng cho thấy, các chỉ số đang lên trong trung hạn. Xu hướng tăng vẫn khá rõ nét. Những người theo trường phái phân tích cơ bản có thể cũng sẽ vào đợt này.

Khối lượng giao dịch tăng mạnh trở lại không thể không nhắc đến yếu tố thị trường có thêm lượng vốn đổ vào. Theo ông, lượng vốn đó chủ yếu là từ những nguồn nào?

TS. Nguyễn Trọng Nghĩa: Có thể nói, hiện tại thị trường đang khá thuận lợi. Tính thanh khoản sẽ được cải thiện do thị trường đang đón nhận thêm các dòng tiền mới, từ các kênh khác vào.

Trước hết, đó là dòng tiền từ sàn vàng. Theo quyết định của Chính phủ, các sàn vàng giao dịch qua tài khoản sẽ phải đóng cửa trước ngày 30/3/2010. Dòng tiền từ đây đã, đang và sẽ chảy sang các kênh khác, trong đó có chứng khoán.

Mặc dù thực tế là sau quyết định đóng cửa sàn vàng, số lượng tài khoản chứng khoán mở mới tại các công ty chứng khoán không tăng nhiều. Nhưng điều này hoàn toàn dễ hiểu bởi có tới 99% số người chơi vàng là có chơi chứng khoán. Chỉ có tiền chảy vào tài khoản chứng khoán, chứ số lượng mở mới sẽ không nhiều.

Bên cạnh đó, sẽ có thêm một lượng tiền khá lớn nữa vào thị trường, từ các nguồn như: kết hối ngoại tệ mà các tổng công ty bán cho các tổ chức tín dụng, gói hỗ trợ lãi suất thứ hai và hạn mức tín dụng cho năm mới 2010.

Theo một quyết định đây, Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản yêu cầu 7 doanh nghiệp nhà nước lớn bán ngay số ngoại tệ dưới dạng tiền gửi và các nguồn thu vãng lai, trị giá hàng tỷ USD cho các tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối.

Hơn thế nữa, hầu hết các công ty chứng khoán đang cho vay trở lại. Vừa rồi thị trường tăng là do dòng tiền thật của các nhà đầu tư. Trong thời gian tới, tiền đòn bẩy sẽ được sử dụng nhiều hơn và thị trường sẽ sôi đông hơn.

Theo ông những yếu tố nào sẽ tác động lớn tới thị trường chứng khoán trong 1-2 tháng tới?

TS. Nguyễn Trọng Nghĩa: Hết tháng 1, các doanh nghiệp niêm yết sẽ công bố kết quả kinh doanh. Kết quả này sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới giá cổ phiếu.

Sau Tết Nguyên đán, lượng tiền nhàn rỗi sẽ nhiều hơn và thị trường sẽ tốt lên.

Về lạm phát, tháng này chỉ số CPI nhiều khả năng sẽ cao. Tuy nhiên, đây là chu kỳ, là điều thường thấy vào các tháng 12-1-2 hằng năm. Và như vậy, nó có thể chưa ảnh hưởng tới quyết định về lãi suất cơ bản của Ngân hàng Nhà nước.

Việc điều chỉnh lãi suất cơ bản phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như ngoại hối, tỷ giá… chứ không chỉ lạm phát.

Thông thường quý I là thời điểm các nhà làm chính sách quan sát diễn biến là chính do vậy có thể lãi suất sẽ chưa được điều chỉnh trong quý này mà nhiều khả năng là quý II.

Hơn thế nữa, nếu có điều chỉnh thì ảnh hưởng tới thị trường chứng khoán sẽ không lớn như mọi người lo ngại. Nhìn vào chu kỳ của thị trường chứng khoán thì lãi suất đứng ở mức thấp nhất khi thị trường từ đáy đi lên. Khi kinh tế phục hồi, lãi suất sẽ về mức bình thường.

Sau một vài lần điều chỉnh, chỉ số VN-Index có thể sẽ lên mức 580-600 điểm trong quý này.

Thị trường đang có dấu hiệu phân hoá. Ông có đánh giá gì về cổ phiếu các ngành?

TS. Nguyễn Trọng Nghĩa: Thị trường đã tăng khá mạnh trong thời gian vừa qua. Gần như tất cả các mã đã đồng loạt tăng nhưng sau đó tất yếu sẽ phân hoá, phụ thuộc theo ngành và từng doanh nghiệp.

Theo quan điểm của tôi, cổ phiếu các ngành như bất động sản, vật liệu xây dựng, ngân hàng và bán lẻ vẫn sẽ có sức bật khá tốt khi thị trường chùng lại.

Bất động sản, vật liệu xây dựng và bán lẻ (bao gồm các doanh nghiệp bánh kẹo, thực phẩm…) thường có kết quả kinh doanh tốt vào quý cuối năm.

Trong khi đó, nhóm ngân hàng vẫn đang dưới giá trị thật. Trong năm 2009 khi mà thị trường đồng loạt tăng mạnh thì nhóm này tăng chậm. Thời gian vừa qua nhóm này cũng giảm mạnh và phục hồi cũng chỉ bằng thị trường. Xét về mặt hiệu quả kinh doanh, thì hạn mức tín dụng mới 25% là khá cao nếu so với các năm trước và nó sẽ giúp các ngân hàng có kết quả kinh doanh tốt. Ngân hàng còn nhiều “room” để phát triển.

Ông có dự báo như thế nào về kết quả kinh doanh 2010 của một số doanh nghiệp có lợi nhuận đột biến trong năm 2009 như cao su, thép…

TS. Nguyễn Trọng Nghĩa: Lợi nhuận của các doanh nghiệp này sẽ giảm do chi phí đầu vào của các doanh nghiệp này sẽ cao hơn, trong khi hỗ trợ không còn nữa. Mặc dù vậy, mức độ giảm sẽ không mạnh.

Lạm phát năm 2010 – Dự báo hai kịch bản lớn

Filed under: Uncategorized — ktetaichinh @ 7:35 pm
Tags: ,

Thursday, 7. January 2010, 07:51:43

Dự báo của nhiều chuyên gia rằng lạm phát năm 2010 nhiều khả năng sẽ cao hơn năm 2009 không gây bất ngờ khi năm 2010 được “kế thừa” những yếu tố gây lạm phát từ năm trước.

“Thế nhưng, lạm phát cao đến mức nào lại phụ thuộc nhiều vào việc điều hành chính sách của Chính phủ, hơn là phụ thuộc vào tác động bên ngoài”, tiến sĩ Vũ Đình Ánh, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Khoa học Thị trường giá cả (Bộ Tài chính) nhận định như vậy.

Không quá lo giá bên ngoài

Gói kích cầu trong năm 2009 thể hiện độ trễ, cộng với xu thế tăng giá trên thế giới, sẽ tác động đến giá tiêu dùng năm 2010.

“Một số yếu tố khác như sức mua trong dịp Tết tăng cao, tăng lương tối thiểu cho công chức, viên chức theo lộ trình tăng lương tối thiểu 2008-2012 làm tăng sức mua, việc tiếp tục thực hiện lộ trình giá thị trường với một số hàng hóa, dịch vụ… cũng làm cho giá tiêu dùng năm 2010 tăng lên”, ông Nguyễn Đức Thắng, Phó Vụ trưởng Vụ Thương mại và Giá cả (Tổng cục Thống kê) lưu ý.

Về giá cả, năm 2009, diễn biến giá các mặt hàng không tạo thành cú sốc như năm 2008, kể cả gạo. Diễn biến giá tiêu dùng hàng tháng trong năm 2009 đã được phục hồi lại sau những những bất thường của hai năm 2007 và 2008.

Năm nay, giá cả được dự báo là sẽ có tăng nhưng không tạo yếu tố gây sốc lớn, nếu không có gì quá bất thường.

Năm 2010, kinh tế thế giới phục hồi và nhập khẩu đầu vào sẽ tăng giá nhưng kinh tế thế giới cũng không thể phục hồi nhanh được.

“Hơn nữa, năm nay, Việt Nam đặt mục tiêu kiềm chế nhập siêu, kiềm chế nhập khẩu, mà như thế thì tác động từ giá cả thế giới đến mặt bằng giá trong nước sẽ đỡ hơn”, Tiến sĩ Ánh lưu ý.

Theo ông Nguyễn Tiến Thỏa, Cục trưởng Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính), có thể kiểm soát nhập khẩu thông qua việc rà soát cơ cấu lại danh mục các mặt hàng nhập khẩu để kiềm chế nhập khẩu hàng tiêu dùng xa xỉ chưa thiết yếu như ôtô, xe máy, rượu, hóa mỹ phẩm… thông qua các giải pháp như hạn chế quyền tiếp cận ngoại tệ, xây dựng các chuẩn hàng rào kỹ thuật về môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm.

Việt Nam cũng tính đến cơ cấu hàng hóa xuất khẩu theo nhu cầu thị trường, nâng chất lượng hàng Việt Nam theo tiêu chuẩn quốc tế – việc không mới nhưng phải làm mạnh hơn – để giữ thương hiệu và uy tín với bạn hàng.

Việt Nam cũng cần đẩy mạnh sản xuất hàng tiêu dùng nội địa, nhất là thực phẩm, đồ uống, hàng dệt may, thuốc chữa bệnh theo tiêu chuẩn quốc tế để khuyến khích người tiêu dùng lựa chọn hàng Việt…

Tất nhiên, những định hướng chuyển dịch cơ cấu này chưa thể hiện rõ rệt ngay trong ngắn hạn, đặc biệt là ngay trong năm 2010, nhưng sẽ có tác động đến giá cả thị trường hàng hóa theo hướng tích cực hơn.

Phụ thuộc nhiều hơn ở chính sách điều hành

Nhiều phân tích đã cho rằng mối lo lớn nhất tác động đến lạm phát năm 2010 là từ chính sách tiền tệ nới lỏng. Tổng phương tiện thanh toán, tăng trưởng tín dụng đều rất cao trong khi tăng trưởng GDP thực tế lại chỉ có 11,4%.

Tiến sĩ Vũ Đình Ánh cũng thừa nhận “ngại nhất là tốc độ tăng tín dụng vì lượng tiền trong lưu thông tăng”. Thế nhưng, cuối năm vừa rồi, Ngân hàng Nhà nước thực hiện các biện pháp thắt chặt tiền tệ, tăng lãi suất cơ bản nhằm rút bớt tiền trong lưu thông về.

