Ktetaichinh’s Blog

May 21, 2010

Đường sắt cao tốc Hà Nội – TP.HCM sẽ tốn 100 tỉ USD?

Filed under: Uncategorized — ktetaichinh @ 8:04 am
Tags: , , ,

Đường sắt cao tốc Bắc-Nam: Chưa tính rủi ro kinh tế (VNN 12-5-10) — Nghe mấy “chuyên gia đầu ngành” phát biểu mà chỉ muốn đập đầu vào tường, chết quách cho xong! (Nhà báo Nguyễn Vạn Phú kiên nhẫn hơn tôi, nên có lời giải thích: Việt Nam có cần đưa người lên Mặt Trăng không? (Blog NVP 12-5-10))

  • Đường sắt cao tốc: QH đồng ý, Bộ sẽ tính hiệu quả (VNN 17-5-10) — “Bố mẹ chưa đồng ý cho con cái cưới vợ thì chưa thể bàn những việc cụ thể”, ông (thứ trưởng) Ngô Thịnh Đức ví.  THD ví: Muốn lấy một thằng đểu, không nghề nghiệp, nghiện xì ke, bị AIDS, thì ngủ với nó cho có thai rồi hãy “xin phép” bố mẹ làm đám cưới!

‘Quốc hội không thể quyết định tiêu hoang’ (VNN 20-5-10) — P/v bà Phạm Chi Lan về dự án đường sắt cao tốc — Đường sắt cao tốc Hà Nội – TP Hồ Chí Minh: Lo thiếu vốn (ND 20-5-10) — Đâu phải chỉ thiếu vốn? ‘Đường sắt cao tốc sẽ làm tăng gánh nợ quốc gia’ (VnEx 20-5-10) — Không làm chủ được công nghệ: Tỷ đô đổ ra sông? (Bee.net 20-5-10) — Đường sắt cao tốc – ý tưởng của những người thích đùa (VnEx 20-5-10) — Ông bạn Vũ Quang Việt vừa email cho tôi: “Xem xong những cái links này tren Viet-studies tôi thấy bác Dũng này nên có một câu comment thế này với bác Dũng kia mới đúng: Tại sao Nguyễn Tấn Dũng lại để cho đàn em đùa với nhân dân cả nước như vậy?”. (“Bác Dũng này” không dám đụng đến “bác Dũng kia” nhưng rất vui vẻ mà chép lại lời bác Việt!)

Chỉ ấn nút khi đủ thông tin (VNN 22-5-10) — Về dư án đường sắt cao tốc, chủ nhiệm UB Pháp luật Nguyễn Văn Thuận phân trần: “Tuy Bộ Chính trị, Ban chấp hành TƯ đồng ý chủ trương nhưng có bắt Quốc Hội làm ngay đâu…Chúng ta chấp hành ý kiến cấp trên nhưng phải căn cứ vào thực lực”. (Mỹ có câu: Tấm màn nhung đã rơi xuống và người phù thuỷ đứng phía sau đã lộ nguyên hình!)

Dự án đường sắt cao tốc Bắc – Nam: Cần khôn ngoan tránh vết xe đổ của Nhật (TP 23-5-10) — Trần Đình Bá: “Lịch sử thế giới chưa hề có một quốc gia đang phát triển nào đi vay tiền để làm đường sắt cao tốc (ĐSCT) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) không cho phép sử dụng vốn vay ưu đãi ODA để làm ĐSCT vì đây là phương tiện đại xa xỉ và hiệu quả thu hồi vốn thấp” Nhưng các quốc gia, tổ chức này thì biết gì? Bộ Chính Trị ĐCSVN, các “đỉnh cao trí tuệ” Lê Doãn Hợp, Hồ Nghĩa Dũng, Võ Hồng Phúc, Vũ Văn Ninh, v.v… thì biết gấp trăm lần họ!

Đường sắt cao tốc Bắc-Nam: Kim tự tháp của Việt Nam? (TVN 24-5-10) — Vậy là tạo thêm cơ hội cho ngành du lịch Việt Nam phát triển năm … 6000: Tour tham quan “phế tích đường sắt cao tốc” (nhưng muốn đến đấy thì khách tham quan (đa số là người Trung Quốc) phải đi ngựa, hoặc thuê cửu vạn (người Việt) cõng). (Chuyện “viễn tưởng” này có một đoạn kế tiếp rất là “rùng rợn”, ai yếu bóng vía hoặc có đạo đức cao thì không nên đọc, ai “liều mạng” thì bấm vào đây)

http://cafef.vn/2010052309353255CA32/tau-cao-toc-chuyen-ben-tay.chn

Đường sắt cao tốc và những câu hỏi về chất lượng thể chế (TVN 2-6-10) — Bài TS Vũ Minh Khương. (Đấy là cái tựa nguyên thuỷ, hiện nó đã đựợc đổi thành: “Đường sắt cao tốc: Khát khao lớn nhưng phải biết điểm dừng”, có người sợ nói đền chất lượng thể chế? (Không nói đến “chất lượng thể chế” thì dân Việt Nam vì quá ngu nên không nghĩ đến?)

  • Huỳnh Thế Du: Các lựa chọn cho hạ tầng giao thông trên trục Bắc Nam ở Việt Nam (viet-studies 4-6-10) — Bài quan trọng, có thể là chi tiết hơn cái “báo cáo” của chính phủ.
  • Đường sắt cao tốc: Việt Nam ngày nay và Nhật Bản 50 năm trước (TVN 4-6-10) — Bài quan trọng của GS Trần Văn Thọ
  • ’10 năm nữa hãy bàn tới đường sắt cao tốc’ (VnEx 4-6-10) — P/v bà Phạm Chi Lan
  • Các nhà tài trợ lớn nói gì về đường sắt cao tốc? (VnE 4-6-10)

  • Chúng tôi không chịu sức ép khi đề xuất xây dựng đường sắt cao tốc’ (VnEx 6-6-10) — Có thể anh không hút xì-ke, nhưng anh đang dạy con nít bẻ ổ khoá, ăn cắp tiền cha mẹ đi hút xì-ke!
  • Ở Đức không ai nhắc tới xây dựng đường sắt cao tốc nữa! (TT 6-6-10)
  • Siết chặt tên miền ngoại

    Filed under: Uncategorized — ktetaichinh @ 8:00 am
    Tags:

    Hiện nay, phần lớn các đại lý hoạt động cung cấp dịch vụ đăng ký tên miền quốc tế không báo cáo với cơ quan chủ quản. Thậm chí còn có một số đơn vị hoạt động chui, không đăng ký hoặc mạo danh để đăng ký tên miền.

    Theo đánh giá của Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông, hiện số lượng tên miền quốc tế (các tên miền có đuôi .com, .net, .org, .edu, .info…) do các doanh nghiệp đại lý báo cáo mới chỉ đạt xấp xỉ 50% tổng số tên miền quốc tế hiện đang được sử dụng tại Việt Nam. Trong khi đó, số lượng các doanh nghiệp đăng ký là đại lý tên miền quốc tế tại Việt Nam đã tăng lên đáng kể, có hơn 83 doanh nghiệp đã đăng ký hoạt động.

    Siết chặt đại lý cung cấp

    Trước nguy hại về quản lý tên miền nước ngoài, nhiều nghị định về quản lý việc sử dụng tên miền quốc tế được ban hành. Đặc biệt gần đây nhất là Nghị định số 28/2009/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin điện tử trên Internet. Trong đó có quy định về các hình thức xử phạt các hành vi vi phạm trong lĩnh vực báo cáo, bắt đầu trở thành cơ sở để quản lý tên miền nước ngoài thông qua việc siết chặt các đại lý cung cấp tên miền.

    Theo thông tin từ Bộ Thông tin và Truyền thông, sẽ có nhiều đợt thanh tra trên toàn quốc về tên miền nước ngoài. Cuối tháng 3, đoàn thanh tra liên ngành về hoạt động đăng ký, sử dụng tên miền quốc tế tại Việt Nam do Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Bộ Công an và sở, ban ngành địa phương đã tiến hành thanh tra tại 10 doanh nghiệp có hoạt động cho đăng ký tên miền quốc tế tại Hà Nội. Toàn bộ 10 đại lý đăng ký tên miền bị thanh tra đều có sai phạm như không đăng ký thông tin với bộ chủ quản, đăng ký thông tin không chính xác và chịu các mức phạt từ nhắc nhở đến phạt tiền 25 triệu đồng. Hàng loạt tên miền như botaychamcom.tv, timkiemsieumau.com, nguoimauteen.com, fptblog.com, giupviec365.com, 123cuoi.com… đều sống chui.

    Việc đăng ký, thông báo sử dụng tên miền quốc tế sẽ được siết chặt trong năm nay. Ảnh minh họa: HTD

    Bị phạt nặng nhất trong đợt kiểm tra đầu tiên là Công ty Cổ phần Truyền thông Việt Sao. Doanh nghiệp này hiện đang quản lý 38 tên miền quốc tế. Tất cả đều đã đăng ký thông tin nhưng thông tin về chủ thể sử dụng 38 tên miền này lại không trùng với thông tin do công ty này báo cáo.

    Chống tranh chấp tên miền

    Theo ông Trần Minh Tân – Phó Giám đốc Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC), qua các đợt kiểm tra, có rất ít nhà đăng ký tên miền thực hiện nghiêm túc việc quản lý và báo cáo định kỳ danh sách tên miền quốc tế họ đang quản lý. Thậm chí có một số doanh nghiệp hoạt động chui, không đăng ký hoặc mạo danh đứng tên đăng ký tên miền của khách hàng làm mất quyền sử dụng tên miền của khách hàng.

    Cũng theo ông Tân, hiện có khá nhiều hình thức vi phạm. Một là khách hàng sử dụng tên miền không thông báo với VNNIC. Với loại vi phạm này nếu không chịu thông báo, khi bị phát hiện sẽ bị phạt tiền. Trường hợp thứ hai là các đại lý cho đăng ký tên miền quốc tế đã báo cáo không đầy đủ về danh sách các tên miền mà họ quản lý, một số báo cáo thông tin về người sử dụng tên miền không chính xác.

    Ông Võ Đỗ Thắng, Trưởng ban Công nghệ thông tin câu lạc bộ Doanh nhân Sài Gòn, cho biết thời gian qua diễn ra khá nhiều sự kiện tranh chấp tên miền quốc tế, nguyên nhân là do việc quản lý còn lỏng lẻo. Về phía doanh nghiệp có thể thấy ngoài chuyện làm đúng luật, việc đăng ký và thông báo sẽ giảm thiểu những tranh chấp giữa các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp có thương hiệu có thể bảo vệ tên miền của mình.

    Việc đăng ký, thông báo sử dụng tên miền quốc tế tại Việt Nam sẽ được siết chặt trong năm 2010. Dự kiến sau Hà Nội, TP.HCM sẽ là địa phương kế tiếp được tiến hành thanh tra. Theo đại diện VNNIC, việc xử phạt sẽ áp dụng theo Nghị định số 28/2009/NĐ-CP, mức xử phạt là 2-5 triệu đồng đối với các hành vi sử dụng tên miền quốc tế mà không thông báo với bộ chủ quản. Đại lý không đăng ký hoạt động với Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ bị phạt nặng 20-30 triệu đồng.

    Phải thông báo khi dùng tên miền “ngoại”

    Theo quy định, doanh nghiệp, cá nhân khi thiết lập trang thông tin điện tử sử dụng tên miền quốc tế phải thông báo trên môi trường mạng theo địa chỉ thongbaotenmien.vn. Bao gồm những thông tin như: tên tổ chức ghi trong quyết định thành lập, giấy phép hoạt động, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép mở văn phòng đại diện, tên cá nhân, nơi cấp chứng minh nhân dân hoặc số, ngày cấp, nơi cấp hộ chiếu của cá nhân, địa chỉ trụ sở chính của tổ chức hoặc nơi thường trú của cá nhân, các tên miền đã đăng ký… Khi thay đổi thông tin thì phải thông báo về sự thay đổi đó.

