Ktetaichinh’s Blog

June 10, 2010

Cần điều chỉnh lại các khái niệm “đầu tư”, “vốn đầu tư” Vũ Quang Việt

Filed under: Uncategorized — ktetaichinh @ 3:30 pm
Tags: , ,

(TBKTSG) – Bài “Đằng sau những con số” của ông Tô Văn Trường (TBKTSG, số ra ngày 20-5-2010) đã chỉ ra khái niệm “vốn đầu tư” không giống ai của Việt Nam. Sự không giống ai này phản ánh qua sự khác biệt quá lớn giữa hai con số vốn đầu tư và đầu tư, mới đây đã lên tới trên 50% (bảng 1). Nhân dịp này, tôi thấy cũng nên làm sáng tỏ thêm vấn đề.

Thế nào là đầu tư?

Đầu tiên cũng nên giải thích cho rõ hơn thế nào là “đầu tư” theo quan điểm của quốc tế. Từ ngữ quốc tế chính xác là gross capital formation, có thể dịch là “tích lũy tài sản cố định gộp”.

Thế nào là tích lũy tài sản cố định gộp? Đó là sự tăng/giảm về tài sản cố định (có thể là do đầu tư, có thể do người khác cho, có thể là giảm đi do đem bán) do kết quả của quá trình sản xuất. Việc giảm do tai nạn cháy nhà, phá hủy để xây mới không được tính vào đây vì đây là các hành động không nằm trong diện giao dịch trong sản xuất.

Gọi là “gộp” vì chưa tính phần mất mát vì tuổi thọ giảm và vì năng suất giảm của tài sản cố định theo thời gian cũng như sự lạc hậu của tài sản. Phần mất mát này có thể gọi tạm là khấu hao tài sản cố định, nhưng về mặt kinh tế nó hoàn toàn khác ý niệm dùng trong hạch toán doanh nghiệp vì nó phải phản ảnh sự mất mát liên quan đến tuổi thọ và năng suất, do đó phải được các nhà thống kê tính toán.

Ở kế toán doanh nghiệp, có nhiều cách tính, nhưng hầu hết các cách tính chỉ dựa chủ yếu vào giá lúc mua vào, thí dụ nếu giá một tài sản cố định lúc mua vào là 10 thì mỗi năm khấu hao là 2 nếu tuổi thọ là năm năm, bất chấp giá tài sản đó tăng giảm như thế nào trên thị trường.

Chữ đầu tư hoàn toàn không chính xác vì việc mua trái phiếu, cổ phiếu, bỏ tiền vào ngân hàng kiếm lãi cũng là đầu tư.

Đánh giá năng suất nền kinh tế và thông tin cần thiết

<!–/* * This tag has been generated for use on a non-SSL page. If this tag * is to be placed on an SSL page, change the * 'http://d1.openx.org/…&#039; * to * 'https://d1.openx.org/…&#039; * * The backup image section of this tag has been generated for use on a * non-SSL page. If this tag is to be placed on an SSL page, change the * 'http://d1.openx.org/…&#039; * to * 'https://d1.openx.org/…&#039; * * If iFrames are not supported by the viewer's browser, then this * tag only shows image banners. There is no width or height in these * banners, so if you want these tags to allocate space for the ad * before it shows, you will need to add this information to the * tag. */–> &amp;lt;a href=’http://d1.openx.org/ck.php?n=a7abac81&amp;amp;amp;cb=INSERT_RANDOM_NUMBER_HERE&#8217; target=’_blank’&amp;gt;&amp;lt;img src=’http://d1.openx.org/avw.php?zoneid=138489&amp;amp;amp;cb=INSERT_RANDOM_NUMBER_HERE&amp;amp;amp;n=a7abac81&#8242; border=’0′ alt=” /&amp;gt;&amp;lt;/a&amp;gt;

//

Muốn đánh giá hiệu quả kinh tế trong sản xuất thì các nhà kinh tế cần biết tổng giá trị tài sản cố định hiện có; nó không phải là tổng giá trị “gộp” mà là tổng giá trị “thuần” (net) của các tài sản cố định, tức là nó phải phản ánh giá trị của chúng trên thị trường, và tất nhiên giá trị trên thị trường phản ánh tuổi thọ, năng suất của tài sản. (Xem bảng đề nghị thông tin cần có bên dưới – bảng 2).

Các nhà thống kê có thể mở một cuộc điều tra về giá trị của từng loại xe cộ, từng loại máy móc, nhà xưởng, đường sá… đã được mua hoặc xây dựng từ trước đến nay và cộng lại để có giá trị thuần của chúng. Nhưng đây không phải là cách làm, vì vừa tốn kém, vừa không chính xác.

Cách tính được quốc tế thừa nhận đều dựa trên thuật toán kinh tế; thuật toán đòi hỏi thông tin về giá trị tích lũy tài sản cố định hàng năm về từng loại tài sản, chỉ số giá và tuổi thọ trung bình. Tất cả các thông tin này tôi đã đề nghị Tổng cục Thống kê (TCTK) thu thập nhưng cho đến nay vẫn chưa được làm. TCTK có thu thập thống kê giá trị tích lũy tài sản cố định hàng năm (hiện được gọi không chính xác là đầu tư).

Việc đánh giá năng suất cũng không thể nói chung chung mà là năng suất của ai, hoạt động trong ngành nào. Do đó ta cần biết tổng giá trị tài sản thuần của các loại doanh nghiệp như nhà nước, tư nhân, đầu tư nước ngoài vào các hoạt động sản xuất khác nhau như sản xuất ô tô, công nghiệp thực phẩm, may mặc, xây dựng… Để tính được tổng giá trị tài sản thuần của từng loại doanh nghiệp ở từng ngành, ta phải có tích lũy về từng loại tài sản của từng loại doanh nghiệp ở từng ngành. Điều này TCTK cũng chưa làm.

Cái gọi là vốn đầu tư có nghĩa gì?

Trước khi đi vào tìm hiểu thêm, ta hãy biết qua về vốn đầu tư thường được trình bày trong báo cáo của Nhà nước như thế nào. Thường là như thế này:

2009 Tỷ lệ %Vốn đầu tư thuộc ngân sách 25,4Vốn trái phiếu chính phủ 6,5Vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước 5,0Vốn đầu tư của doanh nghiệp nhà nước 7,6Vốn đầu tư của dân cư và doanh nghiệp tư nhân 33,2Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 21,2Các nguồn khác 1,1TỔNG 100,0

Vốn đầu tư và đầu tư trong bảng của ông Tô Văn Trường ghi ra cho năm 2007 là 306,1 và 199 ngàn tỉ đồng. Vốn đầu tư lớn hơn đầu tư 54%. Vậy sự khác biệt đó là gì? Theo giải thích của TCTK thì đó là chi phí đền bù. Tại sao đền bù lớn thế thì khó lòng giải thích.

Theo nguyên tắc, “đầu tư” hay tích lũy tài sản cố định gộp phải bằng giá trị tài sản cố định trên thị trường (vào lúc tài sản được hoàn thành và chuyển giao cho sở hữu chủ), như vậy phải bao gồm tất cả các giá trị làm nên tài sản đó, từ chi phí sản xuất, chi phí giao dịch, thuế giao dịch, nhưng không thể gồm chi phí đền bù, vì chi phí đền bù chỉ biến loại tài sản kiểu này thành một loại tài sản kiểu khác, tức là không liên quan gì đến hành động sản xuất.

huyển mục đích sử dụng đất, làm tăng giá trị tài sản, thí dụ đất ruộng khoán chuyển sang sử dụng vào mục đích khác làm tăng giá trị đất, nhưng phần tăng giá này không phải từ sản xuất mà ra nên không được tính vào đầu tư hay tích lũy, mà phải tính vào mục do các thay đổi khác (cột 4, bảng 2).

Nhưng nếu ai sử dụng đất đó, sau khi chuyển đổi mục đích sử dụng, để sản xuất thì đất đó phải tính theo giá mới của tài sản cố định. Do đó cần hiểu là giá trị tài sản cố định vừa là do tích lũy, vừa là do các yếu tố phi sản xuất khác tạo ra (thay đổi giá, thay đổi lượng do tai họa).

Nếu chỉ lấy chi phí đền bù ra để giải thích thì có lẽ không thể giải thích được. Quan trọng nhất là “của trời cho” mà người có quyền sử dụng được hưởng, từ việc lên giá đất khi chuyển đổi mục đích sử dụng. Làm giàu vì được hưởng cái quyền trời cho này là quá rõ ràng, chắc chắn là từ quan hệ thân hữu.

Tất nhiên nếu vốn đầu tư chỉ là con số dự báo, hoặc trong kế hoạch thì đó là con số vô nghĩa, và ta phải đặt vấn đề với cách làm thống kê hiện nay. Mục đích của việc làm thống kê là ghi số thực hiện; sự khác biệt giữa số thực hiện và số đã nhận được thì phải ghi là “trả/nhận trước” một hình thức nợ của người nhận. Với việc ghi đúng cách ta có thể biết được thực chi là bao nhiêu.

