Ktetaichinh’s Blog

June 27, 2010

Vào lò lao động nhí

Filed under: Uncategorized — ktetaichinh @ 3:25 pm
Tags:

Vào lao động nhí

TP – Những đứa trẻ lam lũ, vất vả sớm bước vào cuộc mưu sinh là hình ảnh không hiếm bên hè phố, trên bãi rác… Những đứa trẻ không có tuổi thơ. Tuổi thơ đã bị đói nghèo quăng quật. Và cũng còn đó nhiều tuổi thơ bị đánh cắp bởi lòng tham và cả sự tàn nhẫn của người lớn.

Lao động nhí  tại cơ sở chế biến cá bò trong HTX Điện Phước II
Lao động nhí tại cơ sở chế biến cá bò trong HTX Điện Phước II . Ảnh:

Dưới cái nóng hầm hập, hàng chục đôi tay trần, gầy nhỏ miệt mài bóc tách, dán từng mớ cá bò sơ chế tại cơ sở chế biến Điện Phước (Điện Bàn, Quảng Nam). Lao động ở đây đa phần là trẻ nhỏ và phụ nữ.

Khu Hợp tác xã Dịch vụ sản xuất kinh doanh tổng hợp Điện Phước II nằm gần trụ sở UBND xã. Sau hai dãy nhà chuyên dệt vải, gia công quần áo, cơ sở chế biến cá nằm đoạn sân sau của khu hợp tác xã. Căn nhà dựng tạm, khá thấp nên cái nóng lúc nào cũng bủa vây. Hàng chục con người, chủ yếu phụ nữ, trẻ em miệt mài với công việc. Nhiều lao động nhí còn được bố trí ở ngoài hiên, dưới sân khu hợp tác xã.

– Em vào có việc gì thế?

– Em muốn tìm hiểu về nghề làm cá bò.

Chị quản lý cơ sở tên Phương tỏ ra nghi ngờ trước sự xuất hiện của những người lạ chúng tôi. Chị Phương ngồi ngay khu vực chính diện, trên bàn đặt cuốn sổ chấm công, cùng chiếc cân để tính khối lượng lao động làm theo sản phẩm. “Nhờ có nghề này mà người dân trên địa bàn có thêm thu nhập. Công việc nhẹ nhàng, mỗi cân thu được 3.500 đồng, tính ra mỗi lao động có thể kiếm được 6-7 chục bạc đó” – Chị Phương hồ hởi.

Em Nguyễn Thị  Phương mặc nguyên bộ đồng phục tranh thủ đến làm  tại xưởng chế biến cá  bò
Em Nguyễn Thị Phương mặc nguyên bộ đồng phục tranh thủ đến làm tại xưởng chế biến cá bò . Ảnh: Nguyễn Huy

Cả cơ sở duy nhất chỉ có chiếc quạt gần chỗ chị quản lý được sử dụng. Mái nhà thấp, nóng nực làm mùi tanh của mớ cá bò sơ chế càng thêm khó chịu. Lẫn trong những đôi tay chai sạn của các dì, các chị là không ít bàn tay nhỏ gầy của các em đang độ tuổi đến trường.

Nhọc nhằn lao động nhí

Vẫn bộ đồng phục học sinh trường THCS Trần Quý Cáp (Điện Phước), em Trương Thị Thùy Dung đến cơ sở làm khi nhiều em nhỏ còn đang ngái ngủ. Phương tỏ ra khá nhanh nhẹn với công việc bóc tách mớ cá bò, cho vào khuôn tròn bán kính chừng 5cm, rồi lật qua lật lại, dỡ bỏ tấm nylon trong khuôn.

“Công việc này tỉ mỉ lắm anh ạ, nếu không tập trung thì khó làm nhanh được. Ban đầu bọn em rất khó chịu với mùi tanh của cá nhưng làm miết cũng quen” – Dung tâm sự.

15 tuổi, Dung gánh trọng trách phụ giúp kinh tế cả gia đình. Nhà Dung có 3 chị em, các chị đều đi học cao đẳng ở TP Tam Kỳ (Quảng Nam). Gia đình thuần nông, Dung sớm bước vào cuộc mưu sinh. Hơn hai năm nay, Dung gắn bó với cơ sở chế biến cá bò. Trước đây cơ sở do một công ty ở Đà Nẵng vào mở, sau được một đơn vị thuê lại tiếp tục sản xuất, kinh doanh cá bò.

Dung bộc bạch: Ngày nào đi học, sáng tranh thủ đến sớm, làm được 1-2 kg, kiếm 5.000 đồng, sau đó mới tranh thủ đến trường. Hôm nào nghỉ học, em tranh thủ “tăng ca” tại đây. Mỗi ngày làm cật lực cũng kiếm được 30-40 nghìn đồng.

Không riêng Dung, ngay lớp 8 của em cũng có ba bạn khác đang cùng làm ở cơ sở chế biến cá bò tại HTX Điện Phước II. “Bọn em rủ nhau đi vì nhà nào cũng nghèo. Làm có bạn vui hơn, thấy đỡ mệt. Những lúc buồn nói chuyện với nhau, hoặc tranh thủ trao đổi về bài vở cho đỡ thua thiệt bạn bè”, giọng em Nguyễn Thị Lệ (lớp 8 – trường THCS Trần Quý Cáp) nhỏ nhẹ.

Chìa bàn tay ra trước mặt, em Nguyễn Thị Phượng, học sinh lớp 10 C7 trường THPT Hoàng Diệu (Điện Bàn) ái ngại: “Bọn em không dám đeo găng tay vì nó gây trơn và khó làm việc. Ai cũng để bàn tay trần làm cả. Nhìn tay bạn nào cũng nhợt nhạt vì luôn phải tiếp xúc với cá tươi hoặc cá xay nhuyễn. Lắm lúc cũng dị (ngại) với các bạn cùng lớp vì làm cá có rửa đến mấy vẫn còn mùi tanh. Nghỉ hè, tụi em làm nhiều hơn, vừa phụ gia đình, vừa dành dụm để kiếm tiền mua sách vở cho năm học mới”.

Đổ cho cái nghèo

Càng gần trưa, cái nóng càng khắc nghiệt. Khiêng lớp cá trên khuôn ra sân phơi nắng, hai em nhỏ cố chạy thật nhanh để tránh nóng. Bên trong, hàng chục lao động vẫn cứ miệt mài công việc. Từng giọt mồ hôi lăn dài trên khuôn mặt. Đếm qua cũng có đến hơn 20 lao động nhí tại cơ sở.

Em Trần Thị Kim Huệ (12 tuổi, thôn Nhị Dinh 1), được xem lao động đến sớm nhất trong ngày làm việc hôm nay. Đang là học sinh lớp 6, trường THCS Trần Quý Cáp (Điện Phước), Huệ tỏ ra khá chậm với việc bóc tách mớ cá được cắt nhỏ.

“Em học nghề chậm, làm không nhanh như các bạn nên phải đến sớm mới kiếm được nhiều tiền hơn. Tính ra làm liên tục từ sáng đến tối cũng chỉ được 2-3 chục bạc” – Huệ nói.

Em Trần Thị Kim  Huệ miệt mài với công việc dán cá bò
Em Trần Thị Kim Huệ miệt mài với công việc dán cá bò . Ảnh: Nguyễn Huy

Nhà Huệ có hai chị em, Huệ lớn nhất, gia cảnh khó khăn, bố mẹ chủ yếu làm nghề nông nên em sớm bước vào cuộc mưu sinh nhọc nhằn này. Đang độ tuổi cắp sách đến trường nhưng, khuôn mặt Huệ đen sạm và hằn nếp vất vả lo toan.

Cách vài khuôn đỡ, chị Nguyễn Thị Hà (38 tuổi) vừa làm việc, vừa liếc mắt nhìn để ý Huệ – con gái mình. Chị Hà xót lòng: “Bắt cháu đi làm sớm tôi cũng áy náy lắm. Nhưng vì cái nghèo biết làm sao? Nếu không phụ giúp làm thêm trong khi ruộng đồng ít ỏi, cằn cỗi, chắc chúng tôi không có điều kiện để lo cho các cháu ăn học”.

Đạp xe đi làm, chị Hà mang theo luôn cả đùm cơm để trưa được nghỉ là ăn cho đỡ mất thời gian. “Ở đây họ tính công theo sản phẩm nên phải tranh thủ. Cháu nó cũng nghỉ hè, không phải đi học nữa nên hai mẹ con cùng ráng sức” – Chị Hà bộc bạch.

Chị Phương, quản lý cơ sở phân trần: Ở đây phần lớn là các hộ khó khăn, không có công ăn việc làm ổn định, chúng tôi mở cơ sở tạo điều kiện cho bà con kiếm thêm thu nhập, chứ ai bắt các em nhỏ đi làm làm gì, nhưng chúng cứ xin vào làm vì muốn kiếm tiền mua sách vở.

Mới nhắc nhở, chưa xử lý

Trao đổi về vấn đề này, ông Tào Bạn – Chủ tịch UBND xã Điện Phước xác nhận: Nghề cá bò có mặt ở địa phương hơn ba năm nay. Cơ sở cá bò ở HTX Điện Phước II do ông Nguyễn Phú Phùng mới thuê lại và hoạt động cách đây hơn 1 tháng. Ngoài ra còn có ba cơ sở khác ở Nhị Dinh I và Nhị Dinh II thu hút khoảng 300 lao động địa phương, trong đó chủ yếu là phụ nữ, trẻ em.

Sớm triển khai dự án “Ngăn ngừa trẻ em lao động nặng nhọc”

Theo ông Nguyễn Thùy, tình trạng lao động nhí trên địa bàn chưa đến mức báo động nhưng đang ngày một gia tăng.

Ở huyện Duy Xuyên, trẻ em làm nghề khâu giầy, dán cá bò; ở Điện Bàn, số lao động nhí tham gia nghề dán cá bò và ở các huyện miền núi (Tây Giang, Nam Giang), tình trạng trẻ em tự phát đào đãi vàng xuất hiện nhiều.

Tỉnh cùng tổ chức lao động quốc tế đang đẩy mạnh việc khảo sát và sớm triển khai dự án “Ngăn ngừa trẻ em lao động nặng nhọc” từ nay đến năm 2012.

Theo đó, tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức của các bậc phụ huynh, hạn chế không cho trẻ em đi làm thêm; tác động vào kinh tế gia đình tạo sự ổn định nhất định để ngăn chặn việc trẻ em phải lao động sớm.

Tuy nhiên, hỏi về vấn đề kiểm tra, xử lý, ông Bạn cho biết, xã cùng ngành chức năng tổ chức nhiều đợt họp với chủ các cơ sở chế biến cá bò, yêu cầu ký cam kết không được sử dụng lao động trẻ em dưới 16 tuổi…

Địa phương cũng tiến hành kiểm tra nhưng mới chỉ nhắc nhở là chính chứ chưa xử lý vì hầu hết các chủ cơ sở này đều lấy lí do rằng lao động nhí đi theo người nhà chứ không phải đến làm việc trực tiếp.

Ông Lê Hòa – Chánh văn phòng UBND xã Điện Phước cũng cho biết, các đơn vị kinh doanh sản xuất cá bò ký cam kết nhưng tình hình tái phạm khá phổ biến trong thời gian vừa qua. Xã sẽ tăng cường biện pháp để kiểm tra, xử lý.

Theo ông Nguyễn Thùy – Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH tỉnh Quảng Nam thì, cái khó dẫn đến việc lao động nhí xuất hiện chính là do tính chất công việc và ý thức của các gia đình.

Phần lớn những việc sơ chế, dán cá bò phù hợp với các em, phụ huynh chỉ nhìn lợi ích kinh tế trước mắt; hơn nữa do dịp hè nhiều học sinh không biết làm gì, gia đình sợ khó quản lý nên cho con em đi làm thêm.

Còn nữa

Lao động nước ngoài làm chui đang tăng

Filed under: Uncategorized — ktetaichinh @ 3:14 pm
Tags:

Quy định người nước ngoài làm việc có thời hạn dưới 3 tháng không cần xin cấp giấy phép lao động đã tạo kẽ hở cho lao động nước ngoài nhập cảnh trái phép vào VN

Nhiều doanh nghiệp (DN) nước ngoài đưa lao động vào bằng đường du lịch, sau đó hợp thức hóa thủ tục xin cấp giấy phép lao động bằng chứng nhận nghề. Nhiều tỉnh, thành đang “đau đầu” vì việc trục xuất lao động nước ngoài trái phép vô cùng khó khăn.