    Những tồn tại của các báo cáo tài chính Việt Nam

    Filed under: Uncategorized — ktetaichinh @ 7:49 am
    Tags:

    1. Tổng quan sự khác nhau của hệ thống báo cáo tài chính Việt Nam và Quốc tế.

    Khác với VAS, IAS mặc dù đưa ra rất chi tiết các định nghĩa, phương pháp làm, cách trình bày và những thông tin bắt buộc phải có trong các báo cáo tài chính nhưng họ không đưa ra những biểu mẫu báo cáo bắt buộc tất cả các công ty phải tuân theo vì họ hiểu các công ty có quy mô, đặc điểm ngành nghề kinh doanh rất khác nhau. Chế độ kế toán Việt Nam không những đưa ra một hệ thống tài khỏan kế toán thống nhất bắt buộc mà còn đưa ra các biểu mẫu báo cáo tài chính thống nhất bắt buộc cho tất cả các doanh nghiệp áp dụng (hầu hết các quốc gia trên thế giới không làm như vậy).

    2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

    2.1 Lãi từ hoạt động kinh doanh không theo thông lệ quốc tế và khó có ý nghĩa để so sánh và quản trị. Lãi từ hoạt động kinh doanh (Operating Profit/ Income) của một công ty rất quan trọng, nó là nguồn lãi quan trọng nhất và ổn định nhất của một doanh nghiệp. Khác với các nguồn lãi từ các hoạt động tài chính hay các hoạt động khác về nguyên tắc thường không ổn định và khó dự đoán. Chính vì vậy trong chuẩn mực và thông lệ kế toán quốc tế lãi kinh doanh là các khoản lãi lỗ từ các họat động kinh doanh thông thường của doanh nghiệp, không bao gồm các khoản thu nhập và chi phí tài chính (chi phí lãi vay). Tuy nhiên theo VAS 21 “Trình bày các báo cáo tài chính” thì “Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh” bao gồm cả lợi nhuận và chi phí tài chính.

    Để dễ hiểu hơn chúng ta hãy xem ví dụ sau. Công ty X trong năm 2009 có doanh thu bán hàng là 100 tỷ đồng, giá vốn hàng bán là 60 tỷ, chi phí bán hàng và chi phí quản lý chung tương ứng là 12 tỷ và 8 tỷ. Trong năm công ty có hoạt động bán cổ phiếu lãi 50 tỷ và chi phí lãi tiền vay là 10 tỷ. Với các thông tin trên, báo cáo kết quả kinh doanh năm 2009 của công ty X được trình bày theo chuẩn mực (thông lệ) quốc tế và Việt Nam như sau.

    Theo IAS, công ty X có lãi kinh doanh là 20 tỷ, đó là kết quả của các hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty mà chưa gồm thu nhập tài chính và chi phí lãi tiền vay. Điều này cho phép các nhà đầu tư có thể dự đoán, trong những năm tới nếu các điều kiện khác không thay đổi, lãi kinh doanh của công ty cũng sẽ ở mức 20 tỷ, cộng một tỷ lệ tăng trưởng nào đó. Tuy nhiên nếu theo VAS, công ty X có “lãi thuần kinh doanh” lên đến 60 tỷ do nó bao gồm lãi kinh doanh theo IAS cộng thêm khoản lãi kinh doanh chứng khoán 50 tỷ và trừ chi phí lãi vay 10 tỷ. Theo cách trình bày này các nhà đầu tư dễ nhầm lẫn tai hại rằng lãi kinh doanh của công ty X là 60 tỷ, năm tới nếu không có gì đặc biệt nó cũng ở mức tương tự. Tuy nhiên khoản lãi 50 tỷ bán cổ phiếu chỉ là một trường hợp đặc biệt và nó sẽ không xuất hiện trong năm tới!

    2.2. Lãi cơ bản mỗi cổ phiếu (EPS) chưa tính đúng

    EPS là một trong những chỉ tiêu được sử dụng thường xuyên nhất đối với các nhà đầu tư, và cũng ảnh hưởng lớn đối với giá cổ phiếu công ty. Tuy nhiên VAS và các hướng dẫn về nó vẫn còn chưa đầy đủ cũng như việc triển khai thực hiện nó còn có nhiều vấn đề.

    EPS cơ bản: Theo VAS 30, thông tư số 21/2006/TT-BTC hướng dẫn VAS 30 và IAS 33, EPS cơ bản đều được tính theo công thức sau:

    EPS cơ bản = Tổng lãi/(lỗ) thuần thuộc các cổ đông phổ thông .

    Số bình quân gia quyền cổ phiếu phổ thông lưu hành trong kỳ

    a) Tử số:

    – Lãi thuộc cổ đông phổ thông nhưng lại chưa trừ các quỹ không thuộc cổ đông: VAS 30 không đề cập đến việc phải điều chỉnh giảm các khoản lãi nhưng không dành cho cổ đông phổ thông như quỹ khen thưởng khách hàng, quỹ thưởng cho Hội Đồng Quản Trị, và đặc biệt là Quỹ Khen Thưởng Phúc Lợi dành cho nhân viên. Những khoản này theo IAS nó được ghi nhận là các khoản chi phí để trừ ra khỏi lãi dành cho cổ đông. Thông thường sau một năm hoạt động có lãi, các công ty thường dành khoảng 5-15% tổng số lãi thuần sau thuế để chi cho nhân viên dưới hình thức lập Quỹ khen thưởng, phúc lợi. Có những công ty tỷ lệ này năm 2009 lên đến 30% như Than Núi Béo (NBC trên sàn HNX)

    b) Mẫu số: Số bình quân gia quyền của các cổ phiếu phổ thông lưu hành trong kỳ. Tuy nhiên những sự kiện chia tách cổ phiếu, thưởng cổ phiếu, chia cổ tức bằng cổ phiếu thì cổ phiếu được tính từ ngày đầu tiên trong kỳ (xem chi tiết phần 2.3.).

    2.3. EPS không điều chỉnh hồi tố hoặc điều chỉnh hổi tố chưa đầy đủ. Thông tư 21 hướng dẫn VAS 30 đã đề cập khá rõ ràng là trong những trường hợp gộp, chia tách và thưởng cổ phiếu mà không có bất cứ một sự tăng, giảm về dòng tiền, hay tài sản và nguồn vốn đối với công ty, thì cổ phiếu gộp, chia tách, thưởng mặc dù phát sinh bất cứ thời điểm nào trong kỳ cũng phải được tính vào ngày đầu tiên của năm báo cáo. Và cũng sẽ điều chỉnh tương ứng cho số cổ phiếu của những năm trước để có tính so sánh giữa các năm. Mặc dù thông tư 21 không đề cập đến việc chia cổ tức bằng cổ phiếu (stock dividend), nhưng bản chất của việc chia cổ tức bằng cổ phiếu giống như thưởng cổ phiếu (bonus issue), điều này được ghi rất rõ trong IAS 33. Đề nghị chế độ kế toán Việt Nam nên bổ sung việc chia cổ tức bằng cổ phiếu để việc thực hiện tại các công ty dễ dàng hơn. Kể cả trong trường hợp chưa có hướng dẫn bổ sung việc này thì các doanh nghiệp cũng nên điều chỉnh cho đúng bản chất mà nó không trái với các quy định của chuẩn mực, làm như vậy là đúng với VAS 30.

    Ví du: công ty A có 10 triệu cổ phiếu, ngày 30.6.2009 công ty quyết định chia cổ tức bằng cổ phiếu với tỷ lệ 20%, Hay chia cổ phiếu thưởng, 100 cổ phiếu hiện hữu được chia 20 cổ phiếu mới. Tính EPS năm 2009 và EPS tương ứng năm 2008 nếu tổng số lãi của A năm 2009 và 2008 tương ứng là 40 tỷ và 34 tỷ đồng. Kỳ kế toán là từ 1.1 đến 31.12 hàng năm.

    Giải: Năm 2009 Năm 2008

    1. Lãi thuần sau thuế (triệu đ) 40.000 34.000

    2. Số cổ phiếu đầu kỳ (ngày 1.1), (triệu) 10 10

    3. Cổ phiếu thưởng phát hành (triệu) 2* 2 **

    4. Tổng số cổ phiếu lưu hành bq (triệu) 12 12

    5. EPS cơ bản (=(1)/(4)) 3.333 đ/CP 2.833 đ/CP

    * Mặc dù thưởng hay chia cổ tức bằng cổ phiếu được thực hiện ngày 30.6.2009 nhưng khi lập báo cáo tài chính năm 2009, công ty sẽ phải tính số cổ phiếu tăng thêm ngay từ ngày đầu năm, ngày 1.1.2009.

    * * Trong báo cáo tài chính năm 2009, để thấy được xu hướng EPS qua các năm, chúng ta phải điều chỉnh (hồi tố) lại EPS năm 2008 và các năm trước đó bằng cách tăng số cổ phiếu thưởng của năm 2009 vào cả năm 2008 và các năm trước đó (thường là 5 năm, cả năm hiện tại). Nếu không điều chỉnh số 2 triệu cổ phiếu thưởng cho năm 2008, thì EPS gốc 2008 là 3.400 đ/CP (=34 tỷ/10 triệu CP) cao hơn so với năm 2009, nó không phản ánh đúng xu hướng EPS. Báo cáo tài chính của các công ty niêm yết, hầu hết chưa thực hiện việc điều chỉnh hồi tố này, làm các nhà đầu tư rất khó khăn để có được thông tin chính xác về EPS .

    Trường hợp phát hành quyền mua (Rights Issue): Đó là phát hành quyền mua cổ phiếu mới cho các cổ đông hiện hữu với giá thấp hơn giá thị trường hiện tại. Do vậy ở đây đã bao gồm một yếu tố thưởng. Để tính được EPS khi có phát hành quyền mua, đầu tiên chúng ta cần tính giá quyền mua lý thuyết (Theoretical ex-rights price).

    Ví dụ: Công ty HAP có 3.850.250 cổ phiếu đang lưu hành từ đầu năm 2006. Ngày 16/6/2006 HAP phát hành thêm 1.925.125 cổ phiếu (cứ hai cổ phiếu hiện hữu được quyền mua 1 cổ phiếu mới) với giá 25.000 đ/cp. Giá cổ phiếu ngày cuối cùng chốt danh sách phát hành ngày 15/6/2006 là 55.000đ/cp.Yêu cầu tính:

    1. Giá lý thuyết quyền mua 1 cổ phiếu?

    2. EPS năm 2006? Biết rằng lãi thuần sau thuế năm 2006 là 16 tỷ đồng.

    3. Tính EPS điều chỉnh cho năm 2005 và 2004? Biết rằng lãi thuần năm 2005 là 14,58 tỷ và EPS gốc năm 2004 là 4,492 đ/cp.

    Lời giải:
    1. Giá lý thuyết quyền mua 1 cổ phiếu được tính:

    – Trước khi phát hành: 2 CP x giá 55.000 đ/CP = 110.000 đ

    – Phát hành quyền mua: 1 CP x giá 25.000 đ/CP = 25.000 đ
    – Giá trị lý thuyết của 3 CP (=110.000 + 25.000) = 135.000 đ

    – Giá lý thuyết quyền mua mỗi CP bình quân =135.000 đ/3 = 45.000 đ/CP.

    2. Tính EPS cho năm 2006:

    – Số cổ phiếu trước ngày phát hành quyền mua là 3.850.250 CP sẽ được nhân với tỷ lệ giữa giá thị trường ngày cuối cùng trước khi phát hành (55.000đ/CP) và giá lý thuyết quyền mua (45.000đ/CP)

    – Số cổ phiếu bình quân của cả năm được tính theo 2 giai đoạn là:

    Giai đoạn trước khi phát hành cổ phiếu giá thấp. Vì nó có yếu tố thưởng do vậy giống như việc tính EPS điều chỉnh cho việc thưởng cổ phiếu nêu ở trên, chúng ta phải nhân số cổ phiếu với hệ số thưởng này. Hệ số thưởng bằng:

    Giá thị trường ngày cuối trước khi chốt sổ phát hành = 55

    Giá lý thuyết quyền mua 45

    Như vậy số cổ phiếu bình quân của cả năm sẽ được tính như sau:

    + Giai đoạn 1: từ 1/1-15/6/2006, tức 5,5 tháng:

    3.850.250 cp x 5,5 tháng/12 tháng x 55/45 = 2.156.853 cp

    + Giai đoạn 2: từ 15/6-31/12/2006 tức 6,5 tháng:

    (3.850.250 + 1.925.125) x 6,5 tháng/12 tháng = 3.128.328 cp

    Tổng số cổ phiếu lưu hành bình quân trong năm = 5.285.181 cp

    EPS năm 2006 = 16 tỷ/ 5.285.181 cp = 3.027 đ/cp

    Tính EPS điều chỉnh cho năm 2005 và năm 2004 (Khi lập báo cáo năm 2006 để so sánh với năm 2005, 2004):

    – EPS điều chỉnh = EPS gốc x Giá lý thuyết quyền mua .

