Ktetaichinh’s Blog

June 1, 2010

Bộ Xây dựng “bật đèn xanh” cho căn hộ siêu nhỏ

Filed under: Uncategorized — ktetaichinh @ 5:10 pm
Tags: ,
Cập nhật lúc : 1:56 PM, 01/06/2010
Bên trong căn hộ siêu nhỏ của Công ty Đất Lành.

Bộ Xây dựng vừa có công văn số 942/BXD-QLN trả lời về việc xây dựng căn hộ siêu nhỏ trong nhà ở chung cư thương mại.

Trước đó, Bộ Xây dựng nhận được công văn số 31/CV ngày 10/3/2010 của Công ty TNHH Địa ốc Đất Lành, kiến nghị cho phép đầu tư xây dựng loại căn hộ có diện tích 20 – 30 m2 trong nhà ở chung cư thương mại, để đáp ứng nhu cầu nhà ở cho đối tượng độc thân có thu nhập thấp.

Đại diện Bộ Xây dựng, Thứ trưởng Nguyễn Trần Nam cho biết, công tác phát triển nhà ở trên địa bàn để phục vụ nhu cầu của nhân dân thuộc trách nhiệm của UBND thành phố. Bộ Xây dựng đề nghị UBND Tp.HCM xem xét, đánh giá nhu cầu thực tế của loại căn hộ này trên địa bàn và đề xuất của Đất Lành để hướng dẫn công ty thực hiện dự án trên cơ sở quy định của pháp luật, đồng thời đáp ứng được nhu cầu của nhân dân.

Theo quan điểm của Bộ Xây dựng, nếu thấy nhu cầu này trên địa bàn có nhiều và cấp thiết thì có thể đề xuất cho phép xây dựng thí điểm loại căn hộ có diện tích nhỏ, từ 20 – 45 m2, với một tỷ lệ hợp lý trong nhà ở chung cư thương mại để có cơ sở tổng kết, rút kinh nghiệm, báo cáo cơ quan có thẩm quyền cho phép sửa đổi, bổ sung quy định của pháp luật hiện hành cho phù hợp với thực tế.

Căn hộ mẫu 20 m2 đã được Đất Lành đưa ra giới thiệu lấy ý kiến khách hàng tại dự án tại chung cư Thái An (đường Nguyễn Văn Quá, quận 12, Tp.HCM) vào cuối tháng 4 vừa qua, có chiều ngang khoảng 2,8 m, dài khoảng 7 m. Bên trong gồm bếp, nhà vệ sinh, ban công (từ 1-2 m2), phần diện tích còn lại đủ bố trí một giường ngủ.

Tuy nhiên sau đó, Sở Xây dựng Tp.HCM đã ngay lập tức yêu cầu Đất Lành xác nhận và khẳng định rõ đây là mô hình nghiên cứu về căn hộ có diện tích 20 m2 cho một người ở, qua đó đề xuất với các cơ quan có thẩm quyền quy định về diện tích căn hộ, tránh gây hiểu lầm cho khách hàng.

Cơ quan này cũng khẳng định, việc khai trương căn hộ mẫu nói trên là chưa có cơ sở pháp lý, do loại căn hộ này chưa được phê duyệt trong dự án chung cư Thái An.

Ngoài ra, diện tích loại căn hộ này chưa phù hợp theo Luật Nhà ở và các tiêu chuẩn xây dựng theo quy định hiện hành, dễ gây ngộ nhận cho khách hàng là chủ đầu tư giới thiệu sản phẩm bán căn hộ 20 m2.

Sau sự kiện loạt căn hộ diện tích siêu nhỏ của Đất Lành bị Sở Xây dựng Tp.HCM “tuýt còi” vì cho rằng đụng Luật Nhà ở hiện hành, nhiều ý kiến đã tỏ ra băn khoăn về việc có nên linh hoạt “xé rào” để khuyến khích doanh nghiệp tham gia xây căn hộ giá thấp và đáp ứng một nhu cầu rất thật của cuộc sống hay không.

TPHCM: Quy định mới về bồi thường, hỗ trợ tái định cư

Cập nhật lúc : 9:00 AM, 01/06/2010

Giai đoạn 1998-2010 tại thành phố có hơn 1.090 dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật, với tổng chi phí bồi thường hơn 82.000 tỷ đồng.

Nhằm giải quyết nhanh nhu cầu tái định cư của người bị thu hồi đất, thúc đẩy tiến độ các dự án xây dựng hạ tầng đô thị, Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã ban hành quy định mới về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.

Theo đó, kể từ ngày 7/6 tới, khi quy định có hiệu lực, người bị thu hồi đất sẽ được chọn ba hình thức tái định cư gồm chọn căn hộ chung cư; giao nền đất ở mới và nhận tiền mặt để tự lo chỗ ở mới.

Tuy vậy, quy định mới này không áp dụng đối với những dự án, hạng mục đã hoàn thành việc chi trả bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trước ngày 1/10/2009; cũng như các dự án, hạng mục đã và đang thực hiện đền bù, tái định cư theo phương án đã được Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh phê duyệt trước ngày 1/10/2009.

Riêng đối với các dự án ODA đang thực hiện trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh vẫn tiếp tục thực hiện Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ra ngày 3/12/2004 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất.

Theo đánh giá của Thường trực Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, giai đoạn 1998-2010 tại thành phố có hơn 1.090 dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật, với tổng chi phí bồi thường hơn 82.000 tỷ đồng.

Đi kèm với số dự án này có gần 165.180 hộ dân bị thu hồi đất, trong đó số hộ có nhu cầu tái định cư gần 61.780 hộ. Tuy nhiên đến thời điểm này, chỉ có hơn 23.000 hộ dân bị thu hồi đất được giải quyết tái định cư.

May 31, 2010

Hiu hắt vì… tiềm năng

Filed under: Uncategorized — ktetaichinh @ 5:12 pm
Tags: ,

LĐ) – Những bãi biển hoang sơ, cát trắng mịn màng, ẩn mình bên rừng rậm, xen lẫn những ghềnh đá hùng vĩ – làng Vân dưới chân “Đệ nhất hùng quan” Hải Vân đã trở thành điểm ngắm lý tưởng của nhiều nhà đầu tư, với ý định xây dựng thành thiên đường du lịch.

Nhưng chính vì sự quyến rũ ấy đã hấp dẫn quá nhiều “người” đến dạm hỏi, từ đó sự “mặc cả”, lựa chọn của chính quyền Đà Nẵng ngày càng cao… Và đã gần 10 năm, nàng công chúa làng Vân vẫn còn chìm sâu trong giấc ngủ “tiềm năng”. Nhiều dự án bị treo, quy hoạch chưa được điều chỉnh, kéo theo cả trăm hộ dân khốn đốn cảnh sống trong vùng giải toả… vô hạn định.

Chừng ấy năm cắm rễ tại làng Vân cũng là chừng ấy thời gian làm trưởng thôn, sát cánh cùng bà con. Nhưng bây giờ không biết động viên họ như thế nào. Những ngày sống yên bình đã không còn kể từ ngày dấy lên tin đồn giải toả, rồi chủ trương thật về xây dựng làng Vân thành quần thể đô thị du lịch.

Nhiều tổ chức từ thiện đã sẵn lòng ủng hộ xây dựng nhà tránh bão cho dân làng, nhưng cũng vướng cái quy hoạch treo nên bà con vẫn phiêu phỏng mỗi mùa bão lũ trong những căn nhà ọp ẹp. Nhiều nhà dựng vợ gả chồng cho con không được tách hộ, xây nhà. Nhiều người muốn mở mang kinh doanh, làm dịch vụ du lịch không được phép đầu tư, xây dựng hạ tầng”.

Chủ tịch Hội Nông dân của làng Vân – ông Đỗ Ngọc Ái nói: “Ngay chương trình hỗ trợ giống măng của quận hội cũng tạm dừng cấp cho bà con. Các hỗ trợ về giống nuôi như bò, heo cũng không đến được làng Vân kể từ ngày được loan tin di dời, giải toả. Trong 6ha ruộng lúa nước, chỉ cấy cày được 3ha, nhưng dự án xây dựng hồ chứa nước cũng vì bị quy hoạch treo làm gián đoạn”.

Ông Ái còn chua chát: “Làng Vân chừ đang sống mòn như bệnh nhân phong ngày xưa chú ơi. Luẩn quẩn trong cái bản đồ “treo” quy hoạch, đụng đâu cũng vướng”. Quy hoạch “treo” vốn làm khổ nhiều cư dân ở các đô thị, nhưng với làng Vân vốn cách trở này lại càng thêm hẩm hiu hơn. Những người dân, bệnh nhân tàn phế vốn đã quá nhiều thiệt thòi khi phải sống “cách ly” ngoài hoang đảo, cần phải được nhiều ưu ái. Nhưng có lẽ những đòi hỏi chính đáng này của họ còn phải chờ dài lâu…

Bến Tre: Ùn ùn bỏ vườn lên phố

Filed under: Uncategorized — ktetaichinh @ 4:59 pm
Tags:

Một tháng sau khi cầu Hàm Luông thông xe, người dân sinh sống hai bên đoạn quốc lộ 60 mới qua các xã Bình Phú (thành phố Bến Tre), Thanh Tân, Tân Thành Bình, Hòa Lộc (huyện Mỏ Cày Bắc) thi nhau phá vườn cây, san lấp mặt bằng, mua bán đất ì xèo.

Người dân Mỏ Cày Bắc đua nhau đắp bờ bao, bơm cát san nền dọc quốc lộ 60 để bán, bất chấp quy định của Nhà nước. Ảnh: Hùng Anh

Giữa trưa nắng nóng nhưng anh Nguyễn Hữu Phước, chủ lô đất rộng gần 1.000m2 sát quốc lộ 60 thuộc ấp Tân Long 2, xã Tân Thành Bình (huyện Mỏ Cày Bắc, Bến Tre) vẫn dầm mình trong đống cát sông đang bơm từ dưới ghe lên san lấp mặt bằng. Anh Phước cho biết mình vừa phá vườn dừa, thuê người đắp bờ bao, bơm cát sông làm mặt bằng ngang với mặt đường quốc lộ 60 để… bán đất.

Hiện nay ở khu vực này đất san lấp mặt bằng xong bán với giá 3 triệu đồng/m2, chưa san lấp giá 2 triệu đồng/m2.

Tấc đất tấc vàng

Hơn một tháng qua, hai bên tuyến quốc lộ 60 mới từ xã Bình Phú (thành phố Bến Tre) qua cầu Hàm Luông đến các xã Thanh Tân, Tân Thành Bình, Hòa Lộc của huyện Mỏ Cày Bắc, không khí xây dựng nhộn nhịp như một đại công trường. Chỗ nào cũng thấy người dân thi nhau phá vườn cây, thuê nhân công đắp bờ bao ngăn con mương do ngành giao thông đào lấy đất đắp nền quốc lộ, bơm cát sông vào san lấp mặt bằng.

