Ktetaichinh’s Blog

January 14, 2010

Nhiều “lỗ hổng” trong quản lý hoạt động Kiểm toán độc lập

Filed under: Uncategorized — ktetaichinh @ 11:05 pm
Tags:

Hội thảo đầu tiên góp ý xây dựng Luật KTĐL vừa diễn ra sáng nay, 12/1/2010, tại Hà Nội. Ảnh: B.M. (eFinance Online) – Với vai trò “chứng thực” thông tin kinh tế tài chính cho xã hội, kiểm toán độc lập (KTĐL) được đánh giá là hoạt động không thể thiếu trong nền kinh tế thị trường và cần có sự kiểm soát chặt chẽ. Tuy nhiên, tại Việt Nam, công tác quản lý hoạt động KTĐL còn nhiều hạn chế, thậm chí nhiều mảng vẫn đang được buông lỏng.

“Cung” chưa theo kịp “cầu”

Ông Đặng Thái Hùng, Phó Vụ trưởng Vụ Chế độ Kế toán & Kiểm toán, Bộ Tài chính thắng thắn nhận xét: Kể từ ngày thành lập công ty kiểm toán đầu tiên tại Việt Nam (tháng 5/1991), qua 18 năm hoạt động, KTĐL đã có nhiều bước phát triển đáng kể, góp phần tích cực vào quá trình phát triển kinh tế – xã hội, song vẫn còn 3 hạn chế, bất cập.

Thứ nhất, quy mô của thị trường kiểm toán còn nhỏ, số lượng kiểm toán viên (KTV) còn ít, chưa tương xứng với tiềm năng và tốc độ tăng trưởng kinh tế xã hội. Tính đến ngày 31/3/2009, cả nước đã có hơn 6.400 cán bộ làm việc trong các công ty kiểm toán, nhưng trong đó chỉ có khoảng 1.500 người được cấp chứng chỉ KTV, bình quân mỗi công ty kiểm toán có 7 KTV. Do số lượng công ty kiểm toán tăng nhanh (từ con số 2 công ty vào năm 1991 tăng lên 165 công ty kiểm toán và dịch vụ tài chính vào năm 2009) nhưng số lượng KTV tăng không đáng kể nên dẫn đến sự dàn trải số lượng KTV giữa các công ty.

Ông Đặng Thái Hùng, Phó Vụ trưởng Vụ Chế độ kế toán & Kiểm toán, Bộ Tài chính: “Chế tài xử phạt hành vi vi phạm của KTV chưa đủ mạnh”. Ảnh: B.M.

Thứ hai, chất lượng đội ngũ KTV và dịch vụ kiểm toán chưa đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế. Ngoài KTV của các công ty kiểm toán lớn, đa số KTV còn lại ở các công ty hiện nay chưa được đào tạo bài bản về kỹ năng hành nghề chuyên nghiệp. Số lượng KTV có chứng chỉ kiểm toán quốc tế còn hạn chế (khoảng 340 người). Phần lớn KTV chưa có hiểu biết nhiều về kinh nghiệm hành nghề trong môi trường quốc tế. Việc tuân thủ đạo đức nghề nghiệp và kỷ luật hành nghề của KTV đôi khi chưa được nhận thức đầy đủ, chưa trở thành ý thức tự giác đối với mỗi KTV khi hành nghề. Chế tài xử phạt hành vi vi phạm của KTV chưa đủ mạnh để phòng ngừa và răn đe nên cũng ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ kiểm toán. Các công ty mới thành lập thường quá nhỏ, chưa đảm bảo chất lượng dịch vụ, thiếu các cấp bậc soát xét, số lượng KTV có chứng chỉ chỉ đạt mức yêu cầu tối thiểu (3 người), trong đó, thậm chí có người còn làm kiêm nhiệm công tác quản lý. Việc kiểm soát chất lượng dịch vụ của Bộ Tài chính đã được duy trì từ năm 1999 đến 2005, từ năm 2006 chuyển giao cho Hội Kiểm toán viên hành nghề (VACPA) thực hiện nhưng vẫn chưa đi sâu vào số liệu tài chính và đánh giá, giám sát đạo đức nghề nghiệp của các kiểm toán viên.

Thứ ba, sự phối kết hợp quản lý Nhà nước với tổ chức nghề nghiệp KTV hành nghề còn chưa phát huy hiệu quả thiết thực. Được biết, Hội nghề nghiệp của KTV hành nghề đã ra đời từ năm 2005, được Bộ Tài chính chuyển giao thực hiện một số công việc trong quản lý KTV hành nghề như quản lý danh sách KTV đủ điều kiện cung cấp dịch vụ kiểm toán, đào tạo, cập nhật kiến thức hàng năm cho KTV hành nghề, cung cấp dịch vụ tư vấn chuyên môn, thực hiện kiểm soát chất lượng, tham gia xây dựng văn bản pháp luật về kê stoán, kiểm toán. Tuy nhiên, nguyên tắc kết hợp quản lý Nhà nước với tổ chức nghề nghiệp KTV chưa được quy định chính thức trong văn bản pháp luật về KTĐL. Mặt khác, bản thân Hội nghề nghiệp KTV còn nhiều khó khăn về nguồn nhân lực, công tác tổ chức hoạt động chưa thực sự chuyên nghiệp nên cơ quan Nhà nước chưa thể chuyển giao nhiều hơn các phần việc liên quan đến việc quản lý hành nghề kiểm toán cho Hội. Vì vậy, công tác quản lý hành nghề kiểm toán hiện nay vẫn mang nặng tính chất quản lý hành chính Nhà nước.