    Giá thị trường ngày cuối trước khi phát hành mới

    Lưu ý: Hệ số điều chỉnh này là đảo ngược của hệ số điều chỉnh số cổ phiếu ở phần trên.

    – EPS gốc năm 2005 = 14,58 tỷ đ/ 3.850.250 cp = 3.787 đ/cp

    – EPS điều chỉnh năm 2005 = 3.787đ/cp x 45/55 = 3.098 đ/cp

    – EPS điều chỉnh năm 2004 = 4.492 đ/cp x 45/55 = 3.675 đ/cp

    Khi phân tích tăng trưởng EPS các năm, nhà đầu tư cần phải so sánh các EPS đã điều chỉnh chứ không phải so sánh EPS gốc.

    2.4. Không trình bày EPS pha loãng (Diluted EPS) trên Báo cáo kết quả kinh doanh.

    Các công ty có thể phát hành các cổ phiếu tiềm năng như như trái phiếu chuyển đổi, cổ phiếu ưu đãi, các quyền mua hay chứng quyền (options or warrants) mà nó sẽ chuyển đổi thành cổ phiếu phổ thông trong tương lai. Khi đó EPS của công ty sẽ thay đổi rất lớn do công ty tăng một lượng lớn cổ phiếu phổ thông nhưng không có thêm dòng tiền vào. Trong những hợp như vậy, nếu nhà đầu tư dùng EPS cơ bản để dự đoán EPS cho tương lai có thể sẽ dẫn đến những sai lầm rất nghiêm trọng. Bởi vậy IAS 33 yêu cầu bắt buộc báo cáo kết quả kinh doanh của các công ty phải trình bày cả hai chỉ tiêu EPS cơ bản và EPS pha loãng trên bề mặt của Báo Cáo Kết Quả Kinh Doanh với mức độ nổi bật như nhau.

    Cách tính EPS pha loãng:

    a) Lãi: Là lãi dùng để tính EPS cơ bản và được điều chỉnh bởi các ảnh hưởng sau thuế của các khoản:

    a) Các khoản lãi suất tiền vay trong kỳ của các trái phiếu chuyển đổi tiềm năng

    b) Các khoản cổ tức của các cổ phiếu ưu đãi chuyển đổi tương lai mà chúng đã được trừ ra khỏi khi tính lãi cho EPS cơ bản.

    c) Các khoản thay đổi khác trong thu nhập và chi phí (phí, chiết khấu, tiền thưởng) mà chúng là kết quả của việc chuyển đổi các trái phiếu chuyển đổi hay cổ phiếu ưu đãi chuyển đổi thành cổ phiếu phổ thông.

    b) Số cổ phiếu: là số bình quân gia quyền của cổ phiếu phổ thông dùng để tính EPS cơ bản cộng với các cổ phiếu phổ thông mà chúng sẽ được phát hành từ việc chuyển đổi tất cả các cổ phiếu tiềm năng (trái phiếu chuyển đổi, cổ phiếu ưu đãi) thành các cổ phiếu phổ thông. Chúng ta luôn phải giả định các cổ phiếu tiềm năng này sẽ được chuyển đổi thành các cổ phiếu phổ thông vào ngày đầu tiên của kỳ báo cáo.

    Ví dụ: Ngân hàng ABC năm 2007 có lãi thuần sau thuế là 1.680 tỷ đồng và có khối lượng cổ phiếu lưu hành bình quân là 198,8 triệu CP, EPS cơ bản năm 2007 là 8.451 đ/CP. ACB đã phát hành hai đợt trái phiếu chuyển đổi với tổng số tiền là 1.900 tỷ đồng, lãi suất 10%/năm và sẽ chuyển đổi thành 190 triệu cổ phiếu phổ thông trong vòng 1-3 năm tới. Tỷ lệ thuế TNDN là 28%. Tính EPS pha loãng của ACB năm 2007.

    Giải:

    1. Tính số cổ phiếu phổ thông: 198,8 triệu + 190 triệu = 388,8 triệu CP.

    2. Tính số lãi thuần :

    Số lãi thuần hiện tại 1.680 tỷ

    Cộng lãi suất tiền vay giảm (1.900 tỷ x 10%) = + 190 tỷ

    Trừ thuế TNDN trên phần lãi vay (190 tỷ x 28%) = – 53,2 tỷ

    Lãi thuần sau điều chỉnh 1.816,8 tỷ

    3. EPS pha loãng = 1.816,8 tỷ/ 388,8 triệu CP = 4.673 đ/cp

    Như vậy EPS pha loãng thấp hơn so với EPS cơ bản 3.778 đ/CP (=8.451 – 4.673) tức 45%.

    3. Bảng cân đối kế toán (BCĐKT): Là một báo cáo tài chính quan trọng để phản ánh tình hình tài chính của một doanh nghiệp tại một ngày cụ thể.

    3.1. Vốn chủ sở hữu bao gồm cả những khoản không thuộc chủ sở hữu. Như đã đề cập ở phần báo cáo kết quả kinh doanh. Một số khoản phải trả thưởng cho nhân viên, cho hội đồng quản trị như các quỹ khen thưởng phúc lợi, thực chất là các khoản phải trả chứ không thuộc vốn chủ sở hữu nhưng vẫn được báo cáo trong mục vốn chủ sở hữu. Nó cần phải được loại ra khỏi vốn chủ sở hữu và đối xử như các khoản chi phí phải trả.

    3.2. Các khoản cổ tức phải trả theo đề nghị nên được ghi giảm “Lãi chưa phân phối”. Đa phần các công ty đều chia cổ tức lần cuối hoặc duy nhất sau kỳ họp đại hội đồng cổ đông thường vào cuối quý 1 và đầu quý 2 năm tiếp theo. Tuy vậy khi lập báo cáo tài chính năm, các công ty thường đã có kế hoạch chia cổ tức cho năm rồi mặc dù nó có thể được công bố hay chưa. Xét về bản chất các khoản vốn chủ sở hữu là những khoản mà công ty được sử dụng lâu dài mà không phải lo trả nợ. Những khoản cổ tức này cho dù chưa có quyết định chính thức, mới chỉ có đề nghị từ Hội đồng quản trị hay sự ước tính của ban lãnh đạo công ty thì các công ty cũng nên ghi nó vào là một khoản cổ tức (ước tính) phải trả và ghi giảm phần vốn “Lãi chưa phân phối”. Làm được điều đó sẽ làm cho Bảng cân đối kế toán phản ánh chính xác hơn tình tình tài chính, vốn chủ sở hữu của công ty.

    3.3. Các khoản đầu tư chứng khoán ngắn hạn và dài hạn dưới 20% vốn vào một công ty được đầu tư nên được báo cáo theo giá hợp lý có thể thực hiện được (giá thị trường) giống như IAS hơn là báo cáo theo giá vốn như VAS hiện nay (mặc dù có sự điều chỉnh nếu giá thị trường xuống thấp hơn giá vốn). Hiện nay do giá chứng khoán trên thị trường xuống ở mức khá thấp các nhà đầu tư nên xem phần thuyết minh các báo cáo tài chính liên quan đến việc lập dự phòng giảm giá các khoản đầu tư, xem xét việc công ty có lập dự phòng đúng và trung thực theo quy định hay không? Nó có thể ảnh hưởng rất lớn đến kết quả kinh doanh nếu công ty có khoản đầu tư tài chính lớn.

    3.4. Các khoản phải thu, phải trả thương mại không nên bao gồm cả các khoản phải thu, phải trả cho các hoạt động đầu tư tài sản dài hạn (xem phần báo cáo lưu chuyển tiền tệ).

    3.5. Giá trị của hàng tồn kho có thể không phải là giá trị hợp lý có thể thực hiện được do:

    1) không được lập dự phòng một cách nghiêm túc theo giá trị thuần có thể thực hiện được, nhất là với tình hình kinh tế suy thoái như hiện nay, rất nhiều loại hàng hóa phải giảm giá rất mạnh, mà vẫn rất khó bán.

    2) chưa tính theo mức độ hoạt động bình thường của doanh nghiệp.Hầu hết các doanh nghiệp vẫn tính giá thành theo phương pháp thực tế (actual costing), phân bổ chi phí sản xuất chung cho thành phẩm theo chi phí thực tế phát sinh. Việc phân bổ theo thực tế có thể làm cho giá thành hàng tồn kho biến động lớn giữa các kỳ và nó không phản ánh đúng giá thành của hàng tồn kho. Theo IAS 2 và VAS 2 về “Hàng tồn kho”, các doanh nghiệp cần dùng phương pháp giá thành bình thường (normal costing). Các chi phí được tính và phân bổ theo mức độ hoạt động bình thường của doanh nghiệp (mức bình quân gia quyền của cả năm) như vậy giá thành sẽ đúng, ổn định hơn và có ý nghĩa hơn cho việc định giá bán.

    3.6. Tài sản dài hạn không ghi nhận việc giảm giá do hư hỏng, lạc hậu kỹ thuật (impairment losses). Ví dụ nếu một tài sản cố định bị hư hỏng hay bị lạc hậu về kỹ thuật không sử dụng được nữa hay bị giảm giá trị, theo IAS, công ty phải ghi nhận khỏan lỗ này ngay tại kỳ phát hiện ra việc này.

    Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (LCTT). Dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh có thể bao gồm cả dòng tiền từ hoạt động đầu tư.

    Báo cáo LCTT cung cấp các thông tin về các dòng tiền được chia làm ba loại hoạt động là 1) kinh doanh, 2) đầu tư và 3) tài chính (Operating, Investing & Financing). VAS 24 về Báo cáo LCTT đã định nghĩa “Hoạt động kinh doanh là các hoạt động tạo ra doanh thu chủ yếu của doanh nghiệp và các hoạt động khác không phải là các hoạt động đầu tư hay hoạt động tài chính.” và “Hoạt động đầu tư là các hoạt động mua sắm, xây dựng, thanh lý, nhượng bán các tài sản dài hạn và các khoản đầu tư khác không thuộc các khoản tương đương tiền.”

    Giả sử công ty A năm 2008 có lãi thuần sau thuế là 30 tỷ, chi phí khấu hao của năm là 5 tỷ, số dư các tài khoản tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn phải trả không đổi giữa đầu năm và cuối năm ngoại trừ khoản phải trả cho các nhà cung cấp về một công trình xây dựng là 40 tỷ. Theo IAS 7 và/ hoặc VAS 24 và thông tư 105/2003 TT-BTC ngày 4.11.2003 về hướng dẫn Báo cáo LCTT, dòng tiền từ hoạt động kinh doanh trên báo cáo LCTT theo phương pháp gián tiếp (phương pháp được sử dụng rộng rãi nhất bởi các doanh nghiệp) sẽ như sau:

    Dòng tiền hoạt động kinh doanh Tỷ đồng

    Lãi thuần sau thuế 30
    Cộngchi phí khấu hao 5

    Trừ tăng trong phải trả thương mại 0

    Dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh 35

    Tuy nhiên có lẽ vì cách hướng dẫn tài khoản phải trả người bán bao gồm cả phải trả cho các nhà cung cấp tài sản dài hạn, vì vậy rất nhiều công ty đã không tách phần phả trả cho việc mua TSCĐ ra khỏi khoản phải trả thương mại nên họ đã lập báo cáo LCTT như sau:

    Dòng tiền hoạt động kinh doanh Tỷ đồng

    Lãi thuần sau thuế 30
    Cộng khấu hao 5
    Trừ tăng trong khoản phải trả (40)
    Dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh (5)

    Như vậy theo cách 2 mà rất nhiều doanh nghiệp đang thực hiện, khoản phải trả để xây dựng tài sản cố định (thuộc hoạt động đầu tư) lại được ghi lẫn vào với hoạt động kinh doanh. Nó làm cho dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh không còn đúng ý nghĩa của nó nữa. Theo bản chất của giao dịch trên, dòng tiền từ hoạt động kinh doanh của công ty cho năm 2008 sẽ là 35 tỷ đồng. Nếu công ty hoạt động bình thường, các nhà đầu tư sẽ dự đoán là hàng năm dòng tiền từ hoạt động kinh doanh của công ty sẽ dư ra khoảng 35 tỷ đồng để có thể tài trợ cho các hoạt động khác mà không cần đến các nguồn tài chính bên ngoài. Tuy vậy nếu nhìn vào báo cáo theo cách thứ 2, thì dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh năm 2008 là âm 5 tỷ đồng. Đây rõ ràng là một vấn đề rất nghiêm trọng khi dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh là số âm. Điều đó có thể làm cho các nhà đầu tư nghĩ rằng các hoạt động kinh doanh thông thường của công ty thu không đủ bù chi? Chất lượng khoản lãi của công ty 30 tỷ cũng như tình hình tài chính của công ty là có vấn đề, không bình thường? Và nếu tiếp tục như vậy công ty có thể sẽ gặp nguy hiểm. Trong các báo cáo tài chính của các công ty có đầu tư mua sắm tài sản cố định nhiều mà chưa trả tiền, dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh có thể bị âm rất lớn (năm 2007 rất nhiều công ty bị tình trạng này).