Suốt dọc tuyến đường, hai bên lề ống nhựa loại lớn dùng để bơm cát chạy dài ngút mắt, mặt bằng vừa làm xong nhà cửa, hàng quán thi nhau mọc lên. Anh Phước nói: “Trước khi có cầu Hàm Luông và đoạn quốc lộ 60 mới, đất vườn khu vực này kêu bán 50 triệu đồng/công (1 công bằng 1.000m2) là hết mức. Nhưng sau khi cầu, đường thông xe (24.4.2010), nhiều người từ thành phố Bến Tre, Tiền Giang, TP.HCM… tìm đến hỏi mua đất khiến cả vùng này lên cơn sốt phá vườn, san lấp mặt bằng bởi giá đất đang đội lên từng ngày”.

Ông Nguyễn Văn Nam, chủ một ghe bơm cát kiêm nghề “cò đất”, cho biết nếu đi từ cầu Hàm Luông vào thành phố Bến Tre, phía bên phải quốc lộ 60 thuộc hai ấp Phú Lợi, Bình Thành của xã Bình Phú giá đất 500.000 đồng/m2 không ai mua vì toàn bộ đã được quy hoạch xây dựng các công trình phúc lợi, trung tâm thương mại. Nhưng phía bên trái, dù là đất vườn dừa nhưng nhiều người hỏi mua với giá 5 triệu đồng/m2 cũng không ai bán. “Hiện nay đất phía bên Mỏ Cày Bắc còn rẻ nên nhiều người tìm mua để san lấp mặt bằng, mở hàng quán, dịch vụ kinh doanh mua bán. Tui đang có trong tay nhiều mối kêu bán đất, giá cả tùy theo vị trí và hiện trạng, muốn mua bao nhiêu mét vuông cũng có, nhưng giá chót không dưới 2 triệu đồng/m2”, ông Nam nói.

Theo ông Võ Tòng Chinh, cán bộ văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất, thuộc phòng Tài nguyên và môi trường huyện Mỏ Cày Bắc, từ sau khi thông cầu Hàm Luông, đất đai hai bên quốc lộ 60 tăng chóng mặt, người dân mua bán sang nhượng với giá 2 – 3 triệu đồng/m2 là rất bất thường. “Cho đến nay khu vực này vẫn là đất nông nghiệp, chưa có quy hoạch khu dân cư hay đô thị, thương mại dịch vụ. Do vậy giá đất thổ cư theo quy định của Nhà nước tối đa là một triệu đồng/m2 tùy vị trí, đất trồng cây lâu năm chỉ có 100.000 đồng/m2”, ông Chinh nói.

Nhiều bất trắc

Tuy giá đất trên trời nhưng hiện nay thị trường bất động sản ở khu vực này tiềm ẩn nhiều rủi ro. Ông Bùi Hữu Hiền, cán bộ địa chính xã Tân Thành Bình cho biết hơn một tháng qua, người dân mua bán đất ì xèo nhưng hồ sơ đăng ký chuyển nhượng, sang tên chủ quyền đất chỉ đếm trên đầu ngón tay. Ông Hiền nói: “Do giá đất quá cao nên đa số chỉ mua 100 – 200m2 đủ để mở hàng quán. Trong khi đó, theo quy định của Nhà nước, muốn tách thửa, sang tên, chuyển quyền sử dụng đất phải có diện tích tối thiểu là 300m2, vì vậy hầu hết các vụ mua bán đất ở khu vực này chỉ làm giấy tay”.

Theo ông Hiền, việc mua bán, chuyển nhượng đất bằng giấy tay có nhiều bất trắc, bởi khi xảy ra tranh chấp thì người mua đất sẽ chịu thiệt thòi vì giấy tay chẳng có giá trị pháp lý khi kiện tụng ra tòa. “Hiện nay nhiều người sau khi mua đất bằng giấy tay đã thấy được rủi ro nên làm thủ tục chuyển mục đích sử dụng từ đất vườn sang đất thổ cư, nhưng sau đó họ bỏ luôn hồ sơ vì số tiền phải nộp là một triệu đồng/m2, gần bằng tiền mua đất”, ông Hiền cho biết.

Ông Võ Tòng Chinh cho rằng, hiện nay tình trạng tự phát phá vườn, san lấp mặt bằng để bán đất làm dịch vụ của người dân là sai mục đích sử dụng đất. Tuy nhiên, UBND huyện chưa có ý kiến xử lý những trường hợp này. Trước mắt, UBND huyện Mỏ Cày Bắc chỉ đạo không cho chuyển mục đích sử dụng đất và sang tên, chuyển quyền những diện tích đất người dân lấn chiếm hành lang bảo vệ đường bộ (mỗi bên 22,5m), những công trình xây dựng nào vi phạm hành lang này sẽ buộc phải tháo dỡ, đồng thời yêu cầu người dân không được san lấp mặt bằng cao hơn mặt đường quốc lộ, vì theo quy định mặt bằng của dân phải thấp hơn mặt quốc lộ 25 cm.

“Việc mở hàng quán, dịch vụ, nhà phố sau khi cầu Hàm Luông và quốc lộ 60 thông xe là xu hướng tất yếu, khó ngăn được người dân. Nhưng những người mua đất nên xem xét kỹ vị trí đất chọn mua để tránh tình trạng mua nhầm đất vi phạm lộ giới và hành lang bảo vệ an toàn đường bộ, dẫn đến nhiều rắc rối, mất tiền oan”, ông Chinh nói.

Hùng Anh

Bài sẽ được đăng trên báo Sài Gòn Tiếp Thị số ra ngày 28.5 cùng nhiều tin bài hấp dẫn khác. Mời quý vị đón đọc!

May 27, 2010

Đánh thuế người có nhiều đất

Filed under: Uncategorized — ktetaichinh @ 8:37 pm
Tags: ,


Được đăng bởi tmtvietnam vào lúc 10:06:00

Đánh thuế nhà ở không hạn chế được tình trạng đầu cơ nhà đất

Ngày 25-5, Quốc hội (QH) thảo luận về một số ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Thuế nhà đất. Nội dung được các đại biểu (ĐB) quan tâm là quy định thu thuế nhà.

Tuy nhiên, từ ý kiến cử tri và các ĐB từ kỳ họp trước, Ủy ban Thường vụ QH tiếp thu và chỉnh lý chưa quy định thu thuế đối với nhà ở trong dự thảo Luật Thuế nhà đất, do vậy cũng sửa tên luật này thành Luật Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp.
Đánh thuế đất lấn chiếm

Ủy ban Thường vụ QH cho rằng áp dụng thuế nhà tại thời điểm hiện nay sẽ không nhận được sự đồng thuận cao. Một trong những mục tiêu đánh thuế nhà ở là nhằm hạn chế nạn đầu cơ nhà đất lại không đạt được. Giá trị nhà ở thực chất là giá trị đất và tình trạng đầu cơ nhà chủ yếu là đầu cơ đất, giá trị nhà được xác định trên vị trí, địa thế của đất chứ không phải giá trị xây dựng nhà trên đất.

Cần có biện pháp khả thi để ngăn chặn nạn đầu cơ đất. Trong ảnh: Một góc khu dân cư An Phú, quận 2-TPHCM
Dự thảo luật cũng quy định diện tích đất tính thuế là phần diện tích ghi trong giấy chứng nhận (GCN) quyền sử dụng đất. Ủy ban Thường vụ QH cho rằng quy định trên là chưa chặt chẽ vì tình trạng lấn chiếm đất vẫn đang diễn ra nên diện tích thực tế lớn hơn diện tích ghi trong GCN.

Do vậy, dự luật quy định diện tích đất chịu thuế là diện tích sử dụng thực tế; bổ sung quy định về mức thuế suất riêng (0,15%) đối với đất lấn chiếm do đây là hành vi bất hợp pháp. Luật cũng khẳng định rõ việc thu thuế đối với diện tích đất lấn chiếm không phải là hình thức công nhận tính hợp pháp của diện tích này.
Chưa đánh trúng nạn “kê” giá đất

Hầu hết các ĐB đều thống nhất với việc không thu thuế nhà ở. Tuy nhiên, cũng có nhiều ý kiến khác nhau đối với việc chỉnh lý này. ĐB Vũ Hồng Anh (Hà Nội) cho rằng đánh thuế đất sẽ chống đầu cơ là chưa thuyết phục. Ông phân tích, từ nhiều năm nay vẫn đang tồn tại nạn đầu cơ nhà chung cư cao tầng làm cho “méo mó” thị trường. Đồng tình, ĐB Lê Dũng (Tiền Giang) đề nghị thu thuế nhà ở của một số đối tượng có thu nhập cao để điều tiết thu nhập xã hội.

Ủy ban Thường vụ QH đề xuất 3 mức thuế suất quy định tại dự thảo Luật Thuế sử dụng đất nông nghiệp:

1. Đối với diện tích đất ở trong hạn mức thuế suất là 0,03%.

2. Đối với phần diện tích đất ở vượt hạn mức nhưng không quá 3 lần thì mức thuế suất 0,06%.

3. Riêng đối với phần diện tích đất ở vượt trên 3 lần hạn mức thì thuế suất 0,1%.

Làm “nóng” nghị trường, ĐB TPHCM Trần Du Lịch nêu quãng đường từ sân bay Nội Bài về Hà Nội có rất nhiều biệt thự nguy nga mọc dọc hai bên đường nhưng rất ít người ở. Ông Trần Du Lịch nhấn mạnh: “Dự luật quy định không đánh thuế nhà ở, tưởng là bảo vệ dân, nhưng không phải”.

Ông Lịch phân tích luật phải là công cụ tài chính đánh vào người đầu cơ để bình ổn xã hội. Và không làm được điều này thì các mục tiêu đưa ra không đạt được. Không nên đánh thuế đối với những người có một nhà đất, mà phải đánh thuế với những người có nhiều nhà đất.

Ông Trần Du Lịch cũng cho rằng việc cần làm ngay là cần có sự giám sát tình trạng chiếm cứ đất đai để khống chế thị trường. Đây mới là nguyên nhân đẩy giá đất ở VN lên cao bất thường so với mặt bằng kinh tế và thu nhập của người dân.