Ông Nguyễn Tiến Thỏa cũng cho rằng để thực hiện được mục tiêu mà Quốc hội đề ra, đó là CPI năm 2010 tăng 7% cần làm tốt chính sách điều hành về giá cũng như có sự linh hoạt, thận trọng trong điều hành chính sách tiền tệ; thực hiện tốt chính sách tài khóa…

Cụ thể hơn, ông Thỏa nói điều hành lãi suất thị trường phải phù hợp với diễn biến của lạm phát, cung cầu vốn trên thị trường. Tốc độ tăng tổng phương tiện thanh toán và dư nợ tín dụng phải được kiểm soát chặt chẽ, tối đa ở mức 25%.

Thực hiện nhanh có hiệu quả các biện pháp tăng cường khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng cho các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa… nhưng đi đôi với nó, “phải đảm bảo an toàn hệ thống ngân hàng”, ông Thỏa lưu ý.

Tiến sĩ Vũ Đình Ánh nhận định có thể nhìn thấy hai kịch bản lớn cho lạm phát 2010. Nếu tính quy luật của diễn biến thị trường giá cả được duy trì trong năm 2010 kết hợp với những chính sách kinh tế vĩ mô và quản lý giá cả thị trường hợp lý, ứng phó tốt với tình hình biến động của kinh tế thế giới, cân đối giữa ổn định và tăng trưởng thì CPI cả năm có thể ở mức 1 con số, khoảng từ 7-10%.

“Khả năng giữ ở mức 1 con số là cao, theo những căn cứ về tình hình trong và ngoài nước. Còn nếu một hoặc một số các điều kiện trên không đảm bảo thì CPI có thể lên tới 12-15%”, Tiến sĩ Ánh nói.

Nguyễn Huyền

January 5, 2010

‘Không thể chấp nhận giá độc quyền nhảy vọt cho ngành điện”- Ledangdoanh

Cho đến nay, câu chuyện đàm phán giá bán than cho điện vẫn còn chưa ngã ngũ”, Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, chuyên gia kinh tế đã trao đổi với VietNamNet xung quanh câu chuyện này.

PV:  Thưa ông, ông đánh giá thế nào về những lình xình xung quanh câu chuyện than tăng giá cho điện quá cao? Cái gốc vấn đề có phải là vì than muốn tối đa hóa lợi nhuận?

Than muốn nâng giá là muốn đảm bảo giá thành và lợi nhuận của mình. Đó là điều có thể hiểu và

Mô tả ảnh.
Tiến sĩ Lê Đăng Doanh. (Ảnh: Phan Hùng)

thông cảm được.

Tuy nhiên, điều chỉnh giá bao giờ cũng là một quá trình mà ở đó, sẽ dẫn tới có người được lợi, có người lại chịu thiệt. Thế thì ở đây, phải có sự tính toán có hệ thống.

Than là tài nguyên quốc gia, việc khai thác tài nguyên này lại giao cho một tập đoàn Nhà nước làm. Trong khi đó, ngành điện là ngành sử dụng nhiều than, nhưng lại bị kiểm soát về giá bán ra.

Khi chúng ta áp dụng cơ chế thị trường đối với một sản phẩm như vậy, bán cho một ngành bị kiểm soát giá thì chúng ta có thể thấy ngay là, chuỗi chị trường hóa đó đang bị chặn lại.

Muốn thế, phải xử lý khâu mà hiện nay, đang còn tắc nghẽn. Đó chính là khâu giá điện. Phải xem năm 2010, giá điện có thực sự được thị trường hóa như chỉ đạo ban đầu của Chính phủ hay không và thị trường hóa như thế nào?

– Tuy nhiên, cái lý mà TKV đưa ra là phải theo chỉ đạo của Chính phủ, năm 2010, giá than bán cho điện phải theo thị trường. Điểm nào cần lưu ý nhất khi thực hiện chính sách này?

Mô tả ảnh.
Giá điện có thể gây sốc nếu giá than cũng “gây sốc”. (Ảnh: EVN)

Bài toán thị trường hóa về giá cả của hai mặt hàng than – điện này là hết sức phức tạp. Trên thế giới, ở những nền kinh tế thị trường nhiều kinh nghiệm như Anh, Úc thì việc kiểm soát giá cả của các công ty độc quyền, dù là tư nhân hay Nhà nước thì đều là một việc làm hết sức khó khăn và kém hiệu quả.

Tôi đã có dịp gặp và thảo luận hai cơ quan phụ trách thị trường hóa ở Úc, Anh thì họ đều nói, họ đã đầu tư vào công việc đó hàng trăm nghìn USD, rồi tính toán, cãi cọ, gây sức ép, nhưng rồi vẫn không có cách gì cho kết quả khả quan hơn.

Khi mà, đó là những công ty có vị trí độc quyền, theo kiểu, nếu tôi “ngừng” cung cấp hàng thì anh “chết”. Đó là thế mạnh của ngành than đối với điện hiện nay.

Cho nên, tôi cho là, việc thị trường hóa giá điện cho than phải có lộ trình hợp lý hơn, và phù hợp hơn với nền kinh tế Việt Nam hiện nay. Tôi đề nghị Chính phủ hãy lập một hội đồng độc lập, bao gồm hiệp hội năng lượng, hiệp hội khoa học kỹ thuật và các chuyên gia ngành để có thể xem xét đề nghị của ngành than, ngành điện và đưa ra một kiến nghị độc lập.

– Thưa ông, năm ngoái, người dân đã sốc khi mà giá điện tưởng tăng 15-20% và sau đó, đã được chỉ đạo là chỉ tăng dưới 10%. Nay, nếu như giá điện tăng 17% theo giá than, vượt 4 phuơng án của EVN, thì ông đánh giá hệ lụy thế nào?

Theo TKV, chủ trương thị trường hóa giá than bán cho các hộ tiêu dùng lớn gồm điện, giấy, xi  măng và phân bón bắt đầu thực hiện từ năm 2007.

Tuy nhiên, riêng giá than bán cho điện là thực hiện theo lộ trình điều chỉnh giá điện tới giá thị trường.

Từ năm 2007 đến nay, giá bán than hiện nay cho điện mới được điều chỉnh 1 lần duy nhất, tăng 27% vào cuối năm 2009, nhưng vẫn chỉ bằng 51-53% giá thành.

Để xử lý vấn đề này, không thể nào có một cách thức thị trường hóa về giá than mà lại theo kiểu nhảy vọt lên được, lên tận 149% so với giá cũ.

Một việc đã bị nén lại trong nhiều năm như giá than bán cho điện toàn thấp hơn giá thành, bây giờ qua một đêm, nâng lên 149%  đó là điều rất không lô-gíc. Sau đó, kéo theo là giá điện cũng tăng nhảy vọt!

Điều đó chắc chắc sẽ tác động rất tiêu cực đối với nền kinh tế Việt Nam.  Nguy cơ lạm phát cao quay trở lại vẫn còn đang rình rập và đó là một hiện thực.

Nếu nâng giá than và kéo theo là giá điện như thế, nó sẽ là một cú hích lớn để đẩy mặt bằng giá của năm 2010 lên cao hơn nữa.

Trong kinh tế học, có những công thức, mô hình cho phép tính toán, làm rõ được việc than tăng bao nhiêu thì điện tăng bao nhiêu, qua đó, nó tác động làm tăng giá thành từng ngành công nghiệp, du lịch… như thế nào?

Các cơ quan có thể dễ dàng tính toán khá chính xác về tác động của giá than, giá điện tới mặt bằng giá cả hàng hóa. Và khi đó, sẽ thấy rõ là không thể chấp nhận được việc tăng giá đột biến.

Trong nền kinh tế, mọi sự biến động dù là tăng, hay giảm như vậy đều là không bình thường, và đều phải trả giá cả.

Vấn đề là bây giờ, các tập đoàn, bộ ngành hãy nhìn từ lợi ích của nền kinh tế quốc dân hiện nay mà đặt ra một lộ trình cho giá than, giá điện phù hợp.

– Thưa ông, với lý do cần vốn đầu tư, tỷ suất lợi nhuận của TKV lên tới 26% trong khi, điện có 5%. Ông nghĩ sao về con số này?

Tôi nghĩ rằng, than là tài nguyên đất nước và được Chính phủ  giao cho TKV khai thác, sử dụng. Thế thì, nó phải là đem lại lợi ích chung cho đất nước chứ không phải để mưu cầu lợi nhuận cho riêng mình. Nếu như, lợi nhuận mà là hai mươi mấy phần trăm, mà lại là lợi nhuận của ngành độc quyền thì cần xem xét nghiêm túc.

Nếu một tập đoàn mà khai thác tài nguyên ở vị thế độc quyền, nâng giá cao như vậy thì nói nôm na, khác nào đi bắt bí người ta.

Dù không phải là một chuyên gia về năng lượng, về giá cả thì với một người dân bình thường, cũng sẽ thấy nâng giá tới 147% là không thể nào chấp nhận được. Nếu ai cũng vì cái gọi là “thị trường hóa” mà nâng giá như thế thì nền kinh tế, đời sống xã hội sẽ thế nào?

Bài toán này phải được xử lý có tính hệ thống, có nhãn quan toàn cục, xuất phát từ tính trách nhiệm đối với xã hội, với bối cảnh kinh tế hiện nay.

Theo tôi, trong câu chuyện này, nếu các bộ cứ để hai bên tự đối thoại với nhau thì sẽ rất khó đi đến thống nhất vấn đề.

Trách nhiệm điều hòa lợi ích này là Nhà nước. Làm việc này tốt nhất là hãy minh bạch mọi thứ, có hội đồng giám định độc lập gồm các chuyên gia về năng lượng, giá cả, khoa học kỹ thuật. Hội đồng ấy sẽ xem là giá thành than có hợp lý không, tỷ suất lợi nhuận như vậy có hợp lý không?

Từ đó, có các hướng dẫn về thông số lợi nhuận, cân bằng giữa các ngành với nhau sao cho hợp lý. Một việc đã bị dồn nén nhiều năm thì không thể 1 lần giải quyết là xong, mà phải có lộ trình.

  • Phạm Huyền (thực hiện)

January 3, 2010

250 tỷ bình ổn hàng Tết được dùng như thế nào?

Filed under: Uncategorized — ktetaichinh @ 4:17 am
Tags: , ,

Theo bà Nguyễn Thị Như Mai – Phó Giám đốc Sở Công thương Hà Nội 250 tỷ đồng hỗ trợ bình ổn hàng Tết của UBND thành phố là con số quá nhỏ so với nhu cầu tiêu thụ của thị trường. Do đó, đặt gánh nặng chi phối được thị trường là điều không phải.