Minh họa: nguyễn Tài   Khó quản lý   Theo báo cáo của Ban Quản lý các KCN tỉnh Tiền Giang tại hội nghị giao ban các ban quản lý KCN-KCX của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam tổ chức ở Đồng Nai mới đây, Tiền Giang hiện có 15 dự án vốn đầu tư và một nhà thầu xây dựng nước ngoài.   Các dự án này thu hút 187 lao động nước ngoài của các nước và vùng lãnh thổ: Nhật, Anh, Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan, Hồng Kông, Trung Quốc… Trong đó, số lao động Trung Quốc chiếm 147 người. Tiền Giang đã cấp giấy phép lao động cho 133 người, 54 lao động còn lại do các nhà thầu nước ngoài đưa đến để xây dựng nhà máy.   Điều đáng nói là lao động nước ngoài vào Tiền Giang đa số không có giấy phép lao động. Phương thức của họ là sử dụng hộ chiếu du lịch, đầu tư sang làm việc mang tính thời vụ, hết thời gian lại về nước đổi số lượng người khác qua.   Hầu hết các công nhân theo nhà thầu xây dựng đều là lao động phổ thông, không đủ điều kiện để cấp giấy phép lao động và việc kiểm tra, xử lý rất khó khăn vì hộ chiếu còn thời hạn ở VN; một số trường hợp làm giấy xác nhận kinh nghiệm ở các công ty nước ngoài nhằm hợp thức hóa thủ tục xin cấp giấy phép lao động để được làm việc ở VN.   Mặt khác, việc quản lý lưu trú lao động nước ngoài cũng bộc lộ rất nhiều phức tạp do các nhà thầu đến xây dựng nhà máy trong các KCN đã tự xây dựng lán trại tại công trường để cho công nhân ở, làm việc trái với quy định. Nhiều DN nước ngoài xin phép xây dựng nhà nghỉ trưa cho công nhân nhưng thực tế bố trí cho người nước ngoài ở, làm việc trong DN nên việc quản lý gặp khó khăn.   Còn tại tỉnh Bình Dương, tính đến tháng 4-2010, có 3.837 lao động nước ngoài nhưng chỉ 2.554 người được cấp giấy phép lao động. Hầu hết các DN do Đài Loan, Trung Quốc đầu tư đều sử dụng lao động nước ngoài không có bằng cấp, chứng chỉ chuyên môn mà chỉ sử dụng lao động phổ thông, sau đó hợp pháp hóa thủ tục xin cấp giấy phép lao động bằng chứng nhận nghề. Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cũng cho biết vừa thanh tra 11 DN có vốn đầu tư nước ngoài và đã phát hiện 381 lao động nước ngoài (trong khi đó, các DN báo cáo chỉ sử dụng 331 người).   Trong đó, 131 người có thời hạn làm việc từ 6 tháng đến 5 năm (đa số là lao động Trung Quốc) nhưng không có giấy phép lao động. Còn lại 125 lao động có giấy phép lao động nhưng không có bằng cấp chuyên môn.   Tháng 5-2010, Thanh tra Sở LĐ-TB-XH tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã trục xuất 40 lao động nước ngoài đang làm việc trái phép.   Chấp nhận phạt   Ông Nguyễn Minh Lành, Chánh Thanh tra Ban Quản lý các KCN tỉnh Bình Dương, cho biết việc thực hiện các quy định của pháp luật trong lĩnh vực lao động, tuyển dụng, sử dụng lao động và an toàn vệ sinh lao động còn rất lỏng lẻo. Theo ông Lành, đa số DN đều có vi phạm ít nhiều về các chính sách đối với người lao động nên xảy ra các cuộc đình công làm ảnh hưởng đến môi trường đầu tư và phát triển kinh tế, xã hội.   Đại diện Ban Quản lý các KCN tỉnh Lâm Đồng cho rằng Nghị định 34/CP của Chính phủ quy định việc tuyển dụng và quản lý người nước ngoài làm việc tại VN có hiệu lực thi hành từ ngày 12-4-2008 và Bộ LĐ-TB-XH cũng đã có Thông tư 08 hướng dẫn thực hiện. Tuy nhiên, sau hơn một năm thực hiện, trong khi lao động nước ngoài vào VN ngày càng tăng thì công tác quản lý vẫn không theo kịp.   Theo vị này, quy định người nước ngoài làm việc có thời hạn dưới 3 tháng không cần xin cấp giấy phép lao động đã tạo kẽ hở cho lao động nước ngoài nhập cảnh trái phép vào VN. Nhiều DN đưa lao động vào làm việc rồi mới làm thủ tục cấp giấy phép lao động hoặc đưa lao động vào bằng đường du lịch, ở lại làm việc, sau đó hợp thức hóa thủ tục xin cấp giấy phép lao động bằng chứng nhận nghề. “Các biện pháp chế tài chưa đủ sức răn đe nên nhiều DN sẵn sàng nộp phạt và tiếp tục vi phạm”- vị này nói.

Vi phạm sẽ bị trục xuất

Bộ LĐ-TB-XH đang soạn thảo quy định về việc cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài. Theo đó, các trường hợp vi phạm sẽ bị trục xuất. Những người nước ngoài làm việc từ 3 tháng trở lên không có giấy phép lao động sẽ không được cấp visa nhập cảnh hoặc không được gia hạn giấy định cư tạm thời. Dự kiến tháng 7-2010 sẽ xem xét, thông qua. Sáu tháng sau ngày có hiệu lực, mọi lao động nước ngoài không tuân thủ quy định nói trên sẽ bị trục xuất.

June 22, 2010

ATM: Kết nối mà chưa thông

Filed under: Uncategorized — ktetaichinh @ 11:11 pm
Tags:
Cập nhật lúc : 9:12 AM, 04/06/2010

Từ nay đến cuối năm, VNBC sẽ kết nối hết với các ngân hàng thành viên trong smartlink, còn ở Bannetvn tối thiểu sẽ kết nối 60 -70% thành viên.

Những vướng mắc về công nghệ gần như không còn; sự hợp tác, thỏa thuận về lợi ích cũng đã có, ba liên minh thẻ Smartlink, Banknetvn và VNBC đã bước đầu liên kết một số ngân hàng thành viên với nhau, mang đến cho người dùng nhiều tiện ích hơn.

Bà Lý Thị Ngọc, phó tổng giám đốc của VNBC cho biết, riêng trong tháng 5 này, số khách hàng của Smartlink đến rút tiền tại hệ thống ATM của DAB “tăng chóng mặt” đến 80.000 lượt giao dịch. Còn chỉ mới kết nối với 3 ngân hàng của mạng Banknetvn, số khách hàng của Banknetvn đến rút tiền là 40.000 lượt giao dịch. Theo bà, số tiền nạp tăng theo qua từng tháng. Trước đây, DAB nạp vào máy ATM khoảng 3.000 tỉ đồng một tháng, từ khi có thêm hai hệ thống này, tháng 4 vừa rồi DAB chi thêm 3%, còn tháng 5 chi thêm 5%.

Mạng máy cà thẻ (POS) vẫn là ốc đảo

Vụ bắt tay gần đây giữa liên minh thẻ VNBC (gồm chín ngân hàng thành viên) và Banknetvn (15 ngân hàng thành viên) đã bước đầu kết nối hệ thống thanh toán ATM của ngân hàng Đông Á với ba ngân hàng Agribank, Vietinbank và BIDV.

VNBC cũng khơi thông hệ thống thanh toán với hai ngân hàng Vietcombank và Techcombank trong hệ thống thẻ Smartlink (gồm 29 ngân hàng thành viên). Khách hàng có thẻ của một ngân hàng trong số này, ngoài việc thực hiện được giao dịch trong nội mạng liên minh, có thể sử dụng trên ATM ở các ngân hàng đã liên kết ngoại mạng trên.

Dù chưa kết nối hết toàn bộ các thành viên trong mỗi mạng với nhau, nhưng ông Lê Trí Thông, phó tổng giám đốc của DAB đánh giá, những vướng mắc lớn nhất về mặt công nghệ và thỏa thuận hợp tác trước kia đã không còn. Theo đó, sau khi kết nối ATM với nhau, các liên minh sẽ tính đến kết nối liên mạng máy cà thẻ (POS).

Hiện nay, chủ thẻ chỉ có thể dùng POS trong nội mạng, còn dùng liên mạng thì phải đợi đến quý 3 năm nay, ông Thông cho biết. “Đi mua sắm ở siêu thị, khách hàng đưa thẻ thanh toán ATM của DAB thì POS của Vietcombank chưa đọc được, POS của mỗi liên minh còn là một “ốc đảo””, ông nói.

Theo ông Ngô Ngọc Đông, tổng giám đốc Banknetvn, mỗi hệ thống có các tiêu chuẩn riêng kết nối thành viên của mình, vì vậy hai hệ thống kết nối với nhau không có nghĩa các thành viên tự động kết nối được với nhau. Thành viên hệ thống này kết nối với thành viên hệ thống kia phải trải qua các bước kiểm tra, đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật để đảm bảo hệ thống ATM/POS của hai bên nhận diện, hòa được mạng của nhau.

Theo ông Thông, dự kiến từ nay đến cuối năm, VNBC sẽ kết nối hết với các ngân hàng thành viên trong smartlink, còn ở Bannetvn tối thiểu sẽ kết nối 60 -70% thành viên.

Nội ngoại còn chưa thông

Trước mắt, chủ thẻ chỉ mới thực hiện được bốn giao dịch cơ bản: vấn tin, rút tiền, in sao kê, và chuyển khoản trong nội bộ ngân hàng. Một vài ngân hàng như DAB đang thử nghiệm chuyển khoản chéo từ ngân hàng này sang ngân hàng khác. Những dịch vụ riêng biệt của từng ngân hàng như chuyển khoản thanh toán hóa đơn, mua card điện thoại, nộp tiền mặt vào máy… thì chỉ có thể thực hiện trên chính máy ATM của ngân hàng phát hành thẻ.

Thử mang thẻ của DAB giao dịch trên máy của Agribank, không những không thực hiện được giao dịch, mà máy còn nuốt thẻ. “Khi không thực hiện được giao dịch và bị nuốt thẻ, có thể là do máy gặp trục trặc kỹ thuật ,chứ không liên quan đến kết nối mạng”, ông Thông giải thích.

Tính đến tháng 5, trên cả nước đã có 10.200 máy ATM, 37.000 máy cà thẻ (POS), 47 ngân hàng phát hành 23 triệu thẻ thanh toán. Qua hệ thống ATM, 4 dịch vụ cơ bản được triển khai là rút tiền, vấn tin tài khoản, sao kê số dư, chuyển khoản.

Những sự cố là không hiếm, khi mỗi ngân hàng có một công nghệ, hạ tầng kỹ thuật, các “đời” máy ATM của nhiều hãng khác nhau. Ông Thông cho biết, các liên minh đang đang từng bước giải quyết hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật cho từng ngân hàng, sửa cấu hình tương ứng và chờ một số ngân hàng đang thay đổi ngân hàng lõi (core banking).

Khi giao dịch trên ATM của ngân hàng khác gặp các sự cố như máy nuốt thẻ, nuốt tiền, gặp tiền giả, không rút được tiền mà máy vẫn “ghi sổ”… thì người sử dụng thẻ phải liên lạc với chính ngân hàng phát hành. Ngân hàng phát hành sẽ liên lạc với ngân hàng thanh toán để giải quyết sự cố.

Còn ở Smartlink, nếu máy nuốt thẻ, thì chủ thẻ đến ngân hàng phát hành thông báo và chờ lấy thẻ về, hoặc ngân hàng phát hành thẻ sẽ cho giấy giới thiệu tới ngân hàng thanh toán để lấy thẻ. Ông Thông cho biết, thời gian xử lý trong vòng 3 ngày làm việc.

Về phí giao dịch, tùy vào mỗi liên minh thỏa thuận, các ngân hàng thành viên trong liên minh cùng tuân theo. Phí giao dịch nội mạng thuộc Banknetvn và Smartlink là 3.300 đồng/lần giao dịch rút tiền, các giao dịch khác phí là 1.650 đồng/lần thực hiện; nội mạng ở VNBC là 2.000 đồng/giao dịch. Còn giao dịch liên mạng thì 3.300 đồng/lần giao dịch rút tiền. Và cũng tùy ngân hàng quyết định, có ngân hàng như Tienphongbank trả thay khoản phí này cho khách hàng.

Bao giờ ATM mới thực sự trở thành một chi nhánh ngân hàng với đầy đủ những dịch vụ cơ bản? Các đơn vị mà chúng tôi tiếp xúc đều không trả lời được, chỉ biết là tương lai sẽ “tươi sáng”

Singapore và sòng bạc: Từ siết đến nới

Filed under: Uncategorized — ktetaichinh @ 10:59 pm
Tags:
Cập nhật lúc : 4:16 PM, 09/06/2010
Bên trong sòng bạc Resorts World Sentos ở Singapore – Ảnh: NYT.

Là một người rất phản đối chuyện cờ bạc, nhà lập quốc Singapore, cựu Thủ tướng Lý Quang Diệu, từng nói khi còn đương chức rằng, sòng bạc muốn được mở ở nước này “phải bước qua xác tôi”.

Giờ là cố vấn cho Chính phủ do người con trai cả Lý Hiển Long đứng đầu, ông Lý Quang Diệu vẫn có ảnh hưởng không nhỏ đối với đất nước Singapore. Tuy nhiên, hiện đã có hai sòng bạc hoành tráng không kém gì các casino Las Vegas hay Macao mới đây được khai trương ở đảo quốc sư tử.

Theo tờ New York Times, với quy mô lớn và vị trí thuận lợi để kết nối với trung tâm Singapore, hai sòng bạc trên đã làm thay đổi quang cảnh trên đất nước nhỏ bé này. Singapore hy vọng, hai sòng bạc sẽ giúp cải thiện hình ảnh, văn hóa và suy nghĩ của người dân nước này. Tuy nhiên, New York Times cho rằng, còn quá sớm để khẳng định mục tiêu đó có thành công hay không.

Những sòng bạc này là biểu tượng rõ nét nhất cho mục tiêu đầy tham vọng của Chính phủ Singapore trong việc nới lỏng những quy định chặt chẽ ở quốc gia này và đưa Singapore cạnh tranh mạnh hơn với những trung tâm tài chính quốc tế như Dubai hay New York.

Ngoài ra, được mở cửa hoạt động với những quy tắc giám sát vào hàng khắt khe nhất trên thế giới, những sòng bạc này cũng cho thấy, Singapore lo sợ sẽ nới lỏng quy định quá nhiều và quá nhanh.

Để hạn chế người dân chơi bạc, Chính phủ Singapore thực hiện thu phí vào cửa sòng bạc, với mức phí áp dụng là 70 USD/24h hoặc 1.400 USD/năm, đối với tất cả người bản xứ và những ai cư trú dài hạn ở nước này. Có khoảng 30.000 người, phần lớn thuộc diện nhận trợ cấp xã hội hoặc đã nộp đơn xin bảo hộ phá sản, tự động bị cấm đặt chân tới casino.