Hành lang pháp lý đã “lỗi thời”

Cũng theo ông Đặng Thái Hùng, một trong những nguyên nhân chính của hiện trạng bất cập nêu trên chính là bởi thiếu khuôn khổ pháp luật ở vị thế cao về lĩnh vực KTĐL.

Từ trước đến nay, văn bản pháp luật cao nhất về KTĐL là Nghị định 105/2004/NĐ-CP ngày 30/3/2004. Nghị định này đã được sửa đổi, bổ sung tại các Nghị định 133/2005/NĐ-CP ngày 31/10/2005 và Nghị định 30/2009/NĐ-CP ngày 30/3/2009. Song thực tế cho thấy vẫn còn nhiều hạn chế cần tiếp tục hoàn thiện, bổ sung, sửa đổi để luật có thể “theo kịp thực tiễn”.

Đơn cử, Nghị định về KTĐL chưa tương xứng với vai trò, vị trí hoạt động KTĐL trong nền kinh tế. “KTĐL là dịch vụ đặc biệt vì cung cấp sự “chứng thực” thông tin kinh tế tài chính cho xã hội. Chất lượng dịch vụ kiểm toán phụ thuộc rất lớn vào trình độ, năng lực của đội ngũ KTV và doanh nghiệp kiểm toán. Đồng thời còn phụ thuộc vào sự phối hợp của đơn vị được kiểm toán và các tổ chức, cá nhân liên quan. Vì vậy, rất cần quy định rõ về quyền hạn, nghĩa vụ, trách nhiệm của các đối tượng này trước xã hội để đảm bảo chất lượng kiểm toán. Thế nhưng hiện nay, trên thực tế mới chỉ có Nghị định là văn bản pháp lý cao nhất điều chỉnh các vấn đề quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của doanh nghiệp kiểm toán, khách hàng, đơn vị được kiểm toán và các tổ chức, cá nhân sử dụng kết quả kiểm toán… nên không đảm bảo được hiệu lực pháp lý đầy đủ để những tổ chức, cá nhân có liên quan thực thi quyền và trách nhiệm của mình.

Mặt khác, Nghị định về KTĐL chưa quy định đầy đủ các nội dung cần thiết để tăng cường chất lượng dịch vụ kiểm toán và đáp ứng yêu cầu hội nhập. Chẳng hạn, Nghị định quy định chưa đầy đủ, chặt chẽ và rõ ràng về hành vi nghiêm cấm, quyền và nghĩa vụ, trách nhiệm của doanh nghiệp kiểm toán, khách hàng, đơn vị được kiểm toán và các tổ chức, cá nhân sử dụng kết quả kiểm toán, vì vậy khó quy trách nhiệm khi xử lý vi phạm trên thực tế. Nghị định cũng chưa quy định cơ quan đầu mối quản lý đối với hoạt động kiểm toán độc lập từ khi cấp giấy phép cũng đến bổ sung, thay đổi hồ sơ, điều chỉnh giấy phép và xử lý các trường hợp vi phạm, thu hồi giấy phép… dẫn đến chưa đảm bảo kiểm soát chặt chẽ các tiêu chuẩn, điều kiện thành lập doanh nghiệp. Từ thực tiễn “rọi” vào văn bản luật thì thấy còn rất nhiều “lỗ hổng” trong hành lang pháp lý hiện thời, đơn cử, chưa có quy định về vốn tối thiểu đối với công ty kiểm toán TNHH (hạn chế việc thực hiện trách nhiệm bồi thường thiệt hại, chưa tạo động lực, buộc doanh nghiệp phải rất cẩn trọng khi cung cấp dịch vụ kiểm toán cho xã hội); chưa có quy định về kỹ thuật kiểm toán như quy trình kiểm toán, hồ sơ kiểm toán, báo cáo kiểm toán, kiểm soát chất lượng dịch vụ kiểm toán…; chưa có quy định đầy đủ, chặt chẽ về hoạt động KTĐL có yếu tố nước ngoài như điều kiện hoạt động của chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài ở Việt Nam, về liên doanh, liên kết giữa các doanh nghiệp kiểm toán trong nước hoặc giữa các tổ chức, cá nhân hành nghề kiểm toán nước ngoài với doanh nghiệp kiểm toán ở Việt Nam, về cung cấp dịch vụ kiểm toán và các dịch vụ có liên quan qua biên giới, về công nhận bằng cấp, chứng chỉ KTV nước ngoài…

Ngoài ra, theo đánh giá của nhiều chuyên gia thì Nghị định về KTĐL quy định về kiểm toán bắt buộc còn quá hạn hẹp. Đối tượng bắt buộc phải kiểm toán báo cáo tài chính không bao gồm doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, công ty hợp danh, công ty cổ phần chưa niêm yết, do đó hạn chế tính công khai, minh bạch báo cáo tài chính của các doanh nghiệp, tổ chức này, đồng thời bó hẹp quy mô thị trường kiểm toán Việt Nam.