Đây là năm thứ hai thành phố Hà Nội tạm ứng số vốn trên 100 tỷ đồng hỗ trợ các doanh nghiệp vay không tính lãi để dự trữ một số mặt hàng tiêu dùng thiết yếu, góp phần bình ổn thị trường Tết.

So với cùng kỳ năm ngoái, Tết Canh Dần con số này đã tăng thêm 90 tỷ, lên 250 tỷ đồng (Tết Kỷ Sửu là 160 tỷ đồng).

Trao đổi với VietNamNet, bà Như Mai cho biết, số tiền này hiện đã được giải ngân cho các doanh nghiệp và doanh nghiệp đã thu mua, dự trữ hàng hóa. Trong việc tạm ứng vốn này, doanh nghiệp đều phải cam kết giảm giá từ 3-5% các mặt hàng thiết yếu so với giá trên thị trường tại cùng thời điểm.

Mô tả ảnh.
Một số nhà bán lẻ được ứng vốn của thành phố băn khoăn, cam kết giảm giá từ 3-5% một số mặt hàng thiết yếu so với thị trường bên ngoài sẽ khó có hiệu lực trong thời gian dài – Ảnh: N.N

– Xin bà cho biết, 12 doanh nghiệp được chọn để tạm ứng vốn, thực hiện nhiệm vụ bình ổn giá đợt này được chọn trên các tiêu chí nào?

– Doanh nghiệp phải có một nguồn hàng đáp ứng được một trong 9 mặt hàng thiết yếu mà thành phố đã quy định. Bao gồm thịt gia súc, gia cầm, trứng gà, thủy hải sản, thực phẩm chế biến, đường, dầu ăn, gạo, rau củ quả.

Đây là những đơn vị chăn nuôi có lợn, gà thành phẩm xuất chuồng dịp Tết; những doanh nghiệp chuyên sản xuất và giết mổ, chế biến – là đầu mối cung cấp, phân phối hàng cho bán lẻ; còn với đơn vị bán lẻ thì quan trọng nhất là doanh nghiệp có hệ thống phân phối tốt và rộng khắp.

Là những doanh nghiệp nội địa (không có vốn đầu tư nước ngoài), các đơn vị này phải có báo cáo tài chính trong sạch, có khả năng thu hồi vốn, có lượng hàng lớn để chi phối, có kinh nghiệm kinh doanh…

– Trong danh sách 12 doanh nghiệp được vay vốn không lãi suất này có 4 doanh nghiệp trực tiếp sản xuất, còn lại chủ yếu là doanh nghiệp bán lẻ, một số chế biến và kinh doanh. Vậy giữa nhà sản xuất với nhà kinh doanh, phân phối, theo bà lĩnh vực nào nếu được hỗ trợ về vốn sẽ có tác động lớn hơn cả về giá cả hàng hóa Tết?

– Cái nào cũng có tác dụng của nó vì trong việc tạm ứng vốn này doanh nghiệp đều phải cam kết với thành phố giảm giá từ 3-5% so với giá tại thời điểm. Thực tế doanh nghiệp cũng không được hưởng lãi suất này mà chính lãi suất này để phục vụ cho việc dự trữ, góp phần bình ổn giá cả thị trường.

Đối với nhà sản xuất, giảm được 3-5% đã là rất quý, còn đối với nhà bán lẻ, giảm được 3-5% để cạnh tranh với thị trường hiện nay thì tôi cho đấy cũng là đóng góp không nhỏ.

Giá cả hàng hóa trong thời gian qua có chiều hướng tăng lên, thu nhập của người tiêu dùng không phải đã chấp nhận được mức tăng kể trên, cho nên đối với doanh nghiệp bán lẻ, chỉ chênh nhau 1-2% lợi nhuận cũng đã là con số phải tính toán rất kỹ.

Không đặt gánh nặng giảm giá

– Một số doanh nghiệp vẫn băn khoăn về tác động giảm giá của việc tạm ứng vốn này. Họ cho rằng thứ nhất số vốn được vay không tính lãi suất chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong tổng số tiền chuẩn bị hàng hóa Tết của doanh nghiệp; thứ hai, cuối năm là thời điểm các mặt hàng đều tăng giá rất dữ dội nên có chăng chỉ cầm cự được một thời gian nhất định chứ không thể kéo dài bình ổn giá được trong 5 tháng liền?

Mô tả ảnh.
Bà Nguyễn Thị Như Mai – Ảnh: N.N

– Doanh nghiệp nói rất đúng. Con số 250 tỷ đồng là quá nhỏ so với sức mua của thị trường. Chỉ riêng tháng Tết, sức mua dự báo sẽ tăng thêm 30% so với tháng trước đó, đạt giá trị khoảng 12.000 tỷ đồng, do đó đặt gánh nặng doanh nghiệp được ứng vốn phải chi phối được thị trường là điều không phải.

250 tỷ đồng này không phải để doanh nghiệp giảm giá, bởi yếu tố giảm giá hiện tại là gì khi các chi phí đầu vào từ giá xăng dầu, tỷ giá đôla, thuế nhập khẩu, chi phí tiền lương của người lao động đều tăng, chưa kể nguồn cung một số mặt hàng thực phẩm thiết yếu sụt giảm do bão lụt, dịch bệnh…? Tất cả khiến cho nhà sản xuất buộc phải điều chỉnh giá bán tăng lên.

Việc tạm ứng vốn này, các doanh nghiệp chỉ loại được mỗi tiền lãi ngân hàng nhưng ngược lại, họ phải cam kết giảm từ 3-5% giá thành. Có thể thấy, cái mà các doanh nghiệp được ở đây không nhiều trong khi lại phải gánh trách nhiệm rất lớn, đặc biệt là sự giám sát của các cấp quản lý nên họ không mặn mà lắm.

Về việc doanh nghiệp bán lẻ cho rằng số tiền được vay chỉ chiếm vài phần trăm trong số tiền chuẩn bị hàng Tết của họ thì tôi nhấn mạnh rằng, siêu thị có thể bán bất kỳ mặt hàng gì người tiêu dùng cần nhưng thành phố chỉ hỗ trợ một phần đối với những mặt hàng thiết yếu mà điều kiện dự trữ khó khăn, thường hay gây ra biến động.

Tất nhiên không thể bắt doanh nghiệp được ứng vốn phải giảm giá được nhưng điều đó không có nghĩa anh lợi dụng vốn thành phố hỗ trợ để dự trữ hàng hóa rồi bán giá thật cao lên, mà cái chính là anh phải tạo ra một mặt bằng giá để thị trường có một cái nhìn nhận, so sánh.

Biến động giá mạnh thường ở khu vực nội thành

– Qua danh sách 12 doanh nghiệp đợt này có thể thấy chương trình bình ổn hàng Tết chủ yếu tập trung vào khu vực nội thành, trong khi ngoại thành tập trung đến 2/3 dân số Hà Nội. Hơn nữa, chiếm số đông người mua sắm tại các siêu thị, hệ thống phân phối lớn là người có thu nhập ở mức trung bình khá trở lên. Như vậy một con số không nhỏ người dân sẽ không được thừa hưởng chính sách bình ổn này. Quan điểm của bà như thế nào?

– Chúng ta phải rất uyển chuyển, linh hoạt, thị trường từng khu vực cần cái gì, cái gì hay biến động, chất lượng không đảm bảo thì chúng ta phải chú trọng. Nhìn chung, biến động giá đột biến thường xảy ra ở nội thành, nơi tập trung sức mua lớn.

Các mặt hàng được tiêu thụ mạnh và có biến động giá nhiều nhất dịp Tết thường là nhóm thực phẩm tươi sống mà nhóm này người dân ngoại thành lại tự sản tự tiêu ở mức độ tương đối. Thứ hai, ở thị trường nông thôn nhóm hàng này lại không hay xảy ra biến động nhiều như khu vực nội thành.

Tôi không chủ quan nhưng thường quy luật chưa diễn ra điều đấy bởi nguồn hàng ở trong dân rất lớn, điều kiện giết mổ và kinh doanh thịt lợn ở thị trường nông thôn rất đa dạng, khả năng ứng cứu rất nhanh chóng để đáp ứng nhu cầu của bà con ở các chợ dân sinh. Còn để được chuyên chở một con lợn từ người chăn nuôi đến người tiêu dùng ở nội thành là cả một quá trình cần phải có dự trữ, có quy mô tập trung.

Thị trường nông thôn, chúng tôi không chú trọng lắm mặt hàng gạo và thịt tươi sống như nội thành mà quan tâm đến nhu cầu bánh mứt kẹo bởi người dân ở đây không sản xuất được mà một bộ phận kinh doanh lại hay lợi dụng kinh doanh những mặt hàng rẻ tiền chất lượng kém.

Để phục vụ nhu cầu của bà con vùng ngoại thành, thời điểm cuối tháng 1 và đầu tháng 2, chúng tôi sẽ cùng các doanh nghiệp tổ chức đưa hàng thiết yếu về phục vụ bà con tại các xã ngoại thành Hà Nội. Trong 3 tháng qua, Tổng Công ty Thương mại Hà Nội, hệ thống siêu thị Fivimart và BigC đã phối hợp thực hiện được 38 chuyến hàng như vậy. Trong đó phản ứng của bà con rất tốt, có những điểm doanh số bán ra đạt mấy trăm triệu đồng một ngày.

– Xin cảm ơn bà!

12 doanh nghiệp được ứng vốn bình ổn hàng Tết của thành phố: Tổng Công ty Lương thực miền Bắc; Tổng Công ty Thương mại Hà Nội; Công ty Đầu tư và Phát triển Nông nghiệp Hà Nội; Công ty Cổ phần Nhất Nam; Công ty Cổ phần Intimex; Công ty TNHH Chế biến Lương thực Thực phẩm Thái Dương; Công ty TNHH Công nghệ Thực phẩm Vinh Anh; Công ty TNHH Chăn nuôi Việt Hưng; Công ty Lan Chi; Công ty TNHH 2/9; Công ty Cổ phần Thương mại Cầu Giấy; Công ty Cổ phần Phúc Thịnh.

January 1, 2010

Thay đổi cách tính chỉ số giá tiêu dùng CPI

Filed under: Uncategorized — ktetaichinh @ 3:26 am
Tags: ,

Tại buổi họp báo ngày 31/12 tại Hà Nội, Tổng cục Thống kê (TCTK) đã công bố một số thay đổi trong phương án tính chỉ số giá tiêu dùng (CPI) thời kỳ 2009-2014.