Ủng hộ ý kiến trên, Phó Chủ nhiệm của Ủy ban Kinh tế của QH Lê Quốc Dung nói thẳng: “Để chống đầu cơ và hạ giá đất thì luật này là chưa đủ. Đây là đạo luật rất quan trọng. Khi QH bàn ở đây thì giá nhà đất đang “nín thở” chờ để điều tiết. Nhưng nếu bàn như thế này thì giá nhà đất sẽ vẫn tăng”.

Sáng cùng ngày, QH thảo luận dự thảo Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Công nghệ thổi giá đất Đông Anh

Chỉ trong vòng hai tháng, đất làng ở huyện phía Bắc Hà Nội bị thổi lên gấp 2-3 lần giá trị thực, đánh dấu mốc tăng kỷ lục cao nhất từ trước đến nay.

Dọc đường 6 thuộc xã Hải Bối, huyện Đông Anh có khoảng chục văn phòng môi giới bất động sản mọc lên tạm bợ, đối diện với bên kia là cánh đồng xanh mướt. Theo ghi nhận của VnExpress.net, nhiều văn phòng môi giới khá vắng khách, số khác cửa đóng then cài. Lượng giao dịch chững lại, song đất làng ở huyện cách nội đô hơn 20km này đã thiết lập mặt bằng giá mới.

Anh Thế Vũ, đại diện một văn phòng môi giới tiết lộ, giao dịch đã chững lại song giá vẫn cứ tăng chóng mặt chủ yếu do đầu cơ thổi giá. Anh Vũ tiết lộ, để kiếm lời, mỗi văn phòng môi giới sẽ liên kết với khoảng 10 văn phòng khác. Các cò đất tập hợp nhau lại, đặt ra mục tiêu thu gom lượng lớn đất, càng nhanh càng tốt. Sau khi thu gom hết đất làng, các cò này sẽ tạo khan hiếm giả và bắt đầu công nghệ đẩy giá lên. “Khi thị trường khan hiếm nhất, môi giới bắt đầu dần dần xả hàng. Nguồn cung được bơm thêm, khiến nhiều người a dua, đua nhau đi mua. Nhờ vậy, giá đất không ngừng bị đẩy cao vượt giá trị thực”, anh Vũ bật mí.

Anh Trường Giang, Giám đốc một văn phòng môi giới ở huyện Đông Anh cho hay, đây là thời điểm tốt để thu gom đất làng vì Đông Anh sắp lên quận. Theo vị môi giới này, chỉ trong vòng 3 năm, anh đã ôm khoảng 30 mảnh đất ở khu vực Tây Hồ và Đông Anh. Mới mua mảnh đất rộng khoảng 200 m2 với giá khoảng 10 triệu/m2, đến 2 tháng sau, giá đất đã tăng tới 30 triệu đồng. “Đông Anh sắp mở ra 3 quận lớn là Bắc Thăng Long, Đông Kỳ và Cổ Loa nên đầu tư ở khu vực này vẫn có “cơ” lên”, anh Giang nói.

Ảnh: Hoàng Lan
Giao dịch đã chững lại, song giá đất vẫn không ngừng bị thổi lên. Ảnh: Hoàng Lan.

Bên cạnh lực lượng môi giới chuyên nghiệp, người nông dân cũng có mánh riêng đẩy giá đất lên cao. Đất làng tại thôn Vạn Lộc, xã Xuân Canh, huyện Đông Anh, Hà Nội cũng được người nông dân đua nhau chào giá mới. Thấy khách lạ hỏi mua đất, nhiều người trong làng đổ xô ra mời chào đon đả khiến khu làng vốn bình yên rộn rã hẳn lên. Bác Thanh Nạnh, một người dân trong thôn cho biết, trước kia giá đất chỉ vài triệu đồng thì nay đã dao động quanh mức 15-30 triệu đồng tùy khu vực. Tất tả đi lấy số điện thoại để liên hệ với chủ đất, bác cho biết, đất phía sâu trong ngõ ngách được rao bán 15 triệu, ngõ to gần đường lớn giá cao gấp đôi. Chỉ mảnh đất cỏ tốt um cạnh ao, bác Thanh Nạnh cho hay, miếng đất này được chào 30 triệu đồng mỗi m2. Sau một hồi gọi điện thoại, bác thông báo, người chủ không muốn bán, và hẹn hai hôm nữa quay lại. Theo bác, phải mua nhanh vì đất Đông Anh sắp tới sẽ chẳng còn mà mua.

Đế lời của bác, một người phụ nữ khác cho hay, thôn Cầu Cả phía trong làng, đất rẻ hơn cũng lên tới chục triệu đồng; còn thôn Vạn Lộc gần quốc lộ 3 nên giá cả đắt đỏ hơn. Người này minh chứng, đất ao, giá “bèo” nhất cũng lên tới 7 triệu đồng. Riêng miếng đất thổ cư cạnh ngôi mộ có giá “nhẹ nhàng” hơn, khoảng 15 triệu đồng mỗi m2. Theo người phụ nữ này, Đông Anh sẽ trở thành… trung tâm hành chính quốc gia nên giá đất sẽ không ngừng tăng cao.

Cứ như vậy, kẻ tung người hứng, những người trong thôn thi nhau đẩy giá đất lên. Trong khi đó, theo quy hoạch chung, trung tâm hành chính quốc gia dự kiến được đặt ở Ba Vì.

Một người dân trong thôn cho hay, kể từ khi khởi công cầu Nhật Tân bắc qua sông Hồng nối quận Tây Hồ với Đông Anh, nơi đây nhộn nhịp hẳn lên. Đất quanh cầu Nhật Tân giá tăng chóng mặt, từ 20 đến 60 triệu đồng tùy vị trí. Đất Kim Chung cũng lên tới trên 30 triệu đồng, Vĩnh Ngọc từ 17 triệu đồng cũng lên tới 60 triệu đồng. Các hộ nông dân nào có đất thì bán, người không có đất sẵn sàng làm môi giới để hưởng chênh lệch. Cách đây khoảng 2 tháng, đã có nhiều nhà bán đất với giá 10 triệu đồng. Bởi vậy, nhiều hộ nông dân lấy mốc đó để định giá đất trong làng. “Mặc dù lượng khách hàng hỏi mua đã giảm đi nhiều so với tháng trước, nhưng giá đất vẫn hét ở mức cao. Nông dân thi nhau làm ‘cò’, vì mỗi lần mách thành công, cũng được chủ trả cho vài triệu đồng”, một người dân nói.

Ảnh:
Đất thôn Vạn Lộc giá dao động quanh mức 15-30 triệu đồng. Ảnh: Hoàng Lan.

Trao đổi với VnExpress.net, ông Nguyễn Đăng Nam, Phó phòng Quản lý Đô thị huyện Đông Anh cho hay, đây là thời điểm đất Đông Anh tăng cao nhất từ trước đến nay. Nguyên nhân cơ bản là Đông Anh đang dần hoàn thiện cơ sở hạ tầng. Từ trung tâm thành phố lên đến Đông Anh sẽ hình thành 3 cây cầu mới là cầu Nhật Tân, Đông Trù đang thi công và Tứ Liên dự kiến sẽ triển khai vào năm 2012. Khi ba cây cầu được hoàn thành, từ Đông Anh vào trung tâm thành phố chỉ mất khoảng 10 phút. Ngoài ra, ông Nam cũng cho biết, Đông Anh đang có một số khu đô thị đã được phê duyệt như Nam Hồng, Kim Chung…”Cơ sở hạ tầng thuận lợi khiến người dân các tỉnh đặc biệt là nội thành Hà Nội đổ về Đông Anh mua đất. Cầu nhiều trong khi nguồn cung có hạn dẫn đến giá đất bị đẩy lên”, ông Nam nói.

Theo ông Nam, Đông Anh hiện có 22 xã, thị trấn. Giá đất đang tăng theo dạng lan truyền từ các xã. Hồi cuối năm 2009, giá đất tăng chậm, tuy nhiên trong mấy tháng trở lại đây lên gấp 2-3 lần. Khu Xuân Canh, Vĩnh Ngọc dao động trung bình từ 25-40 triệu đồng. Một số xã lân cận cũng lên tới 15-20 triệu đồng mỗi m2.

Ngoài cơ sở hạ tầng làm Đông Anh thiết lập mặt bằng giá mới, ông Nam cho rằng cũng phải kể đến một bộ phần cò đất và giới đầu cơ thổi lên. Ông Nam dẫn chứng, ở xã Xuân Canh có trường hợp xuất hiện đại gia gom đến 10 miếng đất làng khiến giá đất không ngừng tăng cao. “Thị trường phát triển đến một mức nào đó khi quá nóng sẽ nảy sinh bong bóng và buộc phải điều phối lại. Người mua nếu thấy đất tăng chóng mặt cần phải tỉnh táo”, ông Nam nói.

Về tin đồn Đông Anh sắp lên quận, ông Nam cho biết, huyện đã đề xuất xin chia tách thành 3 quận từ trước khi sáp nhập Hà Tây cũ nhưng đến nay vẫn chưa có quyết định từ phía UBND TP Hà Nội. “Tên của quận còn chưa được đặt và UBND TP Hà Nội cũng chưa có quyết định chính thức nào về đề xuất của huyện”, ông Nam khẳng định.

Quy hoạch và cơn say giá đất

Được đăng bởi tmtvietnam vào lúc 09:09:00
picture

Một khu đô thị mới ở Từ Liêm, Hà Nội. Đất đai nhiều khu vực ở Hà Nội đang lên cơn sốt sau các thông tin về quy hoạch.

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến cơn sốt đất lần này tại Hà Nội do thông tin ảo và những yếu tố đầu cơ đang chi phối thị trường

Trước cơn sốt đất một số khu vực ở Hà Nội, nhất là khu vực Ba Vì, những ngày qua các chuyên gia liên tục cảnh báo nguy cơ vỡ bong bóng có thể diễn ra trong thời gian tới. Bởi nguyên nhân chủ yếu dẫn đến cơn sốt đất lần này do thông tin ảo và những yếu tố đầu cơ đang chi phối thị trường.

Quả thật, có nhiều dấu hiệu cho thấy bong bóng bất động sản đang hình thành. Hơn một tháng trở lại đây, như nhiều báo đã phản ánh, giá đất tại nhiều khu vực ở Hà Nội tăng chóng mặt, với mức tăng nóng 35 – 40% và lượng giao dịch cũng lên 25 – 30% chỉ trong vòng hơn một tháng qua. Sôi động nhất ở thời điểm này là Ba Vì.

Thị trường nhà đất Hà Nội bị tác động mạnh khi nhiều người tin rằng, sẽ xây trục Thăng Long từ trung tâm Hà Nội đến Ba Vì và nơi đây sẽ là trung tâm hành chính quốc gia. Do đó, người ta rủ nhau về Ba Vì mua đất, đẩy giá đất tại đây tăng 2 – 3 lần chỉ trong thời gian ngắn.