Sáng nay, 12/1/2010, Hội thảo đầu tiên nhằm lấy ý kiến đóng góp của đại diện các Bộ, ngành vào Dự thảo Luật KTĐL vừa được tổ chức tại Hà Nội. Sắp tới, hội thảo tương tự sẽ được tổ chức nhằm lấy ý kiến đóng góp của các doanh nghiệp, các chuyên gia, và lấy ý kiến rộng rãi của công chúng trên website.

Dự kiến tháng 4/2010, Dự án Luật KTĐL sẽ được trình Chính phủ; đến tháng 10/2010 sẽ lấy ý kiến của Quốc hội, và sẽ được thông qua vào kỳ họp Quốc hội năm 2011.

Cần sớm có Luật Kiểm toán độc lập

“Để khắc phục những hạn chế về KTĐL trong thời gian qua, đồng thời tạo điều kiện cho dịch vụ kiểm toán phát triển cả về quy mô, chất lượng, Bộ Tài chính đang tích cực xây dựng Dự án Luật KTĐL”, ông Nguyễn Trọng Nghĩa, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Tài chính cho biết.

Luật này sẽ quy định chặt chẽ hơn về điều kiện thành lập và hoạt động của doanh nghiệp kiểm toán, điều kiện để cấp chứng chỉ KTV, điều kiện hành nghề kiểm toán… qua đó nâng cao chất lượng dịch vụ và tính độc lập của ngành nghề kiểm toán ở Việt Nam, đảm bảo kiểm toán là công cụ quản lý, góp phần làm lành mạnh hoá, minh bạch thông tin tài chính.

“Việc ban hành khuôn khổ pháp lý cao, chặt chẽ, sẽ tạo điều kiện cho công tác giám sát chất lượng, phòng ngừa thiệt hại cho nền kinh tế cũng như các doanh nghiệp, nhà đầu tư”, ông Nghĩa nói.

Ngoài ra, việc ban hành Luật KTĐL sẽ nâng cao vai trò của cơ quan quản lý Nhà nước trong việc quản lý, giám sát, xử lý vi phạm trong lĩnh vực kiểm toán; đồng thời tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận với dịch vụ kiểm toán, đáp ứng nhu cầu hội nhập với thế giới.

(Bình Minh)-Efinance

Kén khách mua căn hộ triệu đô

Filed under: Uncategorized — ktetaichinh @ 11:03 pm
Tags:

Thời gian gần đây địa ốc TP.HCM gây sốc khi chủ đầu tư nhiều dự án BĐS tuyên bố “hàng loạt căn hộ có giá hàng triệu USD, thậm chí 5 triệu USD đã có khá nhiều khách mua”.

Giám đốc một doanh nghiệp tính toán, với số tiền để mua căn hộ 3 triệu USD như chủ đầu tư tuyên bố, đủ để tậu khoảng 20 căn hộ cao cấp ở nhiều dự án tại TP.HCM. Trong khi đó, nếu là căn hộ trung bình thì có thể sắm hơn 45 căn.

Vì ít nên giá cao?

Ông Nguyễn Kim Sơn, giám đốc phát triển và kinh doanh công ty TNHH quản lý đầu tư BTA (Việt Nam) – chủ đầu tư dự án Đảo Kim Cương, quận 2 cho biết, mới triển khai một block B, gồm 300 căn hộ, với giá bán từ 300 ngàn đến 3 triệu USD. Theo ông Sơn, những căn hộ có giá trên 1 triệu USD chiếm khoảng 25%/tổng số căn hộ tại dự án, trong đó có sáu căn 3 triệu USD, những căn hộ từ 2 triệu đến dưới 3 triệu USD có khoảng 10 căn.

Trong khi đó, tại dự án Sunrise City do công ty Novaland làm chủ đầu tư cũng đã tung ra hàng loạt căn hộ có giá từ 1 – 5 triệu USD, được quảng cáo là “những dự án đỉnh nhất tại TP.HCM”. Đây là những căn hộ penthouse nằm trên tầng 35, tầng cao nhất của toà nhà này, được xem như một biệt thự trên không gồm hai tầng, với năm phòng ngủ.