Nếu mà hiểu và dùng ý niệm vốn đầu tư để giải thích nguồn vốn thì cũng không phù hợp. Thí dụ vốn đầu tư thuộc ngân sách. Vốn này cơ bản là từ đâu? Nếu lấy từ ngân sách thì tại sao lại có mục vốn trái phiếu chính phủ? Vậy thì tiền thu từ trái phiếu chính phủ không vào ngân sách à? Rồi lại còn tín dụng phát triển đầu tư của Nhà nước? Đây là những ý niệm rối beng, lẫn lộn giữa hành động đầu tư và nguồn vốn.

Tất nhiên Nhà nước chi thường xuyên và chi cho đầu tư. Nếu thiếu hụt ngân sách thì phải có nguồn tài chính cho thiếu hụt trên. Nguồn đó có thể là phát hành trái phiếu ở trong nước và ở nước ngoài, vay mượn ngân hàng trong nước và ngoài nước, hoặc bán tài sản cố định của mình như đất đai (thu qua chuyển quyền sử dụng đất là một hình thức bán tài sản).

Vốn đầu tư của doanh nghiệp và của tư nhân cũng thế. Cũng với những ý niệm lộn tùng phèo. Có thể đơn giản hiểu vốn đầu tư doanh nghiệp là đầu tư của doanh nghiệp, nhưng vốn thì có thể là vốn tự có của họ hoặc do đi vay, vay ngân hàng hoặc bán trái phiếu có hoặc không có sự bảo trợ của Nhà nước.

Có lẽ đến lúc TCTK và Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch – Đầu tư nên xem xét lại cách làm và sử dụng thống kê của mình, theo chuẩn mực quốc tế nhằm giúp các nhà kinh tế làm phân tích theo đúng chuẩn mực khoa học. Ý niệm ICOR không chính xác, và do đó các nhà kinh tế chỉ tạm dùng khi không có gì khác tốt hơn.

April 9, 2010

Trung Quốc làm lệch sự cân bằng tài nguyên

Filed under: Uncategorized — ktetaichinh @ 10:10 pm
Tags: , ,
Khi Mỹ và các nước phương Tây khác phục hồi từ cuộc suy thoái lớn, họ sẽ khám phá rằng bàn cờ tài nguyên toàn cầu đã bị nghiêng mạnh về phía TQ.

Hãy nghĩ về nó như một câu chuyện của hai nước. Khi nói đến việc mua sắm các nguồn lực để xã hội công nghiệp hoạt động, Trung Quốc hiện là nước nghiện mua sắm nhất trên hành tinh, trong khi Hoa Kỳ chỉ ở nhà.

Bị ảnh hưởng mạnh do suy thoái toàn cầu, Hoa Kỳ có kinh nghiệm trong việc giảm tiêu thụ dầu hỏa và các vật liệu công nghiệp quan trọng khác. Trung Quốc thì khác.

Do tác động của suy thoái kinh tế ở Mỹ sẽ kéo dài trong nhiều năm, các nhà phân tích tiên đoán sự phục hồi chậm khi nói đến việc tiêu thụ tài nguyên. Trung Quốc không phải như vậy.

Thật vậy, người Trung Quốc đã có kinh nghiệm trong việc tăng mạnh sử dụng nguồn dầu và các nguồn hàng hóa khác.

Hơn thế nữa, lường trước được việc tiêu thụ thật nhiều tài nguyên để thúc đẩy tăng trưởng trong tương lai, và lo lắng về việc không biết có đủ các nguồn tài nguyên cung cấp, các công ty năng lượng khổng lồ của Trung Quốc và các công ty sản xuất – nhiều công ty đó thuộc sở hữu nhà nước – đã thực việc chi tiêu quá mức, khi phải đóng các nguồn cung cấp tài nguyên trong thế kỷ 21.

Họ đã mua các mỏ dầu, trữ lượng khí đốt tự nhiên, hầm mỏ, đường ống, nhà máy lọc dầu, và các nguồn tài nguyên khác trong một cuộc mua sắm bận rộn trên toàn cầu với tỷ lệ gần như chưa từng thấy.

Như đa số các quốc gia khác, Trung Quốc chịu một số ảnh hưởng xấu do suy thoái kinh tế mạnh trong năm 2008. Xuất khẩu giảm và việc tăng trưởng kinh tế bùng nổ trước đó, đã bị chậm lại so với mức kỷ lục. Tuy nhiên, cảm ơn gói kích cầu $586 tỉ đô la, những ảnh hưởng tồi tệ nhất chỉ tồn tại trong thời gian ngắn đã được chứng minh và tăng trưởng nhanh sớm trở lại với nhịp độ cao như trước đây.

Từ đầu năm 2009, Trung Quốc đã có kinh nghiệm về những bước nhảy quan trọng liên quan tới quyền sở hữu xe hơi và xây dựng nhà – cùng với những lo ngại về việc tạo ra bong bóng nhà ở – trong các dấu hiệu về sự thịnh vượng quay trở lại. Điều này lần lượt tạo ra một nhu cầu gia tăng trong việc sử dụng dầu, thép, đồng, và các vật liệu thô khác.

Chẳng hạn như dầu hỏa, tại Hoa Kỳ, thực tế việc tiêu thụ dầu đã giảm 9% trong hai năm qua, từ 20,7 triệu thùng mỗi ngày trong năm 2007 còn 18,8 triệu thùng mỗi ngày năm 2009. Ngược lại, lượng dầu tiêu thụ ở Trung Quốc đã tăng trong cùng kỳ, từ 7,6 triệu thùng mỗi ngày lên tới 8,5 triệu thùng.

Theo các dự báo mới nhất từ Bộ Năng lượng Hoa Kỳ, điều này là bình thường. Nhu cầu sử dụng dầu của Trung Quốc dự kiến sẽ tiếp tục gia tăng trong suốt thời gian còn lại của năm nay và năm 2011, ngay cả khi lượng dầu tiêu thụ của người Mỹ không thay đổi.

Cũng như Hoa Kỳ, Trung Quốc mua một số dầu nhất định từ các giếng dầu trong nước, nhưng phải mua phần gia tăng từ các nhà cung cấp nước ngoài. Trong năm 2007, nước này sản xuất 3,9 triệu thùng mỗi ngày và nhập khẩu 3,7 triệu thùng, nhưng tỷ lệ đó đang thay đổi rất nhanh.

Đến năm 2020, được dự kiến chỉ sản xuất 3,3 triệu thùng, trong khi nhập khẩu 9,1 triệu thùng. Tình hình này cho thấy có “lỗ hổng chiến lược”, và do đó làm cho các nhà lãnh đạo Trung Quốc gặp nhiều khó khăn.

Để giải quyết, cũng như các viên chức Mỹ trong hàng thập kỷ qua, họ đã đi tới việc giành quyền kiểm soát các nguồn năng lượng nước ngoài – và nhiều vật liệu tương tự quan trọng khác, bao gồm cả khí tự nhiên, sắt, đồng, và uranium.

Trung Quốc lạm dụng năng lượng

Các công ty năng lượng Trung Quốc bắt đầu mua lại các công ty nước ngoài và liên doanh khoan dầu (hoặc ít nhất mua cổ phần trong các các công ty này) ngay đầu thế kỷ 21. Ba tổng công ty dầu thuộc sở hữu nhà nước – Tổng Công ty Dầu khí quốc gia Trung Quốc (CNPC), Tập đoàn Dầu khí ngoài khơi quốc gia Trung Quốc (CNOOC) và Công ty cổ phần Dầu mỏ hóa chất Trung Quốc (Sinopec) – đã dẫn đầu.

Những công ty này hoặc các công ty con có một phần vốn tư nhân như PetroChina thuộc CNPC và Công ty TNHH Quốc tế CNOOC thuộc Tập đoàn CNOOC – đã bắt đầu chiếm hết tài sản năng lượng nước ngoài tại Angola, Iran, Kazakhstan, Nigeria, Sudan và Venezuela.

Nhìn chung, những việc mua bán này vẫn còn ít so với các công ty khổng lồ phương Tây như ExxonMobil, Chevron, Royal Dutch Shell và BP. Tuy nhiên, nó đại diện cho một cái gì đó mới: sự hiện diện của một Trung Quốc phát triển trong vũ trụ đã từng bị các “công ty lớn ” phương Tây thống trị.

Sau đó, cuộc suy thoái mạnh đã xảy ra. Kể từ năm 2008, các công ty phương Tây hầu như đã miễn cưỡng đầu tư lớn vào các liên doanh dầu mỏ nước ngoài, do sợ suy thoái kéo dài sẽ giảm doanh số bán hàng toàn cầu. Tuy nhiên, các công ty Trung Quốc đã gia tăng các nỗ lực mua bán của họ.

Các quan chức chính phủ cao cấp đã thúc giục họ, những quan chức này đã thấy tầm quan trọng trong việc mua lại các nguồn tài nguyên có giá trị quyết định cho tương lai bị đói năng lượng với giá hạ.