Dù hy vọng sẽ thu hút được đối tượng khách hàng không phải trả phí vào cửa là người Trung Quốc, người Indonesia, hoặc đến từ các quốc gia khác tới sòng bạc, nhưng Chính phủ Singapore đã đặt ra những quy định nghiêm ngặt về báo cáo tình hình hoạt động đối với các casino này, khiến họ khó có thể thu hút được những con bạc “khát nước”, đối tượng vốn đóng góp một phần không nhỏ vào doanh thu của các casino.

Ở châu Á, đặc biệt là ở Macao, các con bạc lớn thường tìm đến những sòng chịu giữ kín thông tin cho họ. Tuy nhiên, Chính phủ Singapore lại yêu cầu các sòng bạc phải cung cấp tên tuổi, số hộ chiếu và mã số thuế của các khách hàng.

“Chúng tôi cho rằng, một số quy định của Chính phủ hiện hơi kém thân thiện đối với hoạt động kinh doanh sòng bạc. Tuy nhiên, chúng tôi hiểu vì sao Chính phủ phải áp dụng những quy định như vậy”, ông Robin Goh, phát ngôn viên của khu tổ hợp nghỉ dưỡng và sòng bạc trị giá 4,7 tỷ USD có tên Resorts World Sentosa mới đi vào hoạt động hồi tháng 2/2010, phát biểu.

Ông Goh nói thêm, ở đây có những nỗi lo sợ rằng đánh bạc tại casino “có thể gây ra những vấn đề xã hội có tác động xấu tới hình ảnh vốn sạch sẽ của Singapore”.

Giống như ở Sentosa – khu tổ hợp nghỉ dưỡng và sòng bạc do một công ty Malaysia làm chủ đầu tư, ở Marina Bay Sands – tổ hợp nghỉ dưỡng và sòng bạc trị giá 5,5 tỷ USD mới mở cửa hồi tháng 4/2010 thuộc sở hữu của tập đoàn Mỹ Las Vegas Sands, khu vực sòng bạc chỉ chiếm 3% tổng diện tích sàn của cả khu.

Cùng với việc cho phép mở sòng bạc, Chính phủ Singapore quy định, casino chỉ được chiếm một phần nhỏ trong các tổ hợp bao gồm cả trung tâm hội nghị, mua sắm, nghỉ dưỡng, thăm quan văn hóa…

Theo ông Gillian Koh, một nhà nghiên cứu thuộc trường Chính sách công Lý Quang Diệu thuộc Đại học Quốc gia Singapore, cho rằng, các khu nghỉ dưỡng có sòng bạc là một phần trong chiến lược nhằm biến Singapore từ “một trung tâm thương mại hoặc sản xuất” thành một “trung tâm dịch vụ”.

“Trước kia, Singapore phản đối sòng bạc, nhưng nay thì mọi chuyện đã khác vì chúng tôi biết phải thích nghi ra sao. Đó là một dấu hiệu về sự đổi mới về mặt xã hội và cả trong lĩnh vực dịch vụ nói riêng”, ông Koh phát biểu.

Việc Singapore phản đối sòng bạc trong nhiều thập kỷ qua xuất phát từ nhiều lý do, trong đó phải kể tới sự lo ngại các loại tội phạm rửa tiền, nghiện ma túy, mại dâm, và các vấn đề khác bị cho là thường đi kèm với hoạt động đánh bạc quy mô lớn.

Tuy nhiên, với sự xuất hiện của các sòng bạc ở khu vực châu Á để phục vụ tầng lớp người giàu mới ở thị trường này, từ năm 2005, Chính phủ Singapore đã bàn chuyện cho mở cửa casino ở nước này.

Từ chỗ phản đối, ông Lý Quang Diệu đã chuyển sang ủng hộ việc mở casino và cho rằng việc này có ý nghĩa quan trọng đối với tương lai của Singapore. Ông Lý Quang Diệu khẳng định, việc phản đối cho sòng bạc hoạt động sẽ phát đi tín hiệu cho thấy “chúng ta không chịu thay đổi”.

Thủ tướng Lý Hiển Long thì cho rằng, casino sẽ đem tới cho Singapore sức hút như của London, Paris và New York.

Tới thời điểm này, báo chí Singapore cho biết, người địa phương đã chiếm một tỷ lệ lớn hơn dự kiến ban đầu trong số khách hàng đặt chân tới hai sòng bạc ở nước này. Tuy nhiên, còn phải chờ xem mới biết liệu các casino này có tạo ra được sức hút lớn như kỳ vọng và thu hút được nhiều khác nước ngoài hay không.

Buzz marketing – sáng tạo để bứt phá

Filed under: Uncategorized — ktetaichinh @ 9:27 pm
Tags:

19 June, 2010 · Leave a Comment

1
0
Cảm nhận

Quantcast

//

Buzz marketing – sáng tạo để bứt phá

Nếu như  viral marketing tập trung vào sự lan truyền thông tin trên thế giới trực tuyến (internet, weblog, instant messege, web review, rss…).thì buzz marketing lại bổ sung vai trò của truyền thông trong việc tạo ra sự bàn tán tích cực về thương hiệu.

Nếu có  ý tưởng marketing độc đáo sẽ giúp tạo ra hiệu  ứng tích cực cho thương hiệu của bạn.  Ngày nay, buzz marketing là cứu cánh cho những thương hiệu mới ra đời và cả những thương hiệu mong muốn bứt phá. Half.com là trang web mua sắm giảm giá trực tuyến về băng đĩa, phim, ca nhạc, sách giáo khoa.

Your browser may not support display of this image.

Đổi tên một thị trấn: chuyện hoang tưởng

Website ra mắt năm 1999 trong thời kỳ bùng nổ Internet. Phó  chủ tịch phụ trách tiếp thị lúc đó là Mark Hughes được thuê thực hiện chiến dịch giới thiệu website này. Trọng trách của Mark là: “8 tuần thực hiện với ngân sách 150.000 đô-la Mỹ, hoặc công ty này sẽ phá sản!”. Mark đã gặp rất nhiều công ty quảng cáo để tìm ý tưởng độc. Nhiều ý tưởng sốc như làm khinh khí cầu bay với logo và slogan của half.com qua tượng George Washington. Thế rồi, những ý tưởng này không thể thực hiện được vì chi phí vượt quá ngân sách cho phép.Trong lúc bế tắc, Mark phát hiện nước Mỹ có hơn 40 thị trấn có tên tương tự như website của anh như Half Acre, Halfway, Half Moon…. Mark tự hỏi: “Nếu yêu cầu một thị trấn nào đó đổi tên thành Half.com, chỉ cần một năm thôi, thì thế nào nhỉ?”Đây là chuyện không tưởng trong lịch sử hơn 300 lập quốc của Mỹ. Biết là khó nhưng Mark không bó tay. Anh thử đến thị trấn nhỏ chỉ có 350 người Halfway tại bang Oregon.Ban đầu, “lời đề nghị khiếm nhã” của Mark đều bị từ chối. Anh phải gặp gỡ, thuyết phục từng thành viên trong hội đồng thị trấn và cả những người dân nơi đây để quyết định có đổi tên hay không.Vũ khí anh đưa ra trong cuộc thương lượng đơn giản và cụ thể. Thị trấn cần nhiều người biết đến, người dân cần cải thiện cuộc sống, cần thêm công ăn việc làm, cần thêm du lịch. Còn half.com cũng cần nhiều người biết. Tuy vậy, half.com sẽ ủng hộ 100.000 đô-la Mỹ để xây dựng phòng máy vi tính, làm websiste riêng cho thị trấn. Chỉ có thế.Và đó cũng là cái mà thị trấn cần. Trong tiến trình bàn bạc của các quan chức thị trấn, trưng cầu ý kiến, báo chí đã nhảy vào cuộc. vì đây là sự kiện lạ nhất từ trước đến nay.Rồi ngày Halfway quyết định đổi tên, cũng là ngày mà website half.com chính thức ra đời. Ngày đó, báo chí ùn ùn đưa tin. Từ báo giấy, đài, radio cho đến báo mạng, đều dành trang nhất cho sự kiện này. Tạp chí Time đã kết luận một câu chắc nịch: “Đây là sự kiện truyền thông ầm ĩ nhất trong lịch sử nước Mỹ”.Hai mươi ngày sau, eBay đề nghị mua lại half.com với giá 300 triệu đô-la Mỹ. Tất nhiên, half.com không thể nói không!Chưa đầy 3 năm kể từ khi ra đời, lượng thành viên truy cập half.com tăng lên 8 triệu người, một con số không tưởng lúc bấy giờ. Còn giờ đây, Mark đã là CEO của công ty tư vấn Buzzmarketing và chủ xị của một chương trình radio The Buzz Factor. Anh còn kiếm được thêm nhiều tiền từ cuốn sách bestseller Buzzmarketing.

Buzz đến từ mọi nơi

Cách đây mấy năm, Tiger “vô tình lượm được cái bình” với cái buzz từ trên trời rơi xuống. Đó là việc tranh cãi ai sẽ là chủ nhân hợp pháp của chiếc Land Cruiser (người đãi tiệc hay người mở được nắp trúng) torng chương trình khuyến mãi dưới nắp chai.Sự kiện tranh cãi trên các phương tiện truyền thông vô tình tiếp sức thêm cho chương trình khuyến mãi vốn đã trở nên hấp dẫn, trở thành chuyện tám của các chiến hữu bên bàn nhậu.Và khi có câu chuyện tám hấp dẫn, thì các chiến hữu chỉ còn biết khui bia và cụng ly. Thực ra, lợi ích lớn nhất của buzz đó là tính minh bạch của chương trình, không phải do Tiger tự nói mà do chính khách hàng nói. Năm đó, Tiger đã thắng đậm!

Trong quảng cáo truyền thống, các thương hiệu phải trả tiền để chuyển tải thông điệp cho khách hàng. Phải có một ngân sách cực lớn mới có thể nói cho hàng triệu người nghe, nhớ thông điệp. Đây là cuộc chơi của những thương hiệu nhiều tiền lắm của.Các thương hiệu này chỉ có một con đường duy nhất là “kích hoạt” một ý tưởng độc chiêu để cho mọi người nói về một chuyện gì đó, trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan đến thương hiệu của mình.

Hãy để cho người khác nói thay cho bạn!Việc kích hoạt có  thể là một quảng cáo trên báo gây sốc, pa-nô lớn nhất không đụng hàng, hay một trang quảng cáo “phạm thượng”, một clip quảng cáo “cấm kỵ” Một khi ý tưởng độc đáo, khi được kích hoạt, tự thân nó sẽ được truyền miệng, trở thành đề tài cho báo chí đưa tin. Nó sẽ nhanh chóng trở thành chuyện tám trên mạng hay chuyện làm quà khi gặp nhau. Những thông điệp và cách thể hiện mang tính thách thức. Chẳng hạn như: “Vì sao bạn phải uống nước tinh khiết với giá nước khoáng?” của Vĩnh Hảo, hoặc: “Nếu thương chồng, hãy cho anh ấy dùng dầu gội riêng!” mang tính “khích tướng” của X-Men cũng ít nhiều tạo ra hiệu ứng buzz tích cực.

Adidas cách đây 2 năm đã trình làng một pa-nô “ngoại lệ”  ở Tokyo, một trong những thị trường lớn của thương hiệu trời trang thể thao này. Trên tấm pa-nô  dựng đứng đó là hình một sân bóng đá và trên đó có các cầu thủ bị buộc dây vào người chơi bóng. Ý tưởng độc đáo này còn giúp chuyển tải thông điệp “Impossible is nothing”.Rồi một hãng sản xuất thuốc diệt chuột mới trình làng ở Mỹ đã tung một chương trình khuyến mãi “kỳ quặc”. Đó là thả 6 chú chuột có đánh dấu xuống dưới cổng trước sự chứng kiến của báo giới. Ai bắt được chú chuột có đánh dấu này sẽ được thưởng một chiếc xe hơi. Sau đó, nhà nhà, người người đều muốn thành “dùng sĩ diệt chuột”.Tóm lại, buzz marketing sẽ là cứu cánh cho những doanh nghiệp nhỏ và cả những tên tuổi lớn trong cuộc chơi tiếp thị khắc nghiệt này.

Chỉ  có những thương hiệu dám vượt ra ngoài những rào cản “an toàn” thông thường mới có thể  thử sức chơi buzz marketing vốn ít tốn kém nhưng hiệu quả vô cùng.

Châu Âu và nỗi ám ảnh “siêu sạch”

Filed under: Uncategorized — ktetaichinh @ 8:51 pm
Tags: , ,


“Bảo vệ gia đình bạn suốt 24 giờ”, “diệt sạch vi trùng, tẩy mọi vết bẩn”, “tấn công vi khuẩn trực tiếp”, “diệt khuẩn nhanh và hữu hiệu nhất”…

Người ta đã dùng những lời lẽ đó để đánh vào tâm lý “ăn sạch ở sạch” của các bà nội trợ mà kiếm bộn tiền. Chưa bao giờ châu Âu lại tỏ ra sợ vi khuẩn và virut đến thế và cũng chưa bao giờ nhu cầu tẩy rửa lại bùng nổ đến thế.

Các bà nội trợ châu Âu đang trong tình trạng kỹ lưỡng không thể tưởng tượng được.

Sản phẩm siêu sạch lên ngôi

Nếu có dịp khảo sát tất cả các siêu thị lớn nhỏ ở Pháp, Anh, Đức… bạn sẽ không khó để nhận ra rằng, nơi thu hút đông đảo khách hàng nhất không phải là khu vực bày bán lương thực thực phẩm mà là khu vực dành cho các sản phẩm tẩy rửa. Kể từ khi bệnh bò điên, sự cố dioxine và hàng trăm scandal khác về vi khuẩn, virut bùng nổ thì gian hàng này bỗng nhiên được các bà nội trợ châu Âu đặc biệt lưu ý.