Đại diện TCTK cho biết, việc thay đổi một số nội dung trong phương án tính CPI nhằm đảm bảo chất lượng và tăng độ chính xác cho chỉ số CPI (thước đo lạm phát của nền kinh tế) được công bố; trên cơ sở đó giúp Chính phủ và các nhà hoạch định có các chính sách điều hành hiệu quả nhất.

Theo công bố này, danh mục các mặt hàng đại diện trong rổ hàng hóa thời kỳ 2009-2014 sẽ bao gồm 573 mặt hàng, tăng 78 mặt hàng so với “rổ” hàng hóa cũ.

Bên cạnh đó, quyền số dùng để tính CPI cho giai đoạn tới ở cấp tỉnh, cấp vùng và toàn quốc cũng có sự thay đổi; trong đó nhóm hàng cấp I được tách thành 11 nhóm hàng thay vì 10 nhóm hàng như trước đây do việc tách riêng nhóm giao thông vận tải và nhóm hàng bưu chính viễn thông. Ngoài ra, trong nhóm cấp I hàng ăn và dịch vụ ăn uống cũng được tách chi tiết theo 3 nhóm hàng cấp II gồm lương thực, thực phẩm và ăn uống ngoài gia đình.

Đặc biệt, cơ cấu quyền số giữa các nhóm hàng hóa cũng có sự thay đổi để phản ánh sát thực và chính xác hơn với xu hướng tiêu dùng thực tế hiện nay; rõ nét nhất là nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống hiện giảm chỉ còn 39,93% thay vì mức 42,85% trước đây. Trong khi đó, các nhóm hàng hóa còn lại đều có cơ cấu quyền số tăng lên trong rổ hàng hóa chung.

Mặc dù chính thức công bố ngày 31/12 nhưng phương án tính CPI có cập nhật các nội dung thay đổi này đã được TCTK áp dụng trong tháng 11 và 12/2009.

December 30, 2009

Những cửa hàng “nội trợ” của người tiêu dùng

Filed under: Uncategorized — ktetaichinh @ 2:48 am
Tags: , ,

Chuỗi cửa hàng tiện ích Fooco Mart:
Thực hiện ý kiến của Thủ tướng Chính phủ về việc chỉ đạo hai Tổng công ty lương thực miền nam và miền bắc mở rộng hệ thống bán buôn, bán lẻ để tham gia điều hòa cung cầu, bình ổn giá trong cả nước; ngay từ cuối năm 2008, Công ty TNHH Lương thực TP Hồ Chí Minh đã xây dựng hệ thống cửa hàng tiện ích Fooco Mart với phong cách phục vụ văn minh, hiện đại (Fooco Mart là chuỗi cửa hàng do Công ty TNHH Lương thực TP Hồ Chí Minh trực tiếp đầu tư, quản lý và khai thác).
Tháng 12-2008, cửa hàng Fooco Mart tại số 27 – 33 Trần Hưng Ðạo, phường Bến Thành, quận 1 là cửa hàng đầu tiên đưa vào hoạt động. Ðến tháng 7-2009, công ty đã hoàn tất việc đầu tư, cải tạo và đưa vào hoạt động toàn bộ 40 cửa hàng thuộc hệ thống Fooco Mart trên địa bàn TP Hồ Chí Minh.
Mục tiêu đầu tư chuỗi cửa hàng tiện ích Fooco Mart:
– Sử dụng có hiệu quả tài sản nhà đất nằm ở vị trí trung tâm TP Hồ Chí Minh, rất thuận lợi  cho hoạt động kinh doanh, đặc biệt là trong lĩnh vực bán lẻ.
– Do tốc độ tăng trưởng kinh tế ngày càng cao, thu nhập dân cư tăng lên, việc đòi hỏi sự thuận tiện và an toàn thực phẩm trong sinh hoạt của người dân là điều tất yếu,  trong giai đoạn phát triển hiện nay và trong tương lai.
– Vào cuối tháng 4, đầu tháng 5-2008, trên địa bàn TP Hồ Chí Minh xảy ra một cơn sốt gạo “ảo”. Nguyên nhân do người tiêu dùng thiếu thông tin, các đại lý, các điểm bán gạo tư nhân  đầu cơ găm hàng tăng giá. Trước tình hình đó, việc xây dựng hệ thống cửa hàng bán lẻ Fooco Mart của công ty nhằm mục đích bán sỉ và lẻ mặt hàng gạo và các loại lương thực, thực phẩm, công nghệ phẩm chủ yếu khác là một nhiệm vụ chính trị quan trọng của công ty.
– Thông qua hệ thống cửa hàng bán Fooco Mart thành phố Hồ Chí Minh để tham gia bình ổn thị trường, ngăn ngừa tình trạng đầu cơ gây sốt ảo.
– Tăng cường tiêu thụ gạo sỉ và lẻ tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh vừa tạo nguồn cung ứng cho thị trường, tăng được hiệu quả sản xuất, kinh doanh.
Hiện, danh mục hàng hóa của chuỗi đã có hơn 2.400 mặt hàng và tại mỗi cửa hàng của công ty có khoảng 1.000 – 1.400 sản phẩm (tùy theo quy mô và vị trí địa lý của từng cửa hàng) nhằm phục vụ các nhu cầu thiết yếu cho tiêu dùng của cộng đồng dân cư trong khu vực; trong đó hơn 60% là các mặt hàng lương thực và thực phẩm chế biến các loại. Do Tổng công ty lương thực miền nam sản xuất đang tiếp tục bổ sung thêm một số sản phẩm sẽ nâng số lượng mặt hàng tại mỗi cửa hàng tiện ích Fooco Mart lên mức 2.000 mặt hàng vào cuối quý IV  năm 2009.
Phục vụ cho hoạt động của chuỗi cửa hàng và cũng để tạo nguồn hàng phục vụ cho hệ thống cửa hàng của Công ty lương thực các tỉnh (thuộc Tổng công ty Lương thực miền nam từ Ðà Nẵng tới Cà Mau), công ty đang thi công xây dựng Trung tâm phân phối Fooco Mart tại 363 Bến Bình Ðông, phường 13, quận 8, TP Hồ Chí Minh làm đầu mối tiếp nhận hàng hóa từ các nhà sản xuất, nhà phân phối lớn tại TP Hồ Chí Minh cung cấp cho các tỉnh (và ngược lại đây sẽ là đầu mối tiếp nhận hàng hóa, nông sản từ các tỉnh phân phối lại cho các cửa hàng tại TP Hồ Chí Minh). Dự kiến trung tâm phân phối này sẽ đi vào hoạt động vào đầu tháng 1-2010.
Ðặc biệt, trong những ngày qua, do có biến động về cung cầu và giá của thị trường thế giới tăng nên giá gạo thị trường trong nước cũng có chiều hướng tăng. Lợi dụng tình hình trên, một số đầu mối tiêu thụ gạo trong nước đã tạo áp lực thiếu gạo và đầu cơ tăng giá,  nhằm hạn chế tình trạng bất ổn này, công ty chủ động đưa gạo về các cửa hàng tiện ích Fooco Mart để tham gia bình ổn thị trường hoạt động bảy ngày/tuần, từ 6 giờ sáng đến 22 giờ đêm; cam kết giá bán gạo ổn định và thấp hơn thị trường 10%. Mặt khác, Công ty cũng đã phân công người trực 24/24 giờ tại Văn phòng công ty và các kho khu vực; đội xe tải luôn sẵn sàng điều động hàng hóa đến 40 cửa hàng  Fooco Mart, chi viện gạo cho các siêu thị trên địa bàn TP Hồ Chí Minh. Chính vì thế thị trường gạo tại TP Hồ Chí Minh  không xảy ra những đột biến, giá cả ổn định, trong đó có sự đóng góp quan trọng của chuỗi cửa hàng Fooco Mart của công ty.

Dự báo lạm phát và những giải pháp chính sách tiền tệ

Filed under: Uncategorized — ktetaichinh @ 2:26 am
Tags: , , ,
(Vietstock) – Dự báo lạm phát luôn là một công việc không dễ dàng. Tuy nhiên, đây là công việc có ý nghĩa quan trọng đối với nhà đầu tư và những nhà làm chính sách. Bài viết này chúng tôi xem xét nguyên nhân lạm phát trong thời gian qua và thiết lập mô hình dự báo lạm phát cho 5 tháng tới. Ngoài ra, chúng tôi cũng đánh giá những chính sách tiền tệ khả dĩ trong thời gian tới.
(Vietstock) – Dự báo lạm phát luôn là một công việc không dễ dàng. Tuy nhiên, đây là công việc có ý nghĩa quan trọng đối với nhà đầu tư và những nhà làm chính sách. Bài viết này chúng tôi xem xét nguyên nhân lạm phát trong thời gian qua và thiết lập mô hình dự báo lạm phát cho 5 tháng tới. Ngoài ra, chúng tôi cũng đánh giá những chính sách tiền tệ khả dĩ trong thời gian tới.

Mở đầu

Những lo ngại về nguy cơ lạm phát lại được nhiều người quan tâm trong thời gian gần đây. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 11 tăng tăng 0.55%, cao hơn khá nhiều so với mức 0.15% của tháng trước. Tính ra 10 tháng đầu năm CPI tăng 5.07%, đây là mức không cao so với một số năm gần đây. Tuy nhiên, lạm phát đang có dấu hiệu quay trở lại. Biểu hiện rõ nhất là giá xăng dầu trong nước và nhiều mặt hàng tăng khá mạnh trong thời gian gần đây.

Vừa qua Ngân hàng nhà nước (NHNN) thực hiện những chính sách quyết liệt như: điều chỉnh lãi suất cơ bản, lãi suất tái chiết khấu và lãi suất tái cấp vốn. Các biện pháp này có mục đích ngăn chặn nguy cơ về lạm phát và bong bóng tài sản. Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) và một số tổ chức cũng đưa ra cảnh báo lạm phát của Việt Nam có thể lên 2 con số trong năm 2010. Nhiều chuyên gia kinh tế trong nước cũng cảnh báo những bất ổn vĩ mô do lạm phát cao có thể xảy ra vào năm tới.