Ông Zhang Guobao, người đứng đầu Tổng cục Năng lượng đã khẳng định hồi đầu năm 2009: “Cuộc khủng hoảng tài chính quốc tế … có cùng một cơ hội và thử thách như nhau. Sự [phát triển kinh tế] chậm lại … đã giảm giá các nguồn tài nguyên năng lượng quốc tế và giúp chúng tôi tìm kiếm các nguồn tài nguyên ở nước ngoài”.

Như một vấn đề về chính sách, chính phủ Trung Quốc đã làm việc cực nhọc để tạo điều kiện kiểm soát các nguồn năng lượng nước ngoài. Ngoài những thứ khác, họ đã cho các công ty tài nguyên lớn của Trung Quốc vay dài hạn với lãi suất thấp, để tìm kiếm việc làm ăn ở nước ngoài, cũng như chính phủ nước ngoài sẵn sàng cho phép các công ty Trung Quốc tham gia vào việc khai thác tài nguyên thiên nhiên của họ.

Chẳng hạn như năm 2009, Ngân hàng Phát triển Trung Quốc (CDB) đã đồng ý cho CNPC vay $30 tỉ đô la trong thời hạn 5 năm để hỗ trợ nỗ lực của công ty mua các tài sản ở nước ngoài. Tương tự, CDB đã cho công ty Petrobras, công ty dầu do chính phủ Brazil kiểm soát, vay 10 tỷ USD để phát triển mỏ dầu sâu ngoài khơi, đổi lại là một lời hứa cung cấp cho Trung Quốc 160.000 thùng dầu thô Brazil mỗi ngày.

Bị kích thích theo cách này với dòng tiền mặt bất tận quay trở lại, CNPC và các công ty khổng lồ khác của Trung Quốc đã đi vào một cuộc nghiện [mua sắm] toàn cầu, mua lại tài nguyên của mỗi loại [hàng hóa] tưởng tượng với số lượng đáng kinh ngạc ở Trung Á, châu Phi, Trung Đông, và châu Mỹ Latinh . Một phần danh sách của các hợp đồng quan trọng hơn gần đây bao gồm:

– Tháng 4 năm 2009, CNPC đã liên doanh với Kazmunaigas, công ty dầu thuộc sở hữu nhà nước của đất nước giàu năng lượng ở Trung Á Kazakhstan, để mua công ty năng lượng Kazakh, Công ty Liên doanh Mangistaumunaigas (MMG), với giá $3,3 tỉ đô la. Đây chỉ là các hợp đồng mới nhất trong một loạt các thỏa thuận cho Trung Quốc quyền kiểm soát hơn ¼ sản lượng dầu đang tăng của Kazakhstan. Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc đã cho vay $5 tỉ đô la để đầu tư vào dầu trong hợp đồng mới nhất này.

– Tháng 10 năm 2009, một liên doanh giữa CNPC và BP đã giành một hợp đồng khai thác giếng dầu Rumaila ở Iraq, có thể đây là một trong những giếng dầu lớn nhất thế giới ở đất nước có trữ lượng dầu lớn thứ ba trên thế giới.

Theo hợp đồng này, liên doanh sẽ đầu tư $15 tỉ đô la để tăng sản lượng hàng ngày của Rumaila từ 1,1 triệu-2,8 triệu thùng, tăng gấp đôi sản lượng ròng của Iraq. CNPC nắm 37% cổ phần; BP 38% cổ phần và chính phủ Iraq nắm 25% cổ phần còn lại.

Nếu liên doanh thành công, Trung Quốc có quyền sử dụng một trong những nguồn dầu khí có nhiều hứa hẹn trong tương lai nhất thế giới và là nền tảng để tham gia vào ngành công nghiệp dầu kém phát triển của Iraq.

– Tháng 11 năm 2009, Sinopec đã liên doanh với công ty Petroecuador, công ty thuộc sở hữu nhà nước Ecuador, một liên doanh 40:60 (Petroecuador nắm giữ phần nhiều hơn) để khai thác hai mỏ dầu ở phía đông tỉnh Pastaza của Ecuador. Sinopec trở thành nhà sản xuất chính ở Ecuador, đã liên doanh với CNPC để mua tài sản năng lượng của Ecuador thuộc tập đoàn EnCana của Canada hồi năm 2005 với giá $1,4 tỉ.

– Tháng 12 năm 2009, CNPC đã mua một phần của Boyaca 3 lô đất có dầu ở vành đai Orinoco, một khoản tiền lớn bỏ vào các mỏ dầu lớn ở miền đông Venezuela. Trong tháng đó, CNOOC đã lập một liên doanh với công ty nhà nước Petroleos de Venezuela SA để khai thác lô Junin 8 trong cùng một vùng.

Những hành động này được xem là một phần trong nỗ lực chiến lược của Tổng thống Venezuela Hugo Chavez để gia tăng việc xuất khẩu dầu của đất nước ông tới Trung Quốc và giảm sự lệ thuộc việc xuất khẩu vào thị trường Mỹ.

– Cũng trong tháng 12 năm ngoái, CNPC đã ký một thỏa thuận với chính phủ Myanmar xây dựng và vận hành một đường ống dẫn dầu chạy từ đảo Maday ở phía tây nước này tới Thụy Lệ, tỉnh Vân Nam, phía tây nam Trung Quốc.

Đường ống dẫn dầu dài 2.800 km sẽ cho phép tàu chở dầu Trung Quốc từ châu Phi và Trung Đông dỡ bỏ hàng hóa của họ ở Myanmar trên Ấn Độ Dương. Do đó tránh các chuyến đi dài tới bờ biển phía đông Trung Quốc ngang qua eo biển Malacca và Biển Biển Đông, khu vực do Hải quân Mỹ chi phối đáng kể.

– Tháng 3 năm 2010, Công ty Quốc tế CNOOC đã công bố kế hoạch mua 50% Tổng Công ty Bridas, một công ty năng lượng tư nhân của Argentina với các hoạt động dầu hỏa và khí đốt tại Argentina, Bolivia và Chile. CNOOC sẽ trả $ 3,1 tỉ đô la cho phần của mình ở Bridas, công ty do gia đình ông trùm Carlos Bulgheroni của Argentina sở hữu.

– Tháng 3, PetroChina liên doanh với công ty dầu khí Shell để mua Công ty Năng lượng Arrow, một công ty của Úc cung cấp chính về khí đốt tự nhiên có nguồn gốc từ vĩa than có khí metan. Hai công ty đang trả khoảng $1,6 tỉ cho mỗi bên và sẽ liên doanh 50:50 để điều hành Công ty Cổ phần Arrow.

Đó chỉ là lĩnh vực năng lượng. Các công ty kim loại và khai thác mỏ Trung Quốc đã làm sạch thế giới với những dự trữ đầy hứa hẹn như: sắt, đồng, boxit, và các loại khoáng sản công nghiệp chính khác.

Chẳng hạn như trong tháng 3, Aluminum Corp của Trung Quốc, hay Chinalco đã mua lại 44,65% cổ phần trong dự án quặng sắt Simandou ở nước Guinea, châu Phi. Chinalco sẽ trả cho công ty khai thác mỏ khổng lồ Anh – Úc, Rio Tinto Ltd., số tiền $1,35 tỉ đô la cho cổ phần này.

Nên nhớ rằng Chinalco đã sở hữu 9,3% cổ phần trong Rio Tinto và đã bị ngăn không cho mua lại cổ phần lớn hơn trong công ty này, cám ơn nỗi sợ hãi của Úc rằng Trung Quốc đang hấp thụ quá nhiều công nghiệp khoáng sản và năng lượng của đất nước.

Làm lệch sự cân bằng tài nguyên thế giới

Các công ty Trung Quốc như CNPC, Sinopec và Chinalco không phải một mình trong việc tìm kiếm sự kiểm soát nguồn tài nguyên có giá trị ở nước ngoài. Các công ty lớn của phương Tây cũng như các công ty thuộc sở hữu nhà nước ở Ấn Độ, Nga, Brazil, và các nước khác cũng đã được mua các tài sản như thế.

Tuy nhiên, rất ít công ty chỉ theo đuổi một mục đích duy nhất như các công ty Trung Quốc, lợi dụng giá cả tương đối thấp theo sau sự suy thoái toàn cầu, và ít có công ty có sẵn nhiều tiền như các công ty như thế, nhờ vào thiện chí của Ngân hàng Phát triển Trung Quốc và các cơ quan chính phủ khác cung cấp sự ủng hộ tài chính hào phóng.

Khi Hoa Kỳ và các nước phương Tây khác cuối cùng phục hồi từ cuộc suy thoái lớn, họ sẽ khám phá ra rằng bàn cờ tài nguyên toàn cầu đã bị nghiêng mạnh về phía Trung Quốc.

Các nhà sản xuất năng lượng và khoáng sản đã từng xuất trực tiếp sản lượng của mình – và thường là do lòng trung thành chính trị của họ – sang Hoa Kỳ, Nhật Bản và Tây Âu hiện nay xem Trung Quốc như khách hàng chính và là người giúp đỡ.

Một điều có thể nhận ra sự thay đổi này, Ả Rập Saudi công bố gần đây rằng họ đã bán nhiều dầu cho Trung Quốc trong năm ngoái hơn là Hoa Kỳ, trước đây là khách hàng lớn nhất và được chiều chuộng nhất của họ.