Theo các nhà thống kê thì ở cựu lục địa, hiện đang có 5 hãng đa quốc gia với những sản phẩm như nước rửa bát, chất cọ rửa và xà phòng được người tiêu dùng đặc biệt tin cậy, đó là Colgate, Henkel, Lever, Procter và Reckitt&Colman. Sản phẩm tẩy rửa và làm sạch của các hãng này tràn ngập các siêu thị và tiệm bách hóa.
Điều đáng nói là với bất kỳ sản phẩm siêu sạch mới nào ra đời và trình làng, các công ty đều trúng quả. Các loại mút xốp kỳ cọ có tẩm thuốc diệt khuẩn của Lever và Peocter vừa ra đời đã tức khắc hớp hồn các bà nội trợ và chiếm ngay 6% thị trường “kỳ cọ” ở Pháp chỉ trong vòng ba tháng với doanh số tương đương 400 triệu USD/năm. Các loại kem đánh răng thế hệ mới với lời quảng cáo “siêu diệt khuẩn” cũng tạo được một bước nhảy thần kỳ khi tăng tới 48% lượng hàng bán ra ở Pháp và 67% trên toàn châu Âu…
Thị trường các chất diệt khuẩn mang danh “thế hệ mới” nhanh chóng “làm gỏi” cả châu Âu và sau đó lan sang Bắc Mỹ. Giờ đây các quốc gia này đang chứng kiến một sự “kỹ lưỡng không thể tưởng tượng được” của các bà nội trợ. Theo ông Gerad Caron, Chủ tịch Công ty tư vấn tiêu dùng Scopes (Pháp) thì “Các bà nội trợ Pháp đã biết đòi hỏi một sự sạch sẽ tuyệt đối trong tiêu dùng”.
Từ lâu, Pháp bị các nước châu Âu khác xem là ăn ở mất vệ sinh nhất, vì lượng bàn chải đánh răng bán ra ở đây chỉ là 0,7 cái/người/năm! Nhưng bây giờ thì 50% các bà nội trợ ở xứ sở tháp Eiffel tuyên bố là họ sẽ “bảo vệ gia đình và tiêu diệt vi khuẩn bằng mọi giá”.

Chiêu câu khách của nhà sản xuất?

Khiến cho cả châu Âu bị ám ảnh về sự sạch sẽ như ngày nay, công đầu phải thuộc về những chiêu quảng cáo mà các hãng sản xuất tung ra. Nước Pháp vốn trọng văn hóa quý tộc và thanh khiết giờ đây cũng sẵn sàng gây sốc trong quảng cáo các sản phẩm diệt khuẩn. Đó là những hình ảnh máu me, các loại vi khuẩn gớm ghiếc bò lúc nhúc, gây những cảm giác đau đớn và tệ hại nhất.
Các quảng cáo này đã góp phần làm cho nhu cầu sạch sẽ bùng lên trong dân chúng. Nhiều video clip quảng cáo được ống kính máy quay và máy tính hỗ trợ đắc lực đã tác động lớn đến người tiêu dùng. Chẳng hạn, để quảng cáo nước rửa bát Mir Supra, hãng đã cho phát trên truyền hình hình ảnh những con vi khuẩn được vẽ bằng máy tính đang bám nhung nhúc ở đáy xong nồi.
Có lẽ thấy như thế chưa đủ “ép-phê” người ta còn chiếu cả một cái chân gián phóng to, từ đó tản ra vô số vi khuẩn lông lá. Mir Dupra lập tức lên ngôi. Các hãng khác cũng tìm cách mua sóng truyền hình để cạnh tranh. Colgate-Palmolive mỗi năm bỏ ra tới 7 triệu đô-la để đưa vi khuẩn lên màn ảnh nhỏ. Cũng có hãng tấn công qua báo chí, chẳng hạn Lever, hãng này làm mưa làm gió trên các tạp chí phụ nữ, thậm chí còn in cả triệu bản thông tin về vi khuẩn và bỏ vào thùng thư của mọi người.

Việc kiểm chứng cũng được tung ra hàng loạt và đều ghi rõ trên bao bì để nhằm chiếm lòng tin của khách hàng. Thí dụ, Sanytol có ghi rõ là “Đã được kiểm nghiệm bởi Trung tâm y sinh học của viện Pasteur”. Nhiều sản phẩm khác cũng “ăn theo” cách làm này và nảy sinh hiện tượng “chuyền bóng”. Ai kiểm nghiệm, kiểm nghiệm như thế nào và vào khi nào? Theo ước tính của các chuyên gia kinh tế, châu Âu hiện có đến 58% sản phẩm diệt khuẩn chỉ ghi mỗi một dòng chữ vô cùng tắc trách: “đã được kiểm nghiệm”!

Các loại chất tẩy rửa luôn được phụ nữ châu Âu ưa dùng.

Giới khoa học nói gì?

Trong lúc các hãng sản xuất chất tẩy rửa tiêu dùng làm ăn phát đạt thì các nhà xã hội học ở Bỉ, Đức cay đắng thừa nhận: “Chúng ta đã đẩy người tiêu dùng vào một nỗi sợ khủng khiếp”; còn Hiệp hội người tiêu dùng ở Pháp có vẻ khôi hài hơn khi nói rằng: “Trước đây khoa học thống kê được nhiều loại sợ như sợ độ cao, sợ nhện, sợ đám đông… Bây giờ lại có thêm cả khái niệm sợ vi khuẩn”.

Thực ra con người đã biết sợ vi khuẩn và virut từ lâu nhưng sợ đến độ mù quáng như ngày nay thì mới diễn ra. Tâm lý sạch sẽ và cẩn trọng trước mọi sự tấn công của vi khuẩn, virut đã trở thành một phong trào xã hội và buộc các đảng phái chính trị cũng như giới khoa học phải lưu tâm. Các nhà khoa học liên tục cảnh báo rằng, quảng cáo muôn đời vẫn chỉ là quảng cáo.
Các bà nội trợ đừng vì những lời chắc như đinh đóng cột của quảng cáo mà quẳng tiền vô tội vạ. Sự thật là chẳng có bà nội trợ nào đủ kiên nhẫn và đủ dụng cụ để kiểm tra về sự qua đời của các loại vi khuẩn. Tất cả các kỹ sư và nhà vi trùng học đều khẳng định rằng không bao giờ có thể tẩy sạch nổi các loại vi khuẩn, virut trong nhà vệ sinh hay trong nhà bếp.
Trung tâm nghiên cứu khoa học quốc gia Pháp gọi đó là “điều không tưởng”. Còn phòng thí nghiệm sinh hóa quốc gia ở Liverpool (Anh) thẳng thừng khẳng định đó là “sự lừa bịp trâng tráo”. Bà Andree Cremieux, giáo sư hóa học tại Đại học Marseille (Pháp) cho biết: “hiệu quả của các loại thuốc tẩy rửa chỉ kéo dài được vài giờ, các loại virut, vi khuẩn sẽ trở lại rất nhanh, chẳng bao giờ có chuyện bảo vệ gia đình bạn suốt 24 giờ hay hơn nữa”. Tuy nhiên, các hãng sản xuất vẫn cãi chày cãi cối rằng “dù có thế nào thì cũng không thể không cần đến những sản phẩm diệt khuẩn”.

Thật ra, chẳng ai công kích họ về nhiệm vụ diệt khuẩn, mà chỉ bất đồng với họ về lời lẽ quảng cáo theo kiểu “nói quá” và “tung hỏa mù” như vậy. Đáng tiếc là chẳng có mấy người chú ý đến những lời cảnh báo của giới khoa học. Bởi nỗi sợ hãi vi khuẩn có lẽ đã quá lớn nên người ta vẫn cứ sẵn sàng bỏ tiền ra để làm giàu cho các nhà sản xuất nhiều mánh lới!

Đi “chợ đàn ông”

Filed under: Uncategorized — ktetaichinh @ 8:50 pm
Tags:

Gọi là “chợ đàn ông” vì kẻ bán người mua ở chợ này toàn đàn ông, với nhiều kiểu họp chợ đậm đà bản sắc… đàn ông!

Đàn ông có những đam mê sưu tầm rất riêng, mà những món đồ đó không thể tìm ở chợ bình thường hay siêu thị. Vậy là những chợ “đặc chủng” dành cho đàn ông ra đời. Chỗ họp chợ có thể là gian nhà kho, quán cà phê, góc đường. Chợ có thể họp theo giờ, theo ngày, theo tuần… miễn có người mua, kẻ bán.

Đam mê săn hàng “độc”

Ở Sài Gòn có những chợ vỉa hè chuyên dành cho các “đức ông” nổi tiếng như: góc đường 3 tháng 2 – Lê Đại Hành; góc Lý Nam Đế – Vĩnh Viễn (Q.11); khu Nguyễn Kiệm – Thích Quảng Đức (Q.Phú Nhuận); khu Bình Hòa đường Nơ Trang Long (Q.Bình Thạnh); đoạn Bình Long đường Tân Kỳ Tân Quý (Q.Tân Phú)… Nhiều ông đã rất tự hào khi mua được chiếc nanh heo niềng vàng 10 để đeo trừ ác mộng hay tượng đầu người mỏ chim Campuchia từ thế kỷ X…

Tìm cho mình một chiếc mũ quân đội cũng là đam mê của đàn ông – Ảnh: T.Hồng

Sôi nổi nhất và cũng đặc trưng “em yêu khoa học” kiểu đàn ông nhất có lẽ là chợ ở góc đường Võ Thị Sáu – đoạn gần vòng xoay Công trường Dân Chủ, Q.3. Chợ họp trong giờ nghỉ trưa. Mặt hàng phổ biến là các thiết bị điện gia dụng: quạt máy, máy giặt, tủ lạnh, bàn ủi, ampli, thùng loa, đầu karaoke; mặt hàng ăn theo là các loại đồ gỗ cũ như kệ, giường, tủ, sofa… “Đương nhiên đây là những món hàng giá rẻ được giao dịch theo nguyên tắc… hên xui, vì không có phương tiện kiểm tra. Hên thì của bền giá tốt, xui thì có dịp trổ tài “khéo tay hay làm” cho vợ” – anh Đỗ Chiến, nhân viên điện lực Q.11 cho biết.

Internet xuất hiện đã kéo theo sự ra đời của “chợ nhà kho” cho quý ông. Đây là loại chợ phục vụ 24/24 giờ trong suốt bảy ngày một tuần. Các giao dịch chính đương nhiên là trên mạng nhưng nơi giao nhận hàng luôn là kho chứa đồ tại nhà người bán. Mặt hàng chủ yếu của loại chợ này là đồ điện tử, máy tính, điện thoại, hộp quẹt, đồng hồ…

Văn hóa “chợ đàn ông”

Dân gian có định nghĩa vui về chợ: 2 bà + 1 con vịt = cái chợ. Là nơi trăm người bán vạn người mua, chợ nghiễm nhiên được xem là nơi xô bồ nhất. Chính vì thế, để tạo khác biệt, “chợ đàn ông” được nhắm đến mục tiêu thể hiện phong cách quý ông, mặc dù công thức cũng không khác mấy: 2 ông + 1 món “ve chai” = chợ.  Chợ đàn ông cũng cò kè bớt một thêm hai, nhưng tiếng trước tiếng sau là giao dịch có kết quả. Kết quả dù thành hay không, không quan trọng. Điều ưng ý lớn nhất của cuộc giao dịch chính là người bán, người mua đều vui.

Thời gian gần đây, phong trào chơi xe hai bánh cổ đã làm xuất hiện các chợ chuyên doanh phụ tùng “độc” cho xe gắn máy. Có thể tìm tất cả những gì thuộc về các dòng xe Vélosolex, Goebel, Mobilette, Vespa, Honda 67 tại “sạp” trên mạng của Binhnguyen (Q.3); Chipvista (Q.10). Các ông chủ này không chỉ là người đang đeo đuổi đam mê, mà còn tích cực vận động cộng đồng phục hồi nét văn hóa người Sài Gòn xưa qua các dòng xe cổ.

Một “chợ chuyên doanh” xe gắn máy cổ – Ảnh: T.Hồng

Một chợ khác được xem là đậm đà bản sắc… văn hóa đàn ông họp vào sáng chủ nhật hằng tuần tại quán cà phê của ca sĩ Cao Minh gần 255/47 Nơ Trang Long, Q.Bình Thạnh. Chủ chợ là Dzungtran (Trần Khắc Dũng), người lập trang web saigonvechai.com bảy năm trước. Khách tới chợ có những nick khá độc đính kèm món đồ sở hữu hoặc đam mê của từng người như: Dũng thớt (chủ thớt), Dũng đồ cổ, Dũng sừng, Lộc Triumph, Lộc Normal, Minh ba bánh, Minh Irắc, Minh xu…

Các mặt hàng được bày bán ở chợ này đều thuộc dạng “mua ve chai bán thành phẩm”. Một chiếc “lam già” (xe Lambretta) ở Phan Rang, được Tuấn “khùng” (Đà Lạt) mua với giá 300.000đ, nhưng một quý ông ở TP.HCM mua lại giá 70 triệu đồng, hiện có người trả 5.000 đô nhưng chủ nhân mới vẫn chưa chịu “chia tay”.

Trong “phiên chợ ve chai” ngày 16/5 vừa rồi có mặt bốn chiếc mô tô Normal 350 phân khối. Một trong số đó được chào giá 9.000 đô mà ít ai biết được trước khi “tút” chiếc xe chỉ là “đống sắt vụn”, nằm lăn lóc ở góc nhà một thợ sửa mô tô trên đường Hồ Đắc Di (Q.Tân Phú).

Điều dễ thấy nhất ở “phiên chợ đàn ông” này, khi họp chợ, kẻ bán người mua đều mang tinh thần hào hiệp. Anh Bản “quân sử”, người có bộ nhớ khổng lồ, sẵn sàng thẩm định và cung cấp kiến thức miễn phí mọi thứ liên quan đến quân trang, quân dụng. Hơn 20 năm chuyên chơi mô tô, Minh “ba bánh” có thể đọc vanh vách lý lịch bất kỳ chiếc mô tô ba bánh nào.