Với hy vọng “bỏ ra một đồng, không ăn mười cũng ăn tám” nên thị trường đất ở Ba Vì được mô tả là “ai có mảnh đất muốn bán, chỉ cần tung tin ra hôm trước là hôm sau có khách ngay. Người này bước ra, người khác bước vào, có nhà đã bán xong đất rồi vẫn phải tiếp cả chục khách đến hỏi vì cứ tưởng là còn đất. Nhiều gia đình xưa nay có con cháu đi làm ăn ở xa, nay cũng bỏ việc tìm về tranh bán đất, chia tiền, mua xe”.

Thế nhưng, trả lời báo chí về cơn sốt đất đang diễn ra ở Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam, nói việc chuyển trung tâm hành chính quốc gia lên Ba Vì là câu chuyện của 50 năm nữa. Đó là chưa nói tới việc trong tương lai có khi còn điều chỉnh. Ông Nam minh chứng bằng việc điều chỉnh quy hoạch chung Hà Nội năm 1998 do Thủ tướng duyệt thì “nay cũng đã sửa rồi”.

Kinh nghiệm đã chỉ ra, việc quy hoạch và thực hiện xây dựng theo quy hoạch trên thực tế luôn có một khoảng cách xa. Ở đây quy hoạch chưa được phê duyệt nhưng việc mua bán, đầu cơ đất đai đã diễn ra sôi động. Điều này có nghĩa, đến nay thị trường bất động sản vẫn vận hành theo kiểu “nghe nói, nghe đồn” từ tai người nọ qua người kia.

Một thị trường vận hành theo tin rỉ tai như vậy chắc chắn sẽ là mảnh đất béo bở cho chủ đầu tư, nhà đầu tư, môi giới hoạt động kiểu đội, nhóm làm giá, “đục nước béo cò” trước đám đông thiếu thông tin xác thực. Ở đây cũng không loại trừ khả năng các đại gia, giới đầu tư đã mua đất từ lâu, nay thổi phồng giá lên để kiếm lời.

Mặt khác, như các chuyên gia bình luận, chuyện giao dịch đất diễn ra rầm rộ một phần là do “tâm lý đầu tư bầy đàn”. Thay vì phải tính toán, phân tích cụ thể dựa trên những thông tin xác thực thì người này bắn tin cho người kia: “Ba Vì sẽ thành trung tâm hành chính quốc gia, do đó chắc chắn giá đất sẽ còn tăng”, rồi lao vào mua đất như thiêu thân.

Tuy nhiên, việc nhà đầu cơ lợi dụng thông tin quy hoạch để kiếm lợi có phần từ lỗi của nhà quản lý khi chưa cung cấp đủ thông tin. Nói cách khác là còn thiếu thông tin chính thức, nhất quán từ các cơ quan quản lý nhà nước và không mang tính tổng thể. “Nếu như chúng ta cung cấp đầy đủ thông tin cho người dân rằng đây mới chỉ là dự án chưa được thông qua nên việc có thực hiện hay không vẫn chưa khẳng định, thì chắc chắn người dân sẽ không bị mắc lừa”, một chuyên gia phát biểu.

Ở góc độ khác, theo ông Đặng Hùng Võ, cố vấn cấp cao của Bộ Tài nguyên và Môi trường, thị trường Hà Nội có chiều hướng sôi động trong thời gian gần đây do một bộ phận người dân Hà Nội có tiền nhàn rỗi đổ đi đầu tư bất động sản. Song, ông Võ cho rằng “ngoài một bộ phận khách hàng có nhu cầu thực, cũng không tránh khỏi hiện tượng làm giá do nhiều nhà đầu tư lướt sóng, tìm cách làm khan hàng thổi giá lên cao quá mức bình thường”.

Thị trường bất động sản trên thực tế vẫn chưa phục hồi sau khi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu diễn ra năm 2008. Tín dụng dành cho bất động sản đang trong tình trạng nhỏ giọt và kinh tế vĩ mô chưa thực sự khởi sắc thì thị trường bất động sản chưa thể ấm lại.

* Báo cáo Quốc hội biến động bất động sản Hà Nội

Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam vừa có văn bản đề nghị UBND thành phố Hà Nội yêu cầu Sở Xây dựng Hà Nội phối hợp với Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) lập báo cáo và chỉ đạo các huyện Quốc Oai, Ba Vì, Thạch Thất, Thường Tín báo cáo tình hình thực hiện các dự án bất động sản theo quy hoạch; tình hình chuyển nhượng đất đai (đất thổ cư và đất canh tác) và tình hình biến động giá bất động sản từ đầu năm 2010 đến nay trên địa bàn.

Trước đó, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng giao Bộ Xây dựng chủ trì phối hợp với Văn phòng Chính phủ thừa uỷ quyền Thủ tướng, lập báo cáo trình Quốc hội về thực trạng mua bán bất động sản và giá các loại đất chuyển nhượng trên thị trường tự do ở các địa điểm đang quy hoạch tại Hà Nội. Báo cáo trình Quốc hội phải hoàn tất trước ngày 30/5/2010.

Đất phía Đông Hà Nội không hề “sốt” giá như đồn đoán
Cập nhật lúc : 8:51 AM, 26/05/2010
Gần hai chục lô đất thổ cư mà khách nhờ ông Hùng bán giúp vẫn nằm trong ngăn kéo bàn từ năm ngoái đến nay – Ảnh: N.N

Trước hàng loạt thông tin về việc đất nền cả 4 hướng tại Hà Nội đang lên cơn sốt, trong đó khu phía Đông bao gồm quận Long Biên và huyện Gia Lâm cũng tăng giá chóng mặt vài tháng trở lại đây nhưng thực tế cho thấy, tình hình lại không hoàn toàn như vậy.

Bất động

Thời tiết tại Hà Nội những ngày vừa qua nắng nóng hầm hập nhưng không khí giao dịch nhà đất lại có vẻ khá “lạnh” tại hàng chục văn phòng môi giới xung quanh khu đô thị Việt Hưng.

Mặc dù chỉ có một mình với hai chiếc quạt cây chạy hết công suất tại tầng 1 của căn nhà 4 tầng, ông Hùng – chủ văn phòng giao dịch nhà đất số 1 nhà P1 những ngày này, áo ba lỗ vẫn vén lên ngang bụng.

Sự “tự nhiên” này rõ ràng không chỉ do thời tiết quá nóng bức, mà còn bởi khách tìm đến giao dịch không có khiến ông Hùng chẳng còn nghĩ đến việc giữ ý.

Theo chủ văn phòng, từ Tết trở ra, nếu mảng căn hộ chung cư đã rất chậm thì tình hình giao dịch đất nền lại càng trở nên tồi tệ khi “bất động” từ giữa năm ngoái đến nay.

Vừa nói, ông Hùng vừa dẫn chứng bằng cách rút từ ngăn kéo bàn làm việc ra chiếc cặp tài liệu rồi trải lên mặt bàn khoảng 20 cặp giấy tờ công chứng sổ đỏ của từng ấy lô đất mà người dân quanh khu vực Long Biên, Sài Đồng, Thượng Thanh, Đức Giang… nhờ bán giúp.

“Mọi người cứ bảo đất sốt lên nhưng thực tế có người mua đâu! Đây toàn là những lô đất giãn dân, đất đấu thầu rất đẹp mà giá hợp lý, thế mà chẳng có ai vào hỏi. Từ năm ngoái đến nay chưa bán được lô nào, vậy thử hỏi sốt ở đâu?” – ông Hùng thắc mắc.

Quả vậy, đó hầu hết là những lô đất thổ cư có diện tích từ 100m2 trở lên. Nếu năm ngoái các hộ nhờ ông Hùng chào bán ở mức 12-13 triệu đến 16-17 triệu đồng/m2, thì năm nay tất cả đều vọt lên 19-20 triệu đồng/m2. Thậm chí có nhà còn “đòi” lên 25 triệu đồng/m2.

Số lượng người nhờ bán ngày càng nhiều lên, không ngày nào ông Hùng không nhận được những cuộc điện thoại bày tỏ sự sốt ruột, thúc giục bán nhanh của bên cung. Trong lúc “cầu” không có, ông chỉ biết tư vấn: “nếu không giảm giá xuống thì tôi chịu, không có ai mua thì tôi cho vào ngăn kéo cất đi”, hoặc trường hợp tăng giá quá đáng hơn, ông nói thẳng: “giá thế này thì mời ông đi gửi văn phòng khác”…

Không dùng từ “sốt”

Là văn phòng có vị trí đắc địa – ngay mặt đường vào, biển hiệu bắt mắt, lại có quy mô lớn hơn hẳn những văn phòng khác tại đây nhưng trung tâm giao dịch bất động sản Thành Công ở Khu 2 của đô thị mới Việt Hưng những ngày này lượng người vào ra cũng không có gì đáng kể.

Trong lúc vắng khách, Phó Giám đốc của trung tâm xin giấu tên chia sẻ, không thể dùng từ “sốt” để nói về giá đất cũng như tình hình giao dịch đất nền hiện tại ở khu vực này. Bởi lẽ, ngoại trừ việc tăng giá trông thấy ở một số khu đấu giá ra (mà số lượng cũng rất hạn chế), các khu còn lại giá đất có nhích lên từ cuối năm ngoái nhưng hoàn toàn theo quy luật thông thường của thị trường, chứ không phải tăng ở mức “ồ ạt, đột biến” như người ta vẫn nói.

Bằng chứng là khi bắt đầu mở văn phòng Thành Công vào quãng năm 2007-2008, giá đất quanh khu Giang Biên, Quán Tình mới rơi vào trên dưới 10-12 triệu đồng/m2. Cũng những miếng đó sau 2-3 năm, giá ở mức hơn 20 triệu đồng. “Trong 20 triệu này cũng có 1 quãng lên, nhưng là lên từ từ. Mà đây đều là ăn theo đô thị thì mới có mức giá như vậy” – vị này nói thêm.

Đồng tình với nhận xét trên, chủ sàn giao dịch bất động sản trực tuyến Nhà đất Gia Lâm, ông Nguyễn Thế Cường ước lượng, mức tăng giá 20-30% tại một số khu vực của huyện Gia Lâm như Thạch Bàn, Cự Khối, Bát Tràng, Đông Dư, Kiêu Kỵ… thời gian gần đây chỉ được coi là ấm lên, chứ không phải “sốt” theo kiểu hôm trước hôm sau một giá. “Có những thông tin gì tốt thì cũng đã ra rồi. Nhìn chung, thị trường sẽ không thể tăng hơn được nữa” – ông Cường dự đoán.