Ông Khalid al A-Falih, Chủ tịch và là Giám đốc Điều hành của Saudi Aramco, công ty dầu khổng lồ thuộc sở hữu nhà nước đã nói: “Chúng tôi tin rằng đây là sự chuyển đổi lâu dài. Thay đổi dân số và xu hướng kinh tế đang càng làm rõ ràng hơn – văn bản nằm ở trên tường. Trung Quốc là thị trường tăng trưởng về dầu khí”.

Và bây giờ, các nhà lãnh đạo Trung Quốc đang tránh bất kỳ sự ám chỉ nào liên quan tới việc mua lại tài nguyên ở nước ngoài trong thời gian gần đây, kéo theo các cam kết chính trị hay quân sự, có thể gây ra sự xích mích với Hoa Kỳ hoặc các cường quốc phương Tây khác.

Họ nhấn mạnh rằng đây chỉ là những giao dịch thương mại. Tuy nhiên, không thể tránh khỏi thực tế là các mối quan hệ của Trung Quốc về tài nguyên càng gia tăng với các quốc gia như Angola, Australia, Brazil, Iran, Kazakhstan, Saudi Arabia, Sudan và Venezuela có ý nghĩa địa chính trị mà dường như Washington, London, Paris và Tokyo sẽ không bỏ qua.

Có lẽ đi xa hơn bất kỳ sự phát triển gần đây là việc mua sắm toàn cầu của Trung Quốc cho thấy sự cân bằng quyền lực trên thế giới đang dịch chuyển từ Tây sang Đông như thế nào.

Michael Klare là giáo sư nghiên cứu về hòa bình và an ninh thế giới tại trường Cao đẳng Hampshire ở Amherst, bang Massachusetts, tác giả của phim tài liệu gần đây nhất “Quyền lực gia tăng, trái đất thu hẹp lại”.

March 13, 2010

Hàng không nước ngoài lách luật để khai thác nội địa?

Đây là điều lo ngại của Vietnam Airlines (VNA) trước sự kiện Hãng Hàng không giá rẻ AirAsia (AA), Malaysia mua được 30% cổ phần của Hãng Hàng không tư nhân Viet Jet (VJ).

VNA đã kiến nghị Chính phủ không thông qua việc đầu tư hợp tác này vì cho rằng động thái mua cổ phần của VJ là cách lách luật để khai thác thị trường hàng không nội địa VN của hãng hàng không nước ngoài AA.

VNA giữ “miếng bánh” nội điạ

Trong báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ mới đây, VNA cho rằng do không có khả năng thâm nhập thị trường nội địa của các nước khác, các hãng hàng không (HK) nước ngoài luôn tìm cách lách luật thông qua con đường đầu tư vào các hãng HK nội địa của nước đó để thâm nhập khai thác thị trường nội địa.

Chính vì vậy, các nước đều dùng chính sách để điều tiết lĩnh vực này nhằm bảo vệ thị trường HK nội địa. Luật Hàng không Dân dụng VN tuy cũng có quy định tỉ lệ sở hữu nước ngoài đối với vốn điều lệ của các hãng HK (cụ thể phần vốn nước ngoài đầu tư vào hãng HKVN tối đa 49% cổ phần và một nhà đầu tư nước ngoài chỉ có thể mua tối đa 30% cổ phần), song “khe hở” ở đây là luật chưa phân biệt rõ nhà đầu tư nước ngoài thông thường và nhà đầu tư nước ngoài là các hãng HK.

Chính vì vậy, các hãng HK chi phí thấp như Jetstar và nay là AA đã tận dụng “khe hở” lách luật, tranh thủ mua rẻ thương quyền nội địa của VN thành lập liên minh các hãng HK giá rẻ ồ ạt khai thác thị trường quốc tế đến VN và thị trường HK nội địa. Điều này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc tồn tại và phát triển của các hãng HK trong nước. Theo VNA, với 30% cổ phần tại VJ, AA hoàn toàn có khả năng tham gia HĐQT của VJ để điều hành hãng theo mục tiêu của mình.

Mặt khác, VNA cho rằng thị trường nội địa trị giá hàng tỉ USD vì thế cần xác định phương án tính toán, định giá cụ thể thương quyền kinh doanh HK nội địa của VN, làm công cụ đàm phán với đối tác nước ngoài trong việc liên doanh và bán cổ phần để tránh thua thiệt. VNA kiến nghị sửa đổi Nghị định 76/2007/ NĐ – CP, bổ sung quy định về tỉ lệ vốn góp của các hãng HK nước ngoài trong DN kinh doanh vận chuyển hàng không tại VN. Cuối cùng, VNA cũng kiến nghị không thông qua việc đầu tư hợp tác của AirAsia vào VJ.

Có quá lo xa(?!)

Theo các chuyên gia, việc VNA kiến nghị có phần quá lo xa. Bởi hiện đây là hãng chiếm tới hơn 80% thị phần nội địa. Hãng cũng là một trong những đơn vị duy nhất kinh doanh tổng hợp về lĩnh vực HK nên đang gần như là độc quyền tại lĩnh vực này. Thêm nữa, thị trường hàng không nội địa VN hiện không phải là miếng bánh béo bở.

Sự thua lỗ của Pacific Airlines trước đây và Jetstar Pacific Airlines (JPA) hiện nay dù cũng có nhà đầu tư nước ngoài chiếm giữ 30% cổ phần. Hay như Indochina Airlines vừa nhập cuộc được hơn một năm đã phải dừng bay vì nợ nần không thanh toán được, cho thấy “miếng bánh” HK nội địa hoàn toàn không dễ xơi.

Vì thế, việc VJ nhập cuộc thị trường với tỉ lệ nắm giữ 30% vốn của hãng HK nước ngoài có thật sự là một nguy cơ lớn đến thế với VNA nói riêng và các hãng hàng không nội địa nói chung như VNA cảnh báo(?!).

Thêm nữa, VNA chủ trương duy trì mô hình hãng HK dịch vụ đầy đủ chiếm giữ phân khúc thị trường hạng trung bình khá trở lên. Trong khi đó, các hãng HK giá rẻ như JPA và tới đây có thể là VJ với 30% của AA thì nhằm vào phân khúc thị trường hạng bình dân. Việc đa dạng hoá dịch vụ cung cấp cho thị trường HK nội địa cũng là một cách mở rộng thị trường HK còn rất khiêm tốn với mức hơn 1% dân số đi máy bay như hiện nay.

Mặt khác, xu hướng mở cửa bầu trời để thu hút nguồn lực xã hội, phát triển thị trường HK nội địa VN trong thế cạnh tranh để người dân được hưởng lợi, khai thác có hiệu quả hệ thống hạ tầng hàng không VN được đầu tư nhiều tỉ USD, đang là chủ trương của Nhà nước VN. Vì thế, nếu một VJ với nguồn vốn xã hội hoá hoàn toàn, nhập cuộc thị trường HK nội địa, còn có thể là một nhân tố mới thúc đẩy cạnh tranh giúp phát triển thị trường.

Tuy nhiên với lo ngại “khả năng xuất hiện xu hướng thành lập hãng hàng không rồi bán cổ phần cho đối tác nước ngoài để thu lợi” của VNA, thì nhà chức trách hàng không cần đặc biệt quan tâm phát hiện và thổi còi đúng lúc, nếu hiện tượng này có thật. Về điểm này, một đại diện VJ khẳng định: Theo Luật HK hiện nay, việc AA mua 30% cổ phần của VJ là hoàn toàn hợp pháp.

AirAsia chỉ là một cổ đông chiếm giữ 30% cổ phần. Mọi quyết định chiến lược của VJ đều do HĐQT quyết định theo nguyên tắc đa số. Hãng này dự định sẽ khởi bay vào khoảng tháng 6.2010 và khai thác đồng thời các tuyến nội địa cũng như nước ngoài.

Bích Liên

March 12, 2010

25 địa chỉ đầu tư hấp dẫn nhất thế giới

Filed under: Uncategorized — ktetaichinh @ 4:50 pm
Tags:

Xếp thứ 12 trong danh sách 25 nền kinh tế có sức hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) lớn nhất thế giới do Bloomberg bình chọn, Việt Nam tiếp tục chứng tỏ là địa chỉ hấp dẫn đối với các nhà đầu tư toàn cầu.

1. Trung Quốc

Thay đổi thứ hạng so với năm 2008: 0
Xếp hạng môi trường kinh doanh thuận lợi: 89*
Giải ngân FDI trong năm 2008: 108,3 tỷ USD**
GDP năm 2009: 4.900 tỷ USD
GDP trên đầu người năm 2009: 3.680 USD

Trung Quốc luôn là nước đứng đầu trong nhiều cuộc điều tra về sức hấp dẫn đầu tư kể từ năm 2002 cho đến nay. Tiếp tục tăng trưởng với tốc độ cao trong nhiều năm liên tục, Trung Quốc là niềm mơ ước của các nhà đầu tư trong mọi lĩnh vực, đến từ mọi quốc gia trên thế giới với một thị trường nội địa khổng lồ. Với các giải pháp kích thích tiêu dùng, nâng cao chất lượng lao động, sức hút của “cục nam châm” Trung Quốc ngày một lớn. Tuy vậy, khả năng lạm phát cao có thể là trở ngại đối với kinh tế Trung Quốc trong ngắn hạn.