Nguyên nhân khiến giá căn hộ loại này cao như vậy, theo một nhân viên kinh doanh của công ty Novaland là do căn hộ nằm ở vị trí quá đẹp, mỗi cao ốc chỉ có hai căn. Đồng thời được trang bị hàng loạt trang thiết bị, tiện ích khá xa hoa và cao cấp nhất.

Ở dự án Riverside Residence của công ty Phú Mỹ Hưng có một số căn hộ giá hơn 1 triệu USD/căn, thậm chí có những căn hộ diện tích lên tới 554m2, giá khoảng 1,23 triệu USD. Tuy nhiên, ông Trương Quốc Hưng, giám đốc khối tiếp thị 2 công ty Phú Mỹ Hưng cho biết: “Căn hộ dạng này rất kén khách hàng và hiện công ty vẫn chưa đưa ra bán”.

Khó bán

Theo giới thạo tin trên thị trường địa ốc, tại một số dự án căn hộ cao cấp khác như Blooming Park, The Vista, Saigon Pearl, Estella… cũng có một số căn penthouse, với giá trên dưới 10 tỉ đồng. Song, giới kinh doanh bất động sản cho rằng những căn hộ này thường là để làm “PR” cho dự án chứ rất khó bán, nhất là trong bối cảnh thị trường hiện nay, khi mà ngân hàng không cho vay, nếu muốn mua nhà, buộc phải có tiền mặt hàng chục, thậm chí là hàng trăm tỉ đồng.

Ai mua căn hộ triệu đô?

Ông Sơn cho biết, điểm khác biệt giữa một căn hộ triệu đô và một căn hộ cao cấp ngoài đồ dùng nội thất cực kỳ sang trọng, căn hộ triệu đô phải có vườn, hồ bơi riêng cho từng căn. Ngoài ra, người dân trong căn hộ phải được sở hữu những tiện ích cao cấp khác như có phòng spa, câu lạc bộ du thuyền, cư dân được chọn lọc kỹ…

Không biết thực hư thế nào, nhưng theo thông tin từ công ty BTA, hiện toàn bộ số căn hộ 3 triệu USD đã bán hết, trong đó ba khách hàng là ở TP.HCM và số còn lại là ở Hà Nội. Ngoài ra, hiện nay 40% căn hộ có giá 1 – 2 triệu USD cũng đã có khách mua và 70% số này là người Việt Nam và Việt kiều, còn lại là người nước ngoài.

“Dân mình bây giờ nhiều người giàu lắm, có nhiều khách hàng hỏi mua căn hộ loại này nhưng đã bán hết. Họ là những người nổi tiếng, có vị thế nhất định”, ông Sơn tiết lộ nhưng từ chối khéo cung cấp thêm thông tin với lý do “thông tin tế nhị”.

Chủ đầu tư dự án Sunrise City cũng cho biết hiện đã có hai vị khách mua căn hộ triệu đô là ca sĩ Cẩm Ly mua căn hộ gần 400m2, với giá hơn 1 triệu USD. Ngoài ra, ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng cũng đăng ký mua một căn hộ penthouse rộng gần 700m2, với giá khoảng 5 triệu USD.

Khó định giá

Theo tìm hiểu, dự án Đảo Kim Cương, theo giấy phép, là khu nhà ở cao tầng và khách sạn cao cấp có tổng diện tích 7,99ha, tại ngã ba sông Sài Gòn và rạch Giồng Ông Tố, phường Bình Trưng Đông. Công ty BTA đã trúng thầu với giá 14 triệu USD. Theo đó, thành phố đã chấp thuận cho số lượng căn hộ chung cư tại dự án dự kiến là 1.100 căn, gồm sáu loại từ 86 – 615m2/căn hộ, 1 – 4 phòng ngủ/căn hộ, số người ở tính từ 2 – 6 người/căn hộ.

Giám đốc một doanh nghiệp bất động sản nói, khách hàng phải cân nhắc lựa chọn giữa căn hộ triệu đô với biệt thự trong khu trung tâm, vì giá có thể ngang ngửa. Trong khi đó, những căn hộ triệu đô hiện nay chủ yếu tập trung ở ngoại thành TP.HCM như quận 2, quận 7… giao thông, dịch vụ thuộc thì tương lai, do hiện tại đôi khi chưa được kết nối đồng bộ hoặc hoàn thiện.

“Giá thành xây dựng, chi phí quản lý 1m2 căn hộ “siêu cao cấp” khoảng 22 – 25 triệu đồng nên giá bán những căn hộ này được công bố hàng triệu USD, thì doanh nghiệp đã lời nhiều”, vị này tính toán. Ông Nguyễn Xuân Châu, tổng giám đốc công ty cổ phần đầu tư Mega, chuyên về tư vấn, dịch vụ bất động sản cho rằng, từ năm 2007, khi khách hàng ùn ùn kéo nhau đi mua nhà tại dự án The Vista, nhiều doanh nghiệp thấy đầu tư xây dựng căn hộ cao cấp, siêu cao cấp thu về siêu lợi nhuận nên đã hình thành làn sóng xây dựng căn hộ cao cấp, trong đó có những căn hộ triệu đô.