Như vậy, ngoài vấn đề tỷ giá thì lạm phát nổi lên như một vấn đề kinh tế vĩ mô được quan tâm. Liệu lạm phát cao có thực sự diễn ra trong thời gian tới hay không? Để giúp người đọc có thể hiểu rõ về vấn đề này, tôi đã đánh giá những yếu tố có thể tác động đến lạm phát, dự báo lạm phát và những chính sách tiền tệ trong thời gian tới.

1. Những yếu tố lý thuyết và thực tế về lạm phát

Lạm phát là sự tăng giá liên tục của các hàng hóa trong nền kinh tế. Thông thường lạm phát được đo lường bằng hai chỉ tiêu cơ bản là chỉ số giá tiêu dùng (CPI – Consumer price index) và chỉ số khử lạm phát GDP (GDP deflator).

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới lạm phát, trong bài viết này chúng tôi chỉ xét 3 nhóm nguyên nhân chính yếu dẫn tới lạm phát ở Việt Nam.

a. Lạm phát nguyên nhân tiền tệ (monetary inflation)

Lạm phát do nguyên nhân tiền tệ xảy ra khi tốc độ tăng trưởng cung tiền vượt quá tốc độ tăng trưởng thực sự của nền kinh tế. Sự mất cân đối này sẽ làm cho đồng tiền bị mất giá.

Công thức mối quan hệ giữa thu nhập danh nghĩa PY và lượng tiền M thể hiện qua công thức:

MV = PY, công thức này biến đổi ra ta được  %ΔP = %ΔM +%ΔV – %ΔY (*)

– %ΔP là % tăng lên của giá hàng hóa hay còn gọi là lạm phát π (lạm phát π được đo lượng bằng GDP deflator)

– %ΔM tăng trưởng của cung tiền

– %ΔV- Thay đổi trong vòng quay tiền

– %ΔY – Tăng trưởng thực của nền kinh tế

Qua công thức đó chúng ta sự tăng giá (%ΔP) vế phải trái của phương trình (*) phụ thuộc vào 3 biến số của vế phải, thay đổi cung tiền, thay đổi vòng quay tiền và tăng trưởng thực của nền kinh tế.

b. Lạm phát do cầu-kéo (Demand pull – inflation).

Kinh tế học Keynes cho rằng nếu tổng cầu cao hơn tổng cung ở mức toàn dụng lao động, thì sẽ sinh ra lạm phát. Tổng cầu cao có thể xuất phát từ một số yếu tố như do chính phủ chi tiêu quá mức khi thực hiện chính sách tài khóa mở rộng. Hoặc, các hộ gia đình tăng chi tiêu tiêu dùng quá mức khi lạc quan về triển vọng của nền kinh tế.

c. Lạm phát do chi phí đẩy (cost push inflation)

Lạm phát chi phí đẩy là loại lạm phát do thu hẹp tổng cung hoặc do các doanh nghiệp buộc lòng phải nâng giá bán khi chi phí đầu vào tăng cao. Sự thu hẹp tổng cầu có thể xuất phát từ sự khan hiếm về hàng hóa hay thiên tai bất ngờ làm cho quá trình sản xuất bị gián đoạn. Chi phí đầu vào tăng cao khi giá nguyên liệu đầu vào tăng hoặc giá lao động tăng.

Trên đây chúng ta xét 3 nguyên nhân chính dẫn tới lạm phát. Lạm phát cao của Việt Nam trong thời gian qua cũng xuất phát từ 3 nguyên nhân này. Tuy nhiên, mỗi giai đoạn thì các nguyên nhân đóng vai trò khác nhau. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng nguyên nhân lạm phát cao năm 2007 và 2008 do tiền tệ đóng vài trò chính. Nguyên nhân về chi phí đẩy đóng vai trò hỗ trợ khi mà giá cả nguyên vật liệu, hàng hóa trên thế giới cũng tăng mạnh trong 2 năm đó. Nguyên nhân cầu kéo xuất phát từ nhu cầu chi tiêu trong nước cao khi chính phủ và người dân lạc quan trước viễn cảnh phát triển kinh tế Việt Nam sau khi gia nhập WTO.

2. Nhìn lại lạm phát trong thời gian qua

Năm 2008, lạm phát tính theo cuối kỳ đã lên tới 19.89% và bình quân trong năm là 22.97%, đây là mức cao nhất kể từ năm 1992 đến nay. Mức lạm phát cao này đã để lại rất nhiều hệ lụy đối với nền kinh tế. Xem xét lại nguyên nhân lạm phát trong thời gian qua giúp chúng ta nhìn nhận rõ ràng hơn nguy cơ lạm phát trong thời gian tới.

Biểu đồ sau ta thấy có một mối quan hệ khá chặt chẽ giữa tăng trưởng tín dụng, cung tiền và lạm phát trong năm 2007 và 2008. Những quan sát thực tế này phù hợp với lý thuyết được nêu ra ở trên. Tăng trưởng cung tiền M2 lên đỉnh điểm tháng 10/2007 đến tháng 1/2008 với mức xấp xỉ 50%. Tăng trưởng tín dụng lên mức đỉnh trên 55% vào tháng 1 đến tháng 4 năm 2008 (so với cùng kỳ năm 2007, thời đoạn 12 tháng). Hậu quả CPI cũng lên mức cao nhất từ tháng 6 đến tháng 10 năm 2008 (quanh mức 28%). Như vậy, thường lạm phát có độ trễ từ 5-7 tháng so với tăng trưởng tín dụng và cung tiền M2.

Năm 2009, lạm phát ở mức thấp mặc dù tăng trưởng tín dụng và cung tiền tăng khá mạnh kể từ mức đáy hồi đầu năm. Rõ ràng tăng trưởng tín dụng và cung tiền chưa tác động ngay đến chỉ số giá tiêu dùng nhưng có thể để lại nguy cơ lạm phát cao trong những tháng tới.

Lý giải cho lạm phát cao năm 2008 còn có một nguyên nhân quan trọng khác là do sự tăng mạnh của giá cả nhiều hàng hóa đặc biệt là lương thực, thực phẩm và năng lượng. CPI của lương thực, thực phẩm đã tăng lên rất mạnh trong năm 2008, đỉnh điểm là CPI lương thực, thực phẩm tăng 45.5% (YoY) vào tháng 6/08. Kết thúc năm 2008 CPI lương thực tăng 31.86%. Trong rổ hàng hóa tính CPI của Việt Nam, mặt hàng lương thực chiếm tỷ trọng 43% nên CPI lương thực ảnh hưởng mạnh đến CPI chung. CPI cơ bản (không bao gồm lương thực, thực phẩm) năm 2008 chỉ tăng 10.92%.

CPI lương thực đã tăng chậm lại, thâm chí giảm kể từ tháng 10 năm 2008. Tính đến tháng 11/2009 CPI lương thực và CPI cơ bản lần lượt là 3.51% và 4.98% so với cùng kỳ năm ngoái. Như vậy, có thể thấy lạm phát trong những tháng vừa qua chỉ tăng ở mức thấp do CPI lương thực đã tăng chậm lại.

3. Đánh giá nguy cơ lạm phát trong thời gian tới

a. Cung tiền cao có thực sự tạo ra lạm phát?

Những chính sách thắt chặt tiền tệ quyết liệt của NHNN trong thời gian qua cho thấy NHNN đang lo ngại tăng trưởng tín dụng cao có thể dẫn tới lạm phát cao trong năm 2010. Rõ ràng với mức tăng trưởng tín dụng trên 36% trong 11 tháng đầu năm thì đây là một lo ngại có cơ sở. Tuy nhiên, thực tế liệu tăng trưởng tín dụng như vậy có dẫn đến lạm phát cao cho năm 2010?

Nhìn lại quá khứ ta thấy, dù không bị ảnh hưởng trực tiếp nhưng Khủng hoảng tài chính Đông Á năm 1997-1998 cũng tác động mạnh đến kinh tế Việt Nam. Trước tình hình đó, năm 2001 đến 2002 Việt Nam áp dụng chính sách tiền tệ mở rộng. Tăng trưởng tín dụng năm 2001,và 2002 lần lượt là 32.07% và 37.14%, Tuy nhiên, hai năm này lạm phát cũng chỉ ở mức 4.01 và 3.25%. Đặc biệt năm 1999, tín dụng và cung tiền đều tăng đột biến nhưng lạm phát ở mức rất thấp.

Như giải thích ở trên, thông thường lạm phát có độ trễ là 5-7 tháng, tức là sau khi tăng trưởng cung tiền. Ngoài ra, từ phương trình lý thuyết (*) được trình bày ở trên ta thấy một biến quan trọng khác đó chính là %ΔV (thay đổi vòng quay tiền). Biến vòng quay tiền thường là một yếu tố khác nhau trong từng giai đoạn tùy theo “sức khỏe” của nền kinh tế. Những thời kỳ kinh tế gặp khó khăn, vòng quay tiền thường chậm lại do người dân tăng tỷ lệ tiền tích trữ. Do vậy, tăng trưởng tín dụng và cung tiền cao không gây ra lạm phát ngay lập tức. Ngoài ra, trong thời kỳ suy thoái độ trễ của cung tiền đến lạm phát cũng thường kéo dài hơn.

Vào tháng 8 năm nay, CPI đã xuống mức thấp nhất 1.97% so với cùng kỳ năm trước. Tương ứng vào tháng đó tăng trưởng tín dụng và cung tiền M2 lần lượt là 37% và 40%. Tuy nhiên, cách đó 8 tháng thì tăng trưởng tín dụng vào cung tiền M2 đều ở mức 20%. Tăng trưởng tín dụng lên cao nhất được thiết lập hồi tháng 9 với mức 43.61%. Cung tiền M2 tăng 40.36% trong tháng 8. Nếu đúng quy luật độ trễ tương quan giữa lạm phát và tiền tệ xảy ra thì CPI sẽ tăng cao nhất vào Q2/2010.

b. Lạm phát chi phí đẩy

Lạm phát do chi phí đẩy là một phần khá quan trọng đóng góp vào lạm phát ở Việt Nam. Độ mở khá lớn của nền kinh tế có tác động mạnh lên lạm phát loại này. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam đã lên tới trên 160% GDP. Điều này cho thấy bất kỳ một sự biến động nào của giá cả hàng hóa trên thế giới đều tác động tới giá hàng hóa trong nước. Năm 2008, lương thực, thực phẩm và năng lượng là những hàng hóa biến động giá nhiều nhất. Chính điều này đã ảnh hưởng mạnh trực tiếp đến giá nhiều mặt hàng ở Việt Nam.