Ẩm ương vì “tâm lý”

Mô tả ảnh. Mô tả ảnh.
Mô tả ảnh.
Mô tả ảnh.
Thực trạng “sốt” đất là khi các văn phòng môi giới nhà đất tại khu Việt Hưng đóng cửa im ỉm hoặc vắng lặng như tờ khi mở cửa.  Ảnh: N.N

Những thông tin giá đất tăng vù vù trong và sau các cuộc đấu giá đất dự án tại Đặng Xá, Trâu Quỳ, khu vực chân cầu Vĩnh Tuy hoặc lâu hơn là Tầm Dâu thuộc địa bàn huyện Gia Lâm thời gian qua chính là khởi điểm của cái gọi là “cơn sốt” đất nền khu vực này.

Có hơn 100 m2 đất tại khu vực chân cầu Vĩnh Tuy, từ mức khởi điểm là 16-17 triệu đồng, anh Mạnh – một nhà đầu tư ở Long Biên khấp khởi mừng khi giá vọt lên trên 20 triệu đồng/m2 sau cuộc đấu giá. Vì rất cần tiền, anh Mạnh để lại cho một người quen ở mức 22 triệu đồng/m2, nhưng chỉ đúng 1 tuần sau anh ngỡ ngàng hay tin, mảnh đất đã được sang tay với giá 28 triệu đồng/m2.

Thông tin được lan truyền và đồn thổi nhanh chóng, khiến nhiều nhà đầu tư nhỏ lẻ mắt tròn mắt dẹt, tạo nên làn sóng đổ xô vào thị trường. Phó Giám đốc văn phòng Thành Công nhận xét việc tăng giá không ngừng lên gấp đôi so với giá khởi điểm tại các khu đất đấu giá vừa qua hoàn toàn là do yếu tố tâm lý của nhà đầu cơ, khi mỗi người đều có sự tính toán riêng, đã mua ở mức đỉnh là 32 triệu đồng/m2 thì tất yếu họ phải bán ra giá cao hơn.

Tâm lý “tạo sốt” này còn được giới kinh doanh liên hệ đến việc đấu giá đất khu Tầm Dâu trước đó. Cụ thể, cách đây khoảng 1 năm, đất mặt đường to khu vực này chỉ khoảng 16-17 triệu đồng/m2, nhưng từ lúc có thông tin trung tâm thương mại Savico sắp được xây dựng thì lập tức, nhà đầu tư nhảy vào mua, đẩy giá lên mức chót vót là 45-50 triệu đồng/m2 hiện tại.

“Dân mình thường chưa quan tâm đến cái mình được hưởng thụ. Việc xây trung tâm thương mại như vậy, chưa chắc người sống lân cận đã vào đó mua đồ. Việc đổ xô đầu tư vào đây chỉ là cơ hội để giới đầu tư thực hiện hoá lợi nhuận” – đại diện một trung tâm đánh giá.

Ngoài ra, việc các nhà đầu tư lâu niên với quỹ đất rộng đang có xu hướng chia nhỏ lô đất ra năm bảy phần để bán theo hình thức “mua sỉ, bán lẻ” cũng là động thái góp phần làm giá đất khu Gia Lâm nhích lên.

Nhưng khách quan mà nói, không thể phủ nhận việc tăng giá xuất phát từ tâm lý của chính người bán đất. Trước tình hình người mua không có mà người nhờ bán đất cứ tăng giá ầm ầm, ông Hùng – chủ văn phòng nhà đất ở khu Việt Hưng không ít lần phải thốt lên với những người nhờ bán: “Đắt như thế thì bán cho ai?”.

Theo ông, tâm lý so sánh, đối chiếu về giá của người bán ví dụ căn cứ vào một điểm giá đang sốt lên, người dân tại khu khác cũng tự cân đối và đưa ra giá của mình, đại để như “khu đó 50 triệu thì đất của tôi tối thiểu cũng phải 25” là nguyên nhân chủ yếu khiến giao dịch đất nền bất động từ đầu năm đến giờ. Đó cũng là lý do sâu xa của việc hàng loạt văn phòng môi giới nhà đất khu vực Việt Hưng hiện đóng cửa triền miên.

Đất Hà Nội bị “làm giá”?

Được đăng bởi tmtvietnam vào lúc 10:20:00

Tình trạng sốt đất ở Hà Nội phần lớn do tin đồn – Ảnh: Hoài Nam

Khoảng một tháng trở lại đây, giá đất tại nhiều khu vực của Hà Nội tăng đến hơn 30% so với hồi đầu năm. Theo ông Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT), hiện tượng trên có yếu tố tăng ảo do nhiều nhà kinh doanh thổi giá lên, đồng thời cũng do người dân không nắm được thông tin nên đã đổ xô đi mua đất, càng làm giá đất tăng bất thường.

Đất gì cũng tăng giá

Mở đầu cho “cơn sốt” đất tại Hà Nội có lẽ là Dự án Thanh Hà. Ngay sau Tết Canh Dần, chỉ với một hợp đồng vay vốn không có giá trị pháp lý, CTCP Xây dựng và dịch vụ 1/5 đã huy động vốn của hàng trăm người với số tiền lên tới hơn 700 tỷ đồng. Từ giá gốc trong thỏa thuận là 12 triệu đồng/m2, các cò đất đã “thổi giá” lên 19 triệu đồng/m2. Thậm chí, chỉ 3 ngày trước khi cơ quan công an vào cuộc, có nhà đầu tư đã phải chấp nhận mua đất tại dự án này với giá tới 27 triệu đồng/m2.

Kéo theo “cơn sốt” tại Dự án Thanh Hà, đất nền tại Dự án Kim Chung – Di Trạch do Tổng CTCP Thương mại xây dựng làm chủ đầu tư, cũng tăng từ 26 triệu đồng lên khoảng 30 triệu đồng/m2. Giá đất tại Dự án Bắc quốc lộ 32 do CTCP Phát triển đô thị Từ Liêm làm chủ đầu tư trước Tết Canh Dần cũng chỉ 24 triệu đồng/m2, nay đã tăng lên trên 30 triệu đồng/m2 vào thời điểm hiện tại.

Cũng trong khoảng thời gian trên, giá đất trong Khu đô thị Ciputra thuộc quận Tây Hồ đang từ 75 triệu đồng/m2 đã tăng vọt lên 110 triệu đồng/m2. Tại dự án Đặng Xá thuộc khu vực Gia Lâm, phía Đông Hà Nội, giá đất đang là 18 triệu đồng/m2 thời điểm đầu năm, nay cũng có giá khoảng 25 triệu đồng/m2.

Đất thổ cư ở nhiều nơi cũng tăng chóng mặt. Tại các vùng ven đô như Quốc Oai, Hoài Đức, Đan Phượng…, giá đất tăng từng ngày. Những thửa đất gần đường quốc lộ có giá từ trên 10 triệu đồng/m2 đến gần 20 triệu đồng/m2; những thửa ở sâu hơn cũng có giá không dưới 5 triệu đồng/m2. Đặc biệt, giá đất tại các xã vùng sâu khu vực Ba Vì như Tiến Xuân, Đông Xuân, Yên Bình cũng tăng gấp 2 đến 3 lần, từ 700.000 đồng/m2 đã tăng lên đến gần 2 triệu đồng/m2.

Tăng giá phần lớn do tin đồn

Phân tích nguyên nhân của tình trạng tăng giá đất một cách đột biến thời gian qua tại Hà Nội, nhiều chuyên gia nhận định phần lớn do tin đồn. Theo đại diện Trung tâm bất động sản Thiên Cơ trên đường Khuất Duy Tiến, thị trường bị tác động mạnh nhất kể từ khi có Triển lãm “Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050” do Bộ Xây dựng tổ chức vào cuối tháng 4/2010, trong đó Hà Nội có 5 đô thị vệ tinh và “trục Thăng Long” bắt đầu từ đường Hoàng Quốc Việt tới chân núi Ba Vì.

Tuy nhiên, ông Nguyễn Trần Nam, Thứ trưởng Bộ Xây dựng, cho rằng, việc quy hoạch đưa trung tâm hành chính quốc gia lên chân núi Ba Vì là mang tính định hướng dài hạn 50 năm. Trước mắt Trung tâm Hành chính Quốc gia vẫn được xây dựng ở khu Mỹ Đình, Mễ Trì. “Nếu có sốt đất thì chỉ là chuyện tâm lý và cũng không loại trừ tình trạng đầu cơ thổi giá”, ông Nam nói.

Đồng tình với đánh giá trên, ông Đào Trung Chính, Tổng cục Phó Tổng cục Quản lý đất đai (Bộ TN&MT) cho rằng, đất đai là một loại hàng hóa đặc biệt và nó chịu ảnh hưởng của quy hoạch. Mặt khác vì đất đai có tính khan hiếm và nhiều người cùng đổ xô vào mua nên khi có tin đồn thì ngay lập tức xảy ra tình trạng “sốt đất”.

Còn theo ông Đỗ Đức Đôi, Giám đốc Trung tâm tin học thuộc Tổng cục Quản lý đất đai (Bộ TN&MT), việc để cho một số nhà đầu cơ lợi dụng thông tin quy hoạch để kiếm lợi bất chính cũng có một phần là lỗi của nhà quản lý khi chưa cung cấp đủ thông tin. “Nếu như chúng ta cung cấp đầy đủ thông tin cho người dân là vùng nào được quy hoạch, vùng nào mới chỉ đang xem xét thì chắc nhiều nhà đầu tư sẽ không bị mắc lừa”, ông Đôi nhấn mạnh.

Mặt khác, theo ông Vũ Đình Ánh, Viện nghiên cứu khoa học Thị trường giá cả (Bộ Tài chính), hiện có đến 80% các giao dịch trên thị trường bất động sản là phi chính thức. Vì vậy, tình trạng “sốt đất” như vừa qua cũng có thể do chính những người có đất tự tung tin rồi hét giá lên nhằm tạo ra sốt ảo, còn thực hư việc mua bán đất này có thành công hay không thì không ai có thể biết được.

“Mặc dù tình trạng sốt đất do tin đồn ở nước ta đã xảy ra nhiều năm nay, nhưng đến nay vẫn chưa có cách nào để khắc phục hữu hiệu. Ngoài những điểm yếu trong việc quản lý đất đai của Nhà nước thì tâm lý đầu tư kiểu “bầy đàn” của người dân cũng là sơ hở để giới đầu cơ trục lợi”, ông Ánh nhận định.

Thị trường bất động sản vẫn hút vốn nước ngoài
Cập nhật lúc : 1:39 PM, 25/05/2010
Ảnh minh họa.
Dù thị trường bất động sản vẫn chưa có dấu hiệu khởi sắc nhưng các nhà đầu tư nước ngoài vẫn tiếp tục đầu tư nhiều dự án quy mô trị giá hàng chục triệu USD vào thị trường Việt Nam.