Dù một số chủ dự án công bố tung ra hàng loạt căn hộ giá hàng triệu đô, song dự án vẫn chưa triển khai. Điển hình là dự án Southern Palace toạ lạc trên đường Nguyễn Văn Linh (quận 7) được công ty kinh doanh nhà ở Phương Nam (TP.HCM) công bố vào cuối tháng 1.2008, với giá bán nhiều căn hộ thấp nhất là 1,05 triệu USD/căn và cao nhất lên đến 2,8 triệu USD/căn. Thực tế, ngoài việc xây dựng một căn nhà mẫu, đến nay dự án vẫn còn trên giấy.

Theo Di Lã – Tùng Quang

Rà soát hoạt động cho vay và huy động vàng

Filed under: Uncategorized — ktetaichinh @ 11:00 pm
Tags: ,

Được đăng bởi tmtvietnam vào lúc 21:56

Chậm nhất vào 14/1, 10 ngân hàng sẽ phải báo cáo Ngân hàng Nhà nước về tình hình huy động, sử dụng vốn bằng vàng và huy động tiền đồng bảo đảm giá trị theo giá vàng.

10 ngân hàng thuộc diện báo cáo gồm Á Châu, Nam Á, Đông Á, Sài Gòn Thương Tín, Ngân hàng Phát triển Nhà TP HCM, Ngân hàng Sài Gòn, Xuất nhập khẩu Việt Nam, Việt Á, Phương Nam và Nam Việt.

Yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước được đưa ra hôm qua, theo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng về quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh vàng. Theo đó, các tổ chức tín dụng phải đánh giá tình hình cho vay, huy động vốn bằng vàng, bằng VND đảm bảo giá trị theo giá vàng, nêu rõ loại vàng huy động và hình thức huy động theo các tiêu chí như dư nợ cho vay, tỷ trọng trên tổng dư nợ và mục đích sử dụng vốn vay.

Nhiều lo ngại đang đặt ra xung quanh hoạt động kinh doanh vàng, buộc cơ quan quản lý phải rà soát lại. Ảnh minh họa: Hoàng Hà

Ngân hàng cũng phải báo cáo tình hìnhsử dụng vốn vay cho mục đích khác, tình hình chuyển đổi nguồn vốn huy động bằng vàng thành nguồn vốn bằng tiền, mục đích chuyển đổi, biện pháp phòng ngừa rủi ro về giá vàng. Ngoài ra, ngân hàng phải đánh giá tác động của việc bãi bỏ tài khoản kinh doanh vàng ở nước ngoài cũng như việc đóng cửa các sàn vàng trong nước.

Cùng ngày 11/1, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có công văn đề nghị Ngân hàng Nhà nước chi nhánh thành phố Hà Nội, chi nhánh TP HCM báo cáo đánh giá tình hình huy động và sử dụng vốn bằng vàng, bằng VND bảo đảm giá trị theo giá vàng của các ngân hàng trên địa bàn cũng như các tác động liên quan. Báo cáo của các chi nhánh Ngân hàng Nhà nước nói trên phải gửi chậm nhất vào ngày 13/1/2010.

Cấm cho vay: sàn vàng có thể đóng cửa sớm hơn

Được đăng bởi tmtvietnam vào lúc 12:29

Sàn vàng SBJ, ACB ngưng cấp tín dụng cho đầu tư vàng từ ngày 14/01 và 15/01; còn NĐT tại sàn vàng Đông Á muốn mở trạng thái đầu cơ từ 14/01 phải ký quỹ 100%.

Việc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa yêu cầu các ngân hàng chấm dứt hoạt động cho vay để kinh doanh vàng trên sàn vàng, theo các sàn vàng sẽ làm cho thanh khoản trên sàn vàng nhanh chóng giảm và có khả năng đóng cửa trước ngày 30-3 theo chủ trương của NHNN.

Ông Phạm Hoàng An, Giám đốc Trung tâm giao dịch vàng Sacombank, cho biết sáng ngày 13-1, sàn của ông chưa nhận được thông báo từ phía ngân hàng, nhưng thấy báo chí đưa tin việc ngân hàng không được phép cho vay để kinh doanh vàng trên tài khoản, nhiều nhà đầu tư cũng bất ngờ và thanh khoản trong sáng cùng ngày đã giảm nhiều.

Vì vậy, ông An cho rằng việc chấm dứt hoạt động của sàn vàng có thể sẽ kết thúc sớm hơn quy định là cuối tháng 3. Trung tâm giao dịch vàng Sacombank cũng đã có lộ trình để dừng hoạt động của sàn. “Trung tâm đã ngưng mở tài khoản mới từ tuần trước, và khách hàng nào muốn tất toán tài khoản sớm thì công ty cũng tạo điều kiện để khách hàng thực hiện”, ông nói.