Từ tháng 9/2008, giá nhiều hàng hóa và năng lượng giảm mạnh khiến cho lạm phát trong nước cũng bắt đầu chững lại và tăng trưởng âm trong 3 tháng cuối năm. Giá hàng hóa đã tăng lại từ tháng 4 năm nay và hiện đang duy trì ở mức cách đây khoảng 2 năm. Lạm phát của nhiều quốc gia trên thế giới đã bắt đầu tăng sau một thời gian dài liên tục giảm. Thực tế, kiểm định tương quan giữa CPI và chỉ số giá các mặt hàng cũng có một mối quan hệ khá chặt chẽ.

Vừa qua, hầu hết các quốc gia đều thực hiện chính sách tiền tệ và tài khóa mở rộng. Sở dĩ hiện nay giá các hàng hóa chưa tăng mạnh là do kinh tế thế giới vẫn chưa thực sự phục hồi, người dân vẫn đang hạn chế chi tiêu. Như vậy, rõ ràng khi kinh tế thế giới thực sự phục hồi thì các nước cũng phải đối phó nguy cơ lạm phát.

Nhiều hàng hóa nhập khẩu lớn của Việt Nam cũng đang tăng giá khá mạnh. Ngoài ra, việc VND mất giá cũng khiến cho hàng hóa nhập khẩu trở nên đắt đỏ hơn. Chi phí cho sản xuất kinh doanh cũng tăng do biến động về tỷ giá. Tuy vậy, cú sốc tỷ giá chỉ làm cho CPI tăng ở một mức độ nhất định và không tạo ra lạm phát kéo dài. Một nguy cơ của lạm phát chi phí đẩy chính là việc điều chỉnh mức lương tối thiểu từ ngày 1/1/2010 cũng là tác nhân làm cho chi phí của doanh nghiệp tăng lên.

c. Lạm phát do cầu kéo

Sự suy giảm kinh tế khiến cho người dân hạn chế chi tiêu, bù vào đó thực hiện chính sách tài khóa mở rộng cầu tiêu thụ khu vực chính phủ tăng mạnh. Ngoài ra, chính phủ cũng thực hiện các gói kích cầu một cách khá mạnh mẽ để vực dậy nền kinh tế. Trong thời gian qua kinh tế Việt Nam vẫn duy trì được tăng trưởng khá cao một phần nhờ các chính sách này. Thời gian gần đây chúng ta cũng thấy nhu cầu nhập khẩu nhiều mặt hàng tiêu dùng đã tăng trở lại. Tuy nhiên, sắp tới với việc tăng lãi suất và hạn chế tăng trưởng tín dụng thì nhu cầu tiêu dùng sẽ giảm, đây có thể là một yếu tố góp phần kiềm chế lạm phát trong thời gian tới. Nhìn lại quá khứ, sau cuộc khủng hoảng tài chính Đông Á 1997 dù tăng trưởng tín dụng khá cao nhưng không dẫn tới lạm phát là do nhu tiêu dùng sụt giảm.

4. Dự báo lạm phát bằng mô hình kinh tế lượng

Việc dự báo lạm phát luôn là một công việc không dễ dàng. Từ lý thuyết và thực tế chúng ta thấy lạm phát phụ thuộc vào rất nhiều nhân tố, trong đó có những nhân tố rất khó xác định và thường xuyên biến động. Tuy vậy, dự báo được xu thế của lạm phát có ý nghĩa rất quan trọng đối với những nhà làm chính sách và những nhà đầu tư.

Chúng tôi đã xây dựng mô hình dự báo dựa trên lý thuyết về lạm phát nêu ở trên. Lạm phát phụ thuộc vào cung tiền và sự tăng giá cả hàng hóa trên thế giới. Dữ liệu CPI, tăng trưởng tín dụng, cung tiền M2 và chỉ số giá hàng hóa được tính theo chu kỳ 12 tháng. Nguồn dữ liệu cập nhật từ IMF, Tổng cục thống kê và NHNN, từ tháng 1 năm 2007 đến tháng 11 năm 2009.

Kết quả dự báo

Với số mẫu quan sát là 35 chúng tôi đã xây dựng được mô hình dự báo có R2 hiệu chỉnh 0.986 (mô hình giải thích cho 98.6% biến động của CPI thực tế). Các hệ số thống kê trong mô hình đều có mức độ ý nghĩa cao. Đặc biệt mô hình biến động trên 5 thời đoạn nên cho phép dự báo lạm phát xảy ra trước 5 tháng.

Mô hình dự báo cho ra kết quả CPI trong tháng 12 sẽ tăng 1.27%, đây là mức khá cao so với những tháng vừa qua. Với kết quả này, CPI năm 2009 lên tới 6.4%. CPI theo tháng tăng cao nhất vào tháng 2/2010, với mức tăng 2.76% so với tháng trước. Vào tháng 4 lên mức 11.43% so với cùng kỳ năm trước.

Lưu ý kết quả của mô hình dự báo

Mô hình dự báo cho kết quả tương đối chính xác với những số liệu quan sát trong quá khứ. Đặc biệt là độ trễ dài có thể dự báo lạm phát xảy ra trước 5 tháng. Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay kinh tế có rất nhiều biến động, những yếu tố ngoài mô hình liên tục thay đổi có thể tác động đến kết quả dự báo. Do vậy, việc dự báo lạm phát cho 5 tháng tiếp theo sẽ có thể có sai số lớn. Dù vậy, mô hình này cũng có ý nghĩa quan trọng để chúng ta thấy được xu thế lạm phát trong những tháng sắp tới.

Trong mô hình này chúng tôi không dự báo cho CPI cả năm 2010. Tuy nhiên, mô hình này chỉ ra CPI năm 2010 sẽ phụ thuộc rất nhiều vào chính sách tiền tệ trong nửa đầu năm 2010. Theo đánh giá của chúng tôi CPI năm 2010 sẽ không quá cao do NHNN tiếp tục giữ tăng trưởng tín dụng ở mức vừa phải và cầu tiêu dùng chưa thể tăng mạnh. Ngoài ra, nguyên nhân quan trọng cho lạm phát cao năm 2008 là cú sốc tăng giá lương thực và năng lượng cũng khó có khả năng lặp lại vào năm 2010.

5. Chính sách nào để kiềm chế lạm phát ?

Với việc tăng trưởng tín dụng và cung tiền rất cao trong giai đoạn từ tháng 7 đến tháng 11/2009 nên lạm phát có thể tăng cao trong thời gian tới. Vừa qua NHNN thực hiện các biện pháp để kiểm soát tăng trưởng tín dụng.

NHNN đã sử dụng một biện pháp khá hiệu quả là hạn chế cung tiền thông qua chiết khấu giấy tờ có giá. Ngoài ra, NHNN cũng đã nâng lãi suất chiết khấu và lãi suất tái cấp vốn lên 1%, tăng lên mức 7% và 6% từ ngày 1/12/2009. Lãi suất cơ bản cũng tăng từ mức 7% lên 8%. Đồng thời, NHNN áp dụng trần lãi suất huy động, trần tăng trưởng tín dụng và hạn chế tín dụng đối với một số lĩnh vực. Dù không quyết liệt bằng, nhưng các chính sách này phần nào tương tự như các chính sách kiềm chế lạm phát năm 2008.

Hiện nay, xuất hiện tình trạng căng thẳng thanh khoản trong hệ thống ngân hàng. Lãi suất trên thị trường liên ngân hàng đã lên tới hơn 12%. Trong khi đó, nhu cầu tín dụng vào cuối năm thường tăng cao. NHNN đang đứng trước những lựa chọn khó khăn, một mặt kiềm chế tăng trưởng tín dụng để phòng ngừa nguy cơ lạm phát, mặt khác phải tăng cung tiền để đảm bảo thanh khoản trong hệ thống ngân hàng, cung cấp tín dụng để thúc đẩy tăng trường kinh tế. Vậy, NHNN sẽ thực hiện chính sách tiền tệ nào trong thời gian tới?

Có một số ý kiến cho rằng sang năm 2010 với mục tiêu tăng trưởng tín dụng mới, NHNN sẽ mở van tín dụng để luồng vốn lưu thông bình thường. Các doanh nghiệp và ngân hàng lại được tiếp cận tín dụng một cách dễ dàng hơn, thị trường chứng khoán sẽ bùng nỗ. Đây là một nhận định không phải là không có lý, tuy nhiên chúng tôi cho rằng đây không phải là một lựa chọn tốt nhất đối với NHNN.

Như những lập luận ở trên ở trên, ta thấy lạm phát thường có độ trễ 5-6 tháng so với tăng trưởng tín dụng nền cần có biện pháp phòng ngừa sớm. Với mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, NHNN đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng cho năm 2010 dưới 30%, vì vậy nhiều khả năng NHNN tăng cung tiền vào Q1/2009 nhưng một cách có kiểm soát.

Ngoài ra, chúng tôi cho rằng để giải quyết tình trạng hiện nay giải pháp hợp lý của NHNN là tăng thêm cung tiền nhưng đồng thời nới rộng thêm trần lãi suất huy động và cho vay để đưa cung cầu tín dụng trên thị trường về mức cân bằng hơn. Biện pháp này sẽ giải quyết vấn đề căng thẳng thanh khoản. Cơ chế thị trường sẽ đưa dòng tiền về những nơi tạo ra giá trị nhất mà không gây ra lạm phát cao. Ngoài ra, trong thời kỳ kinh tế gặp khó khăn tăng tín dụng thường thấp hơn khá nhiều so với tăng trưởng cung tiền M2 nên vẫn chưa thể gây nên lạm phát ngay. Về lâu dài chỉ có giải quyết vấn đề mất cân đối trong nền kinh tế, tăng hiệu quả sử dụng vốn mới có thể duy trì được sự phát triển ổn định lâu dài cho nền kinh tế.

Hồ Bá Tình
Mở đầu

Những lo ngại về nguy cơ lạm phát lại được nhiều người quan tâm trong thời gian gần đây. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 11 tăng tăng 0.55%, cao hơn khá nhiều so với mức 0.15% của tháng trước. Tính ra 10 tháng đầu năm CPI tăng 5.07%, đây là mức không cao so với một số năm gần đây. Tuy nhiên, lạm phát đang có dấu hiệu quay trở lại. Biểu hiện rõ nhất là giá xăng dầu trong nước và nhiều mặt hàng tăng khá mạnh trong thời gian gần đây.