Nhiều nhà đầu tư nước ngoài nhận định năm 2010 và những năm tiếp theo Việt Nam vẫn là một địa chỉ đầu tư hấp dẫn. Trong đó, bất động sản tiếp tục là kênh hấp thụ vốn ngoại rất lớn.

Mới đây nhất, Tập đoàn Allrgeen – một trong những tập đo

Thị trường bất động sản vẫn hút vốn nước ngoài
Cập nhật lúc : 1:39 PM, 25/05/2010
Ảnh minh họa.

Dù thị trường bất động sản vẫn chưa có dấu hiệu khởi sắc nhưng các nhà đầu tư nước ngoài vẫn tiếp tục đầu tư nhiều dự án quy mô trị giá hàng chục triệu USD vào thị trường Việt Nam.

Nhiều nhà đầu tư nước ngoài nhận định năm 2010 và những năm tiếp theo Việt Nam vẫn là một địa chỉ đầu tư hấp dẫn. Trong đó, bất động sản tiếp tục là kênh hấp thụ vốn ngoại rất lớn.

Mới đây nhất, Tập đoàn Allrgeen – một trong những tập đoàn phát triển bất động sản lớn nhất Singapore, đã triển khai dự án căn hộ cao cấp Regency Park đầu tiên tại Việt Nam.

Dự án nằm ở vị trí đắc địa tại quận 2, bao gồm 515 căn hộ cao cấp với hai, ba và bốn phòng ngủ, trong đó có 12 căn penthouse hứa hẹn sẽ thu hút được khách hàng bởi thương hiệu mà Tập đoàn Allrgeen gây dựng từ nhiều năm nay.

Giữa tháng Sáu tới, dự án sẽ chính thức công bố với khách hàng.

Khi được hỏi tại sao Allgreen chọn thời điểm này để vào thị trường Việt Nam, đạ diện của tập đoàn Allgreen cho biết: “Chúng tôi đặt tầm nhìn dài hạn về vị trí của mình ở thị trường Việt Nam. Những thay đổi tích cực trong các quy định pháp luật gần đây về kinh doanh và sở hữu bất động sản, cũng như Việt Nam là một trong những nền kinh tế phát triển mạnh mẽ nhất khu vực châu Á-Thái Bình Dương, khiến nơi đây thành địa điểm đầu tư hấp dẫn với chúng tôi.”

Tháng Ba vừa qua, VinaCapital Group, tập đoàn quản lý tài sản và phát triển bất động sản, đã liên doanh với Tập đoàn inProjects (Hongkong) để lập Công ty VinaProjects chuyên quản lý các dự án bất động sản tại thị trường Việt Nam.

Một số dự án trọng điểm tại Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và Đà Nẵng sẽ được VinaProjects triển khai với giá trị đến trên 500 triệu USD, như dự án khu biệt thự The Garland tại quận 9 (Thành phố Hồ Chí Minh) rộng 3ha, vốn xây dựng 13,7 triệu USD; dự án Đại Phước Lotus cũng thuộc quận 9 rộng 22ha, vốn xây dựng 39 triệu USD.

Bên cạnh đó còn có khu căn hộ cao cấp WTC tại thành phố Đà Nẵng có vốn xây dựng 35 triệu USD; khu biệt thự The Ocean Danang Beach Resort có diện tích 21ha, vốn xây dựng 26 triệu USD; khu phức hợp Times Square tại Hà Nội có tổng vốn xây dựng 115 triệu USD.

Từ thông tin Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh sẽ cấp giấy chứng nhận đầu tư cho các dự án là khu đất công trường Lam Sơn-Hai Bà Trưng -Đông Du (300 triệu USD), dự án của Tập đoàn Lotte (2 tỷ USD) và của Capital Group (2 tỷ USD) cho thấy các nhà đầu tư nước ngoài đã sẵn sàng quay trở lại với các dự án.

Nhận định được làn sóng khởi sắc trong thời gian tới, nhiều quỹ đầu tư nước ngoài cũng đã bắt đầu huy động vốn.

Dù vậy, theo Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh, tuy lượng vốn FDI chảy vào lĩnh vực bất động sản tại địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh cao, với tổng vốn đăng ký đạt 9,6 tỷ USD (143 dự án còn hiệu lực), nhưng chỉ mới giải ngân được 3,6 tỷ USD.

Thành phố Hồ Chí Minh vừa ra quyết định thu hồi giấy chứng nhận đầu tư của 40 dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), có vốn đăng ký là 1,77 tỷ USD, hoạt động trong lĩnh vực bất động sản trên địa bàn.

May 14, 2010

Hà Nội lên cơn sốt đất

Filed under: Uncategorized — ktetaichinh @ 7:53 pm
Tags: ,

Hơn một tháng trở lại đây, đất tăng giá chóng mặt ở nhiều khu vực, tâm điểm là dọc đường Láng Hòa Lạc, huyện Gia Lâm và quận Tây Hồ với mức tăng nóng 35-40%.

Cùng với giá cả tăng chóng mặt, lượng giao dịch cũng lên 25-30% so với tháng trước. Tại dự án Geleximco khu C, D trên đường Lê Trọng Tấn, trong vòng hơn một tháng đã tăng từ 43 triệu lên 65 triệu mỗi m2 ở vị trí mặt đường to. Liền kề mặt đường nhỏ cũng tăng từ 4-6 triệu. Đất nền Kim Chung Di Trạch sau một thời gian đứng giá lại tăng từ 26 đến khoảng 30 triệu đồng mỗi m2. Giá đất nền biệt thự Dương Nội cũng lên tới 42 triệu, tăng 2-3 triệu mỗi m2 tùy vị trí.

Khu vực Gia Lâm ở phía Đông Hà Nội cũng tăng giá vù vù, tiêu biểu như khu Đặng Xá từ 18 triệu lên tới 25 triệu mỗi m2. Không chịu thua kém, khu đô thị Ciputra ở mạn Tây Hồ từ 80 triệu tăng giá lên 110 triệu đồng, biệt thự Vườn Đào từ 80-90 triệu đồng vọt lên 110-140 triệu đồng mỗi m2 tùy vị trí.

Ảnh
Thị trường địa ốc bị tác động mạnh nhất kể từ khi có triển lãm quy hoạch “Mô hình đồ án quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050”. Ảnh: Hoàng Hà.

Đất thổ cư, vốn được coi là khá bình ổn trước sự lên xuống thất thường của địa ốc giờ cũng tăng chóng mặt. Sức tăng tốc độ cao nhất phải kể đến khu vực quận Tây Hồ. Đầu năm nay, một mảnh đất thổ cư có diện tích 108 m2 trên mặt đường An Dương Vương, có giá 40 triệu đồng mỗi m2 thì hiện nay đã được chào tới 80 triệu, khu vực gần đường Thanh Niên cũng được rao bán giá 73 triệu mỗi m2, đất Tứ Liên dao động quanh mức 85-105 triệu đồng. Còn đất mặt phố Lạc Long Quân, gần chợ Bưởi đạt kỷ lục 215 triệu đồng.

Đất thổ cư thuộc các xã Kim Sơn, Phú Thị, Cổ Bi thuộc huyện Gia Lâm cũng lên từ 13-16 triệu đồng. Khu Bát Tràng, Đông Dư gần đô thị sinh thái Ecopark cũng lên tới 20 triệu. Trong khi trước đó, những khu đất được coi là “vùng sỏi đá” này chỉ này được chào bán với giá dưới 10 triệu đồng.

Theo ông Nguyễn Thế Cường, đại diện Văn phòng tư vấn nhà đất Long Biên, chính các dự án mới như khu đô thị sinh thái Ecopark cũng như thông tin về công viên Gia Lâm sắp được triển khai làm thay đổi diện mạo vùng đất này. “Thêm vào đó, các khu vực này lại có vị trí giao thông thuận lợi, cách cầu Thanh Trì khoảng 800 m, giáp đường lớn 5B nên giá lại càng tăng”, ông Cường nói.

Tại khu vực Ba Vì, Tiến Xuân, Đông Xuân, Yên Bình cũng tăng gấp 2, 3 lần. Anh Nguyễn Phong, một khách hàng mua đất ở khu vực Tiến Xuân (huyện Thạch Thất) hồi đầu Tết với giá 700.000 đồng một m2 đến nay đã có khách trả đến gần 2 triệu. “Hồi đầu năm tôi mua một sào mất hơn 200 triệu thế mà nay đã có người trả đến 720 triệu đồng. Giá đất sẽ còn lên nên tôi chưa có ý định bán”, anh Phong cho biết.

Theo anh Tuấn Anh, nhân viên thuộc Công ty cổ phần bất động sản Hà Nội mới, thị trường bị tác động mạnh nhất kể từ khi có triển lãm quy hoạch “Mô hình đồ án quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050”. Triển lãm công bố 5 đô thị vệ tinh của Hà Nội và trục Thăng Long bắt đầu từ đường Hoàng Quốc Việt tới chân núi Ba Vì thuộc địa phận Hà Tây khiến khu vực này tăng giá đến chóng mặt.

Giám đốc Công ty cổ phần Bất Động Sản B.D.S Lê Xuân Trường cho biết, cơ sở hạ tầng đang được gấp rút hoàn thiện, tiềm năng của các dự án này ngày một hiện rõ đã khiến cho khu vực phía Tây càng hút khách. Cụ thể như đường Lê Văn Lương kéo dài đã hoàn thành được khoảng 70%, đường Lê Trọng Tấn đang chờ ngày thông xe. Đặc biệt, lãi suất ngân hàng hiện nay đã bớt căng và có xu hướng giảm nữa trong thời gian tới khiến nguồn vốn cho thị trường bất động sản dồi dào hơn. Giá đất nền cùng lượng giao dịch ở nhiều khu vực tăng mạnh mẽ thu hút đông đảo nhà đầu tư tham gia “lướt sóng” khiến đất các khu vực này lại càng tăng chóng mặt.

Cũng theo ông Trường, đất nền dự án sốt kéo theo đó là đất thổ cư cũng tăng gia theo. “Đất tăng nhanh là do tâm lý đón đầu trong đầu tư. Hiện nay rất nhiều người tin rằng, giá đất sẽ còn tiếp tục tăng trong vòng khoảng một năm tới nên đua nhau đi mua dẫn đến người bán cũng đua nhau tăng giá”, ông Trường nhấn mạnh.