Trong khi đó, ông Huỳnh Duy Sang, Phó giám đốc Trung tâm giao dịch vàng Ngân hàng Á Châu (ACB), cho biết việc NHNN đưa ra quyết định trên cũng phù hợp vì nếu khách hàng tiếp tục vay tiền để kinh doanh trong thời điểm thanh khoản thấp như hiện nay sẽ rủi ro cho cả khách hàng lẫn cho ngân hàng và đến gần ngày đóng cửa việc xử lý trạng thái của khách hàng sẽ phức tạp hơn nhiều.

Đối với việc thi hành quyết định trên, ông Sang cho biết những khoản vay mới sẽ không được cấp nữa, và những khoản đã vay rồi thì vẫn được duy trì và khách hàng có thời gian từ nay đến cuối tháng 3 để đóng trạng thái. Thời gian còn nhiều nên theo ông sẽ không quá khó khăn cho ngân hàng trong việc thu hồi nợ và tất toán các tài khoản đã vay trên sàn.

Trong khi ngừng cho vay kinh doanh vàng trên tài khoản, các ngân hàng cho biết vẫn tiếp tục cho vay vàng miếng bình thường nếu khách hàng có nhu cầu. Bà Nguyễn Thị Kim Xuyến, Phó tổng giám đốc Ngân hàng Đông Á, cho biết nếu khách hàng có mục đích sử dụng vốn chính đáng thì ngân hàng vẫn sẵn sàng cho vay. Tuy nhiên, từ trước đến nay, điều kiện để vay vàng ở Đông Á khá chặt chẽ và ngân hàng không cho vay vàng để đầu cơ lướt sóng ăn chênh lệch giá vàng vì rất rủi ro.

Một cán bộ của Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) thì cho rằng vẫn cho vay vàng như bình thường, tuy nhiên do gần đây giá vàng biến động nhiều nên nhu cầu vay vàng giảm mạnh. “Doanh số cho vay vàng tại SCB ngày càng giảm trong khi doanh số huy động vàng thì ngày càng tăng, và SCB đang xem xét để giảm lãi suất huy động vàng lần thứ hai kể từ đầu năm nay”, vị này nói.

Theo báo Tuổi trẻ, cuối ngày 13-1, Trung tâm giao dịch vàng Sài Gòn (NH ACB) thông báo trên trang web, theo đó từ 15-1 nơi này sẽ ngưng cấp tín dụng cho giao dịch “đầu tư vàng tại ACB” đồng thời ngưng mở tài khoản mới.

Đại diện sàn vàng SBJ cho biết đã gửi thông báo qua tin nhắn và trên trang web về việc ngưng cho vay kinh doanh vàng từ ngày 14-1. Nơi này cũng tăng lãi suất cho vay VND và vàng lên 12%/năm và 5%/năm, trước là 10,5%/năm và 4,5%/năm, đồng thời thu hẹp thời gian hoạt động đến 23g thay vì 23/24 giờ như trước.

Tương tự, sàn vàng NH Đông Á cũng có thông báo khách hàng muốn mở mới trạng thái đầu cơ từ 14-1 phải ký quỹ 100%, đồng thời các trạng thái đầu cơ phải đóng trước thời điểm kết thúc giờ giao dịch 29-3

Ngừng ngay cho vay đầu tư trên sàn vàng

Được đăng bởi tmtvietnam vào lúc 22:03
Ngừng ngay cho vay đầu tư trên sàn vàng

Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các Ngân hàng thương mại ngừng ngay việc cho vay đối với nhu cầu vốn để đầu tư kinh doanh trên sàn giao dịch vàng và tiến hành thu hồi nợ vay.

Ngày 11/01/2010, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước có văn bản số 258/NHNN-CSTT gửi các Ngân hàng thương mại và chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương yêu cầu ngừng cho vay để đầu tư kinh doanh trên sàn vàng.

Cụ thể, các Ngân hàng thương mại ngừng ngay việc cho vay đối với nhu cầu vốn để đầu tư kinh doanh trên sàn giao dịch vàng và tiến hành thu hồi nợ vay (bao gồm cả gốc và lãi vốn vay) đối với các khoản vay đã giải ngân để đầu tư kinh doanh trên sàn giao dịch vàng phù hợp với quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tại Thông tư số 01/2010/TT-NHNN ngày 06/01/2010.

Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố thực hiện việc kiểm tra, giám sát và thanh tra, xử lý theo thẩm quyền đối với các Ngân hàng thương mại trên địa bàn thực hiện không đúng nội dung của văn bản này.