*Xếp hạng của World Bank.
** Bloomberg sử dụng số liệu của năm 2008 do số liệu của 2009 chưa được cập nhật đầy đủ.

2. Mỹ

Thay đổi thứ hạng so với năm 2008: +1
Xếp hạng môi trường kinh doanh thuận lợi: 4
Giải ngân FDI trong năm 2008: 316,4 tỷ USD
GDP năm 2009: 14.300 tỷ USD
GDP trên đầu người năm 2009: 46.460 USD

Bất chấp ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, việc Mỹ vẫn thăng tiến trên bảng xếp hạng cho thấy các nhà đầu tư vẫn cảm thấy an toàn khi bỏ vốn vào nền kinh tế lớn nhất thế giới. Với một môi trường kinh doanh thân thiện, mặt bằng giá cho các thương vụ mua lại – sát nhập thấp, đặc biệt trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, Mỹ tiếp tục là địa chỉ tin cậy của các nhà đầu tư. Lĩnh vực tiềm năng tại Mỹ hiện nay là ngành dược và công nghệ thân thiện với môi trường.

3. Ấn Độ

Thay đổi thứ hạng so với năm 2008: -1
Xếp hạng môi trường kinh doanh thuận lợi: 133
Giải ngân FDI trong năm 2008: 41,6 tỷ USD
GDP năm 2009: 1.300 tỷ USD
GDP trên đầu người năm 2009: 1.100 USD

Dù tụt hạng theo trong danh sách của Bloomberg, Ấn Độ vẫn được coi là điểm đến lý tưởng của vốn đầu tư trong giai đoạn hiện nay. Đất nước Nam Á đặc biệt hấp dẫn các nhà đầu tư ở khu vực phi tài chính, công nghiệp… Trong khi đó, điểm yếu của Ấn Độ lại nằm ở môi trường kinh doanh kém thuận lợi

4. Brazil

Thay đổi thứ hạng so với năm 2008: +2
Xếp hạng môi trường kinh doanh thuận lợi: 129
Giải ngân FDI trong năm 2008: 45,1 tỷ USD
GDP năm 2009: 1.500 tỷ USD
GDP trên đầu người năm 2009: 7.940 USD

Tiến 2 bậc trên bảng xếp hạng bất chấp sự sụt giảm về FDI trong năm 2009, Brazil được các nhà đầu tư đánh giá là một trong những quốc gia có nhiều triển vọng nhất (sau Trung Quốc và Ấn Độ). Sức bật lớn của nền kinh tế có được chủ yếu do đóng góp của tầng lớp trung lưu khiến Brazil có sức hút đặc biệt với FDI. Ngoài ra, vị trí thuận lợi, không quá xa so với cả Bắc Mỹ, châu Âu và châu Phi có thể coi là một lợi thế khác của Brazil.

5. Đức

Thay đổi thứ hạng so với năm 2008: +5
Xếp hạng môi trường kinh doanh thuận lợi: 25
Giải ngân FDI trong năm 2008: 24,9 tỷ USD
GDP năm 2009: 3.300 tỷ USD
GDP trên đầu người năm 2009: 39.800 USD

Được coi là điểm đến số một của vốn FDI tại châu Âu, Đức hấp dẫn các nhà đầu tư của cả lĩnh vực tài chính và phi tài chính. Vốn đầu tư vào nước này chủ yếu đến từ Mỹ, Anh và Nhật.

6. Ba Lan

Thay đổi thứ hạng so với năm 2008: +16
Xếp hạng môi trường kinh doanh thuận lợi: 72
Giải ngân FDI trong năm 2008: 16,5 tỷ USD
GDP năm 2009: 441,9 tỷ USD
GDP trên đầu người năm 2009: 11.580 USD

Là một trong những quốc gia thăng tiến mạnh nhất trong năm nay, thành công của Ba Lan có đóng góp lớn từ khả năng dự báo chính xác cũng như vượt qua tác động của suy thoái kinh tế. Không chỉ hấp dẫn giới đầu tư bởi chi phí nhân công rẻ, các dự án tại Ba Lan có khả năng tái đầu tư rất cao với sự trợ giúp từ chương trình tư nhân hóa mạnh mẽ của Chính phủ.

7. Australia

Thay đổi thứ hạng so với năm 2008: +4
Xếp hạng môi trường kinh doanh thuận lợi: 9
Giải ngân FDI trong năm 2008: 46,8 tỷ USD
GDP năm 2009: 996,1 tỷ USD
GDP trên đầu người năm 2009: 46.860 USD

Với tài nguyên thiên nhiên phong phú, môi trường kinh doanh hấp dẫn, Australia dễ dàng có được vị trí thứ 7 trên bảng xếp hạng. Quốc gia nằm ở Nam bán cầu đặc biệt hấp dẫn giới đầu tư ở các lĩnh vực như khai khoáng, công nghiệp nặng. Australia được coi là điểm đến số một của các nhà đầu tư lớn tại châu Á.

8. Mexico

Thay đổi thứ hạng so với năm 2008: +11
Xếp hạng môi trường kinh doanh thuận lợi: 51
Giải ngân FDI trong năm 2008: 22,9 tỷ USD
GDP năm 2009: 868,3 tỷ USD
GDP trên đầu người năm 2009: 7.810 USD

Thu hút mạnh FDI trong lĩnh vực công nghiệp nhẹ, Mexico đã lọt được vào Top 10 trên bảng xếp hạng năm nay. Bất chấp ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, Mexico vẫn thu lợi lớn từ các dịch vụ gia công cho Mỹ và Canada.

9. Canada

Thay đổi thứ hạng so với năm 2008: +5
Xếp hạng môi trường kinh doanh thuận lợi: 8
Giải ngân FDI trong năm 2008: 44,7 tỷ USD
GDP năm 2009: 1.300 tỷ USD
GDP trên đầu người năm 2009: 39.890 USD

Với kho dự trữ dầu mỏ lớn thứ 2 thế giới (sau Saudi Arabia), các nhà đầu tư có thể thực sự an tâm với an ninh năng lượng của quốc gia Bắc Mỹ này. Môi trường chính trị, an ninh ổn định, Canada cũng hưởng lợi lớn từ hoạt động giao thương với Mỹ.

10. Anh

Thay đổi thứ hạng so với năm 2008: -6
Xếp hạng môi trường kinh doanh thuận lợi: 5
Giải ngân FDI trong năm 2008: 96,9 tỷ USD
GDP năm 2009: 2.200 tỷ USD
GDP trên đầu người năm 2009: 35.630 USD

Việc nước Anh tụt hạng trong danh sách của Bloomberg chủ yếu do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế. Tuy nhiên, vật giá đang ở mức thấp tại quốc đảo này lại có sức hấp dẫn lớn đối với các nhà đầu tư. Anh vẫn được coi là một mảnh đất màu mỡ, nơi mà cơ hội vừa nhiều, vừa có giá phải chăng.

11. Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE)

Thay đổi thứ hạng so với năm 2008: -3
Xếp hạng môi trường kinh doanh thuận lợi: 33
Giải ngân FDI trong năm 2008: 13,7 tỷ USD
GDP năm 2009: 224,9 tỷ USD
GDP trên đầu người năm 2009: 41.390 USD

Điểm mạnh để thu hút đầu từ của UAE là môi trường kinh doanh ổn định. Tuy nhiên, vụ rắc rối tài chính của Dubai là nguyên nhân chủ yếu khiến nước này tụt hạng trong năm 2009.

12. Việt Nam

Thay đổi thứ hạng so với năm 2008: 0
Xếp hạng môi trường kinh doanh thuận lợi: 93
Giải ngân FDI trong năm 2008: 8,1 tỷ USD
GDP năm 2009: 92,6 tỷ USD
GDP trên đầu người năm 2009: 1.060 USD

Việt Nam tiếp tục duy trì được vị trí thứ 12 trên bảng xếp hạng nhờ những nỗ lực tăng trưởng kinh tế cũng như mở cửa thị trường. Gia nhập WTO năm 2007 là sức ép lớn, buộc Việt Nam phải đẩy mạnh quá trình tái cấu trúc, kêu gọi đầu tư. Tuy nhiên, điểm yếu đối với kinh tế Việt Nam hiện vẫn là cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực chất lượng cao.

Các quốc gia khác trong danh sách

January 3, 2010

Du lịch vẫn hấp dẫn nhà đầu tư

Filed under: Uncategorized — ktetaichinh @ 3:49 am
Tags: ,

BKTSG Online) – Bất chấp những khó khăn về kinh tế, mảng đầu tư vào lĩnh vực du lịch vẫn sôi động. Tổng vốn đầu tư cho mảng du lịch vẫn chiếm đến 44,7% tổng số vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào Việt Nam.