“Chợ đàn ông” có nhiều điểm riêng có thể tập hợp thành một nét văn hóa giới tính. Dân họp chợ không hề thề thốt để đảm bảo giá trị món hàng; không cong lưỡi để cá cắn câu, không dùng chiêu để “thuốc” bạn hàng… Trong đó, có một điểm vui giữ vai trò đặc biệt quan trọng, vừa tạo xác vừa tạo hồn để chợ đậm đà bản sắc… đàn ông: Tất thảy thành viên đến “chợ đàn ông” đều là những người chồng… dễ thương tiêu biểu!

Theo Nguyễn Thiện
Phụ nữ

June 10, 2010

Nhớ những quyết định lớn của Võ Văn Kiệt

Filed under: Uncategorized — ktetaichinh @ 4:32 pm
Tags:

10/06/2010 13:43:56

– Trong bức điện chia buồn được gửi đi ngay trong sáng ngày ông Võ Văn Kiệt từ trần, 11/6/2008, ông Lý Quang Diệu viết: “Ông Kiệt sẽ được tất cả mọi người nhớ đến”.

LTS: Bee xin đăng bài viết để tưởng nhớ Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt, 2 năm sau ngày mất của ông (11/6/2008 – 11/6/2010).

Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt trong ngày khánh thành đường dây 500KV.  Ảnh sưu tầm
Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt trong ngày khánh thành đường dây 500KV. Ảnh sưu tầm

Tên tuổi của Thủ  tướng Võ Văn Kiệt thường được gắn với những công trình lớn: Có những công trình mang dấu ấn của ông từ khi ra quyết định, thi công, cho đến khi phát huy tác dụng, như Đường dây 500 KV, Kênh T 5 – thoát lũ từ Tứ Giác Long Xuyên ra Biển Tây; Có những công trình, ông “chịu trách nhiệm về mặt chủ trương” như Dung Quất; Có những công trình khi đương quyền, ông chỉ mới đưa ra sáng kiến như “Đường Trường Sơn Công Nghiệp Hóa”, về sau được gọi là Đường Hồ Chí Minh…

Tuy nhiên, những quyết định có ảnh hưởng lớn nhất của ông không chỉ là các công trình mà còn có những chủ trương, chính sách quan trọng. Trong đó, có những chủ trương làm thay đổi cục diện cuộc chiến tranh ở miền Nam; phá vỡ cơ chế quan liêu bao cấp, nuôi dưỡng những nhân tố “Đổi mới”; và, những chính sách đưa một nền kinh tế tập trung quan liêu chuyển sang kinh tế thị trường và đưa một Việt Nam bị cấm vận hội nhập với phần còn lại của thế giới.

Chủ trương “không mơ hồ ảo tưởng” trước Hiệp định Paris

Sau lần ra Bắc dự  Đại hội Đảng lần thứ II, năm 1951, ông Võ Văn Kiệt trở lại miền Nam và liên tục bám trụ trên Chiến trường cho đến ngày hòa bình. Năm 1957, sau một tháng dự họp Xứ ủy ở Phnompênh, dưới sự chủ trì của Bí thư Lê Duẩn, bàn về “Đường lối Cách mạng miền Nam”, ông được điều từ miền Tây lên Sài Gòn.

Từ Campuchia ông Kiệt về Tây Ninh để tìm cách tiếp cận địa bàn khi mà hầu hết những cơ sở cũ ông vừa nhận “bàn giao” đều vỡ hết. Nhiều Khu ủy viên vừa nối được liên lạc đã bị bắt. Ông Kiệt quyết định xây dựng hoàn toàn cơ sở mới, ra lệnh chưa được móc nối với cơ sở cũ, phòng địch để lại cài bẫy. Cũng trong giai đoạn này, ông đưa ra một đề nghị được Xứ ủy chấp nhận: lấy Gia Định làm bàn đạp thâm nhập Sài Gòn – Chợ Lớn, thành lập Khu ủy Sài Gòn – Gia Định. Sài Gòn – Gia Định từ sự liên kết để kháng chiến, sau này hợp nhất thành một đơn vị hành chính.

Cựu Chủ tịch nước Lê Đức Anh kể, năm 1963, khi ông được cử vào công tác tại Bộ Chỉ huy Miền, sau khi báo cáo với Trung ương Cục ý kiến chỉ đạo “của anh Lê Duẩn và anh Văn Tiến Dũng” về việc “xây dựng lực lượng chính trị và vũ trang cả trong đô thị và vùng ven”, Tướng Trần Văn Trà, Tư lệnh Miền nói ngay, “Vấn đề đô thị phải mời anh Sáu Kiệt”.

Ông Kiệt khi đó đang ở Củ Chi và theo ông Lê Đức Anh, từ trước đó đã lãnh đạo Khu ủy xây dựng các cơ sở trong nội thành, xây dựng lực lượng biệt động và một phần lực lượng đặc công cho không chỉ Sài Gòn mà cho cả Miền. Những trận đánh trong lòng Sài Gòn từ nửa cuối thập niên 60 đã thực sự tạo ra một địa vị mới cho Quân Giải phóng miền Nam và chính những lực lượng này đã có những mũi đột phá chấn động Sài Gòn trong chiến dịch Mậu Thân 1968.

Từ trái sang phải: Nguyễn Văn Linh, Phạm Văn Xô, Phạm Thái Bường  (Ba Bường), và Võ Văn Kiệt thời kỳ chiến tranh giải phóng miền Nam Việt  Nam. Ảnh tư liệu.
Từ trái sang phải: Nguyễn Văn Linh, Phạm Văn Xô, Phạm Thái Bường (Ba Bường), và Võ Văn Kiệt thời kỳ chiến tranh giải phóng miền Nam Việt Nam. Ảnh VNN

Nhưng, đóng góp có  ý nghĩa nhất làm thay đổi cục diện chiến tranh của ông Võ Văn Kiệt là chủ trương “không mơ hồ ảo tưởng” trước Hiệp định Paris. Chủ trương này được đưa ra sau hai năm ông trở lại miền Tây làm Bí thư Khu ủy Khu IX.

Ngày 2/2/1973, tức là gần một tuần sau khi ký Hiệp định Paris, ông Kiệt triệu tập Hội nghị Thường vụ Khu ủy, xác định quyết tâm “giữ vững thành quả cách mạng”. Ngày 3/3/1973, Quân đội Sài Gòn dùng 30 tiểu đoàn đánh vào Chương Thiện, dự kiến trong 7 ngày sẽ chiếm xong các mục tiêu, bịt cửa ngõ U Minh. Nhưng, các mũi tiến công đều bị chặn đứng, Khu IX, ngay sau đó tổ chức tấn công trên toàn địa bàn Quân khu.

Trong cuốn Kết thúc chiến tranh 30 năm, do nhà xuất bản Văn nghệ TP.HCM xuất bản năm 1982, Tướng Trần Văn Trà viết: “Khu IX từ chỗ xem như không có Hiệp định, không có gì mới, cứ đánh như cũ. Đó là một nhận thức không đúng về Hiệp định Paris, về giai đoạn chiến lược mới. Nhưng, nó lại đúng ở chỗ đánh giá được sự ngoan cố, lật lọng của địch” (trang 88).

Tướng Trà viết tiếp: “Éo le thay, hành động cụ thể ấy lại ngược hẳn với một loạt chủ trương lúc ấy” (trang 88). Chủ trương “Thi hành Hiệp định Paris” được đại diện của Ban Bí thư Trung ương Đảng trực tiếp vào Trung ương Cục phổ biến lúc ấy là: “Hòa hợp dân tộc và thi đua hòa bình”, coi “đấu tranh chính trị là chủ yếu”, đồng thời tranh thủ thời cơ “gò cương vỗ béo” lực lượng vũ trang.

“Lĩnh hội tinh thần” này, Hội nghị Binh vận Miền tháng 4/1973 triển khai “năm cấm chỉ”: Cấm tấn công địch; cấm đánh địch đi càn quét; cấm bắn pháo vào đồn địch; cấm bao vây đồn bót; cấm xây dựng ấp xã chiến đấu. Ông Võ Văn Kiệt và Thường vụ Khu ủy ra lệnh Binh vận Khu không phổ biến chủ trương này của Binh vận Miền.

Nhiều nơi cho rằng “Khu ủy Tây Nam Bộ xé Hiệp định Paris”. Trung ương Cục điện yêu cầu “Khu IX phải thấy tình hình mới”. Bộ Tư lệnh Miền phê bình, thông báo toàn Miền và ra lệnh cho Đại tá Lê Đức Anh, Tư Lệnh Khu IX, rút hai trung đoàn chủ lực về phía sau rèn luyện nếu không sẽ “đưa đại tá ra Tòa án binh”.

Đại tá Lê Đức Anh trả lời Bộ Tư lệnh: “Cho phép Quân khu IX thi hành chủ trương của Thường vụ Khu ủy”. Bí thư Khu ủy Võ Văn Kiệt tuyên bố: “Mệnh lệnh tối cao lúc này là phải giữ đất, giữ dân”. Ông điện cho Trung ương Cục và Bộ Chính trị: “Nếu không chống địch lấn chiếm, để mất đất, mất dân lúc này là mất tất cả” (1).

Trong cuốn Hồi ký đã dẫn, Thượng tướng Trần Văn Trà viết: “Ở các Chiến trường khác ta bị lấn mất đất, mất dân rất nhiều, riêng ở Quân khu IX, nơi lúc bấy giờ, địch tập trung quân đông nhất, ta vẫn giữ được các vùng của ta”. Từ thực tế Khu IX, Bộ Chính trị đã cho triệu tập đại diện các Khu, đại diện Trung ương Cục, đại diện Bộ Tư lệnh Miền ra Bắc.

Trong thời gian ấy, khi ông Võ Văn Kiệt đang báo cáo “kinh nghiệm Khu IX” thì ở chiến trường, quân dân Khu IX đã chặn thành công cuộc tấn công thứ II vào Chương Thiện của 75 tiểu đoàn Quân lực Việt Nam Cộng hòa. Sau giai đoạn này, Đại tá Lê Đức Anh được thăng vượt cấp quân hàm lên Trung tướng. Chiến trường Khu IX trở thành một thực tế có sức thuyết phục cao tại Hội nghị Trung ương đang nhóm họp ở Hà Nội và Đồ Sơn.

Sau nhiều tuần tranh luận, Hội nghị Trung ương 21 đã thông qua Nghị quyết khẳng định: “Tiếp tục con đường bạo lực cách mạng ở miền Nam”. Đánh giá vai trò của Khu IX sau Hiệp định Paris, Tướng Trà viết: “Nếu như từ năm 1973, chúng ta tin rằng bằng cách này hay cách khác, Hiệp định Paris sẽ được thi hành giống như chúng ta đã tin hai năm sẽ có Tổng tuyển cử hồi Hiệp định Geneve… thì tình hình đã không như bây giờ” (sách đã dẫn, trang 125).

Chiếc xe tăng “đỡ đạn” cho những người “xé rào”

Sau ngày 30/4/1975, từ một nhà lãnh đạo kháng chiến xuất sắc, ông Võ Văn Kiệt, lúc bấy giờ 53 tuổi, trở thành người đứng đầu chính quyền dân sự của Thành phố  Sài Gòn. Ông sẽ phải bắt đầu ở đây nhiều công việc mà ông chưa từng được biết đến. Ông đã từng là một người hăng hái áp dụng những chuẩn mực của thời “Cả nước đi lên Chủ nghĩa xã hội”. Để rồi, bằng sự mẫn cảm chính trị của một Võ Văn Kiệt luôn có mặt ở nơi cuộc sống đang diễn ra, ông nhận ra hậu quả của những chính sách thực hiện sau những ngày “say sưa chiến thắng” ấy.

Sau khi Nhà nước “đánh tư sản mại bản” (tháng 9/1975) và tiến hành “cải tạo công thương nghiệp” (tháng 3/1978), sản xuất đi xuống, thương mại đình đốn. Trong khi đó, “hợp tác hóa nông nghiệp” một cách ồ ạt cũng khiến cho Nam Bộ, từ một vựa lúa lớn ở châu Á, trở thành một vùng khan hiếm lương thực. Có thời gian, những người dân mua lương thực theo sổ, đặc biệt là người dân sống trong các đô thị miền Nam đã phải ăn bo bo thay gạo. Ở TP.HCM nhiều nhà máy sau khi được nhà nước “thống nhất quản lý”, máy móc bị bỏ bê, hư hỏng, nguyên liệu không có để sản xuất, công nhân phải đến các vùng kinh tế mới trồng trọt để có thêm lương thực.

Trong tình cảnh ấy, một số giám đốc nhà máy, xí nghiệp, thay vì chờ nguyên liệu rót xuống theo kế hoạch, chờ nhà nước thu mua sản phẩm và thanh toán tiền lương cho công nhân… đã chủ động khai thác các nguồn nguyên liệu, tự cân đối nguồn hàng để khôi phục sản xuất. Hàng hóa làm ra nhiều hơn, đời sống công nhân được cải thiện. Nhưng, làm như vậy là đụng đến cơ chế, là phá vỡ các “nguyên tắc kinh tế xã hội chủ nghĩa”, đặc biệt là cơ chế “kế hoạch hóa tập trung”. Số phận các giám đốc năng động bị đe dọa cả về chính trị và pháp luật.