Ngân hàng Nhà nước giải thích việc Ngân hàng Nhà nước yêu cầu ngừng cho vay để đầu tư kinh doanh trên sàn giao dịch vàng là triển khai thực hiện theo quy định tại điểm d, h khoản 1 Điều 5 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại điểm 1 văn bản số 369/TB-VPCP ngày 30/12/2009 liên quan đến việc quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh vàng.
Vừa qua, Ngân hàng Nhà nước cũng đã yêu cầu 10 ngân hàng cổ phần báo cáo về hoạt động huy động và sử dụng vốn bằng vàng, bằng VND đảm bảo giá trị theo giá vàng. Đồng thời các ngân hàng cũng đánh giá những tác động của việc bãi bỏ tài khoản kinh doanh vàng ở nước ngoài, việc đóng cửa sàn vàng, huy động và cho vay vàng…

Ngân hàng lớn nhất khu vực mở chi nhánh ở VN

Filed under: Uncategorized — ktetaichinh @ 10:29 pm
Tags:

DBS hiện có mặt trên 16 thị trường, với mạng lưới gồm hơn 200 chi nhánh và hơn 1.000 máy ATM ở 50 thành phố trong khu vực.

DBS, ngân hàng lớn nhất Đông Nam Á có trụ sở chính đặt tại Singapore, vừa thông báo sẽ mở chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh, chi nhánh đầu tiên của DBS ở Việt Nam ngay trong năm nay sau khi được cấp phép.

Giấy phép mở chi nhánh DBS TP. Hồ Chí Minh được trao cho DBS trong chuyến thăm chính thức Việt Nam của Thủ Tướng Singapore Lý Hiển Long, với sự chứng kiến của Thủ Tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng.

Phát biểu nhân sự kiện này, đại diện của DBS cho hay, việc thiết lâp chi nhánh ở Việt Nam sẽ tăng cường phát triển mạng lưới của DBS ở Châu Á. Mặt khác, Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh cũng giúp DBS hỗ trợ các khách hàng Singapore khi họ mở rộng kinh doanh ở nước ngoài và đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn của doanh nghiệp Việt Nam về dịch vụ ngân hàng Châu Á.

Khởi đầu, Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh của DBS sẽ tập trung hỗ trợ nhu cầu tài chính của các doanh nghiệp Singapore và các doanh nghiệp ở Châu Á có hoạt động kinh doanh tại Việt Nam. Các doanh nghiệp này sẽ có cơ hội tiếp cận với hệ thống dịch vụ toàn diện bao gồm tín dụng, tài trợ thương mại, quản lý tiền mặt và tư vấn ngân quỹ. Sau đó, chi nhánh sẽ phát triển thêm các dịch vụ phục vụ khách hàng cá nhân và doanh nghiệp vừa và nhỏ.

DBS cũng sẵn sàng hỗ trợ các công ty Việt Nam trong các lĩnh vực tài trợ thương mại, thanh toán và thị trường vốn. Ví dụ, khi các công ty Việt Nam mở rộng quy mô ra khu vực, nhiều công ty sẽ tăng cường tìm kiếm khả năng tiếp cận với nguồn tài trợ từ thị trường vốn nước ngoài. Với tư cách là một ngân hàng có kinh nghiệm hoạt động lâu năm trên thị trường vốn, DBS là địa chỉ tin cậy để hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam khi họ có nhu cầu niêm yết trên thị trường chứng khoán Singapore.

Ngoài ra, DBS sẽ sử dụng những kinh nghiệm thương mại và mối quan hệ trong khu vực như một đòn bẩy hỗ trợ khách hàng hoạt động ở Việt Nam giải quyết những nhu cầu tài chính thường nhật.

Ngân hàng DBS hiện có nhiều khách hàng lớn có vốn đầu tư nước ngoài trực tiếp đáng kể vào Việt Nam. Ước tính, đến cuối tháng 11/2009, các công ty Singapore đã đầu tư hơn 760 dự án vào Việt Nam, với tổng vốn đầu tư lên tới 17 tỷ USD. Trong số này, nhiều công ty là khách hàng lâu năm của DBS và mong muốn sử dụng cùng một hệ thống dịch vụ ngân hàng cho các hoạt động kinh doanh giữa Singapore và Việt Nam.

Hiện tại, DBS đã có văn phòng đại diện tại Hà Nội, được khai trương vào tháng 7/2008, nhằm hỗ trợ phát triển mảng dịch vụ ngân hàng bán buôn của DBS. Đây là một trong những tập đoàn dịch vụ tài chính lớn nhất ở Châu Á và là ngân hàng hàng đầu về dịch vụ ngân hàng doanh nghiệp, ngân quỹ, quản lý tài sản, môi giới chứng khoán, huy động vốn trên thị trường chứng khoán và thị trường vốn.

DBS hiện có mặt trên 16 thị trường, với mạng lưới gồm hơn 200 chi nhánh và hơn 1.000 máy ATM ở 50 thành phố trong khu vực.