Các chuyên gia cho rằng, chính tình hình kinh tế vĩ mô cũng ảnh hưởng mạnh đến thị trường địa ốc Hà Nội. Nghiên cứu của Ủy ban kinh tế xã hội khu vực Châu Á- Thái Bình dương của Liên Hợp Quốc chỉ ra rằng, một trong những khó khăn cấp bách nhất cho nền kinh tế Việt Nam là áp lực lạm phát ngày càng tăng, tổ chức này dự báo năm nay, lạm phát có thể lên tới 10,3%. Theo ông Phạm Thanh Hưng, Tổng Giám đốc Công ty Thẩm định giá Thế kỷ, lạm phát càng tăng, đồng tiền càng mất giá càng khiến nhà đầu tư đổ xô vào mua bất động sản.

Ông Hưng bổ sung, giá vàng trong nước lên khiến bất động sản lên theo. Khi buôn bán bất động sản, nhiều nhà đầu tư có tâm lý quy ra vàng. Giá trị quy ra vàng không thay đổi nhưng theo tâm lý vàng lên khiến đất cũng lên theo. Cũng theo ông Hưng dự đoán, giá đất Hà Nội sẽ còn tăng đến hết tháng 10 năm nay bởi mốc Hà Nội đón chào 1.000 năm Thăng Long. “Hàng loạt dự án đang được gấp rút hoàn thành càng tạo ra nhiều sự lựa chọn cho các khách hàng hơn. Theo tâm lý, người mua cũng muốn mua nhà vào thời điểm này khiến thị trường bất động sản càng sôi động”, ông Hưng nói.

Theo ông Đặng Hùng Võ, cố vấn cấp cao của Bộ Tài nguyên Môi trường, thị trường Hà Nội có chiều hướng sôi động trong tháng qua là do một bộ phận người dân Hà Nội có tiền nhàn rỗi đổ đi đầu tư bất động khi tình hình kinh tế vĩ mô dần ổn định. Tuy nhiên với sức tăng quá nóng như hiện nay, theo ông Võ, người mua cần phải hết sức thận trọng. Bởi thực tế, đất Hà Nội mới chỉ sốt cục bộ ở một số khu vực như Hà Tây, Tây Hồ, Gia Lâm và chưa thực sự ổn định.

Với sức tăng mạnh như hiện nay, theo ông Võ, cũng không tránh khỏi yếu tố tăng ảo do nhiều nhà kinh doanh thổi giá lên. Người dân không nắm được thông tin đổ xô đi mua lại càng làm giá đất tăng bất thường. “Ngoài một bộ phận khách hàng có nhu cầu thực, cũng không tránh khỏi hiện tượng làm giá do nhiều nhà đầu tư lướt sóng, tìm cách làm khan hàng thổi giá lên cao quá mức bình thường như hiện nay”, ông Võ nhận định.

May 12, 2010

Nhiều kiểu mất đất vàng Dường như việc thất thoát tài sản công qua con đường cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước đã được thực hiện theo một lộ trình vạch sẵn

Filed under: Uncategorized — ktetaichinh @ 2:32 am
Tags: ,

> Giá thuê đất: 196 đồng/m²/năm > “Chảy máu” công sản ở Tiền Giang

Từng là cánh chim đầu đàn trong các doanh nghiệp có vốn Nhà nước trên địa bàn tỉnh Tiền Giang, những tưởng sau khi cổ phần hóa sẽ tạo nên động lực mới giúp cho doanh nghiệp nâng cao sức cạnh tranh.

Thế nhưng chỉ vài năm, Công ty Cổ phần Du lịch Tiền Giang (CPDLTG) đã mất dần thương hiệu và cả khối tài sản công khổng lồ hiện đang phục vụ lợi ích cho vài cá nhân.

Nhà hàng Quê Hương một thời ăn nên làm ra, nay bị đóng cửa bỏ hoang. Ảnh: THÚY HẰNG
Khu du lịch “ông Hoàng”
Khu du lịch cù lao Thới Sơn từng được xem là một trong những địa điểm hái ra tiền của Công ty CPDLTG nhưng hiện nơi đây đang trở thành đại công trường với ngổn ngang vật liệu.

Hầu hết nhân viên phục vụ ở đây cũng như những người dân xung quanh đều không còn nhắc tên “cù lao Thới Sơn” như trước đây mà gọi bằng cái tên mới: Khu du lịch “ông Hoàng”.

Tìm hiểu thì được biết ông Hoàng Kiều, Chủ tịch HĐQT Công ty CPDLTG, đã mua hết đất công của khu du lịch trước đây (khoảng 1,8 ha) cũng như mua thêm hơn một chục hecta đất ruộng, vườn của các hộ dân xung quanh để xây dựng khu du lịch mới.

Ngoài khu du lịch cù lao Thới Sơn, sau khi Công ty CPDLTG rơi vào tay tư nhân, có lẽ “ôm” quá nhiều đất nên “đại gia” đã để nhiều khu đất hàng chục tỉ đồng… phơi nắng. Nhà hàng Quê Hương (đường Lãnh Binh Cẩn, phường 1, TP Mỹ Tho) đang ăn nên làm ra nay đóng cửa bỏ hoang.

Chỉ riêng nhà hàng này giới doanh nghiệp cho biết họ ước ao được thuê với giá 50 triệu đồng/tháng nhưng cũng không được. Ít lâu sau, nhà hàng Cửu Long, một trong những nhà hàng lớn nhất nằm ở vị trí tuyệt đẹp dọc Công viên Lạc Hồng, cũng bị… đập bỏ.

Đây là nhà hàng khi còn của Nhà nước được chọn làm nơi đón tiếp khách của Tỉnh ủy, UBND tỉnh và nhiều ban ngành của tỉnh.

Theo nhiều người “hiểu chuyện”, đó là “chiêu” của doanh nghiệp: Sau một thời gian nếu công ty hoạt động không hiệu quả thì sẽ mang bán lại cho người khác kiếm lời!?

Ngoài các khu đất trên, hiện hầu hết các trụ sở của Công ty CPDLTG đều nằm ở vị trí “vàng”. Chỉ riêng nhà hàng Trung Lương đã có gần 3 công đất nằm ngay vị trí ngã ba Trung Lương được xem là nơi kinh doanh lý tưởng. Nhiều doanh nghiệp cho biết nếu khu vực này cho thuê họ sẵn sàng thuê với giá 100 triệu đồng/tháng.

Còn khu nhà hàng Sông Tiền cũng có  diện tích cả ngàn mét vuông với hàng chục phòng ăn, karaoke tấp nập khách ra vào. Không cần kinh doanh, nếu có nhu cầu cho thuê sẽ có hàng chục doanh nghiệp nhảy vào với giá thuê vài trăm triệu đồng/tháng…
Tất cả những khu đất “vàng” trên hiện đã được thâu tóm khiến nhiều cán bộ lão thành ở Tiền Giang bức xúc bởi việc công ty du lịch tỉnh được chuyển sang công ty cổ phần thực chất là bán cả khối lượng tài sản khổng lồ cho vài cá nhân chứ không còn quyền kiểm soát của Nhà nước.

Tại kỳ họp HĐND tỉnh Tiền Giang mới đây, ông Huỳnh Đức Minh, Bí thư Thành ủy TP Mỹ Tho kiêm Chủ tịch HĐND TP, đã chất vấn có hay không việc bán Công ty CPDLTG cho ông Hoàng Kiều với giá chỉ hơn 7,5 tỉ đồng? Thế nhưng thắc mắc này vẫn chưa được lãnh đạo tỉnh giải đáp.
Chiêu “hóa kiếp” phần vốn Nhà nước

Làm việc với Sở Kế hoạch – Đầu tư tỉnh Tiền Giang vào ngày 10–5, chúng tôi đã phần nào hiểu rõ được chiêu chức “hóa kiếp” phần vốn Nhà nước tại Công ty CPDLTG.

Năm 2005, sau khi doanh nghiệp được cổ phần hóa, lúc đó Nhà nước vẫn chiếm tỉ lệ 51% trên khoản vốn điều lệ là 7 tỉ đồng. Một năm sau, Công ty CPDLTG xin chủ trương bán đấu giá hết phần vốn còn lại của Nhà nước do doanh nghiệp này được xếp vào diện Nhà nước không cần nắm giữ quyền chi phối.

Tuy nhiên, vào thời điểm này, UBND tỉnh chỉ cho phép bán bớt 21% cổ phần theo hình thức đấu giá công khai, ông Hoàng Kiều trúng đấu giá và mua hết 21% cổ phần này (tương đương 140.000 cổ phần).

Đến tháng 6-2007, thực hiện chủ trương mới từ Chính phủ, Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) yêu cầu tỉnh bàn giao 30% phần vốn Nhà nước còn lại của doanh nghiệp để cho đơn vị này quản lý.

Sau đó, SCIC đưa phần vốn còn lại ra bán đấu giá thì kết quả không hề được gửi thông báo nên Sở Kế hoạch-Đầu tư cũng không nắm rõ ai trúng thầu ở lần đấu giá này với số tiền bao nhiêu… (!?).

Rất bất ngờ, trong lần đăng ký điều chỉnh giấy phép kinh doanh mới, doanh nghiệp này có 3 cổ đông chính, gồm: ông Hoàng Kiều nắm giữ 30% cổ phần, ông Hoàng Sammy Hùng (là một người khác, không phải tên gọi khác của Hoàng Kiều như thông tin ban đầu) nắm giữ khoảng 30% và bà Đào Thị Lan Phương nắm giữ hơn 34%. Trong đó, ông Hoàng Kiều chính là chủ tịch HĐQT của công ty.

Qua tìm hiểu của chúng tôi, ông Hoàng Kiều và Hoàng Sammy Hùng cùng đăng ký ở một địa chỉ bên Mỹ, còn ông Hoàng Sammy Hùng và bà Đào Thị Lan Phương có cùng địa chỉ đăng ký chỗ ở tại quận 1-TPHCM.

“Rõ ràng, giữa những người này có một mối quan hệ với nhau và đây là một công ty cổ phần “gia đình”… ”- vị cán bộ Sở Kế hoạch-Đầu tư khẳng định.

Tỉ phú… khất nợ

Ngày 10-5, ông Nguyễn Văn Tư (ấp Thới Thuận, xã Thới Sơn, TP Mỹ Tho) cho biết đã hợp đồng với luật sư để chuẩn bị khởi kiện ông Hoàng Kiều, Chủ tịch HĐQT Công ty CPDLTG, ra tòa để yêu cầu tòa buộc ông này phải trả cho ông Tư số tiền gần 18 tỉ đồng.