Theo báo cáo của Tổng cục Du lịch, tính đến tháng 11 năm 2009, đã có 31 dự án đầu tư vào lĩnh vực lưu trú và ăn uống được cấp phép với số vốn đăng ký gần 5 tỉ đô la Mỹ. Ngoài ra, 8 dự án khác cũng đăng ký tăng vốn với tổng số vốn đăng ký thêm là 3,8 tỉ đô la.

“Tổng số vốn mới đăng ký và vốn tăng thêm trong lĩnh vực dịch vụ lưu trú và ăn uống là 8,8 tỉ đô la Mỹ, chiếm khoảng 44,7% tổng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam”, trích từ báo cáo của tổng cục.

Theo tổng cục, tính đến tháng 11-2009, cả nước có khoảng 10.900 cơ sở lưu trú với trên 215.000 phòng. Trong đó, các khách sạn, khu nghỉ từ 3 đến năm sao chiếm khoảng 315 khách sạn với khoảng trên 33.600 phòng.

Năm 2009 là năm có khá nhiều biến cố tác động đến sự phát triển của ngành du lịch, tuy nhiên các địa phương đều tăng trưởng với mức doanh thu cả nước đạt gần 70.000 tỉ đồng, tăng 10% so với năm 2008. Nhận định này được đưa ra tại hội nghị tổng kết năm 2009 và triển khai công tác năm 2010 do Bộ Văn hóa – Thể thao – Du lịch tổ chức vào sáng ngày 28-12 tại thành phố Đà Nẵng.

Theo báo cáo tổng kết, mặc dù khách quốc tế trong năm 2009 chỉ đạt 3,8 triệu lượt khách, giảm 11,5% so với 2008, nhưng khách nội địa tăng 19%, đạt 25 triệu lượt khách.

Về Văn hóa, năm 2009, Việt Nam có thêm hai di sản văn hóa được UNESCO công nhận là di sản thế giới; có 51 di tích được Bộ trưởng Bộ Văn hóa – Thể thao – Du lịch quyết định xếp hạng di tích lịch sử- văn hóa quốc gia; 10 di tích hoàn thiện hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt.

Vấn đề mà ngành này đang đặt nhiều quan tâm đó là nguồn nhân lực. Theo nhận xét của lãnh đạo Bộ Văn hóa – Thể thao – Du lịch thì đội ngũ cán bộ quản lý ngành cấp cơ sở vẫn vừa thiếu, vừa biến động nhiều; mức đầu tư ngân sách còn thấp, chưa được bố trí vốn kịp thời…

Ngoài ra, vấn đề xuống cấp của các di tích văn hóa lịch sử cũng là mối quan tâm lớn của ngành. Nhiều nơi di tích, danh lam vẫn bị xâm hại; kinh phí chương trình bảo tồn chống xuống cấp các di tích quốc gia vẫn còn rất thấp so với nhu cầu thực tế, nhiều nơi phải đầu tư dàn trải, thời gian kéo dài nhiều năm như phố cổ Hội An, di tích Cố đô Huế, khu di tích Lam Kinh…

December 29, 2009

Xuôi ngược các quỹ đầu tư

Filed under: Uncategorized — ktetaichinh @ 1:04 am
Tags: ,

Sưởng Vietnam Emerging Equity Fund có mức tăng trưởng giá trị tài sản ròng (NAV) ấn tượng nhất năm 2009 Năm 2009, TTCK Việt Nam phục hồi mạnh mẽ, kéo theo sự thành công rực rỡ của các quỹ đầu tư. Tuy nhiên, thống kê kết quả kinh doanh sơ bộ cho thấy, bên cạnh những quỹ có giá trị tài sản ròng (NAV) tăng cao thì có không ít quỹ chỉ đạt được mức tăng trưởng khiêm tốn, thậm chí có quỹ còn thua lỗ. Những quỹ vượt trên thị trường

Trong thống kê các quỹ đầu tư chứng khoán đại chúng nước ngoài đầu tư vào Việt Nam của Rothschild, mức tăng trưởng giá trị tài sản ròng (NAV) ấn tượng nhất năm 2009 tính đến thời điểm này thuộc về Vietnam Emerging Equity Fund (VEEF) do Công ty Quản lý quỹ PXP Asset Management quản lý.

Số vốn huy động ban đầu (ngày 2/11/2005) của VEEF là 13,8 triệu USD. Năm 2008, NAV của Quỹ này giảm mạnh (-73,6%), nhưng tính đến hết ngày 22/12/2009, NAV của VEEF tăng 64%, đạt 11 triệu USD. Trong chuỗi thời gian 5 năm hoạt động, năm 2009 là năm thứ 4 Quỹ đạt tốc độ tăng NAV ấn tượng (năm 2006 tăng 87,5%, năm 2007 tăng 24,5%).

Điều này cho thấy, VEEF hoạt động rất hiệu quả trong điều kiện thị trường tăng trưởng mạnh (kể từ đầu năm 2009 đến nay, NAV của Quỹ có mức tăng lớn hơn 94,5% so với mức tăng của VN-Index), nhưng khả năng “chống chọi” và phòng ngừa rủi ro tương đối thấp (năm 2008, VN-Index giảm 66%, nhưng NAV của Quỹ giảm 73,6%).

Hai quỹ khác có mức tăng NAV năm 2009 (tính đến ngày 22/12) lớn hơn mức tăng bình quân của thị trường cũng do PXP Asset Management quản lý là PXP Vietnam Fund, với mức tăng 56,2%, đạt 57 triệu USD và Vietnam Lotus Fund, với mức tăng 39,3%, đạt 25 triệu USD.

Đóng góp vào danh sách những quỹ có mức tăng NAV lớn hơn thị trường năm 2009 còn có 2 quỹ do Công ty Quản lý quỹ Việt Nam (VAM) quản lý. Theo đó, NAV của HLG Vietnam Fund tính đến cuối tháng 11 tăng 62,7%, so với thời điểm mở quỹ (tháng 2/2008) thì tăng 61,2%. Tính đến ngày 16/12, do thị trường điều chỉnh giảm nên mức tăng NAV của Quỹ chỉ còn 57,3%, nhưng vẫn là mức tăng cao nhất trong các quỹ tại Việt Nam và cao hơn 75,35% mức tăng của chỉ số VN-Index. Quy mô của Quỹ tính đến ngày 16/12 xấp xỉ 14 triệu USD, tương đương gần 259 tỷ đồng (quy đổi theo tỷ giá USD/VND là 18.474,5).

Quỹ thứ hai do VAM quản lý đạt hiệu quả cao là quỹ đóng Vietnam Equity Market Fund, với mức tăng NAV tính đến cuối tháng 11 là 48%, quy mô NAV đạt 14 triệu USD.

Ngoài 4 quỹ kể trên, còn 3 quỹ khác được coi là “thắng thị trường” năm 2009 (do 3 công ty quản lý quỹ khác nhau quản lý) là: Blackhourse Enhance Vietnam, với NAV tăng 39,3%; JF Vietnam Opportunities Fund, NAV tăng 4,3% và Vietnam Holding, với NAV tăng 45,6% (cả 3 quỹ này đều có NAV giảm xấp xỉ 60% trong năm 2008). Trong đó, duy nhất JF Vietnam Opportunities Fund có NAV thời điểm hiện tại đạt trên 100 triệu USD (146 triệu USD).

Một số quỹ đi ngược dòng

Trong nhóm những quỹ có mức tăng NAV năm 2009 khiêm tốn nhất, điều đầu tiên phải nhắc tới chính là nhóm đầu tư vào lĩnh vực bất động sản, hạ tầng cơ sở và nhóm đầu tư vào doanh nghiệp chưa niêm yết (private equity). Đây là nhóm quỹ mà trong quá khứ, mức thay đổi NAV ít có sự đột biến do đặc trưng quy mô vốn lớn và đặc thù lĩnh vực đầu tư riêng.

Chẳng hạn, Quỹ VinaLand Limited do VinaCapital quản lý có NAV năm 2009 tính đến ngày 30/9 giảm 14,4%, xuống còn 655 triệu USD. Đây là năm suy giảm đầu tiên kể từ khi quỹ này đi vào hoạt động, sau khi có sự thành công khá tốt ở 2 năm liền trước.

Trong các nhóm quỹ đầu tư vào bất động sản, duy nhất Quỹ Vietnam Property Holding do Saigon Asset Management quản lý có mức tăng NAV tính đến ngày 18/12 là 10,1%. Tuy nhiên, với đặc điểm riêng của nhóm quỹ đầu tư vào lĩnh vực bất động sản hay chứng khoán chưa niêm yết, NAV tại thời điểm gần cuối năm chưa phản ánh chính xác thành quả 1 năm của quỹ.

Đối với nhóm quỹ đầu tư vào công cụ thu nhập cố định (chủ yếu là trái phiếu), tăng trưởng NAV dù tỏ ra khá ổn định, nhưng lại luôn ở mức thấp, chỉ dao động quanh mức 7%, ngoại trừ năm 2008, do có sự thay đổi quá nhiều mức lợi suất trái phiếu giao dịch trên thị trường nói chung.