Vừa qua Ngân hàng nhà nước (NHNN) thực hiện những chính sách quyết liệt như: điều chỉnh lãi suất cơ bản, lãi suất tái chiết khấu và lãi suất tái cấp vốn. Các biện pháp này có mục đích ngăn chặn nguy cơ về lạm phát và bong bóng tài sản. Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) và một số tổ chức cũng đưa ra cảnh báo lạm phát của Việt Nam có thể lên 2 con số trong năm 2010. Nhiều chuyên gia kinh tế trong nước cũng cảnh báo những bất ổn vĩ mô do lạm phát cao có thể xảy ra vào năm tới.

Như vậy, ngoài vấn đề tỷ giá thì lạm phát nổi lên như một vấn đề kinh tế vĩ mô được quan tâm. Liệu lạm phát cao có thực sự diễn ra trong thời gian tới hay không? Để giúp người đọc có thể hiểu rõ về vấn đề này, tôi đã đánh giá những yếu tố có thể tác động đến lạm phát, dự báo lạm phát và những chính sách tiền tệ trong thời gian tới.

1. Những yếu tố lý thuyết và thực tế về lạm phát

Lạm phát là sự tăng giá liên tục của các hàng hóa trong nền kinh tế. Thông thường lạm phát được đo lường bằng hai chỉ tiêu cơ bản là chỉ số giá tiêu dùng (CPI – Consumer price index) và chỉ số khử lạm phát GDP (GDP deflator).

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới lạm phát, trong bài viết này chúng tôi chỉ xét 3 nhóm nguyên nhân chính yếu dẫn tới lạm phát ở Việt Nam.

a. Lạm phát nguyên nhân tiền tệ (monetary inflation)

Lạm phát do nguyên nhân tiền tệ xảy ra khi tốc độ tăng trưởng cung tiền vượt quá tốc độ tăng trưởng thực sự của nền kinh tế. Sự mất cân đối này sẽ làm cho đồng tiền bị mất giá.

Công thức mối quan hệ giữa thu nhập danh nghĩa PY và lượng tiền M thể hiện qua công thức:

MV = PY, công thức này biến đổi ra ta được  %ΔP = %ΔM +%ΔV – %ΔY (*)

– %ΔP là % tăng lên của giá hàng hóa hay còn gọi là lạm phát π (lạm phát π được đo lượng bằng GDP deflator)

– %ΔM tăng trưởng của cung tiền

– %ΔV- Thay đổi trong vòng quay tiền

– %ΔY – Tăng trưởng thực của nền kinh tế

Qua công thức đó chúng ta sự tăng giá (%ΔP) vế phải trái của phương trình (*) phụ thuộc vào 3 biến số của vế phải, thay đổi cung tiền, thay đổi vòng quay tiền và tăng trưởng thực của nền kinh tế.

b. Lạm phát do cầu-kéo (Demand pull – inflation).

Kinh tế học Keynes cho rằng nếu tổng cầu cao hơn tổng cung ở mức toàn dụng lao động, thì sẽ sinh ra lạm phát. Tổng cầu cao có thể xuất phát từ một số yếu tố như do chính phủ chi tiêu quá mức khi thực hiện chính sách tài khóa mở rộng. Hoặc, các hộ gia đình tăng chi tiêu tiêu dùng quá mức khi lạc quan về triển vọng của nền kinh tế.

c. Lạm phát do chi phí đẩy (cost push inflation)

Lạm phát chi phí đẩy là loại lạm phát do thu hẹp tổng cung hoặc do các doanh nghiệp buộc lòng phải nâng giá bán khi chi phí đầu vào tăng cao. Sự thu hẹp tổng cầu có thể xuất phát từ sự khan hiếm về hàng hóa hay thiên tai bất ngờ làm cho quá trình sản xuất bị gián đoạn. Chi phí đầu vào tăng cao khi giá nguyên liệu đầu vào tăng hoặc giá lao động tăng.

Trên đây chúng ta xét 3 nguyên nhân chính dẫn tới lạm phát. Lạm phát cao của Việt Nam trong thời gian qua cũng xuất phát từ 3 nguyên nhân này. Tuy nhiên, mỗi giai đoạn thì các nguyên nhân đóng vai trò khác nhau. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng nguyên nhân lạm phát cao năm 2007 và 2008 do tiền tệ đóng vài trò chính. Nguyên nhân về chi phí đẩy đóng vai trò hỗ trợ khi mà giá cả nguyên vật liệu, hàng hóa trên thế giới cũng tăng mạnh trong 2 năm đó. Nguyên nhân cầu kéo xuất phát từ nhu cầu chi tiêu trong nước cao khi chính phủ và người dân lạc quan trước viễn cảnh phát triển kinh tế Việt Nam sau khi gia nhập WTO.

2. Nhìn lại lạm phát trong thời gian qua

Năm 2008, lạm phát tính theo cuối kỳ đã lên tới 19.89% và bình quân trong năm là 22.97%, đây là mức cao nhất kể từ năm 1992 đến nay. Mức lạm phát cao này đã để lại rất nhiều hệ lụy đối với nền kinh tế. Xem xét lại nguyên nhân lạm phát trong thời gian qua giúp chúng ta nhìn nhận rõ ràng hơn nguy cơ lạm phát trong thời gian tới.

Biểu đồ sau ta thấy có một mối quan hệ khá chặt chẽ giữa tăng trưởng tín dụng, cung tiền và lạm phát trong năm 2007 và 2008. Những quan sát thực tế này phù hợp với lý thuyết được nêu ra ở trên. Tăng trưởng cung tiền M2 lên đỉnh điểm tháng 10/2007 đến tháng 1/2008 với mức xấp xỉ 50%. Tăng trưởng tín dụng lên mức đỉnh trên 55% vào tháng 1 đến tháng 4 năm 2008 (so với cùng kỳ năm 2007, thời đoạn 12 tháng). Hậu quả CPI cũng lên mức cao nhất từ tháng 6 đến tháng 10 năm 2008 (quanh mức 28%). Như vậy, thường lạm phát có độ trễ từ 5-7 tháng so với tăng trưởng tín dụng và cung tiền M2.

Năm 2009, lạm phát ở mức thấp mặc dù tăng trưởng tín dụng và cung tiền tăng khá mạnh kể từ mức đáy hồi đầu năm. Rõ ràng tăng trưởng tín dụng và cung tiền chưa tác động ngay đến chỉ số giá tiêu dùng nhưng có thể để lại nguy cơ lạm phát cao trong những tháng tới.

Lý giải cho lạm phát cao năm 2008 còn có một nguyên nhân quan trọng khác là do sự tăng mạnh của giá cả nhiều hàng hóa đặc biệt là lương thực, thực phẩm và năng lượng. CPI của lương thực, thực phẩm đã tăng lên rất mạnh trong năm 2008, đỉnh điểm là CPI lương thực, thực phẩm tăng 45.5% (YoY) vào tháng 6/08. Kết thúc năm 2008 CPI lương thực tăng 31.86%. Trong rổ hàng hóa tính CPI của Việt Nam, mặt hàng lương thực chiếm tỷ trọng 43% nên CPI lương thực ảnh hưởng mạnh đến CPI chung. CPI cơ bản (không bao gồm lương thực, thực phẩm) năm 2008 chỉ tăng 10.92%.

CPI lương thực đã tăng chậm lại, thâm chí giảm kể từ tháng 10 năm 2008. Tính đến tháng 11/2009 CPI lương thực và CPI cơ bản lần lượt là 3.51% và 4.98% so với cùng kỳ năm ngoái. Như vậy, có thể thấy lạm phát trong những tháng vừa qua chỉ tăng ở mức thấp do CPI lương thực đã tăng chậm lại.

3. Đánh giá nguy cơ lạm phát trong thời gian tới

a. Cung tiền cao có thực sự tạo ra lạm phát?

Những chính sách thắt chặt tiền tệ quyết liệt của NHNN trong thời gian qua cho thấy NHNN đang lo ngại tăng trưởng tín dụng cao có thể dẫn tới lạm phát cao trong năm 2010. Rõ ràng với mức tăng trưởng tín dụng trên 36% trong 11 tháng đầu năm thì đây là một lo ngại có cơ sở. Tuy nhiên, thực tế liệu tăng trưởng tín dụng như vậy có dẫn đến lạm phát cao cho năm 2010?

Nhìn lại quá khứ ta thấy, dù không bị ảnh hưởng trực tiếp nhưng Khủng hoảng tài chính Đông Á năm 1997-1998 cũng tác động mạnh đến kinh tế Việt Nam. Trước tình hình đó, năm 2001 đến 2002 Việt Nam áp dụng chính sách tiền tệ mở rộng. Tăng trưởng tín dụng năm 2001,và 2002 lần lượt là 32.07% và 37.14%, Tuy nhiên, hai năm này lạm phát cũng chỉ ở mức 4.01 và 3.25%. Đặc biệt năm 1999, tín dụng và cung tiền đều tăng đột biến nhưng lạm phát ở mức rất thấp.

Như giải thích ở trên, thông thường lạm phát có độ trễ là 5-7 tháng, tức là sau khi tăng trưởng cung tiền. Ngoài ra, từ phương trình lý thuyết (*) được trình bày ở trên ta thấy một biến quan trọng khác đó chính là %ΔV (thay đổi vòng quay tiền). Biến vòng quay tiền thường là một yếu tố khác nhau trong từng giai đoạn tùy theo “sức khỏe” của nền kinh tế. Những thời kỳ kinh tế gặp khó khăn, vòng quay tiền thường chậm lại do người dân tăng tỷ lệ tiền tích trữ. Do vậy, tăng trưởng tín dụng và cung tiền cao không gây ra lạm phát ngay lập tức. Ngoài ra, trong thời kỳ suy thoái độ trễ của cung tiền đến lạm phát cũng thường kéo dài hơn.

Vào tháng 8 năm nay, CPI đã xuống mức thấp nhất 1.97% so với cùng kỳ năm trước. Tương ứng vào tháng đó tăng trưởng tín dụng và cung tiền M2 lần lượt là 37% và 40%. Tuy nhiên, cách đó 8 tháng thì tăng trưởng tín dụng vào cung tiền M2 đều ở mức 20%. Tăng trưởng tín dụng lên cao nhất được thiết lập hồi tháng 9 với mức 43.61%. Cung tiền M2 tăng 40.36% trong tháng 8. Nếu đúng quy luật độ trễ tương quan giữa lạm phát và tiền tệ xảy ra thì CPI sẽ tăng cao nhất vào Q2/2010.

b. Lạm phát chi phí đẩy

Lạm phát do chi phí đẩy là một phần khá quan trọng đóng góp vào lạm phát ở Việt Nam. Độ mở khá lớn của nền kinh tế có tác động mạnh lên lạm phát loại này. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam đã lên tới trên 160% GDP. Điều này cho thấy bất kỳ một sự biến động nào của giá cả hàng hóa trên thế giới đều tác động tới giá hàng hóa trong nước. Năm 2008, lương thực, thực phẩm và năng lượng là những hàng hóa biến động giá nhiều nhất. Chính điều này đã ảnh hưởng mạnh trực tiếp đến giá nhiều mặt hàng ở Việt Nam.