Theo ông Tư, vào tháng 6-2009, ông Hoàng Kiều và ông Trần Thanh Tiến, Tổng Giám đốc Công ty CPDLTG, hợp đồng với ông Tư để mua 2,3 ha đất gần khu du lịch Thới Sơn với số tiền 30 tỉ đồng (làm tròn số), tuy nhiên đến nay bên mua vẫn còn thiếu ông Tư 18 tỉ đồng mặc dù  thủ tục sang tên quyền sử dụng đất cho bên mua đã hoàn tất.
Ông Nguyễn Phục Dũng, Chủ tịch UBND xã Thới Sơn, xác nhận việc ông Hoàng Kiều thiếu nợ ông Tư 18 tỉ đồng là đúng. Xã có mời ông Hoàng Kiều đến để giải quyết theo đơn của ông Tư nhưng ông Hoàng Kiều không đến.

April 18, 2010

Trung Quốc thẳng tay chống đầu cơ địa ốc

Filed under: Uncategorized — ktetaichinh @ 2:29 pm
Tags: ,

Theo quy định mới do Hội đồng Nhà nước Trung Quốc công bố hôm 15/4, số tiền trả trước đối với những người mua căn nhà thứ hai sẽ tương đương với ít nhất 50% giá trị căn nhà, tăng so với mức quy định 40% hiện nay. Bên cạnh đó, lãi suất cho vay mua nhà sẽ không thấp hơn 110% so với lãi suất cơ bản.

Ngoài ra, các ngân hàng cũng được yêu cầu tăng mạnh tỷ lệ tiền trả trước và lãi suất cho vay đối với các khách hàng mua ngôi nhà thứ ba.

April 9, 2010

Bất động sản Hà Nội: Rất khó dự đoán!

Filed under: Uncategorized — ktetaichinh @ 10:13 pm
Tags: ,

Một vài phân khúc thị trường bất động sản Hà Nội hiện nay trong tình trạng vừa thừa vừa thiếu, rất khó dự đoán

Văn phòng cho thuê trên đà giảm giá, dư cung trong ngắn hạn nhưng lại có thể thiếu về dài hạn do quy mô quá nhỏ so. Dự án căn hộ nhiều nhưng phần lớn đã “sang tay” hết dưới hình thức góp vốn trước khi được chào bán chính thức.

Chính vì lẽ đó mà ông Trần Như Trung, Giám đốc bộ phận nghiên cứu của Savills Việt Nam nhận xét rằng một vài phân khúc thị trường bất động sản Hà Nội hiện nay trong tình trạng vừa thừa vừa thiếu, rất khó dự đoán.

Đánh giá thị trường bất động sản quý 1/2010, công ty nghiên cứu thị trường bất động sản Savills Việt Nam cũng nhận định thị trường bắt đầu có sự thay đổi, và trong tương lai sẽ hút thêm một lượng nhà đầu tư, những người phải tìm kiếm kênh đầu tư mới sau khi các sàn vàng đóng cửa trước thời hạn 31/3/2010 theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Văn phòng cho thuê: Hạng C tốt nhất

Công ty nghiên cứu thị trường bất động sản Savills Việt Nam cho biết quý 1/2010 có khoảng 610.000 m2 diện tích văn phòng, tăng nhẹ 3,5% so với quý 4/2009, bao gồm 86 văn phòng các hạng A, B, C phân bố trên 10 quận của thành phố. Hai tòa nhà văn phòng mới là Hà Nội Tourism Tower (Quận Hoàn Kiếm) và Sky City Tower (Quận Đống Đa) đã bổ sung thêm khoảng 17.600m2 diện tích văn phòng vào tổng cung.

Công suất thuê trung bình của thị trường văn phòng trong quý này đạt mức 85%, tăng nhẹ khoảng 2% so với quý trước. Công suất thuê của văn phòng hạng B và C quý này cũng lạc quan hơn so với quý 4/2009. Trong khi đó, giá thuê văn phòng trên tất cả các hạng vẫn tiếp tục xu hướng giảm, thấp hơn 3,6% so với quý 4/2009, đạt khoảng 27 USD/m2/tháng.

Quy mô văn phòng hạng A được thuê trong quý này tăng hầu như không đáng kể. Văn phòng hạng C vẫn tiếp tục đạt kết quả tốt nhất. Trước những tác động ban đầu của quy định cấm sử dụng chung cư vào mục đích cho thuê văn phòng hoặc kinh doanh thương mại, văn phòng hạng C được dự đoán sẽ có nhiều chuyển biến tích cực hơn nữa trong các quý tiếp theo.

Trong 4 năm tới, khoảng 1,9 triệu mét vuông văn phòng từ 120 dự án dự kiến sẽ có mặt trên thị trường, dẫn đến tình trạng dư thừa nguồn cung. Ước tính khu vực quận trung tâm thành phố chỉ chiếm khoảng 5% lượng cung mới này.

Tuy nhiên, với tình trạng chậm tiến độ và trì hoãn vốn rất phổ biến ở Việt Nam, nhiều khả năng những dự án này sẽ đi vào thị trường muộn hơn dự kiến.

Giá thuê dự báo sẽ tiếp tục xu hướng giảm, tuy nhiên, sẽ có thể phục hồi trong vòng 12 đến 16 tháng. Vào thời điểm này, dự tính nhiều khách thuê sẽ linh hoạt tìm địa điểm thuê mới tại các khu vực ngoài trung tâm khi nguồn cung trong khu vực trung tâm thành phố được phủ kín. Do vậy, thị trường văn phòng kỳ vọng sẽ hồi phục và đạt mức tăng trưởng ổn định trong khoảng từ cuối 2010 cho đến nửa đầu 2011.

Căn hộ để bán: Giá thứ cấp tăng

Savills Việt Nam cũng cho biết, tại thị trường thứ cấp, Hoàng Mai là quận duy nhất có giá chào thứ cấp bình quân giảm nhẹ trong quý 1/2010. Giá chào thứ cấp ở 10 quận, huyện khác đều tăng từ 2% đến 12% so với quý trước.

Thị trường sơ cấp quý 1 có tổng cung là 1.816 căn hộ từ 15 dự án đang bán. Quận Cầu Giấy chiếm thị phần cao nhất (36%) trong nguồn cung sơ cấp, tiếp theo là quận Hoàng Mai với gần 22% và Từ Liêm 18%.

Toàn thị trường sơ cấp có số lượng giao dịch thành công thấp hơn so với quý trước. Khoảng 1.200 căn hộ đã được bán trong quý 1/2010, chiếm 2/3 nguồn cung sơ cấp. Trong quý trước, số lượng căn hộ đã bán được là khoảng 1.460 căn.

Thị trường tại các quận Gia Lâm, Thanh Xuân và Đống Đa hoạt động tốt với 100% nguồn cung đã được bán trong quý 1/2010. Phần lớn số căn hộ tại những dự án bắt đầu bán chính thức trong quý này ở các quận Gia Lâm và Thanh Xuân đã được bán theo hình thức hợp đồng góp vốn trước khi được chào bán chính thức.

Công ty Savills đánh giá, nhu cầu về nhà ở hiện vẫn cao. Hà Nội có diện tích nhà ở bình quân đầu người thấp nhất cả nước (7 – 7,5 m2/người), so với diện tích nhà ở bình quân đầu người cả nước là 18,6 m2/người.

Hơn nữa, nhu cầu nhà ở còn được thúc đẩy bởi các yếu tố như phong cách sống đang thay đổi, dân số và tốc độ đô thị hóa cũng như thu thập bình quân đầu người tăng và cấu trúc gia đình thay đổi. Hà Nội đang mở rộng về phía tây có thể thu hút nguồn cầu căn hộ về khu vực này của thành phố.

Dự đoán, thị trường sơ cấp trong quý 2/2010 có thể nhận thêm một nguồn cung mới khoảng 1.990 căn hộ từ 7 dự án. Cuối 2010 có thể có nguồn cung mới gần 2.000 căn từ 9 dự án. Ngoài ra, ước tính sẽ có ít nhất khoảng 10.900 căn hộ sẽ được tung vào thị trường vào năm 2011. Bên cạnh đó, một lượng cung chưa xác định từ các khu đô thị mới cũng sẽ gia nhập thị trường trong tương lai.

Căn hộ dịch vụ: Giá thuê giảm

Tổng nguồn cung trên thị trường căn hộ dịch vụ trong quý 1/2010 không thay đổi so với quý trước. Hiện 41 tòa nhà căn hộ dịch vụ thuộc phạm vi nghiên cứu cung cấp cho thị trường khoảng 222.000m2, tương ứng với hơn 2.209 căn hộ. Tuy nhiên, so với cùng kỳ năm ngoái thì tổng cung của quý này đã tăng 7%, tương đương với hơn 100 căn hộ dịch vụ.

Thị trường căn hộ dịch vụ Hà Nội có diện tích dao động từ khoảng 40m2 tới 750m2, với các loại từ 2 tới 6 phòng ngủ và căn hộ áp mái. Hoạt động của thị trường căn hộ dịch vụ trong quý 1/2010 khá ổn định so với các phân khúc thị trường khác. Công suất thuê bình quân tăng nhẹ 1% so với quý trước. Tuy nhiên, giá thuê bình quân giảm 0,3 USD/m2/tháng so với giá thuê tại thời điểm quý 4/2009.

Tổng số căn hộ khách thuê trong quý này cao hơn khoảng 4 căn so với quý 4/2009. Do vậy, công suất thuê trong quý 1/2010 chỉ tăng nhẹ. Chủ của hầu hết các căn hộ dịch vụ đưa ra mức giá thuê thấp hơn.

Khách thuê căn hộ dịch vụ chủ yếu là các chuyên gia nước ngoài. Do vậy, có thể thấy nguồn cầu của phân khúc thị trường căn hộ dịch vụ phần lớn đến từ các đại sứ quán, các tổ chức phi chính phủ và các công ty nước ngoài.

Năm 2010 được đánh dấu là mốc quan trọng trong lĩnh vực thương mại với một loạt các Hiệp định thương mại tự do ASEAN-Trung Quốc, ASEAN-Úc-New Zealand ký kết và có hiệu lực từ ngày 1/1/2010. Những sự kiện này có thể làm gia tăng số lượng các công ty nước ngoài vào Việt Nam. Theo đó, cầu về căn hộ dịch vụ có thể sẽ tăng và tạo ra những chuyển biến tích cực đối với phân khúc thị trường căn hộ dịch vụ.

Nguồn cung mới ước tính khoảng 2.300 căn hộ trong 4 năm tới, trong đó 47% thuộc huyện Từ Liêm. Dự kiến nguồn cung mới đưa vào thị trường gồm khoảng 60 căn hộ từ một dự án ở quận Tây Hồ và 84 căn hộ từ dự án Crown Plaza thuộc huyện Từ Liêm trong quý 3/2010 và quý 4/2010.

Next Page »

Blog at WordPress.com.