Thu thuế thu nhập cá nhân đối với chuyển nhượng bất động sản: Áp thuế 2% nếu không đủ điều kiện

Filed under: Uncategorized — ktetaichinh @ 10:27 pm
Tags: ,

Được đăng bởi tmtvietnam vào lúc 21:43
Xem hình

Ngày 11-1, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 02/2010/TT-BTC hướng dẫn, bổ sung các văn bản trước đó về thi hành thuế thu nhập cá nhân. Thông tư này có hiệu lực sau 45 ngày kể từ ngày ký, riêng thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản được áp dụng ngay từ ngày ký Một vấn đề được dư luận hết sức quan tâm, đang vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện là thu thuế thu nhập cá nhân (TNCN) đối với chuyển nhượng bất động sản (BĐS) đã được quy định rất rõ tại điều 5 của thông tư.

Cụ thể, cá nhân có thu nhập từ chuyển nhượng BĐS áp dụng thuế suất 25% tính trên thu nhập chịu thuế phải đáp ứng các điều kiện sau: Giá chuyển nhượng ghi trên hợp đồng chuyển nhượng và kê khai tính thuế không thấp hơn giá BĐS (giá nhà và đất) do UBND tỉnh quy định tại thời điểm hợp đồng chuyển nhượng có hiệu lực.

Hai phương án nộp thuế từ chuyển nhượng bất động sản

Trường hợp giá chuyển nhượng ghi trên hợp đồng chuyển nhượng và kê khai tính thuế thấp hơn giá do UBND cấp tỉnh quy định thì áp dụng thuế suất 2% tính trên giá do UBND cấp tỉnh, TP quy định.

Giá mua và các chi phí liên quan (chi phí liên quan đến cấp quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà, chi phí cải tạo nhà, đất, chi phí xây dựng…), người nộp thuế kê khai phải có hóa đơn, chứng từ hợp pháp làm căn cứ chứng minh. Nếu người nộp thuế có hóa đơn không hợp lệ hoặc thiếu một trong số các chứng từ cần thiết sẽ bị áp thuế 2% trên tổng giá trị hợp đồng.

Đối với cá nhân chuyển nhượng hợp đồng góp vốn để có quyền mua nền nhà, mua căn hộ thì giá mua được xác định căn cứ vào chứng từ nộp tiền góp vốn và hóa đơn, chứng từ khác chứng minh các chi phí liên quan. Các chi phí liên quan đến việc chuyển nhượng BĐS bao gồm cả các khoản lãi trả tiền vay của các tổ chức tín dụng để mua BĐS.

Riêng trường hợp chưa nộp đủ số tiền theo hợp đồng, giá mua được xác định bằng tổng số vốn phải góp theo hợp đồng trừ phần vốn góp chưa nộp, sau đó cộng thêm các chi phí có liên quan khác.

Thông tư cũng nêu rõ, cá nhân chuyển nhượng BĐS tự kê khai, tự xác định mức thuế suất áp dụng và chịu trách nhiệm về tính chính xác của hồ sơ. Cơ quan thuế tiếp nhận có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ và chấp nhận kết quả tính thuế của người chuyển nhượng nếu đủ các điều kiện áp dụng thuế suất 25%. Trường hợp không chấp nhận kết quả tính thuế, phải trả lời rõ để người chuyển nhượng bổ sung hồ sơ.

“Như vậy vẫn có hai phương án nộp thuế. Đó là nộp 25% trên thu nhập chịu thuế, đây là phương án có điều kiện. Nếu không thỏa mãn điều kiện của mức nộp nói trên, người nộp thuế phải chịu áp mức nộp 2% trên giá trị hợp đồng chuyển nhượng.

Thông tư số 02 đã tách riêng trường hợp thu thuế theo mức 25% để hướng dẫn cụ thể, chi tiết, tránh trường hợp có nhiều cách hiểu khác nhau, áp dụng tùy tiện khiến người dân bị phiền hà hoặc cán bộ thuế nhũng nhiễu, tiêu cực”- một vị lãnh đạo của Tổng cục Thuế nhận xét.

Khai quyết toán thuế quá hạn: Không phạt

Điểm mới của thông tư là còn hướng dẫn bổ sung một số khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công không tính vào thu nhập chịu thuế. Cụ thể là tiền của cán bộ công chức luân chuyển công tác được hưởng chế độ nhà công vụ, xe phục vụ công tác… đều được trừ vào thu nhập không tính thuế trước khi tính thuế TNCN.

Đối với trường hợp được hoàn thuế do quyết toán năm có mức thuế khấu trừ lớn hơn mức thuế phải nộp, theo luật, người muốn hoàn thuế phải gửi quyết toán thuế năm 2009, nộp muộn hơn sẽ bị phạt hành chính. Tuy nhiên, Thông tư 02 đã bãi bỏ quy định phạt hành chính khai quyết toán thuế quá thời hạn.

Lý giải điều này, vị lãnh đạo của Tổng cục Thuế cho biết việc cơ quan thuế giữ khoản tiền phát sinh hoàn thuế đã là điểm bất lợi cho người nộp thuế, nếu còn giữ quy định phạt là không hợp lý. Ngoài ra, còn một số đối tượng được cơ chế quản lý riêng để bảo đảm bí mật cá nhân

Blog at WordPress.com.