Từ tháng 9/2008, giá nhiều hàng hóa và năng lượng giảm mạnh khiến cho lạm phát trong nước cũng bắt đầu chững lại và tăng trưởng âm trong 3 tháng cuối năm. Giá hàng hóa đã tăng lại từ tháng 4 năm nay và hiện đang duy trì ở mức cách đây khoảng 2 năm. Lạm phát của nhiều quốc gia trên thế giới đã bắt đầu tăng sau một thời gian dài liên tục giảm. Thực tế, kiểm định tương quan giữa CPI và chỉ số giá các mặt hàng cũng có một mối quan hệ khá chặt chẽ.

Vừa qua, hầu hết các quốc gia đều thực hiện chính sách tiền tệ và tài khóa mở rộng. Sở dĩ hiện nay giá các hàng hóa chưa tăng mạnh là do kinh tế thế giới vẫn chưa thực sự phục hồi, người dân vẫn đang hạn chế chi tiêu. Như vậy, rõ ràng khi kinh tế thế giới thực sự phục hồi thì các nước cũng phải đối phó nguy cơ lạm phát.

Nhiều hàng hóa nhập khẩu lớn của Việt Nam cũng đang tăng giá khá mạnh. Ngoài ra, việc VND mất giá cũng khiến cho hàng hóa nhập khẩu trở nên đắt đỏ hơn. Chi phí cho sản xuất kinh doanh cũng tăng do biến động về tỷ giá. Tuy vậy, cú sốc tỷ giá chỉ làm cho CPI tăng ở một mức độ nhất định và không tạo ra lạm phát kéo dài. Một nguy cơ của lạm phát chi phí đẩy chính là việc điều chỉnh mức lương tối thiểu từ ngày 1/1/2010 cũng là tác nhân làm cho chi phí của doanh nghiệp tăng lên.

c. Lạm phát do cầu kéo

Sự suy giảm kinh tế khiến cho người dân hạn chế chi tiêu, bù vào đó thực hiện chính sách tài khóa mở rộng cầu tiêu thụ khu vực chính phủ tăng mạnh. Ngoài ra, chính phủ cũng thực hiện các gói kích cầu một cách khá mạnh mẽ để vực dậy nền kinh tế. Trong thời gian qua kinh tế Việt Nam vẫn duy trì được tăng trưởng khá cao một phần nhờ các chính sách này. Thời gian gần đây chúng ta cũng thấy nhu cầu nhập khẩu nhiều mặt hàng tiêu dùng đã tăng trở lại. Tuy nhiên, sắp tới với việc tăng lãi suất và hạn chế tăng trưởng tín dụng thì nhu cầu tiêu dùng sẽ giảm, đây có thể là một yếu tố góp phần kiềm chế lạm phát trong thời gian tới. Nhìn lại quá khứ, sau cuộc khủng hoảng tài chính Đông Á 1997 dù tăng trưởng tín dụng khá cao nhưng không dẫn tới lạm phát là do nhu tiêu dùng sụt giảm.

4. Dự báo lạm phát bằng mô hình kinh tế lượng

Việc dự báo lạm phát luôn là một công việc không dễ dàng. Từ lý thuyết và thực tế chúng ta thấy lạm phát phụ thuộc vào rất nhiều nhân tố, trong đó có những nhân tố rất khó xác định và thường xuyên biến động. Tuy vậy, dự báo được xu thế của lạm phát có ý nghĩa rất quan trọng đối với những nhà làm chính sách và những nhà đầu tư.

Chúng tôi đã xây dựng mô hình dự báo dựa trên lý thuyết về lạm phát nêu ở trên. Lạm phát phụ thuộc vào cung tiền và sự tăng giá cả hàng hóa trên thế giới. Dữ liệu CPI, tăng trưởng tín dụng, cung tiền M2 và chỉ số giá hàng hóa được tính theo chu kỳ 12 tháng. Nguồn dữ liệu cập nhật từ IMF, Tổng cục thống kê và NHNN, từ tháng 1 năm 2007 đến tháng 11 năm 2009.

Kết quả dự báo

Với số mẫu quan sát là 35 chúng tôi đã xây dựng được mô hình dự báo có R2 hiệu chỉnh 0.986 (mô hình giải thích cho 98.6% biến động của CPI thực tế). Các hệ số thống kê trong mô hình đều có mức độ ý nghĩa cao. Đặc biệt mô hình biến động trên 5 thời đoạn nên cho phép dự báo lạm phát xảy ra trước 5 tháng.

Mô hình dự báo cho ra kết quả CPI trong tháng 12 sẽ tăng 1.27%, đây là mức khá cao so với những tháng vừa qua. Với kết quả này, CPI năm 2009 lên tới 6.4%. CPI theo tháng tăng cao nhất vào tháng 2/2010, với mức tăng 2.76% so với tháng trước. Vào tháng 4 lên mức 11.43% so với cùng kỳ năm trước.

Lưu ý kết quả của mô hình dự báo

Mô hình dự báo cho kết quả tương đối chính xác với những số liệu quan sát trong quá khứ. Đặc biệt là độ trễ dài có thể dự báo lạm phát xảy ra trước 5 tháng. Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay kinh tế có rất nhiều biến động, những yếu tố ngoài mô hình liên tục thay đổi có thể tác động đến kết quả dự báo. Do vậy, việc dự báo lạm phát cho 5 tháng tiếp theo sẽ có thể có sai số lớn. Dù vậy, mô hình này cũng có ý nghĩa quan trọng để chúng ta thấy được xu thế lạm phát trong những tháng sắp tới.

Trong mô hình này chúng tôi không dự báo cho CPI cả năm 2010. Tuy nhiên, mô hình này chỉ ra CPI năm 2010 sẽ phụ thuộc rất nhiều vào chính sách tiền tệ trong nửa đầu năm 2010. Theo đánh giá của chúng tôi CPI năm 2010 sẽ không quá cao do NHNN tiếp tục giữ tăng trưởng tín dụng ở mức vừa phải và cầu tiêu dùng chưa thể tăng mạnh. Ngoài ra, nguyên nhân quan trọng cho lạm phát cao năm 2008 là cú sốc tăng giá lương thực và năng lượng cũng khó có khả năng lặp lại vào năm 2010.

5. Chính sách nào để kiềm chế lạm phát ?

Với việc tăng trưởng tín dụng và cung tiền rất cao trong giai đoạn từ tháng 7 đến tháng 11/2009 nên lạm phát có thể tăng cao trong thời gian tới. Vừa qua NHNN thực hiện các biện pháp để kiểm soát tăng trưởng tín dụng.

NHNN đã sử dụng một biện pháp khá hiệu quả là hạn chế cung tiền thông qua chiết khấu giấy tờ có giá. Ngoài ra, NHNN cũng đã nâng lãi suất chiết khấu và lãi suất tái cấp vốn lên 1%, tăng lên mức 7% và 6% từ ngày 1/12/2009. Lãi suất cơ bản cũng tăng từ mức 7% lên 8%. Đồng thời, NHNN áp dụng trần lãi suất huy động, trần tăng trưởng tín dụng và hạn chế tín dụng đối với một số lĩnh vực. Dù không quyết liệt bằng, nhưng các chính sách này phần nào tương tự như các chính sách kiềm chế lạm phát năm 2008.

Hiện nay, xuất hiện tình trạng căng thẳng thanh khoản trong hệ thống ngân hàng. Lãi suất trên thị trường liên ngân hàng đã lên tới hơn 12%. Trong khi đó, nhu cầu tín dụng vào cuối năm thường tăng cao. NHNN đang đứng trước những lựa chọn khó khăn, một mặt kiềm chế tăng trưởng tín dụng để phòng ngừa nguy cơ lạm phát, mặt khác phải tăng cung tiền để đảm bảo thanh khoản trong hệ thống ngân hàng, cung cấp tín dụng để thúc đẩy tăng trường kinh tế. Vậy, NHNN sẽ thực hiện chính sách tiền tệ nào trong thời gian tới?

Có một số ý kiến cho rằng sang năm 2010 với mục tiêu tăng trưởng tín dụng mới, NHNN sẽ mở van tín dụng để luồng vốn lưu thông bình thường. Các doanh nghiệp và ngân hàng lại được tiếp cận tín dụng một cách dễ dàng hơn, thị trường chứng khoán sẽ bùng nỗ. Đây là một nhận định không phải là không có lý, tuy nhiên chúng tôi cho rằng đây không phải là một lựa chọn tốt nhất đối với NHNN.

Như những lập luận ở trên ở trên, ta thấy lạm phát thường có độ trễ 5-6 tháng so với tăng trưởng tín dụng nền cần có biện pháp phòng ngừa sớm. Với mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, NHNN đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng cho năm 2010 dưới 30%, vì vậy nhiều khả năng NHNN tăng cung tiền vào Q1/2009 nhưng một cách có kiểm soát.

Ngoài ra, chúng tôi cho rằng để giải quyết tình trạng hiện nay giải pháp hợp lý của NHNN là tăng thêm cung tiền nhưng đồng thời nới rộng thêm trần lãi suất huy động và cho vay để đưa cung cầu tín dụng trên thị trường về mức cân bằng hơn. Biện pháp này sẽ giải quyết vấn đề căng thẳng thanh khoản. Cơ chế thị trường sẽ đưa dòng tiền về những nơi tạo ra giá trị nhất mà không gây ra lạm phát cao. Ngoài ra, trong thời kỳ kinh tế gặp khó khăn tăng tín dụng thường thấp hơn khá nhiều so với tăng trưởng cung tiền M2 nên vẫn chưa thể gây nên lạm phát ngay. Về lâu dài chỉ có giải quyết vấn đề mất cân đối trong nền kinh tế, tăng hiệu quả sử dụng vốn mới có thể duy trì được sự phát triển ổn định lâu dài cho nền kinh tế.

Hồ Bá Tình

Next Page »

Blog at WordPress.com.