    Tóm lại các công ty Việt Nam nên trình bày báo cáo LCTT theo đúng VAS 24 về Báo cáo LCTT. Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh sẽ không bao gồm các hoạt động đầu tư, do đó theo phương pháp gián tiếp, tài khoản phải trả người bán và phải thu khách hàng sẽ không bao gồm những khoản phải thu và phải trả liên quan đến hoạt động đầu tư mua sắm tài sản dài hạn. Nó chỉ bao gồm các khoảnn phải thu và phải trả thương mại (Trade Paybales/ Receivables) mà thôi.

    Để hiểu rõ thêm về những tồn tại của các báo cáo tài chính Việt Nam và Kế toán Việt Nam, bạn có thể đọc trong cuốn KẾ TOÁN TÀI CHÍNH của tác giả Trần Xuân Nam vừa mới phát hành và giới thiệu trên Webketoan.vn.

    Trần Xuân Nam (Maastricht MBA)

    Phó giám đốc CFO Việt Nam

    (Theo Webketoan)

    Khó cấm sử dụng cộng tác viên môi giới

    Filed under: Uncategorized — ktetaichinh @ 7:44 am
    Tags:
    (TBKTSG Online) – Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vừa ra công văn nhắc nhở các công ty chứng khoán về việc sử dụng các cộng tác viên môi giới. Tuy vậy, theo ý kiến của các công ty chứng khoán và nhà đầu tư thì việc làm này khó khả thi khi công ty chứng khoán cho rằng rất dễ “lách quy định”.>> UBCKNN yêu cầu không sử dụng cộng tác viên môi giới

    “Không yêu cầu trình độ và kinh nghiệm, không yêu cầu hiểu biết về chứng khoán… Bạn là người quen biết rộng, bạn đang làm ở bất cứ ngành nghề nào.. Bạn bè và người thân có nhu cầu mở tài khoản chứng khoán hoặc cần một môi giới chuyên nghiệp để hướng dẫn về chứng khoán.. Nhiệm vụ của bạn là giới thiệu khách hàng đó cho chúng tôi và hưởng phần trăm hoa hồng trên phí giao dịch…”, đây là một mẫu quảng cáo tuyển dụng điển hình được đăng trên một trang web về việc làm trong thời gian gần đây. Và cũng là yêu cầu của nhiều công ty chứng khoán khi tuyển cộng tác viên môi giới.

    Đa phần các mẫu thông tin đều cho biết sẽ trả mức hoa hồng lớn và nhiều khoản thưởng nếu “giới thiệu được 10 khách hàng trở lên và có 2 khách hàng giao dịch thực sự, hoặc giới thiệu khách hàng có tài khoản 500 triệu đồng trở lên”.

    Vị trí đặt quảng cáo

    Theo tổng giám đốc một công ty chứng khoán thì chuyện tuyển cộng tác viên môi giới hiện nay tại các công ty chứng khoán là rất phổ biến. Lý do theo ông là khác với thời gian chứng khoán còn hưng thịnh (năm 2007) khi nhà đầu tư tự tìm đến sàn và đăng ký giao dịch, còn trong một hai năm nay, thị trường chứng khoán nhiều lúc đã trở nên rất ảm đạm, việc tìm kiếm nhà đầu tư trở nên khá khó khăn, vì vậy các công ty chứng khoán phải nghĩ đến phương thức tìm cộng tác viên để gia tăng lượng khách hàng.

    Như vị tổng giám đốc này thì “sử dụng cộng tác viên đỡ tốn tiền thuê nhân viên môi giới mà lại tận dụng được khả năng của nhiều người, làm tăng lợi nhuận cho công ty”.

    Trở lại thông báo nói trên của Ủy ban Chứng khoán, theo phó giám đốc một công ty chứng khoán lớn thì thông báo này không tác động nhiều đến thị trường và công ty chứng khoán. Ông giải thích là hiện nay các công ty không khó để “lách luật”, như có thể chia ra làm 2 loại môi giới, một là nhân viên chính thức, một là nhân viên tập sự, hoàn toàn không dùng cụm từ “cộng tác viên”. Nhưng thực tế thì nhân viên tập sự này sẽ không được trả lương mà chỉ tính hoa hồng từ phí giao dịch của khách hàng, tương tự như các cộng tác viên của các công ty khác.

    Trong khi đó, một vị giám đốc khác lại cho rằng khi có công văn nói trên thì công ty ông sẽ ký hợp đồng 1 năm cho các cộng tác viên môi giới để họ có chức danh là nhân viên, tuy vậy cũng sẽ thỏa thuận để họ nhận phí giao dịch chứ không phải lương.

    Một trường hợp khác ở một công ty chứng khoán tại TPHCM, vị phó giám đốc của công ty khẳng định công ty ông không quan tâm lắm đến công văn này. Vì từ trước đến nay, công ty ông cũng sử dụng cộng tác viên môi giới nhưng họ không ký hợp đồng, chỉ là giới thiệu miệng, cứ tìm được khách hàng có giao dịch thì công ty sẽ trả hoa hồng, không có những ràng buộc pháp lý. Vì vậy nếu Ủy ban Chứng khoán có kiểm tra thì cũng không có giấy tờ gì chứng tỏ công ty ông có thuê cộng tác viên môi giới.

    Còn việc yêu cầu tất cả nhân viên thực hiện nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán đều phải có chứng chỉ hành nghề chứng khoán (*), theo giám đốc môi giới của một công ty chứng khoán, đây là việc cần làm, nhưng chưa phải trong lúc này, vì hiện tại có rất ít nhân sự có chứng chỉ hành nghề.

    “Chỉ có 1/4 nhân sự trong các công ty chứng khoán là có chứng chỉ hành nghề, nếu 100% nhân viên phải có chứng chỉ thì lực lượng lao động hiện nay không thể cung cấp đủ cho các công ty”, vị này cho biết.

    _____________________________________________

    (*) Điểm c Khoản 1 Điều 62 Luật Chứng khoán: Giám đốc hoặc tổng giám đốc và các nhân viên thực hiện nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán phải có chứng chỉ hành nghề chứng khoán.

    // 30 || Zoom

    Thông tư số 66/2010/TT-BTC ngày 22/4/2010 Hướng dẫn thực hiện việc xác định giá thị trường trong giao dịch kinh doanh giữa các bên có quan hệ liên kết

    Filed under: Uncategorized — ktetaichinh @ 7:42 am
    Tags:
    BỘ TÀI CHÍNH
    ——-
    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
    ———
    Số: 66/2010/TT-BTC
    Hà Nội, ngày 22 tháng 4 năm 2010
    THÔNG TƯ
    HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN VIỆC XÁC ĐỊNH GIÁ THỊ TRƯỜNG TRONG GIAO DỊCH KINH DOANH GIỮA CÁC BÊN CÓ QUAN HỆ LIÊN KẾT
    Căn cứ Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 ngày 03 tháng 6 năm 2008;
    Căn cứ Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006;
    Căn cứ Nghị định số 124/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp;
    Căn cứ Nghị định 85/2007/NĐ-CP ngày 07/06/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế;
    Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27/11/2008 của Chính phủ quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức Bộ Tài chính,
    Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện các quy định về việc xác định giá thị trường trong giao dịch kinh doanh giữa các bên có quan hệ liên kết làm căn cứ kê khai xác định nghĩa vụ thuế thu nhập doanh nghiệp của cơ sở kinh doanh như sau:
    Phần A.
    QUY ĐỊNH CHUNG
    Điều 1. Đối tượng áp dụng
    Tổ chức sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ (sau đây gọi là doanh nghiệp) thực hiện giao dịch kinh doanh với các bên có quan hệ liên kết, có nghĩa vụ kê khai, xác định nghĩa vụ thuế thu nhập doanh nghiệp tại Việt Nam.
    Điều 2. Phạm vi áp dụng
    Các giao dịch mua, bán, trao đổi, thuê, cho thuê, chuyển giao hoặc chuyển nhượng hàng hóa, dịch vụ trong quá trình kinh doanh (được gọi chung là giao dịch kinh doanh) giữa các bên có quan hệ liên kết, trừ các giao dịch kinh doanh giữa doanh nghiệp tại Việt Nam với các bên có quan hệ liên kết liên quan đến các sản phẩm thuộc diện điều chỉnh giá của Nhà nước được thực hiện theo quy định của pháp luật về giá.
    Điều 3. Giải thích từ ngữ
    1. “Giá thị trường” là cụm từ để chỉ giá sản phẩm theo thỏa thuận khách quan trong giao dịch kinh doanh trên thị trường giữa các bên không có quan hệ liên kết (các bên độc lập).
    2. “Sản phẩm” là từ được sử dụng chung để chỉ hàng hóa và dịch vụ là các đối tượng của giao dịch kinh doanh.
    3. “Giá mua“, “giá bán” là từ được sử dụng chung để chỉ giá sản phẩm trong giao dịch mua, bán, trao đổi, thuê, cho thuê, chuyển giao, chuyển nhượng.
    4. “Các bên có quan hệ liên kết” (sau đây được gọi là “các bên liên kết”) là cụm từ được sử dụng để chỉ các bên có mối quan hệ thuộc một trong các trường hợp dưới đây:
    4.1. Một bên tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào việc điều hành, kiểm soát, góp vốn hoặc đầu tư dưới mọi hình thức vào bên kia;
    4.2. Các bên trực tiếp hay gián tiếp cùng chịu sự điều hành, kiểm soát, góp vốn hoặc đầu tư dưới mọi hình thức của một bên khác;
    4.3. Các bên cùng tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào việc điều hành, kiểm soát, góp vốn hoặc đầu tư dưới mọi hình thức vào một bên khác.
    Thông thường, hai doanh nghiệp trong một kỳ tính thuế có quan hệ giao dịch kinh doanh thuộc một trong các trường hợp sau thì xác định là các bên liên kết:
    a) Một doanh nghiệp nắm giữ trực tiếp hoặc gián tiếp ít nhất 20% vốn đầu tư của chủ sở hữu của doanh nghiệp kia;
    b) Cả hai doanh nghiệp đều có ít nhất 20% vốn đầu tư của chủ sở hữu do một bên thứ ba nắm giữ trực tiếp hoặc gián tiếp;
    c) Cả hai doanh nghiệp đều nắm giữ trực tiếp hoặc gián tiếp ít nhất 20% vốn đầu tư của chủ sở hữu của một bên thứ ba;
    d) Một doanh nghiệp là cổ đông lớn nhất về vốn đầu tư của chủ sở hữu của doanh nghiệp kia, nắm giữ trực tiếp hoặc gián tiếp ít nhất 10% vốn đầu tư của chủ sở hữu của doanh nghiệp kia;
    e) Một doanh nghiệp bảo lãnh hoặc cho một doanh nghiệp khác vay vốn dưới bất kỳ hình thức nào với điều kiện khoản vốn vay ít nhất bằng 20% vốn đầu tư của chủ sở hữu của doanh nghiệp đi vay và chiếm trên 50% tổng giá trị các khoản nợ trung và dài hạn của doanh nghiệp đi vay;
    f) Một doanh nghiệp chỉ định thành viên ban lãnh đạo điều hành hoặc kiểm soát của một doanh nghiệp khác với điều kiện số lượng các thành viên được doanh nghiệp thứ nhất chỉ định chiếm trên 50% tổng số thành viên ban lãnh đạo điều hành hoặc kiểm soát của doanh nghiệp thứ hai; hoặc một thành viên được doanh nghiệp thứ nhất chỉ định có quyền quyết định các chính sách tài chính hoặc hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thứ hai;
    g) Hai doanh nghiệp cùng có trên 50% thành viên ban lãnh đạo hoặc cùng có một thành viên ban lãnh đạo có quyền quyết định các chính sách tài chính hoặc hoạt động kinh doanh được chỉ định bởi một bên thứ ba;
    h) Hai doanh nghiệp được điều hành hoặc chịu sự kiểm soát về nhân sự, tài chính và hoạt động kinh doanh bởi các cá nhân thuộc một trong các mối quan hệ sau: vợ và chồng; bố, mẹ và con (không phân biệt con đẻ, con nuôi hoặc con dâu, con rể); anh, chị, em có cùng cha, mẹ (không phân biệt cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi); ông nội, bà nội và cháu nội; ông ngoại, bà ngoại và cháu ngoại; cô, chú, bác, cậu, dì ruột và cháu ruột;
    i) Hai doanh nghiệp có mối quan hệ trụ sở chính và cơ sở thường trú hoặc cùng là cơ sở thường trú của tổ chức, cá nhân nước ngoài;
    j) Một doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh sản phẩm sử dụng tài sản vô hình hoặc quyền sở hữu trí tuệ của một doanh nghiệp khác với điều kiện chi phí phải trả cho việc sử dụng tài sản vô hình, quyền sở hữu trí tuệ đó chiếm trên 50% giá vốn (hoặc giá thành) sản phẩm;
    k) Một doanh nghiệp cung cấp trực tiếp hoặc gián tiếp trên 50% tổng giá trị nguyên vật liệu, vật tư hoặc sản phẩm đầu vào (không bao gồm chi phí khấu hao đối với tài sản cố định) để sử dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh sản phẩm đầu ra của một doanh nghiệp khác;
    l) Một doanh nghiệp kiểm soát trực tiếp hoặc gián tiếp trên 50% sản lượng sản phẩm tiêu thụ (tính theo từng chủng loại sản phẩm) của một doanh nghiệp khác;
    m) Hai doanh nghiệp có thỏa thuận hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng.
    5. “Giao dịch liên kết” là giao dịch kinh doanh giữa các bên liên kết.
    6. “Giao dịch độc lập” là giao dịch kinh doanh giữa các bên không có quan hệ liên kết.
    7. “Khác biệt trọng yếu” là khác biệt về thông tin hoặc dữ liệu làm tăng hoặc giảm ít nhất 1% đơn giá sản phẩm giao dịch hoặc khác biệt về thông tin hoặc dữ liệu làm tăng hoặc giảm ít nhất 0.5% tỷ suất lợi nhuận gộp hoặc tỷ suất sinh lời.
    Ví dụ 1: Doanh nghiệp V là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài tại tỉnh X, Việt Nam có 2 giao dịch:
    (i) Bán 2.000 sản phẩm cho doanh nghiệp độc lập A với giá bán là giá thành toàn bộ (Z) cộng (+) 6% Z, điều kiện giao hàng tại doanh nghiệp V;
    (ii) Bán 2.000 sản phẩm cho công ty mẹ với giá bán là Z + 6% Z, điều kiện giao hàng tại nước H là giá CIF, chi phí vận tải và bảo hiểm từ tỉnh X đến nước H là 3% Z. Đồng thời công ty mẹ đồng ý bảo lãnh cho doanh nghiệp V vay tiền từ ngân hàng N. Trên thực tế, việc bảo lãnh tín dụng này là tín chấp (tức là không phải trả phí bảo lãnh).
    Trong các giao dịch trên thì:
    – Khác biệt về điều kiện giao hàng có liên quan đến chi phí vận tải và bảo hiểm từ tỉnh X đến nước H có ảnh hưởng tăng trên 1% giá bán nên là khác biệt trọng yếu.
    – Khác biệt về bảo lãnh tín chấp không phải trả tiền nên không phải là khác biệt trọng yếu.
    8. “Biên độ giá thị trường” là tập hợp các giá trị về mức giá hoặc là tập hợp các giá trị về tỷ suất lợi nhuận gộp hoặc là tập hợp các giá trị về tỷ suất sinh lời của sản phẩm được xác định từ các giao dịch độc lập được chọn để so sánh.