Ông Võ Văn Kiệt đã đến với họ, lắng nghe, ủng hộ và cùng các giám đốc, các ngành du lịch, lương thực, ngân hàng… tìm cách tháo gỡ. Đặc biệt, ông Võ Văn Kiệt đã giao cho bà Nguyễn Thị Ráo (Ba Thi) lập Công ty Lương Thực, thay vì đợi nhà nước rót gạo xuống cấp cho người dân, Công ty của bà trực tiếp về các tỉnh mua lúa sát giá thị trường mang về Thành phố xay xát và bán lại cho người dân theo giá “đảm bảo kinh doanh”, không lấy lãi. Cách làm này của bà Ba Thi là “xé rào” cả về giá và cơ chế.

Đầu thập niên 80, nhằm để thực tiễn tác động đến các cấp ban hành chính sách, Bí thư Thành ủy Võ Văn Kiệt đã cùng với Liên hiệp Dệt tổ chức một Hội nghị tại Phước Long, để Giám đốc Dệt Thành Công báo cáo những kinh nghiệm “tháo gỡ”. Những kết quả cụ thể của Thành Công đã có tác động rất lớn tới các vị lãnh đạo cấp cao có mặt như Thủ tướng Phạm Văn Đồng, Phó Thủ tướng Phạm Hùng, Phó Thủ tướng Đỗ Mười…

Tất nhiên, cũng có những người nhận thấy và ủng hộ, nhưng cũng có những người phản đối. Đầu năm 1982, sau khi chính thức vào Bộ Chính trị tại Đại hội V, ông Võ Văn Kiệt được điều ra Bắc, giữ chức Phó Chủ tịch Hội Đồng Bộ trưởng. Theo ông Đặng Xuân Kỳ, con trai của ông Trường Chinh, lúc ấy là Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Hội đồng Nhà nước và từ giữa năm 1986 làm Tổng Bí thư thay ông Lê Duẩn qua đời: “Kể từ khi ra Bắc, anh Sáu Dân dành rất nhiều thời gian nói chuyện với cha tôi và ông luôn đề nghị cha tôi đi nhiều hơn xuống cơ sở”.

Ở thời điểm ấy, “Trung ương” vẫn cử nhiều đoàn thanh tra vào TP.HCM để “lập lại trật tự”. Tuy nhiên, chính những cán bộ Thanh tra Chính phủ đã không thể làm ngơ trước thực tiễn, thấy rõ chính cái “sai” so với những chuẩn mực mà họ định bảo vệ đã cứu vớt xí nghiệp, công nhân và vực dậy nền kinh tế.

Cùng thời gian ấy, ông Nguyễn Văn Linh trở lại thành phố thay thế ông Võ Văn Kiệt làm Bí thư Thành ủy. Ông Nguyễn Văn Linh không những tiếp tục bảo vệ những vị giám đốc xé rào từ cuối thập niên 70 này, mà khi các nhà lãnh đạo Trung ương nổi tiếng “cứng rắn” đến TP.HCM, ông đã tạo điều kiện tốt để họ lắng nghe cơ sở.

Theo ông Mai Chí Thọ, khi ấy là Chủ tịch Ủy Ban Nhân dân TP.HCM, thì thực tế mà ông Trường Chinh nghe và thấy đã khiến ông phải thốt lên: “Trước đây, tôi đã nghe nhiều báo cáo sai lầm”. Một trong những sự kiện có ý nghĩa tác động lớn đến quyết định của ông Trường Chinh là Hội Nghị Đà Lạt, tháng 7/1983. Ông Nguyễn Văn Linh đã đưa đến Hội nghị này những vị “Giám đốc xé rào” và phát biểu của Giám đốc Thuốc lá Vĩnh Hội, Dệt Thành Công, Công ty Lương thực TP… đã khiến cho ông Trường Chinh về sau nhìn nhận: “Kể từ hôm đó, tôi buộc phải suy nghĩ lại một loạt vấn đề”.

Cuối những năm 70 và đầu những năm 80 của thế kỷ trước, cùng với chủ trương “xé rào” của ông Võ Văn Kiệt tại TP.HCM, nhiều địa phương cũng có một số hành động trái với chính sách đương thời trên nhiều lĩnh vực: Hải Phòng và Vĩnh Phú cho “khoán chui”; An Giang, cho xóa bỏ các trạm kiểm soát hàng hóa, tổ chức bán vật tư và thu mua lúa theo giá thị trường cho nông dân; Long An cho bán lương thực thực phẩm theo giá thị trường đồng thời “bù giá vào lương” cho cán bộ công nhân viên chức…

Theo giáo sư Đặng Phong, tác giả bộ sách Tư duy kinh Tế Việt Nam: “Ở miền Nam khi đó, Võ Văn Kiệt có vai trò như một chiếc xe tăng “đỡ đạn” cho những người “xé rào”. Ông tiếp xúc, tìm hiểu kinh nghiệm từ các chuyên gia về kinh tế thị trường ở lại sau ngày 30/4, nhưng, có lẽ nhờ sự lão luyện của một nhà lãnh đạo chiến tranh nhân dân mà Võ Văn Kiệt không dựa vào lý thuyết để giải quyết các vấn đề mà cuộc sống đang đặt ra.

Ông lắng nghe dân, tìm hiểu thực tiễn từ cơ sở, nắm bắt kịp thời những kinh nghiệm tốt trong cuộc sống để tìm ra giải pháp và thuyết phục người khác bằng kết quả trên thực tế. Không có ông thì không có Dệt Thành Công, Việt Thắng, Bột giặt Viso, Thuốc lá Sài Gòn, Công ty Lương thực của bà Ba Thi… Ông Kiệt còn là chỗ dựa cho những đổi mới của ông Nguyễn Văn Hơn ở An Giang, ông Chín Cần (Nguyễn Văn Chính) ở Long An…”

Giáo sư Đặng Phong cho rằng, ở Việt Nam, cải cách không bắt đầu từ tư tưởng của một nhà lãnh đạo nào đó mà bắt đầu từ cuộc sống. Năm 1978, khi xuống tận xí nghiệp để lãnh đạo “xé rào”, ông Võ Văn Kiệt thừa nhận là bản thân ông cũng chưa nhận thấy nguồn gốc của những sai lầm, chưa ý thức đầy đủ về kinh tế thị trường, mà nhờ ở nguyên tắc “không thể coi một việc làm là sai khi nó mang lại nhiều lợi ích hơn cho công nhân, cho nhà máy và cho đất nước”.

“Xé rào” mà ông khởi xướng và được lặng lẽ hưởng ứng ở nhiều nơi, thoạt đầu, theo cách nói của ông Trần Phương, Phó Thủ tướng, là “xuyên một lỗ nhỏ qua bức tường”, để rồi, “khi đã được phép xuyên một lỗ nhỏ cho dễ thở, thì người ta mở nó thành một cửa sổ. Đến khi được chấp nhận mở cửa sổ thì người ta phá nó ra thành một cửa ra vào”. Chính “cuộc sống” được mở ra ấy là cơ sở để ông Trường Chinh và những nhà nghiên cứu có tư duy đổi mới mà ông tập hợp được thời bấy giờ, đúc rút và chuẩn bị các quan điểm cơ bản cho đường lối đổi mới được bắt đầu từ Đại hội VI của Đảng, tháng 12/1986.

“Nụ cười Võ Văn Kiệt”

Năm 1991, ông Võ Văn Kiệt được bầu làm Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng. Ông Lê Xuân Trinh, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ (tên gọi từ năm 1992), nhớ lại: “Khi đó, phần lớn quan chức Chính phủ vẫn còn đến cơ quan bằng… dép lê. Một trong những chỉ thị đầu tiên của ông Võ Văn Kiệt trên cương vị người đứng đầu Chính phủ là yêu cầu công chức đến nhiệm sở phải đi giày hoặc dép có cài quai hậu”. Đó không chỉ là một thay đổi đơn thuần về hình thức.

Chính phủ trong nhiệm kỳ của ông Võ Văn Kiệt, ngay từ những ngày đầu đã hoàn chỉnh soạn thảo trình Quốc hội thông qua và ban hành bản Hiến pháp đổi mới, Hiến pháp 1992; trình Luật Đất đai 1993, theo đó trao “5 quyền” cho “người sử dụng đất”. Đặc biệt, nhiều hành vi mà luật pháp trước đó coi là “tội hình sự” kể từ những năm đầu thập niên 90 được coi là những “giao dịch dân sự”. Nền tảng pháp lý cho một nền kinh tế thị trường vận hành từng bước được hình thành, quyền của người dân về tài sản được thể chế hóa trong Bộ Luật Dân sự năm 1995 và trong nhiều đạo luật khác.

Cơ sở để Chính phủ của Thủ tướng Võ Văn Kiệt tiến hành mạnh mẽ việc xây dựng nền tảng pháp lý cho một nhà nước pháp quyền là Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VII. Tuy nhiên, ông Võ Văn Kiệt đã không lãnh đạo Chính phủ triển khai những chương trình quan trọng ấy như một người thừa hành mà bằng tất cả nhiệt huyết của một người nhận ra vai trò của kinh tế thị trường đối với việc phát triển của quốc gia dân tộc và vai trò của luật pháp như là một điều kiện tiên quyết cho nền kinh tế vận hành.

Những năm làm Bí thư Thành ủy TP.HCM, ông Võ Văn Kiệt đã chứng kiến nhiều trí thức ở Sài Gòn đã phải bỏ nước ra đi dù ông biết đó là những người yêu nước. Phải đặt những nỗ lực của Chính phủ trong bối cảnh vừa làm vừa phải tìm kiếm sự đồng thuận trước sự co kéo giữa “nguy cơ chệch hướng” và “nguy cơ tụt hậu” mới thấy, có rất nhiều lý do để vị Thủ tướng giữ chức vụ lâu nhất Việt Nam, ông Phạm Văn Đồng, có lời nhận xét vào cuối thế kỷ 20: “Võ Văn Kiệt là Thủ tướng làm được nhiều việc nhất”. (2)

Không phải đến khi Chính thức giữ chức Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, ông Võ Văn Kiệt mới quan tâm  đến vấn đề trang phục của những người phục vụ trong bộ máy công quyền. Năm 1990, khi đến Davos tham gia Diễn đàn Kinh tế thế giới và cũng là lần đầu tiên công du đến một nước phương Tây, ông Võ Văn Kiệt đã tham vấn cơ quan ngoại giao và người thân, lựa chọn cẩn thận từ chiếc cà-vạt cho tới bộ âu phục.

Việc làm này của ông đã nhận được không ít “xì xào”, nhưng ông nhận thức đây không phải là vấn đề cá nhân mà là trách nhiệm của ông phải giới thiệu với thế giới một hình ảnh Việt Nam mới, một Việt Nam sau Đại hội VII, “muốn làm bạn với tất cả”. Khi ông Kiệt chọn những bộ trang phục lịch lãm, cùng với một nụ cười hết sức thân thiện mà về sau được gọi là “nụ cười Võ Văn Kiệt”, cũng là khi thế giới nhận thấy Việt Nam đã sẵn sàng thực hiện những tuyên bố đó của mình. Ông Nguyễn Trung, một nhà ngoại giao kỳ cựu, hồi giữa thập niên 90 là Trợ lý Thủ tướng, nói: “Không có ai nhiều bạn thủ tướng như ông Kiệt”.

Nụ cười Võ Văn Kiệt
“Nụ cười Võ Văn Kiệt”

Một trong những nhà  lãnh đạo cư xử với ông Võ Văn Kiệt như bạn là Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu. Họ gặp nhau lần đầu ở Davos và  khi đó trên diễn đàn, ông Lý chỉ trích gay gắt việc Việt Nam từng đóng quân ở Campuchia. Thay vì ác cảm với ông Lý, tại Davos, ông Kiệt đã chủ động bắt chuyện và, ngay từ cách cư xử ấy, ông Kiệt đã chiếm được cảm tình của ông Lý Quang Diệu.

Trong lần đến Malaysia, Thủ tướng Mahathia cũng đã “khẩn thiết” kêu gọi ông Võ Văn Kiệt xử lý vấn đề thuyền nhân Việt Nam, khi đó đang trở thành gánh nặng cho Malaysia, ông Võ Văn Kiệt đã đáp lại bằng cách ôn tồn nhìn nhận: “Điều đó cũng là nỗi đau mà chúng tôi đang tìm cách khắc phục”.

Thủ tướng Thái Lan khi ấy là Chatichai, ngay trong lần đầu gặp ông Võ Văn Kiệt ở Hà Nội, biết ông Kiệt chơi tennis đã cho tùy tùng bay về Bangkok mang vợt sang để cuối ngày sau giờ làm việc, ông Chatichai mời ông Kiệt ra sân “thi đấu”. Thái độ thân thiện một cách chân thành của ông Võ Văn Kiệt đã tìm được sự chia sẻ của những người đồng nhiệm ở các nước trong ASEAN, một cánh cửa ngoại giao mà Việt Nam đang nhắm đến. Năm 1992, Việt Nam trở thành quan sát viên ở ASEAN và được hứa là 5 năm sau sẽ kết nạp Việt Nam. Nhưng, tới năm 1994, họ đã mở lời, nếu Việt Nam sẵn sàng thì năm 1995 sẽ kết nạp.

Năm 1995: Năm Võ Văn Kiệt

Cuối thập niên 80, đầu 90, nhất là sau khi Liên Xô và khối Đông Âu sụp đổ, “tình hình xuống tận đáy”, Việt Nam không có lựa chọn nào khác là phải quan hệ đa phương. Nhưng, cho dù, “làm bạn với tất cả” đã trở thành Nghị quyết của Đảng, việc thực hiện cũng không đơn giản, dễ dàng.

Bộ trưởng Ngoại giao lúc ấy, ông Nguyễn Mạnh Cầm kể: “Đúng vào ngày Bộ trưởng các nước ASEAN họp để nghe Việt Nam trả lời về việc gia nhập ASEAN, buổi sáng trước khi tôi đi, Thường vụ Bộ Chính trị nhóm họp lần cuối, vẫn có một thành viên không đồng ý, kiên quyết bảo lưu ý kiến. Đến giờ tôi phải ra máy bay, anh Đỗ Mười dặn, anh cứ sang nhưng chờ điện thoại của Bộ Chính trị”.