Có thể nói, sự thành công của một nhà đầu tư, dù là tổ chức hay cá nhân, cần được xem xét trong cả quá trình, chứ không phải là trong từng giai đoạn. Thống kê NAV của các quỹ cho thấy, những quỹ có khả năng đạt mức tăng NAV cao trong điều kiện thị trường tăng điểm lại có xu hướng “lỗ nặng” khi thị trường giảm điểm.

Ngược lại, những quỹ đầu tư ít sơ sẩy trong điều kiện thị trường xấu thì hầu như không được hưởng lợi khi TTCK bùng phát trở lại. Làm thế nào để dung hoà hai yếu tố trên là vấn đề không đơn giản và đôi khi bị ràng buộc bởi chính điều lệ quỹ, nhưng đây là câu hỏi của không ít nhà đầu tư đối với các nhà quản lý quỹ tại Việt Nam.

December 15, 2009

Đề xuất hai phương án đánh thuế nhà đầu tư vàng

Filed under: Uncategorized — ktetaichinh @ 6:35 pm
Tags: ,

THÙY DUYÊN
23:55 (GMT+7) – Thứ Ba, 15/12/2009

Cơ quan chức năng đề xuất hai phương án đánh thuế thu nhập của nhà đầu tư tham gia giao dịch trên sàn vàng

Cơ quan chức năng đề xuất hai phương án đánh thuế thu nhập của nhà đầu tư tham gia giao dịch trên sàn vàng.

Ngày 15/12, Vụ Chính sách thuế (Bộ Tài chính) có cuộc họp với một số cơ quan chức năng để bàn về chính sách thuế và phương án thực hiện đối với hoạt động đầu tư trên sàn giao dịch vàng.

Tại cuộc họp này, có hai phương án được đề xuất:

Phương án thứ nhất là tạm nộp 0,002% trên giá chuyển nhượng từng lần phát sinh giao dịch khớp lệnh bán ở trạng thái vàng dương và khớp lệnh mua ở trạng thái vàng âm (không phân biệt giao dịch lời hay lỗ). Cuối năm nhà đầu tư quyết toán thuế suất 20% trên thu nhập tính thuế.

Phương án thứ hai là trường hợp sàn giao dịch vàng hạch toán được lỗ lãi từng lần giao dịch của nhà đầu tư, tạm nộp 20% thuế thu nhập cá nhân trên thu nhập phát sinh (giao dịch sinh lời) đối với trường hợp khớp lệnh bán vàng ở trạng thái vàng dương và khớp lệnh ở trạng thái vàng âm. Cuối năm, nhà đầu tư quyết toán theo thuế suất 20% trên thu nhập tính thuế.

Việc thu thuế cũng được xem xét ở khả năng thực hiện khấu trừ tại nguồn, như đối với việc quản lý thuế trong chuyển nhượng chứng khoán, cũng như quy định tại Luật thuế thu nhập cá nhân.

Các phương án và quan điểm về chính sách thuế đối với thu nhập từ hoạt động đầu tư vàng hiện vẫn chưa thống nhất, chưa có đề xuất cuối cùng lên cấp có thẩm quyền quyết định; thậm chí vẫn còn những ý kiến khác nhau về việc đầu tư, kinh doanh vàng là hàng hóa đơn thuần hay là tiền tệ.

December 14, 2009

A look back at 2009: Great contribution made by national key construction works

Filed under: Uncategorized — ktetaichinh @ 4:50 pm
Tags: ,

VNBusinessNews.com – 2009 is an extremly difficult year due to the impact of the global economic crisis, in which investment projects

in construction, especially the national key construction projects, have been directly affected.

However, the whole construction sector has seen the growth of 12.4% in 2009, making no small contribution to maintaining the whole country’s economic growth rate at 5.2%, of which the national key construction works have played an extremely important role.

A lot of the country’s resources such as capital, human and material resources have been mobilised to build these works, so they have made extremely important impact on the country’s socio-economic development and the people’s life.

The global economic crisis in the past year made all of the capital supply sources imbalanced. Many projects did not have or failed to mobilise sufficient capital and as a result, construction of some works threatened to be suspended. In addition, the crisis also had negative effect on the life and the working condition of the workers at the construction sites. If without timely and flexible measures, the progress and quality of these works would have been affected.

In 2009, the national key construction works have overcome the above-said challenges, mobilised an adequate source of capital for projects. The quality of the works has been ensured and the projects have been deployed with the faster rate of progress than the set target.

At the Son La Hydro-Electric Power Plant, the quality management is implemented through a quality management system of the investor, contractors and the operation of the State Examination and Acceptance Council. As a result, the quality of the project has been tightly controlled in a systematic and regular manner.

The arrangement of capital for this project has been basically completed. In carrying out the National Assembly’s resolution and the Prime Minister’s decision, the turbine unit No.1 of the Son La Hydro-Electric Power Plant is to generate electricity by the end of 2010 and the plant will have been completed by late 2012, two years earlier than the set target. It means that the country will have additional 10.2 billion KWh of electricity a year.

The construction work of the Dung Quat Oil Refinery was completed in August 2009. Currently, the works of adjustment, appraisal and trial run are being quickly conducted. The investor checked and accepted the completion of the 3 out of 4 bid packages, including the package 5A (Breakwater), the package 5B (Port for Offloading Products) and the package 7 (Administrative House).

The check results showed that the quality of the construction and assembly had met the technical design requirements.

However, as for many other national key construction works, there are some problems which need to be solved such as the quality management and implementation progress. To accelerate the investment progress of the national key construction projects, the Ministry of Construction has assessed the advantages and difficulties in the process of deploying these projects in order to take appropriate measures, co-ordinated with relevant ministries and branches to make proposals to the Government for the adjustment of mechanism and policies related to investors, contractors and enterprises involved in construction activities.

To accelerate the progress of the national key construction works next year, the Ministry will continue to give guidance to the units to implement the Government’s groups of solutions, especially to mobilise adequate source of capital, human resource and equipment to speed up the implementation of the works. It is necessary to reevaluate the capacity of construction units and resolutely replace any incapable construction unit. Focus should be laid on the completion of projects in a safe and effective manner in accordance with to the right rate of progress, of which there are important landmarks: the turbine unit No.1 of the Son La Hydro-Electric Power Plant is to generate electricity in the fourth quarter of 2010, the construction of the Lai Chai Hydro-Electric Power is to commence in 2010.

Tran Ngoc Thien
Head of the Department for Construction Activity
Management, the Ministry of Construction