    9. “Cơ sở dữ liệu của cơ quan Thuế” là các thông tin, dữ liệu liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế của các doanh nghiệp do cơ quan thuế thu thập, phân tích, lưu giữ, cập nhật và quản lý từ các nguồn khác nhau.

    Quyết định 814/QĐ-BTC năm 2010 đính chính Thông tư 37/2010/TT-BTC hướng dẫn về phát hành, sử dụng, quản lý chứng từ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân

    Filed under: Uncategorized — ktetaichinh @ 7:41 am
    Tags:
    BỘ TÀI CHÍNH
    ——-
    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
    ———
    Số: 814/QĐ-BTC
    Hà Nội, ngày 15 tháng 4 năm 2010
    QUYẾT ĐỊNH
    VỀ VIỆC ĐÍNH CHÍNH THÔNG TƯ SỐ 37/2010/TT-BTC NGÀY 18/3/2010 CỦA BỘ TÀI CHÍNH HƯỚNG DẪN VỀ VIỆC PHÁT HÀNH, SỬ DỤNG, QUẢN LÝ CHỨNG TỪ KHẤU TRỪ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN TỰ IN TRÊN MÁY TÍNH.
    BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH
    Căn cứ Luật ban hành văn bản qui phạm pháp luật ngày 12/11/1996, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật ban hành văn bản qui phạm pháp luật ngày 16/12/2002;
    Căn cứ Nghị định số 104/2008/NĐ-CP ngày 27/11/2008 của Chính phủ về Công báo nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Nghị định số 51/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ;
    Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27/11/2008 của Chính phủ qui định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
    Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế.
    QUYẾT ĐỊNH:
    Điều 1. Đính chính Thông tư số 37/2010/TT-BTC ngày 18/3/2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn về việc phát hành, sử dụng, quản lý chứng từ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân tự in trên máy tính:
    1- Tại điểm a, khoản 1, Điều 3 đã in:
    “… nộp hồ sơ cho Cục thuế tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương nơi tổ chức trả thu nhập đóng trụ sở chính.”
    Nay sửa lại thành:
    “…nộp hồ sơ cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý”.
    2- Tại khoản 2 Điều 3 đã in:
    “…chấp thuận của Cục thuế tỉnh, thành phố…”
    Nay sửa lại thành:
    “… chấp thuận của cơ quan thuế…”
    3- Tại khoản 1 Điều 6 đã in:
    “…phải thông báo với Cục thuế tỉnh, thành phố nơi đăng ký sử dụng chứng từ và cơ quan thuế trực tiếp quản lý…”
    Nay sửa lại thành:
    “…phải thông báo cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý…”
    Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành cùng thời điểm có hiệu lực của Thông tư số 37/2010/TT-BTC ngày 18/3/2010 của Bộ Tài chính.
    Nơi nhận:
    – Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
    – Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
    – Văn phòng Chủ tịch nước, Quốc hội;
    – Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
    – Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
    – Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
    – Toà án nhân dân tối cao;
    – VP Ban chỉ đạo TW về phòng chống tham nhũng;
    – Kiểm toán nhà nước;
    – UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
    – Cơ quan Trung ương của các Đoàn thể;
    – HĐND, UBND, Sở TC, Cục thuế các tỉnh, TP trực thuộc TW;
    – Công báo;
    – Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
    – Website Chính phủ;
    – Các đơn vị thuộc Bộ ;
    – Website Bộ Tài chính;
    – Lưu: VT, VP.

    NGHỊ ĐỊNH Số: 51/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 05 năm 2010 QUY ĐỊNH VỀ HÓA ĐƠN BÁN HÀNG HÓA, CUNG ỨNG DỊCH VỤ

    Filed under: Uncategorized — ktetaichinh @ 7:41 am
    Tags:

    CHÍNH PHỦ Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
    Căn cứ Luật Quản lý thuế ngày 29 tháng 11 năm 2006;
    Căn cứ Luật Kế toán ngày 17 tháng 6 năm 2003;
    Căn cứ Luật Giao dịch điện tử ngày 29 tháng 11 năm 2005;
    Căn cứ Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 4 năm 2008;
    Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính,
    NGHỊ ĐỊNH: Chương 1. QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh Nghị định này quy định về việc in, phát hành, sử dụng hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ (sau đây gọi chung là hóa đơn); xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn; nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan quản lý thuế các cấp và các cơ quan, tổ chức có liên quan đến việc in, phát hành, sử dụng hóa đơn; quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc in, phát hành, sử dụng hóa đơn.
    Điều 2. Đối tượng áp dụng 1. Người bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, gồm: a) Tổ chức, cá nhân Việt Nam kinh doanh bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ (gọi chung là bán hàng hóa, dịch vụ) tại Việt Nam hoặc bán ra nước ngoài; b) Tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh bán hàng hóa, dịch vụ tại Việt Nam hoặc sản xuất kinh doanh ở Việt Nam bán hàng ra nước ngoài; c) Tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc nước ngoài không kinh doanh nhưng có bán hàng hóa, dịch vụ tại Việt Nam 2. Tổ chức nhận in hóa đơn. 3. Tổ chức, cá nhân mua hàng hóa, dịch vụ 4. Cơ quan quản lý thuế các cấp và các tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc in, phát hành, sử dụng hóa đơn Điều 3. Giải thích từ ngữ 1. Hóa đơn là chứng từ do người bán lập, ghi nhận thông tin bán hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật. 2. Tạo hóa đơn là hoạt động làm ra hóa đơn để sử dụng cho mục đích bán hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh; gồm: tự in từ các máy móc, thiết bị tại doanh nghiệp; đặt các doanh nghiệp đủ điều kiện in hóa đơn; khởi tạo hóa đơn điện tử theo Luật Giao dịch điện tử. 3. Lập hóa đơn là việc ghi đầy đủ nội dung của hóa đơn theo quy định khi bán hàng hóa, dịch vụ 4. Hóa đơn hợp pháp là hóa đơn đảm bảo đúng, đầy đủ về hình thức và nội dung theo quy định tại Nghị định này. 5. Hóa đơn giả là hóa đơn được in hoặc khởi tạo theo mẫu hóa đơn đã được phát hành của tổ chức, cá nhân khác hoặc in, khởi tạo trùng số của cùng một ký hiệu hóa đơn. 6. Hóa đơn chưa có giá trị sử dụng là hóa đơn đã được in, khởi tạo theo quy định tại Nghị định này, nhưng chưa hoàn thành việc thông báo phát hành. 7. Hóa đơn hết giá trị sử dụng là hóa đơn đã làm đủ thủ tục phát hành nhưng tổ chức, cá nhân phát hành thông báo không tiếp tục sử dụng nữa; các loại hóa đơn bị mất sau khi đã thông báo phát hành, được tổ chức, cá nhân phát hành báo mất với cơ quan thuế quản lý trực tiếp; hóa đơn của các tổ chức, cá nhân đã ngưng sử dụng mã số thuế (còn gọi là đóng mã số thuế). 8. Sử dụng hóa đơn bất hợp pháp là việc sử dụng hóa đơn giả, hóa đơn chưa có giá trị sử dụng, hết giá trị sử dụng; hoặc sử dụng hóa đơn của tổ chức, cá nhân khác (trừ hóa đơn do cơ quan thuế phát hành) để lập khi bán hàng hóa, dịch vụ, để hạch toán kế toán, khai thuế, thanh toán vốn ngân sách. 9. Sử dụng bất hợp pháp hóa đơn là việc lập khống hóa đơn; cho hoặc bán hóa đơn chưa lập để tổ chức, cá nhân khác lập khi bán hàng hóa, dịch vụ; cho hoặc bán hóa đơn đã lập để tổ chức, cá nhân khác hạch toán, khai thuế hoặc thanh toán vốn ngân sách; lập hóa đơn không ghi đầy đủ các nội dung; lập hóa đơn sai lệch nội dung giữa các liên; dùng hóa đơn của hàng hóa, dịch vụ này để chứng minh cho hàng hóa, dịch vụ khác; dùng hóa đơn quay vòng khi vận chuyển hàng hóa trong khâu lưu thông. 10. Hóa đơn lập khống là hóa đơn được lập nhưng nội dung được ghi không có thực một phần hoặc toàn bộ Điều 4. Loại, hình thức và nội dung hóa đơn 1. Hóa đơn quy định tại Nghị định này gồm các loại sau: a) Hóa đơn xuất khẩu là hóa đơn dùng trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ ra nước ngoài, xuất khẩu vào khu phi thuế quan; b) Hóa đơn giá trị gia tăng là hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ nội địa dành cho các tổ chức, cá nhân khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ; c) Hóa đơn bán hàng là hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ nội địa dành cho các tổ chức, cá nhân khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp; d) Các loại hóa đơn khác, gồm: vé, thẻ hoặc các chứng từ có tên gọi khác nhưng có hình thức và nội dung quy định tại các khoản 2, 3 Điều này. 2. Hóa đơn được thể hiện bằng các hình thức sau: a) Hóa đơn tự in là hóa đơn do các tổ chức, cá nhân kinh doanh tự in ra trên các thiết bị tin học, máy tính tiền hoặc các loại máy khác khi bán hàng hóa, dịch vụ; b) Hóa đơn điện tử là tập hợp các thông điệp dữ liệu điện tử về bán hàng hóa, dịch vụ, được khởi tạo, lập, gửi, nhận, lưu trữ và quản lý theo quy định tại Luật Giao dịch điện tử và các văn bản hướng dẫn thi hành; c) Hóa đơn đặt in là hóa đơn do các tổ chức, cá nhân kinh doanh đặt in theo mẫu để sử dụng cho hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, hoặc do cơ quan thuế đặt in theo mẫu để cấp, bán cho các tổ chức, cá nhân. 3. Hóa đơn phải có các nội dung sau: a) Tên hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, số hóa đơn, tên liên hóa đơn. Đối với hóa đơn đặt in còn phải ghi tên tổ chức đã nhận in hóa đơn; b) Tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán; c) Tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua; d) Tên, đơn vị tính, số lượng, đơn giá hàng hóa, dịch vụ; thành tiền chưa có thuế giá trị gia tăng, thuế suất thuế giá trị gia tăng, số tiền thuế giá trị gia tăng trong trường hợp là hóa đơn giá trị gia tăng; đ) Tổng số tiền thanh toán, chữ ký người mua, chữ ký người bán, dấu người bán (nếu có) và ngày, tháng, năm lập hóa đơn. Bộ Tài chính quy định cụ thể đối với hóa đơn không cần thiết phải có đủ những nội dung quy định tại khoản này. 4. Hóa đơn được thể hiện bằng chữ Việt. Hóa đơn xuất khẩu hoặc các loại hóa đơn cần kèm chữ nước ngoài thì chữ nước ngoài được đặt bên phải trong ngoặc đơn () hoặc đặt ngay dưới dòng chữ Việt và có kích cỡ nhỏ hơn kích cỡ chữ Việt. 5. Trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định về nội dung và hình thức hóa đơn khác với quy định tại các khoản 2, 3 Điều này thì thực hiện theo quy định tại điều ước quốc tế đó. Chương 2. TẠO VÀ PHÁT HÀNH HÓA ĐƠN Điều 5. Nguyên tắc tạo và phát hành hóa đơn 1. Tổ chức, cá nhân kinh doanh đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại Điều 6, Điều 7 Nghị định này được tự in hóa đơn hoặc khởi tạo hóa đơn điện tử để sử dụng trong việc bán hàng hóa, dịch vụ. 2. Tổ chức, cá nhân kinh doanh có mã số thuế nhưng không đủ điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này phải đặt in hóa đơn để phục vụ cho hoạt động bán hàng hóa, dịch vụ của bản thân tổ chức, cá nhân. 3. Cơ quan thuế cấp tỉnh, thành phố (sau đây gọi tắt là Cục Thuế) đặt in, phát hành hóa đơn để cấp, bán cho các tổ chức, cá nhân theo quy định tại Điều 10 Nghị định này. 4. Doanh nghiệp đủ điều kiện theo quy định tại Điều 22 Nghị định này được nhận in hóa đơn cho các tổ chức, cá nhân khác. 5. Tổ chức, cá nhân kinh doanh có thể đồng thời cùng lúc sử dụng nhiều hình thức hóa đơn khác nhau. Nhà nước khuyến khích hình thức hóa đơn điện tử. 6. Tổ chức, cá nhân khi in hóa đơn không được in trùng số trong những hóa đơn có cùng ký hiệu 7. Tổ chức, cá nhân trước khi sử dụng hóa đơn cho việc bán hàng hóa, dịch vụ phải thông báo phát hành theo quy định tại Điều 11, Điều 12 Nghị định này. Điều 6. Hóa đơn tự in 1. Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật trong khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất, khu công nghệ cao; doanh nghiệp có mức vốn điều lệ theo quy định của Bộ Tài chính; các đơn vị sự nghiệp công lập có sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật được tự in hóa đơn kể từ khi có mã số thuế. 2. Tổ chức, cá nhân kinh doanh trừ các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, được tự in hóa đơn để sử dụng cho việc bán hàng hóa, dịch vụ nếu có đủ các điều kiện sau: a) Đã được cấp mã số thuế; b) Có doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ; c) Không bị xử phạt về các hành vi vi phạm pháp luật về thuế theo mức do Bộ Tài chính quy định trong 365 (ba trăm sáu mươi lăm) ngày liên tục tính đến ngày thông báo phát hành hóa đơn tự in; d) Có hệ thống thiết bị đảm bảo cho việc in và lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ; đ) Là đơn vị kế toán theo quy định của Luật Kế toán và có phần mềm bán hàng hóa, dịch vụ gắn liền với phần mềm kế toán, đảm bảo việc in và lập hóa đơn chỉ được thực hiện khi nghiệp vụ kế toán phát sinh. 3. Hóa đơn tự in đảm bảo nguyên tắc mỗi số hóa đơn chỉ được lập một lần. Số lượng liên hóa đơn được in căn cứ vào yêu cầu sử dụng cụ thể của nghiệp vụ bán hàng. Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm tự quy định bằng văn bản về số lượng liên hóa đơn. Điều 7. Hóa đơn điện tử 1. Hóa đơn điện tử được khởi tạo, lập, xử lý trên hệ thống máy tính của tổ chức, cá nhân kinh doanh đã được cấp mã số thuế khi bán hàng hóa, dịch vụ và được lưu trữ trên máy tính của các Bên theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử. 2. Hóa đơn điện tử được sử dụng theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử. Điều 8. Hóa đơn đặt in 1. Hóa đơn đặt in được in ra dưới dạng mẫu in sẵn có nội dung quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định này. Riêng hóa đơn do các Cục Thuế đặt in phải có tên Cục Thuế ở góc trên bên trái của tờ hóa đơn. 2. Tổ chức, cá nhân kinh doanh có mã số thuế được đặt in hóa đơn để sử dụng cho các hoạt động bán hàng hóa, dịch vụ. 3. Cục Thuế đặt in hóa đơn để bán, cấp cho các tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng theo quy định tại Điều 10 Nghị định này. Tất cả các đơn vị trực thuộc Cục Thuế bán, cấp cùng một loại hóa đơn do Cục Thuế phát hành. Điều 9. In hóa đơn đặt in 1. Hóa đơn đặt in được in theo hợp đồng giữa tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ hoặc Cục Thuế với doanh nghiệp nhận in hóa đơn có đủ điều kiện theo quy định tại Điều 22 Nghị định này. 2. Hợp đồng in hóa đơn được thể hiện bằng văn bản, trong đó phải ghi rõ số lượng, ký hiệu, số thứ tự hóa đơn đặt in, đồng thời kèm theo mẫu hóa đơn. 3. Trường hợp doanh nghiệp in tự in hóa đơn đặt in để sử dụng cho mục đích bán hàng hóa, dịch vụ, phải có quyết định in hóa đơn của thủ trưởng đơn vị. Quyết định in phải đảm bảo các nội dung quy định tại khoản 2 Điều này. Điều 10. Bán, cấp hóa đơn do Cục Thuế đặt in 1. Hóa đơn do Cục Thuế đặt in được bán theo giá bảo đảm bù đắp chi phí thực tế. Cục trưởng Cục Thuế quyết định và niêm yết giá bán hóa đơn theo nguyên tắc trên. Cơ quan thuế các cấp không được thu thêm bất kỳ khoản thu nào ngoài giá bán đã niêm yết. 2. Hóa đơn do các Cục Thuế đặt in chỉ được bán cho tổ chức không phải là doanh nghiệp nhưng có hoạt động kinh doanh, hộ gia đình và cá nhân kinh doanh có cơ sở tại địa phương. 3. Hóa đơn do các Cục Thuế đặt in được cấp cho các tổ chức không phải là doanh nghiệp, hộ gia đình và cá nhân không kinh doanh nhưng có phát sinh hoạt động bán hàng hóa, dịch vụ cần có hóa đơn để giao cho khách hàng. Điều 11. Phát hành hóa đơn của tổ chức, cá nhân kinh doanh 1. Tổ chức, cá nhân kinh doanh trước khi sử dụng hóa đơn cho việc bán hàng hóa, dịch vụ phải lập Tờ thông báo phát hành hóa đơn. 2. Nội dung Tờ thông báo phát hành hóa đơn gồm: hóa đơn mẫu, ngày bắt đầu sử dụng, ngày lập Tờ thông báo phát hành và chữ ký của người đại diện trước pháp luật. 3. Hóa đơn mẫu là bản in đúng, đủ các nội dung trên liên hóa đơn giao cho người mua loại sẽ phát hành, có số hóa đơn là một dãy các chữ số 0 và in chữ “Mẫu” trên tờ hóa đơn. 4. Tờ thông báo phát hành hóa đơn được gửi đến cơ quan thuế nơi tổ chức, cá nhân phát hành thông báo đóng trụ sở chính, trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày ký thông báo phát hành và niêm yết ngay tại các cơ sở sử dụng hóa đơn để bán hàng hóa, dịch vụ trong suốt thời gian sử dụng hóa đơn. 5. Trường hợp có sự thay đổi về nội dung đã thông báo phát hành, tổ chức, cá nhân kinh doanh phải thực hiện thủ tục thông báo phát hành mới theo quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này. Điều 12. Phát hành hóa đơn của Cục Thuế 1. Hóa đơn do Cục Thuế đặt in để bán, cấp trước khi bán, cấp lần đầu phải lập Tờ thông báo phát hành hóa đơn. 2. Nội dung Tờ thông báo phát hành và hóa đơn mẫu được quy định như khoản 2 và 3 Điều 11. 