Tổng Bí thư Đỗ Mười ngay sau đó cử Thứ trưởng Ngoại giao Vũ Khoan bay vào TP.HCM gặp ông Võ Văn Kiệt, thành viên không tham dự phiên họp này của Thường vụ. Khi nghe ông Vũ Khoan báo cáo, ông Kiệt trả lời tức thì: “Điện ngay cho anh Cầm trả lời ASEAN là Việt Nam đồng ý”. Ông Võ Văn Kiệt giải thích: “Nếu khi ấy Việt Nam do dự thì sẽ rất bất lợi, họ sẽ nghĩ Việt Nam chỉ thăm dò chứ không thành thật và như vậy thì cơ hội bỏ mất không biết đến bao giờ”.

Ông Nguyễn Mạnh Cầm nhớ lại, thời kỳ hoạt động đối ngoại dưới quyền Thủ tướng Võ Văn Kiệt là “một giai đoạn cực kỳ sôi nổi”. Ông nói: “Anh Kiệt luôn là người mở nút bên trên, nhất là những vấn đề gay cấn”.

Cũng trong những năm 1993, 1994 khi đàm phán đã gần dẫn đến ký kết Hiệp định với EU thì gặp phải một điều kiện, đó là điều khoản về nhân quyền mà “ở nhà” bàn rất nhiều. Nhiều ý kiến cho rằng EU đưa vấn đề nhân quyền ra như một điều kiện chính trị là không thể chấp nhận. Trước khi bay đi Châu Âu, ông Võ Văn Kiệt bàn với Tổng Bí thư Đỗ Mười: “Tôi đề nghị anh đồng ý cho tôi về mặt nguyên tắc: nếu những hiệp định mà EU ký với các nước khác không có vấn đề nhân quyền mà chỉ áp dụng riêng cho Việt Nam thì ta sẽ thuyết phục họ rút lại điều khoản này; nếu đấy là thông lệ của EU thì anh cho tôi quyết định vì mình cũng không nên đặt mình như là một ngoại lệ”. Tổng Bí thư Đỗ Mười nhất trí.

Một số nhà ngoại giao Việt Nam đề nghị coi năm 1995 là “Năm Võ Văn Kiệt”, năm ấy, Việt Nam gia nhập ASEAN và bình thường hóa quan hệ với Mỹ. Theo ông Nguyễn Mạnh Cầm: “Đó là một mốc cực kỳ quan trọng, Việt Nam lần đầu tiên có quan hệ với tất cả các nước đang chi phối thế giới này”. Cũng trong năm 1995, ông Võ Văn Kiệt giao cho Bộ Thương mại xúc tiến đàm phán Hiệp định Thương mại với Mỹ.

Trong mỗi quyết định mà ông Võ Văn Kiệt đưa ra ở từng thời điểm khác nhau đều có những dấu ấn của thời điểm ấy và dấu ấn của chính con người ông. Nó phản ánh tiến trình phát triển nhận thức của cá nhân ông đồng thời cũng thể hiện những ràng buộc của lịch sử. Càng về sau, những quyết định của ông Võ Văn Kiệt càng dựa trên những nền tảng tư duy, lý luận mà ông thực sự tích lũy được trong quá trình lắng nghe, học hỏi và đối chiếu từ những cuộc thảo luận nghiêm túc với lực lượng trí thức mà ông tiếp xúc thường xuyên ở cả hai miền và từ nhiều nguồn đào tạo.

Cùng với sự trải nghiệm qua những thành bại của đất nước trong suốt hơn nửa thế kỷ mà ông tham gia, ông nhận ra lý do thất bại, lý do thành công, nhận ra đâu là con đường để huy động được sức mạnh từ mọi nguồn của dân tộc. Càng nhận ra, càng sốt ruột, nhưng, âu cũng là quy luật, có rất nhiều việc ông đã không đủ thời gian để nhìn thấy chúng trở thành hiện thực, có nhiều việc khác ông thậm chí đã không có đủ thời gian để kịp nói ra.

Trong bức điện chia buồn được gửi đi ngay trong sáng ngày ông Võ Văn Kiệt từ trần, 11/6/2008, ông Lý Quang Diệu viết: “Ông Kiệt sẽ được tất cả mọi người nhớ đến”. Ông Võ Văn Kiệt thường nói: “Có những người có chức quyền mà không có sự nghiệp, có những người mất hết chức quyền mà sự nghiệp vẫn còn”.

Trong cuộc đời làm cách mạng của mình, ông Võ Văn Kiệt đã không ngần ngại đưa ra các quyết định, trong đó có những quyết định đe dọa trực tiếp đến cái ghế của chính ông, có lẽ đó là điều, như Thủ tướng Lý Quang Diệu nói, làm cho ông Võ Văn Kiệt càng được nhiều người nhớ đến.

Chú thích:

(1) Theo Ấn tượng Võ Văn Kiệt, NXB Trẻ; Đại tướng Lê Đức Anh, NXB QĐND; Kết thúc chiến tranh 30 năm, NXB Văn Nghệ

(2) Theo ông Việt Phương, thư ký của ông Phạm Văn Đồng

Ông Sáu Dân – ông là ai?

Filed under: Uncategorized — ktetaichinh @ 4:28 pm
Tags:

Khi còn làm bí thư thành ủy TP. Hồ Chí Minh, trong một lần gặp mặt văn nghệ sĩ, trí thức, có người đã đọc cho ông Sáu Dân nghe một câu vè so sánh Sài Gòn và Hà Nội: “…Sài Gòn có Kiệt mà không kiệt”. Rất nghiêm trang ông bảo: “Như vậy là anh chưa hiểu chữ Kiệt rồi, Võ Văn Kiệt không phải là chữ kiệt anh muốn nói”.

Đã rửa được nỗi nhục mất nước, đang phấn đấu rửa nỗi nhục đói nghèo
Võ Văn Kiệt

(Trích phim tài liệu “Chân dung đồng chí Võ Văn Kiệt” – Hãng phim Nguyễn Đình Chiểu)

Thấm thoát, vậy mà đã hai năm, ngày ông Sáu Dân “lên đường đi xa”.

Nhiều bài báo viết về ông, nhiều quyển sách kể chuyện ông, những thước phim nóng hổi thuật lại những việc ông đã làm, cho nhân dân này, cho đất nước này. Người ta vẫn nhắc về ông trong tiếc thương, thành kính mỗi khi có dịp.

Thực hiện lời nhắn nhủ của ông lúc sinh thời trong một bức thư gửi thường vụ Tỉnh ủy và Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long ngày 13/9/2001: “…không dựng tượng đài, không đặt tên đường, không làm gì tốn kém, có chăng, một vườn hoa nhỏ lấy chỗ cho người già, em nhỏ lui tới, vui chơi…” và để nhớ ông, một ngôi nhà lưu niệm xinh xắn, vốn là nhà khách của huyện ủy Vũng Liêm, nơi mỗi lần về quê, ông thường nghỉ lại, đang được chỉnh trang, cải tạo. Nhà khách nhỏ, vẻn vẹn có bốn phòng vây quanh một sảnh rộng, nhìn ra một vuông ao, vài cụm súng, cụm sen tỏa hương nhè nhẹ. Mấy cây sa kê xòe tán rợp, che chỗ ông thường ngồi khề khà nâng chén rượu quê với mấy ông huyện ủy, ủy ban bàn chuyện làng, chuyện nước, bên mâm cơm quê mùa dân dã. Những lúc ấy thấy ông thật thanh thoát, chẳng khác mấy những bậc lão nông tri điền. “Chuyện ông Sáu, kể hoài không hết”, người dân Vũng Liêm, Vĩnh Long quê ông, nói với nhau như vậy.

“Ông Sáu Dân, ông là ai?”. Câu trả lời tưởng dễ mà lại khó.

Ông đồng nhất nhưng đa diện. Như một viên kim cương phản chiếu ánh sáng mặt trời, mỗi góc nhìn lại tỏa ra một phản quang lấp lánh. Ảnh tư liệu

Con người ông, cuộc đời ông, những việc đã làm, những điều đã nói, sử sách đã chép. Còn lại, trong đời thường, nơi ông cũng toát ra những phẩm chất đầy tính thuyết phục, cái thuyết phục của sự minh triết, giản dị mà chân tình. Ông nắm được chân lý nhờ biết lắng nghe, chân tình lắng nghe để rút ra những điều cốt lõi làm điểm tựa cho suy nghĩ và cho hành động. Chính cách ứng xử “biết mình – biết người” đó đã cho ông một nhãn quan sáng láng trong mọi việc lớn, nhỏ. Ông đồng nhất nhưng đa diện. Như một viên kim cương phản chiếu ánh sáng mặt trời, mỗi góc nhìn lại tỏa ra một phản quang lấp lánh.

Đi với ông lên Bình Dương để mời một nữ doanh nhân đang tiếng nổi như cồn về dạy dân quê ông làm mây tre mỹ nghệ xuất khẩu. Dù đã báo trước và phải đi hàng trăm cây số vào một ngày Chủ nhật để “mời thầy”, nhưng “thầy” đã bắt ông phải chờ hơn nửa tiếng mới lững thững từ trong nhà bước ra. Chưa kịp ngỏ lời ông đã bị phủ đầu: “Doanh nghiệp chúng tôi cho rằng gần 30 năm, từ ngày giải phóng, cái chính quyền này không làm được việc gì ra hồn. Còn Võ Văn Kiệt chỉ làm được mỗi đường dây 500KV!”.

Hơn nửa tiếng chờ đợi, không có ghế ngồi, được đãi mỗi người một chai nước suối nhỏ, chưa kịp mở lời đã bị tấn công tới tấp. Nhưng ông hết sức trầm tĩnh: “Đường dây 500 nhiều người làm chứ đâu phải một mình Võ Văn Kiệt. Ngoài đường dây 500, chúng tôi còn làm nhiều việc khác nữa. Nhưng hôm nay, tôi lên đây muốn mời chị về Vũng Liêm, dạy dân quê tôi làm mây tre mỹ nghệ xuất khẩu, điều kiện của chị là gì, xin chị thu xếp về Vũng Liêm một chuyến, chúng ta sẽ bàn tại chỗ. Chúng tôi hứa sẽ dành mọi ưu tiên cho chị. Nếu mô hình thành công, chúng ta có thể nhân rộng để tạo công ăn việc làm cho dân”.

Không biết vì thái độ nhũn nhặn bất ngờ hay vì cuộc tiếp xúc này đang hé mở “một cơ hội” mà không khí trao đổi sau đó có dịu đi và lời mời của ông được chấp thuận. Trên đường về, ngồi trên xe, ông bình một câu: “Bà này dữ thật!” và ngửa mặt lên trời cười… ha… ha. Để lo cho dân, làm cho dân, ông không nề hà bất cứ khó khăn nào.

Dù trăm công nghìn việc, ông vẫn đau đáu về quê mình, về cái huyện Vũng Liêm xa xôi, khuất nẻo. Huyện lỵ Vũng Liêm cũng là nơi ông tham gia chỉ huy cuộc nổi dậy đêm 23/11/1940, với giáo mác, gậy gộc đánh chiếm đồn Bắc Nước Xoáy. Kỷ niệm cách mạng đầu đời ấy, được ông chọn làm ngày sinh của mình sau này.

Ông muốn góp sức mình vào việc thay đổi diện mạo quê hương. Ông đi về nhiều lần bàn với tỉnh, với huyện việc quy hoạch lại thị trấn, chuyển trung tâm huyện lỵ về khu chợ Vũng Liêm cho “trên bến dưới thuyền” theo tập tục vùng quê Nam bộ. Cạnh chợ thị trấn có bức tượng bà Năm Hồng, bí thư Quận ủy trào Khởi nghĩa Nam Kỳ. Ông thấy cần xây dựng một công viên kỷ niệm cuộc khởi nghĩa này ngay tại nơi nó đã diễn ra. Trong đó tìm một không gian xứng đáng để đặt bức tượng người nữ đồng chí đã hy sinh cho thật trang trọng. Ông đề nghị dựng một bảo tàng kiến trúc và nông cụ thời mở đất, bày biện trong ba căn nhà điển hình phú nông, trung nông, bần nông.

“…Thổ ngơi Nam bộ, mình không làm, con cháu sau này quên hết, ông lo!”. Một người quen ở Thanh Hóa làm nghề khai thác đá gửi tặng ông mấy phiến đá Thanh để bày trong công viên. Ông về quê nằm đợi đúng một tuần, hồi hộp chờ đá như chờ mẹ về chợ, chỉ lo trên đường có gì trục trặc!

Bao nhiêu công khó, lo toan của ông đã bị ông giám đốc Sở Xây dựng, tuổi hàng con cháu, sổ toẹt trong một cuộc họp: “Việc dời trung tâm huyện về chỗ chợ cho gần sông là một cách nhìn hướng về quá khứ. Trong tương lai, cần đưa trung tâm huyện ra tỉnh lộ nối Vĩnh Long với Trà Vinh ở hướng ngược lại vì nếu kinh Quan Chánh Bố hình thành, luồng lạch cảng Cần Thơ được khai thông thì đấy mới là hướng phát triển lâu dài trên con đường công nghiệp hóa”.

Thì ra có vẻ như ông quên mất rằng chính ông đã ngồi xuồng cao tốc đi khảo sát khả năng thông luồng của kinh Quan Chánh Bố trên đất Trà Vinh, hướng mở cho cảng Cần Thơ nối ra đại dương, cánh cửa quan trọng của Đồng bằng sông Cửu Long đi ra thế giới. Chăm chú lắng nghe ông giám đốc Sở Xây dựng tỉnh trình bày, và dường như “ngộ” ra, ông vỗ đùi sung sướng: “Thế là nhất trí, làm theo hướng của đồng chí vừa trình bày”. Ông từ bỏ những trăn trở, ấp ủ của mình trong nhiều năm tháng nhẹ như không khi thực sự được thuyết phục. Không phải băn khoăn ý kiến ấy là của ai mà cái chính là chất lượng ý kiến ấy như thế nào nếu mang lại lợi ích cho cộng đồng. Ông thật độ lượng.