December 13, 2009

Nền Kinh Tế CHDC Đức Xƣa Đang Hồi Phục Nhƣng Vẫn Chịu Thiệt Thòi

Filed under: Uncategorized — ktetaichinh @ 1:44 am
Tags: , ,

Thất nghiệp, thiếu vắng các trung tâm kinh tế, và dân số già cỗi là những gánh nặng lớn của những «Länder mới» này.
Mairie de Vergès
Ngày thống nhất nước Đức, Thủ tướng Helmut Kohl đă hứa về một «viễn cảnh tƣơi sáng» cho những người đồng bào Đông Đức. Nhưng người ta cũng tiên đoán những viễn cảnh mờ mịt khác cho họ – như số phận của Mezzogiorno, phần phía nam Italia, chìm ngập trong khó khăn kinh tế triền miên. Hai mươi năm sau, nước Đông Đức cũ ra sao? Bản phân tích nổi lên những sắc màu đối lập. «Không ra trắng, cũng không ra đen» theo lời bà Thủ tướng Angela Merkel.
Mảng màu tối nhất bức tranh, nạn thất nghiệp. Những «Liên bang mới» đă phải trả giá đắt để tái cơ cấu lại nền kinh tế, để rồi lại bị nhận chìm trong nạn thất nghiệp, điều mà thời kỳ CHDC Đức cũ không bao giờ gặp phải. Ngay cả khi con số thất nghiệp giảm dần những năm gần đây, tỷ lệ người không có việc làm vẫn luôn hai lần cao hơn so với phía Tây (11,8% so với 6,6% vào tháng 10 vừa rồi).
Điều trớ trêu là thị trường lao động dù đầy rẫy người không việc làm, lại vẫn cháy lao động có trình độ cao. Kể từ năm 1990, 1,8 triệu người đă rời bỏ nước CHDC Đức cũ để tìm kiếm cơ hội tại Tây Đức. Và cuộc di dời vĩ đại vẫn tiếp tục diễn ra, đặc biệt là với những thanh niên vừa có bằng cấp. Trung bình, cứ muời phút lại có một người Đông Đức ra đi lập nghiệp ở nơi khác.
Đương nhiên sẽ là sai lầm nếu chúng ta chỉ dừng lại trên những con số này. Khoảng cách với nước CHLB Đức cũ vẫn còn nhưng đă giảm đi rất nhiều 20 năm qua. «Chúng ta không nên so sánh theo cách trông chờ những điều không tưởng», giám đốc học viện IW – gần với liên đoàn chủ doanh nghiệp, ông Michael Hünther nói. Theo ông, «Quá trình phát triển kinh tế các bang phía Đông không chậm như người ta thường nghĩ». Một nghiên cứu của IW đă chỉ ra mức sống đo bằng GDP đầu người tại Đông Đức cũ đă đạt 70% so với Tây Đức, trong khi vào năm 1991 tỷ lệ này mới chỉ là 30%.
Dưới sự hòa nhập của dòng chảy tài chính kể từ ngày thống nhất, nước
Bản đồ tương quan hai nước Đức cũ: Tăng Trưởng và Thất nghiệp . Nguồn : Bundest Deustche Bank (chuyển ngữ tiếng Việt bởi người dịch)
CHDC Đức xưa được tái thiết và hiện đại hóa hoàn toàn. Công nghiệp đă chiếm lại ưu thế và năng suất lao động đă tăng gần như gấp đôi. Một số vùng tỏa sáng vì thu hút được các lĩnh vực công nghệ cao: công nghiệp điện mặt trời tại Saxe-Alhalt, công nghiệp vi điện tử tại Saxe, công nghệ quang học tại Thuringe. «Tương lai của những liên bang mới nằm tại đó, công nghệ phải là động lực phát triển của họ,» Udo Ludwig từ học viện dự báo Halle (IWH) khẳng định.
«Riêng về kinh tế, các vùng phía Đông sẽ bắt kịp mức trung bình tại các vùng phía Tây vào năm 2019» Bộ trưởng Bộ Nội vụ mới, chịu trách nhiệm về việc tái kiến thiết phía Đông, ông Thomas de Maizière ước tính. Viễn cảnh này xem ra quá lạc quan. Phần lớn các chuyên gia đều cho rằng giả thiết hai nước Đức cũ bắt kịp nhau hoàn toàn là không tưởng. Một số khác lại cho rằng đã đến lúc phải chấm dứt việc so sánh Đông – Tây như hai khối đối lập: việc so sánh này không thể hiện tầm liên bang của một nước Đức thống nhất. Khoảng mười năm nữa, những bang mới năng động nhất của Đông Đức cũ sẽ bắt kịp những vùng chậm tiến nhất của Tây Đức, như Schleswig-Holstein hay Rhénanie-Palatinat.
Vào thời điểm hiện tại, theo ông Lud-wig, phía Đông là một không gian chung sống của «những cảnh quan rực rỡ, và la liệt những khu vực buồn tẻ». Ông nói «Có những điểm mạnh, những cũng có những điểm yếu dai dẳng.» Nước CHDC Đức cũ không có những trung tâm kinh tế lớn và những doanh nghiệp lớn. Không có doanh nghiệp nào trong DAX – chỉ số của thị trường chứng khoán Francfort–chịu đặt trụ sở tại Đông Đức. Nền kinh tế phía Đông bao gồm hầu hết các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đa phần còn tồn tại từ thời Đông Đức cũ. Các doanh nghiệp này còn xa mới có thể có năng lực cạnh tranh lớn như các doanh nghiệp cùng cỡ ở phía Tây, cũng như có thể tham gia xuất khẩu tương tự.
Những yếu kém hệ thống đă giúp kinh tế phía Đông bớt chịu thiệt thòi những tháng vừa qua. Sự sụp đổ của các thị trường thế giới đă làm cho phía Tây không còn quá áp đảo khi người ta so sánh với phía Đông. Tuy nhiên một khi được hồi phục, «lợi thế» tạm thời này sẽ lại kéo tụt phía Đông xuống. Đặt biệt là trên lĩnh vực thương mại quốc tế, khi mà động lực phát triển của nước Đức hiện tại là xuất khẩu.
Theo các chuyên gia, các bang phía Đông sẽ phải đối mặt với vô số thách thức trong những thập kỷ tới nếu họ muốn đuổi kịp phía Tây. Trước hết, phải học để tồn tại mà không cần các chương trình trợ cấp chính phủ liên bang : chương trình trợ cấp vì thống nhất, và các chương trình trợ cấp hoàn cảnh khác sẽ chấm dứt vào cuối năm 2019. Tiếp đó, phải chinh phục các thị trường mới bằng việc phát triển các sản phẩm sáng tạo. Cuối cùng, phải tìm được câu trả lời cho thị trường lao động bất cân đối bởi dân số đang già đi và tình trạng di dời về phía Tây vẫn tiếp diễn.
Các nhà kinh tế mong muốn cải thiện việc đào tạo, và trao nhiều cơ hội hơn cho những thanh niên mới tốt nghiệp, đặc biệt là về tiền lương, để chặn nạn «chảy thoát chất xám». Mức lương trung bình tại phía Đông được ước tính chỉ bằng 81% mức ở phía Tây. Trong một nghiên cứu được công bố vào tháng 9, ngân hàng Liên bang Đức Deutsche Bank đã cảnh báo sự không hài lòng của người dân về chênh lệch mức sống. Báo cáo này ghi rằng «Quá trình phát triển kinh tế là không cùng nhịp, và công dân Đức bực mình.»
Dịch từ báo Le Monde 10/11/2009
Đông A

Những dòng chảy tài chính khổng lồ kể từ 1991
Theo một nghiên cứu của học viện kinh tế Halles (IWH), tổng dòng chảy tài chính giữa hai phía Đông và Tây nước Đức đă đặt 1300 tỷ Đôla tính từ năm 1991. Đặc biệt, những dòng chuyển tiền lớn nhất đều nằm trong 10 năm vừa qua. Nước «CHDC Đức» cũ sẽ buộc phải ngừng nhận các khoản Hỗ trợ tài chính vào cuối năm 2019, khi Chương trình Hỗ trợ của chính quyền Liên bang nhằm phục vụ xây dựng cơ sở hạ tầng cho nước Đức thống nhất, bắt đầu năm 1991, ngừng hoạt động. Trước những kết quả chậm trễ của quá trình tái thiết, một chương trình thứ II đă được thông qua và đi vào hoạt động từ năm 2005. Quỹ của Chương trình này được xây dựng từ một danh mục Thuế Hỗ trợ cộng đồng, đánh trên tiền lương của người dân cả hai bên Đông Tây. Dòng tiền này đă gây nên những cuộc tranh luận nóng bỏng. Theo IWH, hai phần ba tiền của Quỹ đều nhằm mục đích hỗ trợ xã hội, thay vì phục vụ đầu tư kinh tế tại phía Đông

December 12, 2009

Đầu tư khách sạn 5 sao tại Nha Trang

Filed under: Uncategorized — ktetaichinh @ 7:36 pm
Tags: ,

TBKTSG Online) Ngày 4-12, Công ty TNHH Sao Sáng Nha Trang và Tập đoàn quốc tế Marriott đã tổ chức lễ ký kết hợp đồng quản lý khách sạn Marriott do công ty Sao Sáng Nha Trang đầu tư.

Công ty TNHH Sao Sáng Nha Trang – một công ty thành viên của Tập đoàn Hoàn Cầu chuyên kinh doanh và phát triển bất động sản như sân golf, khách sạn và resort, căn hộ, khu dân cư, khu công nghiệp..-.sẽ phát triển một khách sạn tiêu chuẩn 5 sao với quy mô 250 phòng tại thành phố Nha Trang.

Với vốn đầu tư 700 tỉ đồng, khách sạn sẽ có 17 tầng và 2 tầng hầm diện tích 3,658 mét vuông tọa lạc tại số 82 đường Trần Phú, ngay trung tâm của thành phố Nha Trang. Khách sạn tiêu chuẩn 5 sao, mang tên Marriott này dự kiến sẽ được hoàn tất vào năm 2013.

Theo bà Nguyễn Thị Xuân Thủy, Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH Sao Sáng Nha Trang, với mục tiêu xây dựng  một khách sạn tiêu chuẩn quốc tế, thương hiệu Marriott là chọn lựa của công ty sau những cân nhắc kỹ lưỡng.

Bên cạnh đó, với mạng lưới khách hàng rộng lớn của Marriott trên toàn thế giới, công ty sẽ thu hút được các du khách đến từ Châu Á, Châu Âu và đặc biệt là Mỹ, nơi Marriott có sự hiện diện mạnh nhất, ba Thủy nói.

Ông Ed Fuller, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành khối khách sạn tập đoàn quốc tế Marriott cho biết trong một thông cáo báo chí: “Chúng tôi rất vui khi được điền tên Nha Trang vào danh mục khách sạn và resort của chúng tôi tại Việt Nam”. Với sự hiện diện mạnh mẽ tại các nước có du khách đến Nha Trang như Nga, Đức, Anh, Mỹ, Úc, và các nước trong khu vực như Trung Quốc và Nhật Bản, Marriott tin vào sự thành công của Khách sạn Marriott tại Nha Trang ngay từ ngày đầu tiên.

Trong năm qua, Nha Trang đã thu hút hơn 1 triệu du khách trong và ngoài nước, làm gia tăng nhu cầu về dịch vụ phòng ở và giải trí. Sự ra đời của dự án khách sạn Marriott sẽ đáp ứng nhu cầu lưu trú cao cấp không ngừng gia tăng của du khách.

Next Page »

Create a free website or blog at WordPress.com.