3. Tờ thông báo phát hành hóa đơn phải được gửi đến tất cả các Cục Thuế trong cả nước trong thời hạn 10 (mười) ngày, kể từ ngày lập Tờ thông báo phát hành và niêm yết ngay tại các cơ sở trực thuộc Cục Thuế trong suốt thời gian sử dụng hóa đơn. Trường hợp Cục Thuế đã đưa nội dung Tờ thông báo lên trang mạng (Website) của ngành thuế thì không phải gửi Tờ thông báo đến Cục Thuế khác. 4. Trường hợp có sự thay đổi về nội dung đã thông báo phát hành, Cục Thuế phải thực hiện thủ tục thông báo phát hành mới theo quy định tại khoản 2 và 3 Điều này. Điều 13. Nhận dạng hóa đơn 1. Tổ chức, cá nhân khi in, phát hành hóa đơn có trách nhiệm ghi các ký hiệu nhận dạng mật trên hóa đơn do mình phát hành để phục vụ việc nhận dạng hóa đơn giả trong quá trình sử dụng. 2. Khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về xác nhận tính hợp pháp của hóa đơn, tổ chức, cá nhân in, phát hành hóa đơn phải có văn bản trả lời trong vòng mười ngày kể từ khi nhận được yêu cầu. Chương 3. SỬ DỤNG HÓA ĐƠN Điều 14. Nguyên tắc sử dụng hóa đơn 1. Tổ chức, cá nhân kinh doanh chỉ được lập và giao cho người mua hàng hóa, dịch vụ các loại hóa đơn theo quy định tại Nghị định này. 2. Tổ chức, cá nhân kinh doanh khi lập hóa đơn phải ghi đầy đủ nội dung và đúng thực tế nghiệp vụ phát sinh. 3. Hóa đơn được lập thành nhiều liên gồm: liên giao cho người mua, liên người bán giữ và một số liên khác theo yêu cầu của hoạt động kinh doanh. Nội dung lập hóa đơn phải được thống nhất trên các liên hóa đơn có cùng một số. 4. Tổ chức, cá nhân kinh doanh trong quá trình sử dụng nếu phát hiện mất hóa đơn đã lập hoặc chưa lập phải báo cáo cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp biết để xử lý kịp thời. 5. Các cơ sở kinh doanh trong cùng một đơn vị kế toán theo quy định tại Luật Kế toán, sử dụng hóa đơn của cơ sở chính. Điều 15. Lập hóa đơn 1. Khi bán hàng hóa, dịch vụ người bán phải lập hóa đơn. Khi lập hóa đơn phải ghi đầy đủ nội dung theo quy định tại Nghị định này. 2. Hóa đơn phải được lập theo thứ tự từ số nhỏ đến số lớn. Bộ Tài chính quy định thứ tự lập hóa đơn đối với trường hợp nhiều cơ sở của cùng đơn vị kế toán sử dụng chung một loại hóa đơn có cùng tên, cùng ký hiệu. 3. Ngày lập hóa đơn là ngày người bán và người mua làm thủ tục ghi nhận hàng hóa, dịch vụ đã được chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng. Các trường hợp pháp luật quy định chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký thì ngày lập hóa đơn là ngày bàn giao hàng hóa. Trường hợp giao hàng nhiều lần hoặc bàn giao từng hạng mục, công đoạn dịch vụ thì mỗi lần giao hàng hoặc bàn giao đều phải lập hóa đơn cho khối lượng, giá trị hàng hóa, dịch vụ được giao tương ứng. 4. Trường hợp bán hàng qua điện thoại, qua mạng; bán hàng hóa, dịch vụ cùng lúc cho nhiều người tiêu dùng, khi lập hóa đơn người bán hoặc người mua không phải ký tên theo quy định của Bộ Tài chính. 5. Hóa đơn điện tử được lập xong sau khi người bán và người mua đã ký xác nhận giao dịch đã được thực hiện theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử. 6. Bộ Tài chính quy định việc lập hóa đơn đối với các trường hợp cụ thể khác. Điều 16. Bán hàng hóa, dịch vụ không phải lập hóa đơn 1. Bán hàng hóa, dịch vụ có tổng giá thanh toán dưới 200.000 đồng mỗi lần thì không phải lập hóa đơn, trừ trường hợp người mua yêu cầu nhận hóa đơn. 2. Hàng hóa, dịch vụ bán không phải lập hóa đơn quy định tại khoản 1 Điều này được theo dõi trên bảng kê. 3. Cuối mỗi ngày, cơ sở kinh doanh lập một hóa đơn ghi số tiền bán hàng hóa, dịch vụ trong ngày thể hiện trên dòng cộng của bảng kê, ký tên và giữ liên giao cho người mua tại cuống, các liên khác luân chuyển theo quy định. Tên người mua trong hóa đơn này được ghi là “bán lẻ không giao hóa đơn”. Điều 17. Xử lý thu hồi hóa đơn đã lập 1. Trường hợp lập hóa đơn chưa giao cho người mua, nếu phát hiện hóa đơn lập sai, người bán gạch chéo các liên và lưu giữ số hóa đơn lập sai. 2. Trường hợp hóa đơn đã lập được giao cho người mua nếu phát hiện lập sai, hoặc theo yêu cầu của một bên, hàng hóa, dịch vụ đã mua bị trả lại hoặc bị đòi lại, hai bên lập biên bản thu hồi các liên của số hóa đơn lập sai, hoặc hóa đơn của hàng hóa, dịch vụ bị trả lại, bị đòi lại và lưu giữ hóa đơn tại người bán. Biên bản thu hồi hóa đơn phải thể hiện được nội dung lập sai hoặc lý do đòi lại, trả lại hàng hóa, dịch vụ và các thỏa thuận bồi thường giữa hai bên (nếu có). Điều 18. Xử lý hóa đơn trong các trường hợp không tiếp tục sử dụng 1. Tổ chức, cá nhân được cơ quan thuế chấp thuận ngưng sử dụng mã số thuế phải dừng việc sử dụng các loại hóa đơn đã thông báo phát hành còn chưa sử dụng. 2. Tổ chức, cá nhân phát hành loại hóa đơn thay thế phải dừng sử dụng các số hóa đơn bị thay thế còn chưa sử dụng. 3. Cơ quan thuế quản lý trực tiếp có thông báo việc hết giá trị sử dụng của các hóa đơn chưa lập mà tổ chức, cá nhân kinh doanh bỏ trốn hoặc tự ý ngừng kinh doanh đang sử dụng. Điều 19. Ủy nhiệm lập hóa đơn 1. Tổ chức, cá nhân có ủy nhiệm bán hàng hóa, dịch vụ cho tổ chức, cá nhân khác, được ủy nhiệm việc lập hóa đơn cho tổ chức, cá nhân nhận ủy nhiệm khi bán hàng hóa, dịch vụ. 2. Việc ủy nhiệm lập hóa đơn cho người mua hoặc bên thứ ba thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính. 3. Việc ủy nhiệm lập hóa đơn phải được thể hiện bằng văn bản giữa người ủy nhiệm và người nhận ủy nhiệm. 4. Tổ chức, cá nhân ủy nhiệm lập hóa đơn chịu trách nhiệm về việc tạo, phát hành và sử dụng hóa đơn theo quy định tại Nghị định này. Điều 20. Việc sử dụng hóa đơn của người mua hàng 1. Người mua được sử dụng hóa đơn hợp pháp theo quy định pháp luật để chứng minh quyền sử dụng, quyền sở hữu hàng hóa, dịch vụ; hưởng chế độ khuyến mãi, chế độ hậu mãi, xổ số hoặc được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật; được dùng để hạch toán kế toán hoạt động mua hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật về kế toán; kê khai các loại thuế; đăng ký quyền sử dụng, quyền sở hữu và để kê khai thanh toán vốn ngân sách nhà nước theo các quy định của pháp luật. Hóa đơn dùng cho mục đích này phải là hóa đơn có thông tin xác định được người mua, trừ một số trường hợp theo quy định của Bộ Tài chính. 2. Liên giao cho người mua hàng đã lập sử dụng cho các mục đích nêu tại khoản 1 Điều này được lưu giữ theo quy định tại Điều 26 Nghị định này. Chương 4. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÁC TỔ CHỨC, CÁ NHÂN TRONG QUẢN LÝ, SỬ DỤNG HÓA ĐƠN Điều 21. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, dịch vụ 1. Tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, dịch vụ có quyền: a) Tạo hóa đơn để sử dụng nếu đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định tại Nghị định này; b) Được mua hóa đơn do Cục Thuế phát hành; c) Sử dụng hóa đơn hợp pháp để phục vụ cho các hoạt động kinh doanh; d) Từ chối cung cấp các số liệu về in, phát hành, sử dụng hóa đơn cho các tổ chức, cá nhân không có thẩm quyền theo quy định của pháp luật; đ) Khiếu kiện các tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm các quyền tạo, phát hành và sử dụng hóa đơn hợp pháp. 2. Tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, dịch vụ có nghĩa vụ: a) Quản lý các hoạt động tạo hóa đơn theo quy định tại Nghị định này; b) Ký hợp đồng đặt in hóa đơn với các cơ sở in có đủ điều kiện trong trường hợp đặt in hóa đơn; c) Lập và gửi tờ Thông báo phát hành hóa đơn theo quy định; d) Lập và giao hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ cho khách hàng. Trừ trường hợp không phải lập hóa đơn theo quy định tại Điều 16 Nghị định này; đ) Thường xuyên tự kiểm tra việc sử dụng hóa đơn, kịp thời ngăn ngừa các biểu hiện vi phạm; e) Báo cáo việc sử dụng hóa đơn cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp theo quy định của Bộ Tài chính. Điều 22. Điều kiện và trách nhiệm của tổ chức nhận in hóa đơn 1. Điều kiện: Tổ chức nhận in hóa đơn phải là doanh nghiệp có Giấy phép hoạt động ngành in. 2. Trách nhiệm: a) In hóa đơn theo đúng hợp đồng đã ký; không được giao lại toàn bộ hoặc bất kỳ khâu nào trong quá trình in hóa đơn cho tổ chức in khác thực hiện; b) Quản lý, bảo quản và xử lý khuôn in, phôi in, hóa đơn đã in và các hóa đơn in hỏng theo thỏa thuận giữa hai bên và theo quy định của pháp luật; c) Thanh lý hợp đồng in với tổ chức, cá nhân đặt in hóa đơn và tiến hành xử lý khuôn in, phế phẩm theo quy định của Bộ Tài chính; d) Định kỳ 6 tháng, báo cáo việc nhận in hóa đơn gửi cơ quan thuế trực tiếp quản lý. Điều 23. Trách nhiệm của cơ quan thuế trong quản lý hóa đơn 1. Tổng cục Thuế có trách nhiệm: a) Thanh tra, kiểm tra hoạt động tạo, phát hành và sử dụng hóa đơn trong phạm vi cả nước; b) Thông báo rộng rãi các loại hóa đơn đã được phát hành, được báo mất, không còn giá trị sử dụng. 2. Cục Thuế địa phương có trách nhiệm: a) Quản lý hoạt động tạo, phát hành hóa đơn của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn; b) Quản lý hoạt động in hóa đơn của các doanh nghiệp in trên địa bàn; c) Đặt in, phát hành các loại hóa đơn để cấp, bán cho các đối tượng theo quy định tại Nghị định này; d) Thanh tra, kiểm tra hoạt động tạo, phát hành và sử dụng hóa đơn trên địa bàn. 3. Chi cục Thuế địa phương có trách nhiệm: a) Kiểm tra việc sử dụng hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ trong phạm vi được phân cấp quản lý thuế; b) Theo dõi, kiểm tra hoạt động hủy hóa đơn theo quy định của Bộ Tài chính trong phạm vi được phân cấp quản lý thuế. Điều 24. Trách nhiệm của người mua hàng hóa, dịch vụ 1. Yêu cầu người bán lập và giao hóa đơn khi mua hàng hóa, dịch vụ. 2. Cung cấp chính xác thông tin cần thiết để người bán lập hóa đơn. 3. Ký các liên hóa đơn đã ghi đầy đủ nội dung trong trường hợp mua hàng trực tiếp; trừ một số trường hợp theo quy định của Bộ Tài chính. 4. Sử dụng hóa đơn đúng mục đích. 5. Cung cấp thông tin ghi trên hóa đơn cho các cơ quan có thẩm quyền khi được yêu cầu. Điều 25. Xử lý mất, cháy, hỏng hóa đơn trong đơn vị kế toán 1. Tổ chức, cá nhân kinh doanh có hóa đơn bị mất, cháy, hỏng thì phải lập biên bản về việc mất, cháy, hỏng hóa đơn. 2. Sau khi lập biên bản tổ chức, cá nhân có hóa đơn bị mất, cháy, hỏng phải có đơn khai báo với cơ quan thuế quản lý trực tiếp. Thời hạn khai báo là ngày sau ngày biên bản được lập xong, nhưng chậm nhất không quá 05 (năm) ngày, kể từ ngày xảy ra việc mất, cháy, hỏng hóa đơn. Bộ Tài chính quy định cụ thể việc xử lý hóa đơn sau mất, cháy, hỏng và trình tự, thủ tục khai báo mất, cháy, hỏng hóa đơn. Điều 26. Lưu trữ, bảo quản hóa đơn 1. Hóa đơn điện tử, hóa đơn tự in chưa lập được lưu trữ trong hệ thống máy tính theo chế độ bảo mật thông tin. 2. Hóa đơn đặt in chưa lập được lưu trữ, bảo quản trong kho theo chế độ lưu trữ bảo quản chứng từ có giá. 3. Hóa đơn đã lập trong các đơn vị kế toán được lưu trữ theo quy định lưu trữ, bảo quản chứng từ kế toán. 4. Hóa đơn đã lập trong các tổ chức, cá nhân không phải là đơn vị kế toán được lưu trữ và bảo quản như tài sản riêng của tổ chức, cá nhân đó. Điều 27. Hủy hóa đơn 1. Hóa đơn đặt in bị in sai, in trùng, in thừa phải được hủy chậm nhất trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày, kể từ ngày thanh lý hợp đồng đặt in hóa đơn. 2. Tổ chức, cá nhân có hóa đơn hết giá trị sử dụng phải thực hiện hủy hóa đơn. Thời hạn hủy hóa đơn chậm nhất là 30 (ba mươi) ngày, kể từ ngày dừng sử dụng hóa đơn, ngày thông báo tìm lại được hóa đơn đã mất hoặc ngày thông báo hết giá trị sử dụng hóa đơn. 3. Tổ chức, cá nhân có các loại hóa đơn tự in, hóa đơn điện tử đã thông báo phát hành, nhưng không tiếp tục sử dụng nữa thì phải hủy hóa đơn chậm nhất trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày, kể từ ngày không còn sử dụng. 4. Tổ chức, cá nhân mua hóa đơn của cơ quan thuế khi chuyển sang sử dụng các loại hóa đơn khác phải quyết toán và hủy số hóa đơn đã mua còn chưa sử dụng chậm nhất trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày, kể từ ngày sử dụng hình thức hóa đơn mới. 5. Các loại hóa đơn chưa lập nhưng là vật chứng của các vụ án thì không hủy mà được xử lý theo quy định của pháp luật. 6. Các loại hóa đơn đã lập của các đơn vị kế toán được hủy theo quy định của pháp luật về kế toán. Việc hủy hóa đơn phải được thông qua Hội đồng hủy hóa đơn. Thành phần Hội đồng và thủ tục hủy hóa đơn do Bộ Tài chính quy định. Chương 5. XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ HÓA ĐƠN Điều 28. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về tự in hóa đơn và khởi tạo hóa đơn điện tử 1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi tự in hóa đơn, khởi tạo hóa đơn điện tử không đủ các nội dung quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định này. 2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi tự in hóa đơn hoặc khởi tạo hóa đơn điện tử khi không đủ các điều kiện quy định trong Nghị định này. 3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi tự in hóa đơn giả, hoặc khởi tạo hóa đơn điện tử giả, đồng thời bị phạt đình chỉ quyền tự in hóa đơn và quyền khởi tạo hóa đơn điện tử trong thời hạn 36 tháng (ba mươi sáu) tháng, kể từ khi hành vi bị phát hiện. Ngoài việc bị phạt tiền, tổ chức, cá nhân vi phạm quy định tại Điều này phải hủy các hóa đơn được in hoặc khởi tạo không đúng quy định. Điều 29. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về đặt in hóa đơn 1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi đặt in hóa đơn mà không ký hợp đồng in bằng văn bản. 2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với các hành vi: a) Không thanh lý hợp đồng in khi đã lập tờ Thông báo phát hành hóa đơn; b) Không hủy hóa đơn đặt in chưa phát hành nhưng không còn sử dụng theo quy định tại Điều 27 Nghị định này. 3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi ký hợp đồng in với cơ sở không đủ điều kiện được in hóa đơn theo quy định tại Điều 22 Nghị định này. 4. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không khai báo đúng quy định về việc mất hóa đơn trước khi thông báo phát hành. 5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi cho, bán hóa đơn đặt in chưa phát hành cho tổ chức, cá nhân khác sử dụng. 6. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi đặt in hóa đơn giả, đồng thời bị chỉ định nhà in khi đặt in hóa đơn trong thời hạn 36 (ba mươi sáu) tháng, kể từ khi phát hiện hành vi đặt in hóa đơn giả. Ngoài việc bị phạt tiền, tổ chức, cá nhân vi phạm quy định tại các khoản 3, 5, 6 Điều này phải hủy các hóa đơn đặt in không đúng quy định. Điều 30. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về in hóa đơn đặt in 1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm chế độ báo cáo việc in hóa đơn theo quy định của Bộ Tài chính. 2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với các hành vi: a) Không thanh lý hợp đồng in khi bên đặt in đã hoàn thành thủ tục thông báo phát hành; b) Không hủy các sản phẩm in hỏng, in thừa khi tiến hành thanh lý hợp đồng in. 3. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với các hành vi: a) In hóa đơn khi không đủ điều kiện quy định tại Điều 22 Nghị định này; b) Không khai báo việc làm mất hóa đơn trong khi in, trước khi giao cho khách hàng. 4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi chuyển nhượng toàn bộ hoặc một khâu bất kỳ trong hợp đồng in hóa đơn cho cơ sở in khác. 5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi cho, bán hóa đơn đặt in của khách hàng này cho khách hàng khác. 6. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi in hóa đơn giả, đồng thời bị đình chỉ in hóa đơn trong thời hạn 36 (ba mươi sáu) tháng, kể từ khi hành vi bị phát hiện. Ngoài việc bị phạt tiền, tổ chức, cá nhân vi phạm các khoản 5, 6 Điều này phải hủy các hóa đơn cho, bán hoặc hóa đơn giả. Điều 31. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về mua hóa đơn 1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng với hành vi khai không đúng điều kiện để được mua hóa đơn do cơ quan thuế phát hành. 2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không hủy hóa đơn được mua đã hết hạn sử dụng. 3. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không khai báo việc làm mất hóa đơn đã mua. 4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi cho, bán hóa đơn đã mua và chưa lập. Ngoài việc bị phạt tiền, tổ chức, cá nhân vi phạm các khoản 2, 4 Điều này phải hủy các loại hóa đơn được mua đã hết hạn sử dụng; hóa đơn đã mua và chưa lập. Điều 32. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về phát hành hóa đơn 1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với các hành vi: a) Lập Tờ thông báo phát hành không đầy đủ nội dung; b) Không gửi, không niêm yết Tờ thông báo phát hành hóa đơn theo đúng quy định. 2. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không lập Tờ thông báo phát hành hóa đơn sau khi hóa đơn đã được sử dụng. Ngoài việc bị phạt tiền, tổ chức, cá nhân vi phạm quy định tại Điều này còn phải thực hiện các thủ tục phát hành hóa đơn theo quy định tại Nghị định này. Điều 33. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về sử dụng hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ 1. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi không ghi đủ các nội dung in sẵn khi lập hóa đơn, hoặc ghi không đúng theo quy định tại Điều 15 Nghị định này. 2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với các hành vi: a) Lập hóa đơn nhưng không giao cho người mua; b) Không lập bảng kê hoặc không lập hóa đơn tổng hợp theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 16 Nghị định này. 3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với các hành vi: a) Không hủy các hóa đơn đã phát hành nhưng chưa lập, không còn giá trị sử dụng theo quy định tại Nghị định này; b) Không nộp báo cáo hóa đơn đã sử dụng theo quy định. 4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi lập hóa đơn không theo thứ tự từ số nhỏ đến số lớn theo quy định. 5. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ có giá trị thanh toán trên 200.000 đồng cho người mua theo quy định tại Nghị định này. Cùng với việc bị xử phạt, tổ chức, cá nhân kinh doanh phải lập hóa đơn giao cho người mua. 6. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với các hành vi: a) Lập hóa đơn có sai lệch nội dung giữa các liên; b) Không báo cáo việc mất hóa đơn đã phát hành nhưng chưa lập, hoặc hóa đơn đã lập nhưng chưa giao cho khách hàng. 7. Phạt tiền từ 12.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi lập hóa đơn bất hợp pháp. 8. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với hành vi cho, bán hóa đơn đã phát hành nhưng chưa lập. 9. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi lập hóa đơn khống. Ngoài việc phạt tiền, tổ chức, cá nhân vi phạm quy định tại điểm a khoản 3 Điều này còn phải hủy hóa đơn đã phát hành nhưng chưa lập, không còn giá trị sử dụng. Điều 34. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về sử dụng hóa đơn của người mua 1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi làm mất hóa đơn đã lập (liên giao cho người mua) để hạch toán kế toán, kê khai thuế và thanh toán vốn ngân sách. 2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng hóa đơn bất hợp pháp, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này. 3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng hóa đơn lập khống. Điều 35. Nguyên tắc, thủ tục xử lý vi phạm, các tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng, cưỡng chế và thời hạn thi hành quyết định xử phạt 1. Nguyên tắc xử lý vi phạm, thủ tục xử phạt, các tình tiết giảm nhẹ, các tình tiết tăng nặng, thời hiệu xử phạt đối với hành vi vi phạm hành chính về hóa đơn quy định tại Nghị định này thực hiện theo quy định tại Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính. 2. Khi phạt tiền, mức phạt tiền cụ thể đối với một hành vi vi phạm không có tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ là mức trung bình của khung tiền phạt được quy định đối với hành vi đó. Mức trung bình của khung tiền phạt được xác định bằng cách chia đôi tổng số của mức tối thiểu cộng mức tối đa. Trường hợp có một tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ sẽ áp dụng mức trung bình tăng thêm hoặc mức trung bình giảm bớt. Mức trung bình tăng thêm hoặc mức trung bình giảm bớt được xác định bằng cách chia đôi tổng số của mức tối thiểu và mức trung bình hoặc chia đôi tổng số giữa mức tối đa và mức trung bình. Có trên một tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ sẽ áp dụng mức tối đa hoặc tối thiểu. Trường hợp vừa có tình tiết tăng nặng và tình tiết giảm nhẹ thì được bù trừ để áp dụng khung phạt theo nguyên tắc một tình tiết tăng nặng trừ cho một tình tiết giảm nhẹ. 3. Tổ chức, cá nhân bị xử phạt vi phạm theo Nghị định này phải thi hành quyết định xử phạt trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền giao quyết định xử phạt. Tổ chức, cá nhân bị xử phạt vi phạm hành chính mà không tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt thì bị cưỡng chế thi hành theo quy định tại Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính. Điều 36. Thanh tra, kiểm tra 1. Cơ quan quản lý thuế các cấp, cơ quan thanh tra chuyên ngành tài chính được quyền thanh tra, kiểm tra các tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành các quy định tại Nghị định này. 2. Việc thanh tra, kiểm tra về hóa đơn được thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính. Điều 37. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn 1. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn được thực hiện theo quy định tại các Điều 29, 30, 36 và 38 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính. 2. Trường hợp vi phạm các quy định tại các Điều 28, 29, 30, 31, 32, 33 và 34 mà dẫn đến hành vi khai sai làm thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn hoặc dẫn đến hành vi trốn thuế, gian lận thuế thì xử phạt các hành vi đó theo quy định tại Luật Quản lý thuế. 3. Trường hợp vi phạm có liên quan đến hoạt động in hóa đơn giả đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì chuyển hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền để khởi tố theo quy định của pháp luật. 4. Cơ quan tiến hành tố tụng có trách nhiệm thông báo kết quả xử lý các hành vi vi phạm về hóa đơn cho cơ quan đã đề nghị truy cứu trách nhiệm hình sự. 5. Đối với trường hợp đã ra quyết định xử phạt, nếu sau đó phát hiện hành vi vi phạm có dấu hiệu tội phạm mà chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự thì người đã ra quyết định xử phạt phải hủy quyết định đó và trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày hủy quyết định xử phạt, phải chuyển hồ sơ vụ vi phạm cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền. Chương 6. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH Điều 38. Hiệu lực thi hành Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2011 và thay thế Nghị định số 89/2002/NĐ-CP ngày 07 tháng 11 năm 2002 của Chính phủ quy định về việc in, phát hành, sử dụng, quản lý hóa đơn. Điều 39. Hướng dẫn thi hành Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định này và phối hợp với các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp tuyên truyền, giáo dục và vận động nhân dân thực hiện, giám sát việc thực hiện Nghị định này. Điều 40. Trách nhiệm thi hành Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

    Nơi nhận:
    – Ban Bí thư Trung ương Đảng;
    – Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
    – Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
    – VP BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng;
    – HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
    – Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
    – Văn phòng Chủ tịch nước;
    – Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
    – Văn phòng Quốc hội;
    – Tòa án nhân dân tối cao;
    – Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
    – Kiểm toán Nhà nước;
    – Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
    – Ngân hàng Chính sách Xã hội;
    – Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
    – UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
    – Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
    – VPCP: BTCN, các PCN, Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
    – Lưu: Văn thư, KTTH (5b).


    DOWNLOAD VĂN BẢN

    Blog at WordPress.com.