Ông Sáu Dân trong một lần thăm chợ Tết Vĩnh Long.

Ngày ông viết thư cho Bộ Chính trị đề nghị dừng ngay việc xây dựng đang tiến hành ở Côn Đảo để nghiên cứu lại quy hoạch vì “thiếu tầm nhìn”. Đề nghị ấy được Bộ Chính trị chấp thuận và Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định. Tuy nhiên, một số người có quyền lợi liên quan trong những công việc đang tiến hành ở Côn Đảo đã phản ứng. Đã có thư nặc danh rêu rao: “Ông Sáu Dân về hưu vươn vòi bạch tuộc ra tận Côn Đảo giành áp phe cho ê-kíp mình”. Trong những người phản đối có một vị kiến trúc sư có công trình đang thực hiện. Ông không nói gì. Một lần ra Hà Nội, biết vị kiến trúc sư nọ đang lâm trọng bệnh, ông xin địa chỉ và đến tận nhà thăm. Chuyện trò hơn hai tiếng đồng hồ, lúc ra về ông biếu vị kiến trúc sư kia một ít tiền để uống thuốc. Không những độ lượng, mà ông còn cao cả.

Một thời đất nước đầy rẫy khó khăn, khi còn làm bí thư thành ủy TP. Hồ Chí Minh, trong một lần gặp mặt văn nghệ sĩ, trí thức, có người đã đọc cho ông nghe một câu vè so sánh Sài Gòn và Hà Nội: “… Sài Gòn có Kiệt mà không kiệt”. Rất nghiêm trang ông bảo: “Như vậy là anh chưa hiểu chữ Kiệt rồi, Võ Văn Kiệt không phải là chữ kiệt anh muốn nói”.

Chắc rằng khi chọn cho mình một cái tên để đi làm cách mạng, ông đã cân nhắc rất nghiêm túc. Trong từ ngữ Hán – Việt quả có hai chữ Kiệt. Chữ KIỆT thuộc bộ NHÂN là hào kiệt, tuấn kiệt. Đã VÕ lại còn VĂN thì chỉ có là KIỆT HIỆT, tài giỏi hơn người mà không thể là chữ kiệt với bộ LẬP, nghĩa khánh kiệt.

Ấy là nghĩ về ông, chiết tự mà suy ra như vậy. Nhưng còn sự minh triết bản thể thường nằm ngay trong tiềm thức. Thiên phú chăng? Mà dẫu có trời cho thì cũng chỉ có thể đóng góp cho đời bằng một chữ Tâm hướng thiện.

Là người mến mộ ông, nghĩ về ông, tôi chỉ nghĩ về những điều tốt đẹp.

  • Theo Doanh nhân Sài Gòn Cuối tuần

Cần điều chỉnh lại các khái niệm “đầu tư”, “vốn đầu tư” Vũ Quang Việt

Filed under: Uncategorized — ktetaichinh @ 3:30 pm
Tags: , ,

(TBKTSG) – Bài “Đằng sau những con số” của ông Tô Văn Trường (TBKTSG, số ra ngày 20-5-2010) đã chỉ ra khái niệm “vốn đầu tư” không giống ai của Việt Nam. Sự không giống ai này phản ánh qua sự khác biệt quá lớn giữa hai con số vốn đầu tư và đầu tư, mới đây đã lên tới trên 50% (bảng 1). Nhân dịp này, tôi thấy cũng nên làm sáng tỏ thêm vấn đề.

Thế nào là đầu tư?

Đầu tiên cũng nên giải thích cho rõ hơn thế nào là “đầu tư” theo quan điểm của quốc tế. Từ ngữ quốc tế chính xác là gross capital formation, có thể dịch là “tích lũy tài sản cố định gộp”.

Thế nào là tích lũy tài sản cố định gộp? Đó là sự tăng/giảm về tài sản cố định (có thể là do đầu tư, có thể do người khác cho, có thể là giảm đi do đem bán) do kết quả của quá trình sản xuất. Việc giảm do tai nạn cháy nhà, phá hủy để xây mới không được tính vào đây vì đây là các hành động không nằm trong diện giao dịch trong sản xuất.

Gọi là “gộp” vì chưa tính phần mất mát vì tuổi thọ giảm và vì năng suất giảm của tài sản cố định theo thời gian cũng như sự lạc hậu của tài sản. Phần mất mát này có thể gọi tạm là khấu hao tài sản cố định, nhưng về mặt kinh tế nó hoàn toàn khác ý niệm dùng trong hạch toán doanh nghiệp vì nó phải phản ảnh sự mất mát liên quan đến tuổi thọ và năng suất, do đó phải được các nhà thống kê tính toán.

Ở kế toán doanh nghiệp, có nhiều cách tính, nhưng hầu hết các cách tính chỉ dựa chủ yếu vào giá lúc mua vào, thí dụ nếu giá một tài sản cố định lúc mua vào là 10 thì mỗi năm khấu hao là 2 nếu tuổi thọ là năm năm, bất chấp giá tài sản đó tăng giảm như thế nào trên thị trường.

Chữ đầu tư hoàn toàn không chính xác vì việc mua trái phiếu, cổ phiếu, bỏ tiền vào ngân hàng kiếm lãi cũng là đầu tư.

Đánh giá năng suất nền kinh tế và thông tin cần thiết

<!–/* * This tag has been generated for use on a non-SSL page. If this tag * is to be placed on an SSL page, change the * 'http://d1.openx.org/…&#039; * to * 'https://d1.openx.org/…&#039; * * The backup image section of this tag has been generated for use on a * non-SSL page. If this tag is to be placed on an SSL page, change the * 'http://d1.openx.org/…&#039; * to * 'https://d1.openx.org/…&#039; * * If iFrames are not supported by the viewer's browser, then this * tag only shows image banners. There is no width or height in these * banners, so if you want these tags to allocate space for the ad * before it shows, you will need to add this information to the * tag. */–> &amp;lt;a href=’http://d1.openx.org/ck.php?n=a7abac81&amp;amp;amp;cb=INSERT_RANDOM_NUMBER_HERE&#8217; target=’_blank’&amp;gt;&amp;lt;img src=’http://d1.openx.org/avw.php?zoneid=138489&amp;amp;amp;cb=INSERT_RANDOM_NUMBER_HERE&amp;amp;amp;n=a7abac81&#8242; border=’0′ alt=” /&amp;gt;&amp;lt;/a&amp;gt;

//

Muốn đánh giá hiệu quả kinh tế trong sản xuất thì các nhà kinh tế cần biết tổng giá trị tài sản cố định hiện có; nó không phải là tổng giá trị “gộp” mà là tổng giá trị “thuần” (net) của các tài sản cố định, tức là nó phải phản ánh giá trị của chúng trên thị trường, và tất nhiên giá trị trên thị trường phản ánh tuổi thọ, năng suất của tài sản. (Xem bảng đề nghị thông tin cần có bên dưới – bảng 2).

Các nhà thống kê có thể mở một cuộc điều tra về giá trị của từng loại xe cộ, từng loại máy móc, nhà xưởng, đường sá… đã được mua hoặc xây dựng từ trước đến nay và cộng lại để có giá trị thuần của chúng. Nhưng đây không phải là cách làm, vì vừa tốn kém, vừa không chính xác.

Cách tính được quốc tế thừa nhận đều dựa trên thuật toán kinh tế; thuật toán đòi hỏi thông tin về giá trị tích lũy tài sản cố định hàng năm về từng loại tài sản, chỉ số giá và tuổi thọ trung bình. Tất cả các thông tin này tôi đã đề nghị Tổng cục Thống kê (TCTK) thu thập nhưng cho đến nay vẫn chưa được làm. TCTK có thu thập thống kê giá trị tích lũy tài sản cố định hàng năm (hiện được gọi không chính xác là đầu tư).

Việc đánh giá năng suất cũng không thể nói chung chung mà là năng suất của ai, hoạt động trong ngành nào. Do đó ta cần biết tổng giá trị tài sản thuần của các loại doanh nghiệp như nhà nước, tư nhân, đầu tư nước ngoài vào các hoạt động sản xuất khác nhau như sản xuất ô tô, công nghiệp thực phẩm, may mặc, xây dựng… Để tính được tổng giá trị tài sản thuần của từng loại doanh nghiệp ở từng ngành, ta phải có tích lũy về từng loại tài sản của từng loại doanh nghiệp ở từng ngành. Điều này TCTK cũng chưa làm.

Cái gọi là vốn đầu tư có nghĩa gì?

Trước khi đi vào tìm hiểu thêm, ta hãy biết qua về vốn đầu tư thường được trình bày trong báo cáo của Nhà nước như thế nào. Thường là như thế này:

2009 Tỷ lệ %Vốn đầu tư thuộc ngân sách 25,4Vốn trái phiếu chính phủ 6,5Vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước 5,0Vốn đầu tư của doanh nghiệp nhà nước 7,6Vốn đầu tư của dân cư và doanh nghiệp tư nhân 33,2Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 21,2Các nguồn khác 1,1TỔNG 100,0

Vốn đầu tư và đầu tư trong bảng của ông Tô Văn Trường ghi ra cho năm 2007 là 306,1 và 199 ngàn tỉ đồng. Vốn đầu tư lớn hơn đầu tư 54%. Vậy sự khác biệt đó là gì? Theo giải thích của TCTK thì đó là chi phí đền bù. Tại sao đền bù lớn thế thì khó lòng giải thích.

Theo nguyên tắc, “đầu tư” hay tích lũy tài sản cố định gộp phải bằng giá trị tài sản cố định trên thị trường (vào lúc tài sản được hoàn thành và chuyển giao cho sở hữu chủ), như vậy phải bao gồm tất cả các giá trị làm nên tài sản đó, từ chi phí sản xuất, chi phí giao dịch, thuế giao dịch, nhưng không thể gồm chi phí đền bù, vì chi phí đền bù chỉ biến loại tài sản kiểu này thành một loại tài sản kiểu khác, tức là không liên quan gì đến hành động sản xuất.

huyển mục đích sử dụng đất, làm tăng giá trị tài sản, thí dụ đất ruộng khoán chuyển sang sử dụng vào mục đích khác làm tăng giá trị đất, nhưng phần tăng giá này không phải từ sản xuất mà ra nên không được tính vào đầu tư hay tích lũy, mà phải tính vào mục do các thay đổi khác (cột 4, bảng 2).

Nhưng nếu ai sử dụng đất đó, sau khi chuyển đổi mục đích sử dụng, để sản xuất thì đất đó phải tính theo giá mới của tài sản cố định. Do đó cần hiểu là giá trị tài sản cố định vừa là do tích lũy, vừa là do các yếu tố phi sản xuất khác tạo ra (thay đổi giá, thay đổi lượng do tai họa).

Nếu chỉ lấy chi phí đền bù ra để giải thích thì có lẽ không thể giải thích được. Quan trọng nhất là “của trời cho” mà người có quyền sử dụng được hưởng, từ việc lên giá đất khi chuyển đổi mục đích sử dụng. Làm giàu vì được hưởng cái quyền trời cho này là quá rõ ràng, chắc chắn là từ quan hệ thân hữu.

Tất nhiên nếu vốn đầu tư chỉ là con số dự báo, hoặc trong kế hoạch thì đó là con số vô nghĩa, và ta phải đặt vấn đề với cách làm thống kê hiện nay. Mục đích của việc làm thống kê là ghi số thực hiện; sự khác biệt giữa số thực hiện và số đã nhận được thì phải ghi là “trả/nhận trước” một hình thức nợ của người nhận. Với việc ghi đúng cách ta có thể biết được thực chi là bao nhiêu.

Nếu mà hiểu và dùng ý niệm vốn đầu tư để giải thích nguồn vốn thì cũng không phù hợp. Thí dụ vốn đầu tư thuộc ngân sách. Vốn này cơ bản là từ đâu? Nếu lấy từ ngân sách thì tại sao lại có mục vốn trái phiếu chính phủ? Vậy thì tiền thu từ trái phiếu chính phủ không vào ngân sách à? Rồi lại còn tín dụng phát triển đầu tư của Nhà nước? Đây là những ý niệm rối beng, lẫn lộn giữa hành động đầu tư và nguồn vốn.

Tất nhiên Nhà nước chi thường xuyên và chi cho đầu tư. Nếu thiếu hụt ngân sách thì phải có nguồn tài chính cho thiếu hụt trên. Nguồn đó có thể là phát hành trái phiếu ở trong nước và ở nước ngoài, vay mượn ngân hàng trong nước và ngoài nước, hoặc bán tài sản cố định của mình như đất đai (thu qua chuyển quyền sử dụng đất là một hình thức bán tài sản).

Vốn đầu tư của doanh nghiệp và của tư nhân cũng thế. Cũng với những ý niệm lộn tùng phèo. Có thể đơn giản hiểu vốn đầu tư doanh nghiệp là đầu tư của doanh nghiệp, nhưng vốn thì có thể là vốn tự có của họ hoặc do đi vay, vay ngân hàng hoặc bán trái phiếu có hoặc không có sự bảo trợ của Nhà nước.

Có lẽ đến lúc TCTK và Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch – Đầu tư nên xem xét lại cách làm và sử dụng thống kê của mình, theo chuẩn mực quốc tế nhằm giúp các nhà kinh tế làm phân tích theo đúng chuẩn mực khoa học. Ý niệm ICOR không chính xác, và do đó các nhà kinh tế chỉ tạm dùng khi không có gì khác tốt hơn.

Next Page »

Create a free website or blog at WordPress.com.